Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh DTTS lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh DTTS lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Lợi

Môn toán thực chất là rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, phát triển trí tuệ. Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng. Nhưng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào thuộc tính cụ thể do đó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.

Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập nên cần được phát huy trong dạy toán lớp 5. Những phương pháp và biện pháp này chính là mục tiêu của việc rèn kĩ năng đổi số đo đại lượng cho học sinh lớp 5A1 mà tôi đề xuất để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức tiết dạy-học tập toán đổi số đo đại lượng phù hợp với học sinh mình đang dạy.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 997Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh DTTS lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đẩy, hay nói cách khác, quá trình chuyển hóa nhiệm vụ, yêu cầu học tập cũng như cơ chế hình thành ở bản thân học sinh diễn ra chậm chạp.
Nổi bật trong tư duy của học sinh DTTS cấp tiểu học là các em chưa có thói quen làm việc trí óc, đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não. Khi vấp phải vấn đề khó trong bài học là các em bỏ qua, không biết đọc đi đọc lại, lật đi lật lại vấn đề để hiểu. Các em chưa có thói quen kết hợp kiến thức của bài mới với kiến thức của bài cũ nên thường không hiểu bản chất của vấn đề. Các em không phát hiện ra những vấn đề cần thắc mắc, có khi không hiểu nhưng các em không dám hỏi thầy cô, bạn bè. Các em thường suy nghĩ về kiến thức của bài học một cách xuôi chiều, dễ dãi. Khi suy xét một vấn đề hay một hiện tượng nào đó, các em không biết đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến, kết quả...mà dễ dàng thừa nhận những điều người khác nói. Từ đó dẫn đến việc học sinh khó có khả năng tự học tốt. Các em thích học thuộc , thậm chí học thuộc cả phần sai mà vẫn không hiểu. Đó chính là hạn chế hay rất mắc phải của học sinh DTTS.
Tư duy của học sinh DTTS còn thể hiện sự kém nhanh nhẹn, kém linh hoạt. Khả năng thay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậm chạp, máy móc, rập khuôn. Mặt khác, do thiếu vốn từ vựng Tiếng Việt, khả năng sử dụng ngôn ngữ yếu nên các em lúng túng trong suy nghĩ, ngại tranh luận, ngại trình bày một vấn đề khó.
Trong tư duy của học sinh tiểu học người DTTS, khả năng “tư duy trực quan-hình ảnh” tốt hơn “tư duy trừu tượng- lôgíc”.
Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế: các em học sinh tiểu học người DTTS ghi nhớ chỉ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản. Nhìn chung, các em còn ngại tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu. Mặt khác, do trình độ ngôn ngữ Tiếng Việt thấp nên khả năng liên kết các phần của tài liệu của các em không tốt. Các em chỉ nhớ các phần của tài liệu một cách rời rạc, thiếu tính liên tục, thiếu tính hệ thống.
Với HS tiểu học DTTS, sự tập trung cú ý thiếu bền vững. Chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ thiết thực thúc đẩy, ví dụ: được cô giáo khen, được điểm cao...
b. Tầm quan trọng của toán đại lượng trong chương trình giáo khoa lớp 5:
Trong chương trình toán tiểu học, các kiến thức về phép đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ ghi số, đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận biết về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được của đại lượng cộng được, đo được. Như vậy, dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán tiểu học nói chung và toán 5 nói riêng rất quan trọng bởi: Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Thông qua các việc giải các bài toán học sinh không chỉ rèn luyện các kĩ năng môn Toán mà còn được cung cấp thêm nhiều tri thức bổ ích. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
Nhận thức về đại lượng, thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học sẽ góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian, khả năng phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tác phong làm việc khoa học.
* Chương trình đổi đơn vị đo lượng ở lớp 5:
 - Đơn vị đo độ dài: Gồm 4 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp), trong đó học sinh được củng cố bảng đơn vị đo độ dài, viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Đơn vị đo khối lượng: Gồm 2 tiết (vì phương pháp đổi đơn vị đo khối lượng giống với đơn vị đo độ dài mà học sinh đã biết cách đổi) học sinh cũng được củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và viết các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Đơn vị đo diện tích: Gồm 6 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp) học sinh được học tiếp các đơn vị đo diện tích lớn hơn m2 (đó là dm2 , hm2, mm2 ).
- Đơn vị đo thể tích: Gồm 3 tiết, sau khi học về khái niệm thể tích một hình , học được hiểu khái niệm m3, dm3, cm3, quan hệ giữa chúng và từ đó đổi các đơn vị đo đó.
 - Đơn vị đo thời gian: Gồm 2 tiết về bảng đơn vị đo thời gian và đổi các đơn vị đo đó.
 Ngoài ra trong các tiết học luyện tập, luyện tập chung và các tiết học có nội dung khác học sinh cũng được luyện tập thêm về đổi đơn vị đo.
2. Thực trạng dạy và học toán đo đại lượng của học sinh lớp 5A1:
Toán là môn học yêu cầu sự chính xác cao. Mặt khác, toán đo đại lượng khá khó dạy so với các nội dung khác, cách dạy còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Do vậy, các em trong lớp 5A1 thường gặp những vấn đề sau trong học tập:
 - Học sinh đến trường nhưng chưa có động cơ học tập đúng đắn.
 - Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc Nùng) làm hạn chế khả năng tư duy, trừu tượng, ghi nhớ của học sinh.
  - Các em không có thói quen tìm tòi, luyện tập các dạng bài đã học để tích lũy, củng cố kiến thức; ít nghiên cứu bài trước khi đến lớp, không thực hiện đầy đủ yêu cầu của GV.
 - Trong giờ học, các em ít tập trung, không động não để phát biểu xây dựng bài mà chỉ đợi giáo viên gợi ý.
 - Các em chưa có kỹ năng luyện tập, thực hành, chưa có hứng thú học tập.
Ngoài những thực trạng trên, khi dạy học môn Toán, học sinh lớp 5A1 còn thường mắc một vài lỗi khi làm các bài toán đổi số đo đại lượng như sau: 
- Không thuộc các bảng đo đại lượng, không nhớ được vị trí của các số đo, lẫn lộn giá trị của các số đo ở các bảng đo khác nhau.
- Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường lại rất phong phú và đa dạng như : Đổi đơn vị đo diện tích, đổi đơn vị đo độ dài, đổi đơn vị đo khối lượng..., trong đó có đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, từ danh số đơn ra danh số đơn, từ danh số đơn ra danh số phức, có liên quan cả số tự nhiên, phân số và số thập phân. Vì thế nên học sinh thường khó nhớ và hay lần lộn giữa đơn vị này với đơn vị kia, giữa dạng này với dạng khác. 
- Học sinh thường không xác định được bài tập cần làm có dạng gì (Từ lớn ra bé hay từ bé ra lớn)
- Khả năng ghi nhớ của hầu hết học sinh là rất kém, trong khi đó các em phải học về tất cả các đơn vị đo lường của chương trình cuối cấp. 
- Tư duy trừu tượng của học sinh còn hạn chế dẫn đến học sinh tiếp thu bài còn chưa nhanh, hiệu quả học tập chưa cao. 
- Thực hiện các bài tập chỉ dựa vào mẫu, không có mẫu thì ngại suy nghĩ, chỉ làm được khi có gợi ý.
- Chưa nhận thức được việc viết các số đo đại lượng sao cho đúng với nội dung, kết quả bài toán.
- Còn sai sót nhiều khi thực hiện đổi số đo sang số thập phân hoặc ngược lại.
3. Nội dung và hình thức của phương pháp:
a. Mục tiêu: 
Môn toán thực chất là rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, phát triển trí tuệ. Kiến thức về đơn vị đo lường thường mang tính khái quát cao, trừu tượng. Nhưng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào thuộc tính cụ thể do đó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về đại lượng, đặc biệt là dạng toán đổi đơn vị đo lường.
Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập nên cần được phát huy trong dạy toán lớp 5. Những phương pháp và biện pháp này chính là mục tiêu của việc rèn kĩ năng đổi số đo đại lượng cho học sinh lớp 5A1 mà tôi đề xuất để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức tiết dạy-học tập toán đổi số đo đại lượng phù hợp với học sinh mình đang dạy.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Nội dung các giải pháp, biện pháp:
- Phân loại bài tập đổi đơn vị đại lượng. 
- Giúp học sinh thuộc tên và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề :
- Giúp học sinh hạn chế nhầm lẫn khi chuyển đổi các đơn vị đo.
- Giúp học sinh hạn chế sai lầm khi so sánh số đo đại lượng. 
- Giúp học sinh hạn chế nhầm lẫn cách đổi giữa các dạng bài tập khác nhau
* Cách thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Phân loại bài tập đổi đơn vị đại lượng.
 Để rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo cho học sinh trước hết giáo viên phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu của chuẩn kiến thức chương trình toán lớp 5, các dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo lường trong chương trình sách giáo khoa cuối cấp, để từ đó phân loại được các bài tập về đổi đơn vị đo lường và tìm ra những biện pháp rèn luyện phù hợp. Có thể chia các bài tập về đổi đơn vị đo lường bằng nhiều cách khác nhau nhưng tôi chia thành các dạng bài như sau:
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn .
Dạng 3: Đổi từ 1 đơn vị đo ra 2 đơn vị đo. 
Dạng 4: Đổi từ 2 đơn vị đo ra 1 đơn vị đo .
Trong mỗi dạng trên có liên quan đến cả số tự nhiên , phân số và số thập phân.
Như chúng ta đã biết, các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài dạng đổi đơn vị đo lường đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo lường trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm được các kiến thức và kĩ năng cơ bản sau:
 - Nắm vững tên đơn vị đo, vị trí của các đơn vị đo đại lượng trong bảng. 
- Nắm được mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề và giữa các đơn vị không liền kề nhau.
 - Xác định được dạng bài và khi đã xác định được dạng thì biết tìm cách làm tương ứng để vận dụng vào bài làm.
- Các cách đổi của từng dạng bài.
Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo.
Qua nhiều năm công tác và tìm hiểu, tôi nhận thấy : với mỗi một loại bài tập đổi số đo đại lượng thì đều có rất nhiều cách đổi khác nhau, trong đó tôi đã tìm ra được những cách đổi hết sức đơn giản mà mang lại hiệu quả rất cao. Trong quá trình rèn học sinh, bằng mọi phương pháp và hình thức hợp lí tôi giúp học sinh tiếp cận và thực hành thành thạo tất cả các cách đổi và đặc biệt quan tâm đến mọi đối tượng (học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém). Thông qua các cách làm này học sinh khá giỏi có thể đổi bằng nhiều cách khác nhau, phát huy được khả năng tư duy, các em sẽ có kĩ năng và thậm chí trở thành kĩ xảo, còn học sinh trung bình, yếu kém thì sẽ lựa chọn được cho mình cách đổi phù hợp nhất. 
 Giúp học sinh thuộc tên và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề :
Để học sinh học tốt các bài học đổi đơn vị đo đại lượng, trước hết các em phải nắm được thứ tự tên gọi các đơn vị đo từ lớn đến bé và ngược lại ; nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho các em nắm được dưới nhiều hình thức như: thi học thuộc ; kiểm tra lẫn nhau; kiểm tra 15 phút thường xuyên trước mỗi giờ bài, vận dụng nhằm giúp các em nhớ tốt và nhớ lâu . Đây cũng là việc làm nhằm củng cố và tăng cưòng trí nhớ cho học sinh.
Để giúp cho học sinh nắm được các bảng đơn vị đo , tôi đã sử dụng phương pháp cho học sinh ghi vào sổ ghi nhớ, chính cuốn sổ ghi nhớ này sẽ là công cụ giúp các em tự hệ thống lại kiến thức và phục vụ cho các bài tập liên quan.
 Ghi tên các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé vào vở ghi chép mà tôi quy định - Sổ tổng hợp các công thức và cách giải. 
Ví dụ: Km hm dam m dm cm mm 
 Km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 
 Ghi số chỉ mối quan hệ trên các khoảng cách giữa 2 đơn vị đo liền kề 
 10 10 10 10 10 10 ( 2 ) Ví dụ: Km hm dam m dm cm mm ( 1 ) 
 100 100 100 100 100 100 ( 2 )
 Km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 ( 1 ) 
Có thể coi đây là một loại đồ dùng trực quan đắc lực cho học sinh khi vận dụng vào việc chuyển đổi đơn vị đo đại lượng. Đặc biệt là đối với học sinh trung bình, yếu kém thì đây quả là một thượng sách, trong tất cả các giờ học có nội dung liên quan tôi đều yêu cầu em nào cũng phải đưa đồ dùng trên ra nháp để vận dụng. Trong thời gian đầu các em xem đây như là vật “bất li thân” khi học về đơn vị đo đại lượng . Sau đó vì được nhìn nhiều, áp dụng nhiều nên có thể thoát li khỏi vở và các em khi đó đã có kĩ năng làm bài. Có nghĩa là : trong thời gian đầu, khi làm bài tập học sinh trung bình, yếu kém luôn luôn phải mở vở có ghi những nội dung trên để nhìn trực tiếp vào vở để làm bài. Thậm chí khi kiểm tra các em làm bài nếu thấy những học sinh nào không sử dụng vở trên là tôi nhắc nhở ngay ( trừ HS khá giỏi ). Làm như vậy để học sinh dễ nhớ và nhớ lâu. Dần dần các nội dung ghi nhớ như in sâu vào trong trí nhớ của các em thì không cần nhìn vở cũng làm bài đúng. Khi thực hiện theo cách này không phải tôi không nghĩ đến sự phát triển tư duy cho các em mà tôi đã dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học người DTTS và đặc biệt là với học sinh trung bình, yếu kém tôi thấy đây là cách tốt nhất giúp học sinh làm được bài, giải quyết được khó khăn trong việc chuyển đổi đơn vị đo. 
Giúp học sinh hạn chế nhầm lẫn khi chuyển đổi các đơn vị đo: 
Để giúp học sinh không lẫn lộn giữa các đơn vị đo, tôi đã vận dụng “cách nói dùng lời lẽ thực tế dễ hiểu ”để giúp học sinh ghi nhớ mỗi đơn vị đo độ dài, khối lượng ứng với 1 chữ số, mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số, mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số..... bằng cách dựa vào kí hiệu ở từng đơn vị đo. Cụ thể là : 
- “Trên đầu” các đơn vị đo độ dài, khối lượng không có chữ số nào nên mỗi đơn vị đo chỉ ứng với 1 chữ số. Ví dụ: 1m = 10 dm ; 1 km = 10 hm
- “Trên đầu” mỗi đơn vị đo diện tích có chữ số 2 nên mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số . Ví dụ : 1 m2 = 100 dm2 
- “Trên đầu” mỗi đơn vị đo thể tích có chữ số 3 nên mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 3 chữ số . Ví dụ : 1 m3 =1000 dm3 
Trong quá trình rèn tôi thường dùng khoảng cách để thay thế cho đơn vị đo ( mỗi khoảng cách tương ứng với 1 đơn vị đo). Có nghĩa là cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì tương ứng với 1 chữ số, còn cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì tương ứng với 2 chữ số.....Mặt khác, để học sinh vận dụng tốt trong từng giờ học có liên quan, nếu học sinh làm sai tôi dùng câu hỏi : Kí hiệu của đơn vị đo diện tích có gì khác so với đơn vị đo độ dài ? Vậy mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? Sau khi học sinh phân biệt được kí hiệu của đơn vị đo diện tích có chữ số 2 ở góc trên bên phải ( Ví dụ: m 2 ) thì học sinh sẽ biết là mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số . Thường xuyên được củng cố như vậy nên các em rất ít sai về lỗi này.
