Qua quá trình giảng dạy thực tế bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn luyện sau đây:
a) Đối với học sinh:
- Tư thế ngồi viết đúng quy cách, cầm bút viết đúng
- Quy định tất cả các em phải mua một quyển vở tập viết và vở ô ly, luyện viết chữ đẹp và mỗi em phải có một quyển vở thực hành luyện viết.
- Các em phải có đầy đủ bảng con.
- Các em phải viết đủ số bài quy định.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
đề tài: Rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 I. Phần mở đầu. Trong chiến lược định hướng phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết TW II của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh về giáo dục và đào tạo nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của việc phát triển nhanh và bền vững” để đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng đề ra, có nhiều việc cần phải làm để đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội. Như thay sách lớp 1 là việc làm rất cần thiết và cấp bách đối với nền giáo dục của nước ta. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là bậc học nền tảng, trong đó lớp 1 đóng vị trí hết sức quan trọng. Bậc tiểu học là nền thì lớp 1 là móng. Bậc tiểu học giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản về chữ viết để tiếp tục học các bậc học sau. Chính vì vậy mà phải rèn cho các em các kỹ năng nghe-nói -đọc - viết. Trong đó, kỹ năng viết chữ cũng đóng vai trong rất quan trọng trong việc dạy học nhằm phát triển toàn diện nhân cách cá nhân học sinh. II. Lý do chọn đề tài: Theo xu hướng hiện nay giáo dục và phát triển trí tuệ đối với học sinh tiểu học mang tính toàn diện. Không coi trọng một nhóm kiến thức, kỹ năng nào. Chính vì vậy mà vai trò giáo dục của người giáo viên vô cùng to lớn. Ta vẫn nghe “Thầy nào trò ấy” câu nói đầy hàm ý rằng: Sự phát triển tư chất của học sinh phụ thuộc rất nhiều bởi phương thức giáo dục của giáo viên. nếu người giáo viên biết xác định và đề ra phương thức giáo dục phù hợp thì sẽ có những học sinh phát triển tốt theo đúng hướng đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Nhận thức được như trên, bản thân tôi tự thấy việc đánh giá khả năng của học sinh hết sức quan trọng. Giáo viên phải tìm hiểu xem xét các ưu nhược điểm của học sinh khả năng tiếp thu của từng đối tượng, để từ đó đề ra các phương pháp, hình thức dạy học thích ứng qua từng phân môn, bộ môn học. Qua giảng dạy nhiều năm, vấn đề nổi bật làm tôi phải chú ý hơn là chữ viết và cách trình bày bài học của học sinh. Vì vậy trong nhiệm vụ năm học 2004 - 2005 tôi đã tự đề ra hướng phấn đấu cụ thể là: Ngoài việc tập trung truyền thụ kiến thức cơ bản còn phải đề cao rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 1, bởi lớp 1 chính là nền móng vững chắc cho các lớp học tiếp theo. III. Nội dung: 1) Cơ sở lý luận: Chữ viết phần nào thể hiện tính cách con người: Cẩn thận hay cẩu thả, thông minh, sáng tạo Nếu chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng sẽ tăng thêm tính thuyết phục cho một bài viết nào đó. Vì vậy hiện nay theo sự chỉ đạo chung ở các nhà trường. đặc biệt là ở các cơ trường tiểu học vấn đề rèn luyện kỹ năng viết đẹp cho học sinh đang được đề cao qua các phong trào thi “Vở sạch chữ đẹp” hay “Thi viết nhanh, viết đẹp” và các kỳ thi chữ viết đẹp các cấp. Bởi tiểu học là tiền đề cho các cấp học sau. 2) Cơ sở thực tiễn: Khả năng tư duy của học sinh tiểu học phát triển từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, là lớp học các em còn đang non ớt, mới được đến trường, các em đang như tờ giấy trắng nên tư duy cụ thể vẫn là chủ yếu, đối với kỹ năng luyện viết có nghĩa là các em vẫn chịu ảnh hưởng khách quan như : Bắt trước, hay làm mẫu Bản thân tôi có thuận tiện là giáo viên chủ nhiệm dạy tất cả các phân môn nên gần gũi các em hàng ngày, hàng giờ, lên lớp để từ đó tôi có điều kiện rèn rũa, uốn nắn giúp các em viết đúng quy định, yêu cầu của chương trình đề ra. Trong quá trình rèn cách viết chữ cho học sinh, bản thân tôi cũng đã gặp không ít khó khăn như : Trong năm học 2004 - 2005 chương trình sách giáo khoa thay đổi, lượng kiến thức yêu cầu càng cao, trình độ cập nhật kiến thức mới giáo viên còn hạn chế. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao nên việc mua sắm sách vở và đồ dùng cho các em còn rất hạn chế nhất là vở tập viết cho các em, phụ huynh học sinh chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cả về thời gian cũng như vật chất cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, nhất là việc học hai buổi trên ngày còn rất khó khăn. một số phụ huynh do trình độ còn thấp chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc học tập. nhất là khâu rèn chữ viết cho các em tất cả họ đều giao phó cho nhà trường, cho cô giáo, họ chưa phối hợp vòng tay để kèm cặp các em viết thêm ở nhà. Bên cạnh đó bản thân một số học sinh có tính lười, nhác, thiếu ý thức rèn luyện nên các em đã thành thói quen viết xấu, viết ẩu, viết chữ thiếu nét không đúng quy định, quy cách. Đây chính là một trong những khó khăn bức xúc đối với tôi trong quá trình rèn chữ viết đẹp cho các em. 3) Các biện pháp thực hiện: Qua quá trình giảng dạy thực tế bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn luyện sau đây: a) Đối với học sinh: - Tư thế ngồi viết đúng quy cách, cầm bút viết đúng - Quy định tất cả các em phải mua một quyển vở tập viết và vở ô ly, luyện viết chữ đẹp và mỗi em phải có một quyển vở thực hành luyện viết. - Các em phải có đầy đủ bảng con. - Các em phải viết đủ số bài quy định. - Nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu của giáo viên. b) Đối với giáo viên: - Nêu các quy định chung về cách viết mẫu. - Học sinh viết sai phải sửa ngay và uốn nắn HS viết đủ nét, đúng thế chữ. - Đi sâu vào giờ dạy tập viết, giờ chính tả và theo dõi uốn nắn tận tình đến từng em nhất là đối với những em yếu kém. - Lồng ghép, nhắc nhở việc luyện viết khi học các môn khác. - Thường xuyên giao bài về nhà để các em luyện viết. - Chấm chữa bài, tuyên dương những học sinh tiến bộ, uốn nắn kịp thời những em chậm tiến bộ. - Tổ chức các cuộc thi chữ viết đẹp ở lớp, nêu cao tinh thần học tập của học sinh với bạn bè Kích thích ý thức cầu tiến của học sinh theo từng tuần, tháng để tuyên dương những em viết đúng, đẹp. Đồng thời bổ sung uốn nắn kịp thời những em viết xấu, viết sai ngay từ tháng 9 - 10 tôi đã khảo sát chữ viết của các em kết quả đạt được như sau: Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Qua thực tế tôi thấy: Số em viết đúng, viết đẹp chiếm tỉ lệ rất ít, còn số em viết xấu sai chiếm tỉ lệ quá cao. Nên tôi vạch ra kế hoạch cứ mỗi tháng kiểm tra 1 lần và chấm chữa bài ngay tại lớp. Kết quả kiểm tra tháng 11 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Kết quả kiểm tra tháng 12 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Kết quả kiểm tra tháng 1 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Kết quả kiểm tra tháng 2 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Kết quả kiểm tra tháng 3 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL Kết quả kiểm tra tháng 4 Tổng số HS Số bài kiểm tra Xếp loại Viết đúng - Đẹp Viết đúng - Chưa đẹp Viết xấu Viết sai SL TL SL TL SL TL SL TL IV. kết quả đạt được: Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng triệt để những điều trên. Tuy kết quả chưa cao như mong muốn, nhưng tôi nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ trong việc rèn luyện chữ viết và cách trình bày bài. Thành công ban đầu đó đã tiếp sức cho tôi tiếp tục áp dụng và sáng tạo các biện pháp rèn luyện chữ viết đẹp và cách trình bày bài cho học sinh để đạt kết quả tốt và đảm bảo với kế hoạch giáo dục. Đưa các em theo kịp với yêu cầu phát triển nền giáo dục. Phát triển vè nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học. V. Kết luận: Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi các biện pháp tối ưu cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường của các đồng nghiệp và các em học sinh 1A đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu thực trạng về “Rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1”. Qua nghiên cứu đề tài này tôi phần nào đã nắm bắt được thực trạng của việc rèn luyện chữ viết của học sinh và nhất là đối tượng học sinh lớp 1 hiện nay. Tôi đã hoàn thành đề tài này cùng với sự giúp đỡ của thầy và trò trong trường. Đặc biệt là sự nhiệt tình của ban giám hiệu và sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp trong trường. Dù chưa đáp ứng được vấn đề mong mỏi của ban giám hiệu và bạn bè giáo viên. Vì vậy không tránh khỏi những hạn chế và sai sót trong quá trình thực hiện. Kính mong các đồng chí giáo viên và hội đồng khoa học nhà trường góp ý chân thành để đề tài này được hoàn thiện hơn. ý kiến đề xuất Để đưa chất lượng dạy và học đạt kết quả cao, trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1, bản thân tôi có một số kiến nghị sau: 1) Cơ sở vật chất: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường song điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học vấn còn thiếu, bàn ghế chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1, chưa có tư tưởng đồ dùng học tập. Vì vậy, điều đầu tiên tôi muốn đề xuất là đề nghị ban giám hiệu nhà trường bổ sung cơ sở vật chất để tiếp tục cho các năm học tiếp theo. 2) Đối với phụ huynh: - Mua đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở cho con em mình. - Thường xuyên kiểm tra sách vở, đôn đốc, kèm cặp con em mình học tập. Tạo điều kiện cho con góc học tập hợp lý, đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách. Tiếp thu ý kiến để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chăm lo tới việc học của con em mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ! Thọ Tiến, ngày.. thángnăm 2006 Người viết Lê Thị Thu
Tài liệu đính kèm: