Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 4

5. Mô tả bản chất của sáng kiến.

5.1 Tính mới của sáng kiến.

Phân môn chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học

Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất

công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý

nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính tả là

hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng

chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế,

học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các

em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng

tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế

khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính vì lẽ đó, tôi

đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra “một số biện pháp

giúp học sinh học tập có hiệu quả phân môn chính tả”, giúp các em mạnh dạn, tự tin

hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng

tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

5.2. Nội dung sáng kiến:

5.2.1 Tình trạng các giải pháp đã biết.2

Năm học 2020-2021 tôi được phân công phụ trách lớp 4/2 với tổng số học

sinh: 24 em (nữ 10 em). Dân tộc: 3 em (nữ 1 em). Hầu hết các em viết rất tốt tuy

nhiên còn một số em chưa nắm được quy tắc chính tả cơ bản nên còn hạn chế khi viết

bài, dẫn đến tình trạng sai lỗi chính tả. Học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do những

nguyên nhân chính sau đây:

Học sinh nói và phát âm chưa chính xác (Phát âm sai, phát âm theo phương ngữ

địa phương) một số âm đầu như l/n, ch/tr, ., một số vần như an/ang, ất/ấc, một số

thanh hỏi, thanh ngã,

Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên

hay viết lẫn lộn các phụ âm đầu, vần và thanh.

Học sinh không nhớ các quy tắc viết chính tả (mẹo luật chính tả) nên khi viết

bài còn nhầm lẫn, chưa chính xác.