Giúp học sinh hạn chế sai lầm khi so sánh số đo đại lượng. 
 Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do học sinh chỉ quan sát số đo mà không quan sát đơn vị đo. Học sinh chưa hiểu bản chất phép đo nên không phân biệt được giá trị đại lượng và số đo đại lượng. Số lớn hay số nhỏ của cùng một giá trị đại lượng phụ thuộc vào giá trị của đại lượng đó lớn hay nhỏ. 
Để khắc phục sai lầm này, bên cạnh việc giúp học sinh nắm vững hệ thống các đơn vị đo thường dùng và mối liên hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó , tôi đã cho học sinh làm nhiều bài tập dạng so sánh số đo đại lượng và lưu ý học sinh khi so sánh 2 giá trị của một đại lượng phải quy về cùng một đơn vị đo. 
 Giúp học sinh hạn chế nhầm lẫn cách đổi giữa các dạng bài tập khác nhau:
Để học sinh không nhầm lẫn cách đổi giữa các dạng bài, trong quá trình dạy tôi gợi ý học sinh tìm ra cách làm của từng dạng, sau đó tôi tổng hợp và cho học sinh ghi vào vở lưu như sau:
- Đổi lớn ra bé : thường có các cách như : nhân, thêm 0, điền chữ số vào các vị trí tương ứng, dịch chuyển dấu phẩy sang phải ( nếu số đo đã cho là số thập phân),...
Ví dụ: 41 m = ......... cm. 4,1658 m = ......... cm. 
 + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. 
 + Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép nhân với 10, 100, 1000 ,......
 m và cm hơn ( kém ) nhau 100 lần.
 1m = 100 cm
 Học sinh dựa vào mối quan hệ đó và lập phép nhân tương ứng. 
41 x 100 = 4100 4,1658 x 100 = 416,58
Vậy: 41 m = 4100 cm. Vậy : 4,1658 m = 416,58 cm 
 - Đổi bé ra lớn : thường có các cách như : chia, xóa 0, điền chữ số vào các vị trí tương ứng, dịch chuyển dấu phẩy sang trái ( nếu số đo đã cho là số thập phân),...
Ví dụ: 73mm = dm 73000 mm = ... dm
 + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. 
 + Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép chia tương ứng.
 + Xác định mối quan hệ giữa mm và dm là: dm và mm hơn ( kém ) nhau 100 lần. 1 dm = 100 mm hoặc 1mm = dm
 + Hs sinh dựa vào mối quan hệ đó và lập phép chia. 
 73 : 100 = 0,73 73000: 100 = 730 
 Và có kết quả là: 73 mm = 0,73 dm. 73 000 mm = 730 dm 
- Đổi từ 2 đơn vị ra 1 đơn vị đo : Để học sinh làm đúng dạng trên cần hướng dẫn học sinh : Xác định số đo nào cần đổi , số đo nào cần giữ nguyên. Phải thực hiện phép cộng các số đo có liên quan.
Ví dụ : 8m 5cm = .... cm 
+ Xác định số đo cần đổi, số đo cần giữ nguyên.
+ Thực hiện đổi.
+ Thực hiện phép cộng số đo vừa đổi được với số đo được giữ nguyên. 
 8m là số đo cần đổi về đơn vị cm, 5cm là đơn vị cần được giữ nguyên vì bài yêu cầu đổi về cm. 
