Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2”

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2”

A. Lí do chọn đề tài:

 I. Cơ sở lí luận:

 Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng. Bởi vì, giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, Chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn độc lập như ở tiểu học. Trong năm học qua, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2, tôi nhận thấy việc viết chính tả của học sinh rất khó khăn, học sinh viết sai lỗi rất nhiều. Qua các kì kiểm tra chất lượng đầu năm đều thể hiện điều đó. Vậy làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả, câu hỏi đó luôn luôn đặt ra trong đầu óc tôi và đã thôi thúc tôi tìm giải pháp rèn viết đúng cho học sinh.

 

doc 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2944Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng của môn chính tả nên các em chưa có sự chuẩn bị và phương pháp học tôt, có em tư duy còn hạn chế chưa nắm bắt được nội dung bài chính tả cũng như luật chính tả.
	Sau nhiều năm giảng dạy tôi xin đưa ra biện pháp của bản thân về: “ một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng viết đúng chính tả”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em nói riêng và chất lượng học tập trong trường nói chung theo mô hình VNEN
II. Những giải pháp thực hiện.
 Vào đầu năm học 2017 – 2018, tôi thấy học sinh trong lớp chất lượng chưa cao ở phân môn Chính tả. Tôi nhận thấy việc sử dụng "chữ viết" của học sinh còn rất lộn xộn, nghệch ngoặc không đúng cỡ chữ.. Chất lượng về chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên nhưng thực sự đáp ứng yêu cầu hiện nay. Học sinh chưa hiểu nghĩa được cần rèn chữ viết , các em còn ngại khó, ngại khổ. Cha mẹ và bản thân các em còn xem nhẹ chữ viết, thường chỉ quan tâm đến kết quả học của các em. 
 a.Qua khảo sát đầu năm học, kết quả như sau:
Tổng số học sinh : 24/24
Bảng chất lượng
Năm học
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
TS
TL
TS
TL
TS
TL
Thời gian thực hiện: 08/09/2017
24
1
4%
12
50%
11
46%
 Qua kết quả trên tôi đặt câu hỏi tại sao mà học sinh lại không tập trung vào viết bài nhiều thế? Tôi đã đi tìm nguyên nhân.	
 * Nguyên nhân các em không tập trung vào chữ viết :
 Một số học sinh do độ tuổi Tiểu học còn mải chơi, nên chưa chú ý vào việc rèn chữ viết, chưa xác định được động cơ viết chữ đẹp để làm gì, dẫn đến chữ viết của các em còn hạn chế. Các em cứ viết cẩu thả , viết được chữ là được chứ không hề viết cẩn thận và nắn nót .
 Bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh, vốn ngôn ngữ của các em hạn chế không hiểu cô giáo hướng dẫn viết con chữ này cao mấy li, và khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu, tính cẩn thận của các em chưa cao.
 Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn 1 số em yếu về mặt thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. Giáo viên phải mất thời gian kèm thêm những đối tượng yếu.
 Các em nắm kiến thức chưa chắc chắn việc đầu tư cho học tập ở nhà còn hạn chế, các em chưa xác định rõ mục đích của việc rèn chữ viết để làm gì? Đẹp cho ai? Hoặc điều kiện kinh tế gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, bản thân cha mẹ các em cũng chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình và do các em ở lứa tuổi này còn thích chơi hơn học. 
 Chính vì kết quả và nguyên nhân trên ngay từ đầu năm học giáo viên cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể để nhằm giúp học sinh tập trung ngay vào rèn chữ viết của mình để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
 Căn cứ vào những nguyên nhân nêu trên nên bản thân tôi đưa ra một số giải pháp, biện pháp và việc làm cụ thể để khắc phục kịp thời: 
Trước tiên muốn đạt được vấn đề trên một cách có hiệu quả, bản thân giáo viên phải là người tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc có sự chuẩn bị chu đáo và nhận thức rõ vấn đề cần thực hiện, có như vậy chất lượng mới được từng bước nâng lên. Tôi luôn ý thức được rằng chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy, tôi luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng mẫu và tương đối đẹp. Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở bảng lớp, ở lời phê, điểm số trong vở học sinh, làm gương cho học sinh học tập và noi theo.
 Tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo như dạy viết ở Tiểu học
 Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.
 Ngoài ra tôi còn tham quan, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
 Tôi thường xuyên động viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về môn Chính tả, tạo nhận thức đúng cho các bậc phụ huynh và cả học sinh.
 Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần lưu ý chi tiết như : gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn, bài Là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh.
 Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo viên cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn nắn, sửa sai chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong góc vở.
 	 Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cần viết đúng. Giáo viên phải luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng vai, rụt cổ, cúi đầu sát vở. 
b. Nội dung thực hiện: 
* Chuẩn bị đồ dùng:
 Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quanĐồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy. Từ đó, tôi xác định cần phải rèn cho học sinh cách viết đúng chính tả. Và việc làm đầu tiên là phải xác định trọng điểm chính tả cần dạy trong lớp. Trong số bài viết đó, tôi đã lọc ra những bài điểm yếu tìm những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, cụ thể như sau:
	 Học sinh không viết hoa các chữ đầu câu, tên riêng.
	 Học sinh viết lẫn lộn các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh; s/x: Nam, Lan, Hùng (qu/kh); Quốc (ch/tr; ng/ngh); Đức (n/l; ch/tr;ng/ngh); Quang (d/gi; ch/tr; ng/ngh); Dũng (ch/tr; ng/ngh)
	 Học sinh viết lẫn lộn các vần: un/ung; ăn/ăng; ac/ăc; ăc/ăp: (oat/oăt); Quốc 
(uôt/uât; ai/ay; anh/ăng); Đức (anh/ăn; ang/ăng; ôt/ut; viết thiếu nét); Quang (an/ăn; 
at/ăt; ao/oa); Dũng (an/ăn; at/ăt; oat/oăt). 
	 Học sinh viết lẫn lộn dấu thanh: Thành viết lẫn lộn thanh hỏi với thanh nặng, thanh sắc với thanh ngã, viết thiếu nét, viết hoa tuỳ tiện, lẫn lộn các âm đầu l/n; ch/tr; d/gi; q/c.
Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và chính tả nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập:
	 Làm việc độc lập.
	 Làm việc theo cặp, theo nhóm.
	 Làm việc theo lớp.
Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm.
 	 * Những giải pháp đề ra nhằm tác động vào thực tế để tạo ra những hiệu quả chất lượng mới.
	Trước tiên tôi xác định trọng điểm chính tả cần dạy trong lớp.
	 Trong buổi học chính, khi đến tiết chính tả, tôi giảng dạy theo quy trình và phương pháp dạy học chính tả..
 	 Bài cũ: Cho học sinh nghe - viết những từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước bằng bảng con, chú ý những học sinh yếu: lỗi ở từ ngữ nào thì cho viết theo từ ngữ ấy (đưa ra từ ngữ phù hợp với từng đối tượng học sinh: chia lớp theo nhóm đối tượng hoặc đưa ra một số từ ngữ sai cho học sinh sửa lại cho đúng). Ví dụ: Tìm nguyên nhân sai và cách chữa lỗi chính tả trong các chữ dưới đây:
 Hóa, hóan, thúy, míên, thoaị: Nguyên nhân: đặt dấu thanh chưa đúng vị trí, dấu thanh phải được đặt trên hoặc dưới vị trí của âm chính. Chữa: hoá, hoán, thuý, miến, thoại.
Phan Định Giót, Tủa Chùa, nguyên nhân: Viết hoa tên riêng không đúng quy tắc chính tả. Tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các tiếng trong tên riêng đó. Chữa: Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên.
Mở màng, suy nghỉ, nhá nhăn, nguyên nhân: do không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã nên viết lẫn lộn. Chữa lại: mỡ màng, suy nghĩ, nhã nhặn.
	 Bài mới:
	 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài tập chính tả.
	 Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
	 Chính tả nghe - viết:
 Giáo viên đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết. Khi đọc, giáo viên phát âm đúng, rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
Dùng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả.
Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài: chú ý những lỗi mà học sinh thường mắc phải.
Tổ chức cho học sinh tập viết trước vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai chính tả, tập trung sửa lỗi chính tả và sửa lỗi độ cao con chữ, khoảng cách chữ giữa các tiếng, các từ. Nhắc lại quy tắc chính tả phù hợp với nội dung cần truyền đạt. 
Đọc cho học sinh nghe - viết từng cụm từ, câu. Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho học sinh nghe - viết, đọc nhắc lại 1 lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 2. Lưu ý: Cả việc đọc (của giáo viên) và việc viết (của học sinh) đều không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn với cả câu (hoặc cụm từ) trọn nghĩa. 
Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại, yêu cầu học sinh tập trung dò bài.
	* Chính tả nhớ - viết:
 1 – 2 học sinh đọc thuộc lòng trước lớp, các HS khác nhẩm theo.
 Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài. 
 Tổ chức cho học sinh tập viết trước vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
 Tổ chức cho học sinh viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 2.
 Học sinh tự soát lại bài viết.
 	 Chấm và chữa bài chính tả:
Chọn chấm 1/3 số bài tại lớp: những học sinh hay mắc lỗi và những học sinh đến lượt được chấm bài. Trong khi đó học sinh dưới lớp đổi vở cho nhau rà soát lại bài dựa vào bài viết của giáo viên trên bảng phụ, gạch lỗi của bạn bằng bút chì (nếu có) sau đó thống kê số lỗi bằng bút chì vào góc trái của bài. Còn 2/3 số bài còn lại giáo viên mang về nhà chấm.
Sau khi chấm bài xong, giáo viên đưa ra một số lỗi mà học sinh mắc phải, yêu cầu học sinh nhận xét và nêu cách sửa. Giáo viên nêu hướng khắc phục lỗi cho cả lớp. Vị trí của từng thành phần trong âm tiết; nếu viết sai do viết theo lỗi phát âm địa phương thì cho học sinh phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi đó và giáo viên xây dựng “mẹo” chính tả để giúp học sinh viết đúng.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	 Các loại bài tập:
Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Trong sách giáo khoa, số hiệu của các bài tập được đặt trong ngoặc đơn, mỗi bài tập lựa chọn bao gồm các bài tập nhỏ, mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ. Giáo viên căn cứ vào tình hình phát âm và viết chính tả của lớp để chọn bài tập thích hợp. 
	 Cách hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Đọc yêu cầu, giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu. Có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ: Với dạng bài phân biệt phụ âm đầu và phụ âm cuối nên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: giáo viên chuẩn bị phiếu sẵn, chia nhóm rồi cho học sinh lần lượt bốc thăm, mở thăm đọc to trước lớp cặp tiếng ghi trên phiếu rồi viết lên bảng từ ngữ có chứa cặp tiếng đó, rồi đọc lên. Cả lớp cùng nhận xét rồi đưa 
ra quy tắc chung; có thể cho học sinh thi tiếp sức.
Tổ chức cho học sinh làm bài và báo cáo kết quả.
Chữa bài. 
	* Củng cố, dặn dò: 
 Tổ chức trò chơi có liên quan đến nội dung bài vừa học. Chú ý sửa sai lỗi cho học sinh cần rèn viết đúng (thống kê theo từng thời điểm và trong quá trình dạy học). 
 	 Nhận xét tiết học. Lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.
	* Trong buổi học phụ:
 Với tiết Tiếng Việt bổ sung, tôi luôn dành thời gian mỗi tuần 1 tiết chính tả: cho học sinh viết chính tả một đoạn trong bài tập đọc vừa học, sau đó cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu đặt ra của giáo viên (Bài tập mà giáo viên đưa ra thường sát với chương trình học của học sinh và có kế hoạch cụ thể từ đầu năm học. Trong phần hướng dẫn làm bài tập, trước hết là dạy hay ôn lại quy tắc, sau đó giao bài tập cho học sinh làm hoặc làm ngược lại, hình thức thì tuỳ theo dạng bài mà thay đổi cho phù hợp), lấy ví dụ về cách thiết kế và thực hiện giáo án trong 2 tuần như sau: 
Tiếng Việt (Chính tả - Nghe – viết )
“MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG NĂM”
 Quy tắc viết hoa tên ngày lễ
 * Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp một đoạn trong bài “Một số ngày lễ trong năm”.
 Làm đúng các bài tập về quy tắc viết hoa tên ngày lễ. 
 * Các hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả:
	 Giáo viên đọc đoạn cần viết, yêu cầu học sinh đọc lại. Tìm các hiện tượng chính tả có trong bài.
	 Học sinh viết từ khó.
	 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài, đọc cho học sinh soát lỗi. 
	 Chấm, chữa bài.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: (có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi)
 Bài tập 1. Chọn câu trả lời đúng.
A. Ngày Quốc tế lao động B. Ngày Quốc tế Lao động
C. Ngày quốc tế lao động D. Ngày Quốc tế lao động
 Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng.
Riêng tên người một số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Phan Đình Giót - Kơ-pa Kơ-lơng,.
Bài tập 2. Hãy viết tên 4 bạn cùng tổ em (họ, tên đệm, tên riêng). 
Bài tập 3. trong câu sau viết đúng chưa? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng:
 	 Đác-Uyn là nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh. (Đác-uyn)
 	 Vô lô đi a là tên riêng Lê-nin lúc còn nhỏ. (Vô-lô-đi-a)
 Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
 Ví dụ: Tô-mat Ê-đi-xơn, Pa – xtơ.
 	 Riêng những tên người nước ngoài được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên người Việt Nam.	Ví dụ: Lí Bạch, Nguyễn Du
 	* Nhận xét tiết học, dặn dò.
 Hệ thống quy tắc viết hoa tên người.
 Dặn dò ghi quy tắc vào sổ tay chính tả.
Tiếng Việt (Chính tả - Nghe - viết )
“NHỮNG QUẢ ĐÀO”
 PHÂN BIỆT S/X
* Mục đích, yêu cầu:
Học sinh nghe - viết đúng một đoạn trong bài “Những quả đào”.
 Làm đúng các bài tập phân biệt s/x.
* Các hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn học sinh nghe - viết đúng chính tả.
 Giáo viên đọc mẫu đoạn cần viết. Học sinh đọc thầm sách giáo khoa.
Nêu các hiện tượng chính tả có trong bài.
Họ c sinhviết từ ngữ khó.
 Giáo viên đọc cho học sinh viết, đọc cho học sinh soát bài. Chấm, chữa lỗi.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Giáo viên hướng dẫn quy tắc viết: 
x kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. (trừ các trường hợp: soát, sột soạt, (sờ ) soạng. Ví dụ: xuề xoà, xoay Pxở, xoen xoét, xoắn,
 Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x.. Ví dụ: san sát, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt, ; xanh xao, xào xạc, xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xoàng xỉnh, xí xoá,.
BT1. Điền vào chỗ trống: s hay x.
Sơ xuất, sơ sài, xơ xác, sơ sinh, xuất xứ, xứ sở, xao xuyến, sinh sôi, xót xa, xa xôi.
BT2. Điền vào chỗ trống: s hay x.
Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành soan rất cao
BT3. Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s (x) ; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x: sản xuất, sơ xuất, xuất sắc, sâu xa, soi xét, xứ sở, 
* Củng cố, dặn dò: 
 	 Củng cố quy tắc vừa học. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào sổ tay chính tả. 
 Nhận xét tiết học, dặn dò.	
	* Kế hoạch dạy hay ôn quy tắc cụ thể trong năm học lớp 2, tôi thực hiện theo thứ tự:
QUY TẮC VIẾT PHỤ ÂM ĐẦU “CỜ”
 Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữa cái: c, k, q.+ Viết q trước vần có âm điệm ghi bằng chữ cái u.
 + Viết k trước các nguyên âm e, ê, i.
 Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
QUY TẮC VIẾT PHỤ ÂM ĐẦU “GỜ”, “NGỜ”
 * Âm đầu “gờ” được ghi bằng chữa cái: g và gh.
 Viết gh trước các nguyên âm e, ê, i, iê.
 Viết g trước các nguyên âm khác còn lại.
 * Âm đầu “ngờ” được ghi bằng chữa cái: ng và ngh.
 Viết ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê, (ia).
 Viết ng trước các nguyên âm khác còn lại.
MÔ HÌNH CẤU TẠO VẦN
 Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
 Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm. các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
 Có những vần có đủ cả, âm đệm, âm chính và âm cuối.
 Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
 Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt ở trên).
 Trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi mà không có âm cuối (có âm cuối) thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi trên nguyên âm đôi (chữ cái thứ hai ghi trên nguyên âm đôi). Ví dụ: mùa, mía - đường, chiến
 Với những tiếng kết thúc bằng oa, oe, uy, uê, uơ dấu thanh sẽ được đặt vào con chữ nguyên âm cuối. Ví dụ: hoà, hoè, thuỷ, huệ, thuở.
 Vị trí các dấu ghi thanh điệu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt hơi lệch về bên phải dấu phụ 
hoặc đặt giữa phần phía trên chữ nguyên âm (cẩn, cửa,)
PHÂN BIỆT THANH HỎI, THANH NGÃ, THANH SẮC, THANH NẶNG.
Trong cấu tạo từ láy, thanh điệu kết hợp theo hai nhóm: nhóm huyền – ngã - nặng và nhóm sắc - hỏi – không. Ví dụ: nghỉ ngơi / nghĩ ngợi; mở mang / mỡ màng/ Nói chuyện
 PHÂN BIỆT L/N
 Phụ âm đầu n không kết hợp với âm đệm (trừ noãn). Trái lại phụ âm đầu l thường kết hợp với âm đệm (trừ noãn). Ví dụ: loang loáng, luẩn quẩn, loè loẹt,
 Trong cấu tạo từ láy, n thường cấu tạo các từ láy âm, chỉ cần biết một tiếng bắt 
đầu bằng l hay n thì suy ra được tiếng kia. Ví dụ: nặng nề, nôn nao, nóng nảy, lung linh, lác lư, lúc lửu 
thường cấu tạo các từ láy vần, Ví dụ: lim dim, lơ mơ, lan man.
 Trong từ láy bộ phận vần: phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là gi hoặc thiếu phụ âm 
đầu thì âm đầu của tiếng thứ hai là n (trừ khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: gieo neo, gian 
nan, ảo nảo, áy náy,
 Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh từ đó viết l. Ví dụ: nhài – lài, nhỡ - lỡ , nhố nhăng - lố lăng, nhấp nháy - lấp láy, nhem nhuốc – lem luốc; những từ có từ gần nghĩa bắt đầu là đ (c/k) từ đó viết bằng n. Ví dụ: đây , đó , đâu – này , nấy, nào, nãy, nao,; cạy, kéo, cạo, kèo - nạy, néo, nạo, nèo.
 Những từ chỉ hành động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết n. Ví dụ: náu, né, nép, nấp, nương; nam, nồm. 
 PHÂN BIỆT S/X
 	 x kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. (trừ các trường hợp: soát, sột soạt, (sờ ) soạng. Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoen xoét, xoắn,
 Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x.. Ví dụ: san sát, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt, ; xanh xao, xào xạc, xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xoàng xỉnh, xí xoá,.
 Từ láy bộ phận vần thường là chữ x.. Vdí dụ: loà xoà, lao xao, lộn xộn, bờm xờm, xoi mói, xích mích,(trừ các trường hợp: cục súc, đồ sộ, sáng láng, lụp xụp - lụp sụp).
 Về nghĩa: 
 Tên thức ăn thường viết với x. Ví dụ: xôi, xúc xích, lạp xưởng, xa xíu.
 Tên các con vật, các loài cây thường viết s. Ví dụ: sẻ, sóc, sói, sên, sam; sung, sim, sắn, sâm, sồi, sấu, sậy, sen
 Những từ chỉ hơi đi ra viết với x. Ví dụ: xì, xổ, xỉu, xọp, xẹp.
 Những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết s. Ví dụ: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút.	 Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s. Ví dụ: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song.
* Cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc và 
viết nhiều.
 PHÂN BIỆT TR/CH
 ch kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng có 
âm đệm. Ví dụ: choáng mắt, loắt choắt, choai choai,...
 Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là ch hay tr. Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch. những từ láy phụ âm đầu tr rất ít: có nghĩa là trơ: trơ tráo, trơ trẽn, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trâng tráo, trợn trạo, trừng trộ; hay có nghĩa là 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.doc