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1621Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Tiếng Việt) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng: ngày 1 tháng 9 năm 2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến. 
5.1 Tính mới của sáng kiến. 
Phân môn chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học 
Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất 
công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý 
nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính tả là 
hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng 
chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, 
học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các 
em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng 
tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế 
khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính vì lẽ đó, tôi 
đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra “một số biện pháp 
giúp học sinh học tập có hiệu quả phân môn chính tả”, giúp các em mạnh dạn, tự tin 
hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng 
tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1 Tình trạng các giải pháp đã biết. 
2 
 Năm học 2020-2021 tôi được phân công phụ trách lớp 4/2 với tổng số học 
sinh: 24 em (nữ 10 em). Dân tộc: 3 em (nữ 1 em). Hầu hết các em viết rất tốt tuy 
nhiên còn một số em chưa nắm được quy tắc chính tả cơ bản nên còn hạn chế khi viết 
bài, dẫn đến tình trạng sai lỗi chính tả. Học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do những 
nguyên nhân chính sau đây: 
Học sinh nói và phát âm chưa chính xác (Phát âm sai, phát âm theo phương ngữ 
địa phương) một số âm đầu như l/n, ch/tr,., một số vần như an/ang, ất/ấc, một số 
thanh hỏi, thanh ngã, 
Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên 
hay viết lẫn lộn các phụ âm đầu, vần và thanh. 
Học sinh không nhớ các quy tắc viết chính tả (mẹo luật chính tả) nên khi viết 
bài còn nhầm lẫn, chưa chính sác. 
5.2.2 Các biện pháp thực hiện: 
Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây: 
5.2.2.1 Luyện phát âm đúng cho học sinh. 
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho 
đúng, rõ để học sinh dễ phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ 
quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào, chữ ghi thế ấy. 
Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện 
thường xuyên, liên tục, trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập 
làm văn để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là 
chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy học khác. 
Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều. Trong giờ Tập 
đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc 
sai. Sau đó giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó 
vào vở. Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 10 
phút truy bài đầu giờ. 
Với những học sinh có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp, không phân 
biệt được âm l/n, âm ch/tr..., Tôi hướng dẫn các em phát âm để viết cho đúng. 
VD: Khi HS phát âm sai âm l/n GV có thể hướng dẫn các em cách phát âm như 
sau: 
Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí 
Chữ N: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở, 
khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo 
thành âm N (nờ). 
Chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói, bạn 
uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua 
hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ). 
Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên 
3 
Lúc đầu, hướng dẫn HS phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. 
Sau khi phát âm từng âm vị, phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N - N, L. Tốc độ đọc chậm rồi 
nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi. 
Bước 3: Luyện phát âm tiếng, từ có chứa âm L, N 
Ban đầu, luyện với từ ngắn Nờ/ Lờ - Nên/ Lên - Nin/Lin, Nê/ Lê... sau đó dần 
ghép vào từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau như: Lặng/nặng hoặc Lăng/năng 
Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; 
Nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc. 
Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; 
Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất. 
5.2.2.2 Phân tích so sánh kết hợp giải nghĩa từ. 
Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo 
của tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để 
học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả. 
Ví dụ: Khi viết tiếng “tất” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “tấc”, giáo viên yêu cầu 
học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: 
- Tất: T+ ât + thanh sắc 
- Tấc: T + âc + thanh sắc 
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “tất” có vần “ât”, tiếng “tấc” có vần “âc”. 
Giúp HS hiểu nghĩa từ tất, tấc. 
Tất: dùng để chỉ số lượng toàn bộ, không trừ một ai, cái gì hay điều gì: tất cả, tất cả 
đều tán thành, làm tất cả mọi việc 
 Tấc: đơn vị đo độ dài, bằng một phần mười thước. tấc đất, tấc vàng. 
Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. 
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, 
Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học 
sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. 
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc 
chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ 
đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, 
Ví dụ: Phân biệt mắt và mắc 
GV giúp hoạc sinh hiểu nghĩa từ mắt: 
Là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình 
dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người: mắt sáng long lanh, 
nhìn tận mắt, trông không được đẹp mắt 
 Là chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây: mắt 
tre,mắt mía, 
4 
Là bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa,na 
mở mắt, 
Là lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, rổ đan thưa mắt, 
GV giúp hoạc sinh hiểu nghĩa từ mắc: 
Động từ: móc vào để treo,bị giữ lại, bị cản trở hoạt động đến mức khó gỡ ra, khó 
thoát khỏi: mắc màn, mắc võng, mắc mưu, như gà mắc tóc, 
Danh từ mắc áo (nói tắt) treo áo lên mắc 
Tính từ (Phương ngữ) đắt: giá mắc quá! 
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải 
nghĩa từ. 
5.2.2.3. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả. 
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng 
loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. 
Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, 
gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp 
thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như: 
 Phân biệt âm đầu tr/ch: 
- Nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch): tra, trà, 
trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo 
- Nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): 
tróc, trọc, trọng, trở, trợ.... 
- Nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, 
trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu.... Viết ch chỉ có: chư, chức, 
chứng, chương, chưởng, chướng .... 
- Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ 
viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ, trĩ, 
trữ, trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, 
trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng.... 
Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật, chỉ những người trong quan hệ 
gia đình cũng bắt đầu bằng ch. ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, 
chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé, chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu 
chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi, cha, chú, cháu, chắt... 
 Phân biệt âm đầu s/x: 
- X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành 
xoạch, xuềnh xoàng,...), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: 
soát, soạt, soạn, soạng, suất. 
- Trong các từ láy âm đầu, cà hai tiếng cùng x hoặc cùng s (VD: xa xôi, sạch 
sẽ,..). Còn từ láy vần lại thường là x (VD: lao xao, loăn xoăn,...) 
- X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy. 
5 
Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, 
sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so 
đũa sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, 
san hô 
Đến tuần 5 vì học sinh đã học về từ láy, tôi dần dần cung cấp thêm một số mẹo 
viết hỏi / ngã. 
Nếu gặp một từ láy đôi ta băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta yên 
tâm viết dấu hỏi nếu tiếng đi với nó mang thanh ngang hay thanh sắc, viết dấu ngã 
nếu tiếng đi với nó mang thanh huyền hay thanh nặng.. 
VD: Đu đủ, nỉ non, lẻ loi 
 Lảnh lót, mê mẩn, lơ lửng, sáng sủa. 
 Bão bùng, sạch sẽ, bầu bĩnh 
Mẹo này được rút ra dựa vào quy luật phân bố của thanh điệu trong từ láy đôi, đó 
là quy luật bằng/ trắc trên cơ sở cùng một âm vực: các thanh trong cùng một âm vực 
cao (ngang, hỏi, sắc) và các thanh trong cùng một âm vực thấp (huyền, ngã, nặng) 
thường chuyển đổi cho nhau trong đó thanh bằng thường chuyển đổi cho trắc. 
 Mẹo thanh điệu có thể áp dụng với từ đồng nghĩa. 
Gặp một từ ta không biết dấu hỏi hay dấu ngã, ta yên tâm viết dấu ngã nếu từ ấy 
đồng nghĩa hay gần với nghĩa một từ khác có dấu huyền hay dấu nặng. 
VD: chìa ra, chĩa ra, tiền lời, tiền lãi, giẫm, giậm,... 
Gặp một từ ta không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta yên tâm viết dấu hỏi nếu từ 
ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có dấu ngang hay dấu sắc. 
Ví dụ: lẻn/ lén, hả/ há,... 
 Cung cấp mẹo thanh điệu đối với từ Hán Việt cho học sinh. 
+ Gặp một từ Hán Việt, không biết viết thanh hỏi hay thanh ngã ta yên tâm viết thanh 
ngã nếu tiếng ấy có phụ âm đầu là m, n, nh, v, l, d, ng, ngh. 
Ví dụ 
Mãn khóa 
Mĩ mãn 
Truy nã 
Nỗ lực 
Trí não 
Lão thành 
Dã man 
Dĩ nhiên 
 Ngôn ngữ 
- Mẫn cảm 
- Nẫu số 
- Nhẫn nại 
- Nhũng nhiễu 
- Nhã nhặn 
- Lễ giáo 
- Diễn đạt 
- Dõng dạc 
- Đội ngũ, 
 Phân biệt các vần dễ lẫn lộn 
Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, 
khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh 
khênh, bấp bênh,  
6 
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng 
đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng 
ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập 
cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng 
đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh 
huỵch 
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, 
khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân. 
5.2.2.4 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả. 
Giáo viên có thể đưa ra các dang bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh 
tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ 
thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em 
dễ nhớ: 
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh 
không chỉ ở môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh ở tất cả các môn 
học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được tiến 
hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” 
trong mọi tình huống qua các dạng bài bài tập chính tả. 
a. Bài tập trắc nghiệm: 
- Khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước những chữ viết đúng chính tả: 
A. Khuyên bảo 
B. Bảo bùng 
C. Dầu mở 
D. Họa sĩ 
E. Mở mang 
G. Lỗi lầm 
H. Trổi dậy 
I. Nổi buồn 
K. Nỡ nang 
b. Bài tập lựa chọn: 
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong câu sau: 
- Anh ấy... cho tôi một con...nhíp.(dao, giao) 
- Trong... lát, anh ấy đã buộc xong sợi ....thép.(dây, giây) 
c. Bài tập điền khuyết: 
- Điền vào chỗ trống l/n: 
 ...ăm gian nhà cỏ thấp e te 
Ngõ vắng đêm sâu đóm ập .òe. 
ưng giậu phất phơ màu khói nhạt 
.àn aoóng .ánh bong trăng oe. 
Nguyễn Khuyến 
d. Bài tập tìm từ: 
 Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d hoặc gi có nghĩa như sau: 
- Có giá trị thấp hơn mức bình thường. 
7 
- Người nổi tiếng. 
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên 
mặt trải chiếu hoặc đệm. 
 Tìm tên cac đồ chơi hoặc trò chơi: 
- Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch. 
- Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. 
e. Bài tập giải câu đố: 
- Tìm tên con vật bắt đầu bằng l hay n: 
Mẹ thì sống ở trên bờ 
Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao 
Có đuôi bơi lội lao sao 
Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ vào. 
( Là con gì?) 
- Điền dấu hỏi hay dấu ngã rồi giải câu đố: 
Tên nghe nặng trịch 
Lòng dạ thẳng băng 
Vành tai thợ mộc nằm ngang 
Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo. 
( Là cái gì?) 
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh 
không chỉ ở môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh ở tất cả các môn 
học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được tiến 
hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” 
trong mọi tình huống. 
5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Với giải pháp trên ta có thể vận dụng vào các khối lớp 4 và bất kì trường tiểu 
học nào trong và ngoài địa bàn cũng có thể áp dụng được và đạt kết quả cao. 
6. Những thông tin cần được bảo mật (không có): 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt 
theo chuẩn chính tả vì vậy điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến là: 
- Chữ viết của GV phải chân phương, rõ nét, đúng độ cao con chữ, đúng mẫu chữ. 
- Phát âm của GV phải chuẩn Tiếng Việt. 
- Hướng dẫn sửa sai cho các em kịp thời, mọi lúc mọi nơi. 
8. Đánh giá lợi ích thu được: 
8.1. Kết quả đạt được: 
8 
 Tuy nhiên qua bài kiểm tra định kì cuối học kì I tôi đã thống kê được về việc học 
sinh viết đúng chính tả như sau: Số học sinh được rèn ở lớp Bốn/2 năm học: 2020 
– 2021 đã được điểm cao hơn năm trước. Số học sinh viết sai chính tả đã giảm đi 
nhiều. Cụ thể như sau: 
 TSHS Lỗi về phụ âm đầu Lỗi về vần 
Lỗi về dấu thanh 
TS % TS % TS % 
Đầu năm học 24 6 25 5 20,8 5 20,8 
Cuối học kì I 24 1 4,1 0 0 1 4,1 
8.2 Bài học kinh nghiệm: 
Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu và đề ra những biện 
pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói 
riêng. Để đạt hiệu quả cao trong công tác rèn chính tả cho học sinh, người giáo 
viên tiểu học cần phải: 
Điều tra đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai chính tả ở 
học sinh 
Nắm rõ nguyên nhân, tìm hiểu kĩ các lỗi chính tả phương ngữ thường mắc của 
học sinh, từ đó soạn ra bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với từng đối tượng 
học sinh. 
Đặc biệt quan tâm tới mẹo, luật chính tả để giúp học sinh viết đúng. 
Đặc biệt lưu tâm đến việc nhận xét, chữa lỗi chính tả trong bài viết cũng như bài 
tập chính tả của học sinh 
Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết 
nghề nghiệp riêng của mình xong mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy 
và học. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
9 
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả 
áp dụng thử 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.pdf