 3m là số đo giữ nguyên, 5 cm là số đo cần đổi về đơn vị m 
 Đổi 8 m = 800 cm 
 800 + 5 = 805 Hoặc : 8m5cm = 8m +5cm = 800 +5 = 805cm
 Vậy 8m 5cm = 805 cm 
 Ví dụ: 3m 5cm = ... m 
 Đổi: 5cm = m 
 3m 5cm = 3 m + 5 cm = 3m + m = 3 m = 3,05 m
 (Hoặc) = 3m + 0,05 m = 3,05 m
 - Đổi từ 1 đơn vị đo ra 2 đơn vị đo: cần giúp học sinh hình thành các bước làm sau: Xác định trong 2 đơn vị cần đổi thì đơn vị nào lớn hơn. Dựa vào mối quan hệ để đổi về đơn vị lớn bằng phép chia hoặc nhân tương ứng. Thương viết vào đơn vị lớn còn số dư viết vào đơn vị bé . ( Lưu ý HS : thương phải là số tự nhiên ).
Ví dụ : 5285 m = ....km ... m 
 + Trong 2 đơn vị m và km thì km là đơn vị lớn hơn nên trước hết đổi về km. 
 + Vì m và km hơn kém nhau 1000 lần nên:
 5285 : 1000 = 5 dư 285 
 + Ghi 5 vào km và ghi 285 vào m ta có: 5285 m = 5 km 285 m 
Đối với việc đổi từ 1 đơn vị đo ra 2 đơn vị đo (trường hợp số thập phân) giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bước sau:
+ Xác định phần nguyên bao giờ cũng thuộc về đơn vị đã cho và của đơn vị trước đó.( Vì số đo đã cho là số thập phân).
+ Sau đó xác định chữ số của các đơn vị liền sau. 
 Ví dụ : 12,45 m = .... m ... cm 
+ Vì phần nguyên là 12 nên có 12 m ta ghi 12 vào (1).
+ Liền tiếp sau đơn vị m là dm nên chữ số 4 ứng với dm ( vì trong bảng đơn vị đo độ dài thì dm đứng sau m và đứng trước cm nên viết 4 vào (2).
 + Liền tiếp sau đơn vị dm là cm nên chữ số 5 ứng với cm ,viết 5 vào (2). 
 Ta có : 12,45 m = 12 m 45 cm 
 (1) (2)
 Vậy: 12,45 m = 12 m 45 cm 
 Đối với học sinh trung bình, yếu kém thì đây cũng được coi là 1 loại đồ dùng trực quan tối ưu nhất và không thể thiếu trong khi làm các bài tập có liên quan.
 Một điều quan trong nữa là trong các cách làm thì cách làm nào dễ nhất tôi dành riêng cho học sinh trung bình, yếu kém và bắt buộc khi làm bài các em phải áp dụng theo cách đó , sau đó mới khuyến khích các em làm theo các cách khác. 
 Các mẹo mà tôi vừa trình bày trên đã góp phần rất lớn giúp tôi thành công trong việc rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo đại lượng trong những năm qua. Có thể nói, nó chiếm 90% trong việc tạo nên thành công của tôi.
 Tóm lại , để rèn kĩ năng chuyển đôỉ đơn vị đo đại lượng tôi đã hướng dẫn học sinh qua nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cách đều dựa vào dấu hiệu, vị trí và mối quan hệ của các đơn vị đo đại lượng như đã trình bày ở phần biện pháp chung và vận dụng tối đa tác dụng của đồ dùng dạy học có dạng: 
 10 10 10 10 10 10 
 Km hm dam m dm cm mm 
Với thứ mẹo này học sinh rất dễ áp dụng và các em cảm thấy rất thú vị. Tất nhiên trong quá trình rèn luyện, trên từng bài, từng dạng cụ thể người GV cần có những câu hỏi gợi mở, những thao tác và cách dẫn dắt khéo léo của mình để học sinh biết vận dụng các cách làm trên. Đối với học sinh yếu, học sinh trung bình là phải bắt buộc các em thường xuyên vận dụng để tạo thành thói quen ( Vì khả năng tư duy và sự ghi nhớ của cá em rất kém ). 
 Việc rèn luyện kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo trên không chỉ thực hiện riêng các bài tập tro

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doi_don_vi_do_dai_luong_ch.doc