Ví dụ: Lập dàn ý tả con vật
*Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
- Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó, )
*Thân bài:
- Tả hình dáng.
+Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, ; mình: thân, lưng, bụng, ngực, ; chi: móng vuốt, cựa, ; đuôi, cánh, .), .
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, )
- Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; )
*Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, ); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, )
ân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì tiết Tập làm văn lại chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự tích hợp 4 kỹ năng của học sinh. Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để giử gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm được tình thương yêu của mình với những gì mà mình miêu tả. Trong đời sống, các em gặp nhiều người, nhiều cảnh vật, con vật khác nhau, chúng đều có thể trở thành đối tượng miêu tả. Mỗi đối tượng này đều có những nét khác nhau. Vì vậy, khi miêu tả, các em phải nắm những nét riêng khác biệt này để viết được những bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có được cái riêng của đối tượng được miêu tả. Đối tượng của văn miêu tả lớp là những cây xanh, đồ vật, con vật rất gần gũi và có ở xung quanh các em.,Chúng đều là những sự vật rất có ích và gần gũi thân thiết với con người. Mỗi sự vật có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì thế khi miêu tả chúng, các em phải làm nổi bật được những đặc điểm này. Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng với việc miêu tả cảnh xung quanh như mây trời, chim chóc, Các em cũng đừng quên nói về lợi ích của chúng cũng như tình cảm yêu mến gắn bó của mình đối với từng sự vật đó. Cụ thể: Trong chương trình lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. Bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn xúc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả (kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học Lấy học sinh làm trung tâm. Thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn nói chung và đặc biệt là văn miêu tả nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là hiếm. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng, mang tính liệt kê Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng. Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận trên nên tôi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra và giúp học sinh lớp 4 rèn kĩ năng viết văn miêu tả được hay hơn. II.Thực trạng Năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A. Lớp tôi gồm có 29 học sinh, trong đó có 12 em là học sinh nữ, học dân tộc ít người là 2 em, có 5 em hộ nghèo, 2 em khuyết mẹ. Một số em cha mẹ đi làm ăn xa, các em phải sống với ông bà, điều kiện học tập ở nhà không tốt vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập các em. 1.Thuận lợi: Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy tiết Tập làm văn ở lớp 4. Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu giảng dạy cũng như tài liêu tham khảo, các phương tiện dạy học như máy chiếu để dạy bằng điện tử. Đội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề đã áp dụng được phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh linh hoạt và hiệu quả. Từ lớp 2,3 các em được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. Đối tượng miêu tả khá gần gũi (cây bàng, con gà) với học sinh nông thôn. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo.. Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này thuận lợi để khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị 2. Khó khăn: Như chúng ta đã biết, sản phẩm của Tập làm văn là cả ngôn bản ở dạng nói, dạng viết theo các dạng lời nói kiểu bài văn do chương trình quy định. Sản phẩm của học văn miêu tả thường ở dạng viết. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hóa, văn minh của một người. Nhưng ở lớp 4 các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế nhất là các em học sinh ở vùng nông thôn trong địa bàn chúng tôi. Mỗi bài văn miêu tả hay đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách máy móc các bài văn mẫu. III. Nội dung và hình thức của giải pháp: 1.Mục tiêu của giải pháp - Nhằm giúp học sinh lớp 4A viết được một bài văn miêu tả đúng với yêu cầu của đề bài, đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), câu văn rõ ràng, chân thật, giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp, thể hiện được tình cảm của người viết. 2.Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp Để khắc phục thực trạng trên và tổ chức tiết dạy học Tập làm văn miêu tả có hiệu quả hơn và phù hợp với đối tượng học sinh đang dạy. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: 2.1.Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài. Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì? Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại. Ví dụ 1: Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em” - Giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng thể loại văn bằng cách đưa ra các gợi ý để học sinh lựa chọn ...). - Sau khi học sinh xác định được thể loại văn (tả đồ vật), giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của đề bài: Tả cái gì ? (Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em). Việc làm này giúp học sinh nhận ra rằng: đồ vật các em cần tả là một cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em chứ không phải là tả những cái bàn học khác. Đây là bước rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài. Ví dụ 2: Em hãy tả một cây cho bóng mát ở sân trường em hoặc nơi em đang ở.Tôi hướng dẫn các em như sau: - Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả) - Kiểu bài nào? (tả cây cối) - Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát) - Kể tên các loại cây che bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,) Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng. Nếu giáo viên làm như vậy thì sẽ không học sinh nào làm lạc đề. 2.2.Giải pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát. Đây là giải pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tỉ mỉ thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của sự vật mình định tả để thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, nông cạn. Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng mỗi sự vật tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau: *Tả cây cối: + Quan sát tỉ mỉ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý: Các em có thể quan sát theo các trình tự sau: - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây. - Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây - Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây (chẳng hạn: hoa, quả) Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn. Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự: - Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa. - Quan sát khi đến gần: Gốc, rễ, thân, cành, lá,...; Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người) Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng. + Quan sát cây cối bằng nhiều giác quan: Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Song tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp các giác quan để quan sát. Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau: Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(cái ô khổng lồ, lâu đài nấm) Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nháp) Em hãy dùng mắt để quan sát trên cây có những loài vật nào? Và lắng nghe xem chúng đang làm gỉ? Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một vài câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cho học sinh. + Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây: Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là với hai cây cùng một loài, tôi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất, tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của loài cây đó khiến nó không lẫn với các loài cây khác. Giữa các cây cùng một loài nó cũng có dáng vẻ riêng của nó. Ví dụ: Quan sát cây bàng từ xa đến gần; gốc, rễ, thân, tán lá, sự thay đổi màu sắc của lá theo mùa, cảnh vật xung quanh để tìm ra các nét riêng của cây. 2.3.Giải pháp 3: Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau: a. Kỹ năng chọn lọc chi tiết: Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh. Để giúp các em làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết. Ví dụ 1: Quan sát cây bàng ở sân trường. Tôi giúp học sinh tập trung vào quan sát hình dáng (thân, gốc, rễ) và đặc biệt chú trọng đến tán lá và sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua các mùa trong năm. Ví dụ 2: Quan sát con mèo đang sưởi nắng Giúp học sinh quan sát hình dáng của con mèo khi sưởi nắng sẽ có điểm khác biệt với con mèo khi rình chuột và cũng sẽ khác với con mèo lúc treo cây b. Kỹ năng sắp xếp ý: Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần - Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp) - Thân bài: Miêu tả cây: + Tả bao quát (hình dáng của cây). + Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. - Kết bài: Nêu ích lợi của cây (cho bóng mát hay cho ta quả, bảo vệ bầu không khí trong lành.) hoặc nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.) Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập dàn ý chi tiết. Ví dụ 1: Lập dàn ý tả cây bàng: * Mở bài: Cây bàng được trồng ở sân trường em; trồng từ lúc nào em không biết vì khi em tới trường đã thấy nó. * Thân bài: - Tả bao quát: + Nhìn từ xa trông như một cây dù lớn màu xanh với dáng đứng thẳng, ngọn cao vượt lên, tán lá xòe rộng. + Đến gần thấy thân to, tán là xanh ngắt chia thành nhiều tầng rợp mát cả một góc sân trường. - Tả từng bộ phận: + Gốc to, mấy rễ lớn nhô lên khỏi mặt đất. + Thân cao trên 6m, to gần một vòng tay, vỏ màu xám, nhiều vết trầy xước. + Nhiều cành lớn, chìa ngang hoặc chênh chếch. + Mùa thu lá đỏ rồi rụng, mùa đông trơ trụi, mùa xuân đâm chồi, nảy lộc, bắt đầu sang hè lá to, xanh ngắt, chìa thành nhiều tầng tán ken kít, ánh nắng khó lọt qua nổi.. + Nắng chói chang, gió nhẹ, chim choc ẩn mình trong tán lá hót líu lo + Chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng. * Kết bài: - Bàng che mát cho chúng em vui chơi, - Cây bàng gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ Ví dụ 2: Lập dàn ý tả con vật *Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,) *Thân bài: - Tả hình dáng. +Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, ; mình: thân, lưng, bụng, ngực,; chi: móng vuốt, cựa,; đuôi, cánh, .), ... - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, ) - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; ) *Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. - Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, ); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, ) Với cách làm như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt. Các em đã viết được rất nhiều dàn ý hay và tiêu biểu như dàn bài tả con mèo sau đây: 2.4. Giải pháp 4: Xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và viết bài văn miêu tả. Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Ví dụ: Khi tả cây bàng: Đoạn 1: Giới thiệu cây bàng. Đoạn 2: Tả bao quát cây bàng (nhìn từ xa, khi đến gần) Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, cảnh vật xung quanh) Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây bàng. Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. * Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn: - Đoạn văn mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho là hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca dao.. . có liên quan đến yêu cầu của đề bài. - Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát, chuẩn bị viết bài. Trong đó, thể hiện được hình ảnh về đối tượng miêu tả với ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật mà người viết vận dụng để miêu tả. Ví dụ khi dạy bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, học sinh đã viết được đoạn văn với những từ ngữ gợi tả như sau: - Đoạn văn kết bài và hoàn thiện bài văn: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở để khơi gợi cảm xúc của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương laị; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với đối tượng được tả. Ví dụ: -Tả cây ăn quả: Hình ảnh cây sai trĩu quả gợi cho em cảm nghĩ gì? Mỗi khi ăn quả em nhớ đến điều gì? Tả con vật nuôi. Và học sinh đã viết được như sau: 2.5. Giải pháp 5: Thực hiện nghiêm tiết trả bài Mỗi loại bài thường dành một tiết kiết tra để học sinh thực hành viết. Quá trình đánh giá bài viết của học sinh phải được thực hiện thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được những lời nhận xét của giáo viên về kết quả bài viết của cả lớp và của mình. Giúp các em biết sửa lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và bố cục của bài văn. Qua tiết trả bài cũng giúp các em học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy nên tiết trả bài cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi được thống kê khi đánh giá, nhận xét. Giáo viên chú ý nhận xét kĩ những ưu điểm, tồn tại trong từng bài của mỗi em, chú ý khuyến khích, động viên kịp thời ngay trong lời nhận xét. Sau đó giáo viên trả bài và học sinh hoạt động nhóm để trao đổi với nhau về cách làm bài của mình. Từ đó học sinh sẽ thấy rõ được ưu, nhược điểm trong bài văn của mình, của bạn và tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn cho đạt yêu cầu. Sau những trao đổi như vậy cũng giúp học sinh tránh được những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong giao tiếp hàng ngày. Với lớp học VNEN thì hoạt động nhóm đã quá quen thuộc nên tiết trả bài có thể sử dụng phiếu giao việc cho các nhóm như sau: PHIẾU GIAO VIỆC Hoạt đông 1: -Việc 1: Cặp đôi đọc bài làm: + Nhận xét về nội dung, bố cục bài văn. + Tìm câu văn, đoạn văn bạn diễn đạt chưa hay( nếu có). + Nêu ý kiến chia sẽ để giúp bạn diễn đạt hay hơn. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ đoạn văn, bài văn hay của bạn trong nhóm. Hoạt động 2: Cá nhân đọc lại bài viết của mình, chọn một đoạn chưa hay và viết lại cho hay hơn. Hoạt động 3: -Việc 1: Cá nhân có bài viết tốt được tuyên dương thì đọc trước lớp cho bạn học hỏi. Việc 2: Đọc cho nhau nghe một số câu văn, bài văn hay mà mình đã sưu tầm được. *Trong khi học sinh làm việc với phiếu bài tập, tôi thường đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời. Ví dụ: - Các em có nhận xét gì về bài làm của bạn? - Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? - Em học tập được những gì từ bài làm của bạn? Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính bạn của mình. Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được nhiều bài văn hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho
Tài liệu đính kèm: