Sau khi hướng dẫn học sinh lập xong các bản cộng, trừ, nhân, chia giáo viên tiến hành hướng dẫn đọc thuộc ngay trên lớp, bằng hình thức đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp, trong quá trình hướng dẫn đọc thuộc bảng giáo viên kết tìm ra các đặc điểm riêng biệt của tầng dạng toán áp dụng tính nhẩm để các em dễ nhận biết và đọc thuộc một cách tự nhiên, thuộc một cách có hệ thống. Giáo viên ghi vào bảng phụ dán vào góc lớp cho các em tiếp xúc thường xuyên, kiểm tra bài vào 15 phút sinh hoạt, phối hợp với phụ huynh, nhờ phụ huynh nhắc nhở các em về đọc thuộc.
Với những hình thức cụ thể như vậy, chắc chắn học sinh các lớp sẽ thuộc ngay các bảng cộng, trừ, nhân, chia một cách thuần thục và có hệ thống. Đến khi áp dụng vào các bài tập tính nhẩm, học sinh sẽ làm được bài rất tốt. Đặc điểm cấu trúc của toán lớp 2 là có tính kế thừa kiến thức ở bài trước và phát triển ở mức độ cao hơn. Lại có tiết cũng cố kiến thức từ căn bán đến kiến thức đã được phát triển qua tiết luyện tập cụ thể như sau:
Khi học bài “ 9 cộng với một số 9 + 5”. (Trang 15 Sách giáo khoa toán 2). Có thể tiến hành như sau:
Bài 1: Tính nhẩm ( Trang 15 sách toán lớp 2)
9 + 3 9 + 6 = 9+ 8 = 9+ 7 = 9+ 4 =
3 + 9 = 6 + 9 = 8+ 9 = 7+ 9 = 4+ 9 =
đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết ghi nhớ ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ. Sự chú ý của học sinh tiểu học chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát điều khiển còn hạn chế. Giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý chủ định, lúc này các em chỉ quan tâm đến các giờ học có nhiều tranh ảnh, màu sắc sặc sở, hay những hoạt động vui nhộn, đồ chơi. Sự tập trung của trẻ còn yếu và thiếu bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Tư duy của học sinh tiểu học mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tính trừu tượng.Khả năng khái quá hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Khả năng phân biệt các dấu hiệu bản chất và tách các dấu hiệu đó ra khỏi các sự vật và biểu tượng là phẩm chất tư duy không dễ dàng gì có được. Hoạt động phân tích tổng hợp của học sinh còn sơ đẳng học sinh các lớp đầu bậc tiểu học chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích- trực quan – hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng. Đến cuối bậc học các em mới có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành động trực tiếp đối với đối tượng, các em có khả năng phân biết các dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Xuyên suốt các giờ học toán dường như tiết học nào cũng có bài tập tính nhẩm. các bài tập của bài mới đến các tiết luyện tập hoặc vận dụng các kĩ năng tính nhẩm khi giải quyết đề toán. Tính nhẩm rất quan trọng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy nhạy bén của học sinh nó được thể hiện qua khả năng diễn giải, đưa va kết luận, rèn luyện tư duy sáng tạo. Làm toán tính nhẩm là một giải pháp tốt để giúp học sinh khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy. Đồng thời cũng cố rèn luyện kĩ năng kĩ xảo giúp học sinh tự mình tiếp cận đến kiến thức bằng con đường nhanh nhất đạt hiệu quả cao. Hơn nữa giải toán tính nhanh, tính nhẩm còn tạo cảm hứng học tập cho các em, không chỉ vậy còn giúp các em nâng cao tư duy và rèn các đức tính cần cù, chịu khó, tính quả quyết trong học tập. Rèn khả năng tính nhanh tính nhẩm giúp học sinh có những kĩ năng về nhận dạng các dạng toán, có kĩ năng phân tích tổng hợp các phép tính, giúp học sinh củng cố kiến thức sâu hơn về số học. Qua đó phát triển năng lực phân tích, suy luận để giải các bài tập. 2. Thực trạng Cũng như các môn học khác môn Toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp, suy nghĩ, phương pháp rèn luyện giải quyết vấn đề. Nó giúp học sinh phát triển tư duy, trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt. Đồng thời góp phần vào việc hình thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Ở bậc tiêu học kết quả học tập của học sinh không chỉ được đo bằng tỉ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học mà còn chất lượng học sinh hoàn thành tốt. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh hoàn thành tốt ở lớp 2 là do cách truyền dạy học sinh một cách rập khuôn máy móc, còn học sinh ở Tiểu học ( do đặc điểm về sinh lý lứa tuổi) tiếp thu một cách thụ động. Các kiểu bài tính nhanh đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động ứng dụng trong vốn kiến thức mình đã được học để giải quyết yêu cầu của đề toán đưa ra. Tuy nhiên khi làm bài một số các em không làm được vì các em tiếp thu bài một cách thụ động máy móc nên khi làm bài chưa ứng dụng linh hoạt được các phương pháp để giải quyết các dạng toán yêu cầu tính nhẩm, tính nhanh, tính theo cách thuận tiện. Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Eakiết-Cưm’gar- ĐăkLăk có đội ngủ giáo viên năng động, sáng tạo yêu nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết trong công tác giáo dục, không ngừng tìm tòi những phương pháp dạy học mới. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và giáo dục, để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đại đa số học sinh ở trường đều ngoan ngoãn, ý thức học tập, kĩ luật rất cao, đi học đầy đủ đúng giờ, được bố mẹ rất quan tâm đến vấn đề học tập, trang bị đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp, và đặc biết các em rất hứng thú với bộ môn toán. Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện đề tài cụ thể là: Các bài tập tính nhanh và tính nhẩm được lồng ghép vào các tiết luyện tập của các bài học khác mà không có những bài học riêng. Chính vì sự lồng ghép ấy mà chuyên đề tính nhanh và tính nhẩm chưa thực sự được dạy một cách đầy đủ và có tính hệ thống. Về học sinh do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2, quá trình học các em còn mãi chơi chưa tập trùng cho vấn đề học một cách xuyên suốt, trí nhớ thiếu bền vững nên phần nào kiến thức, kĩ năng đạt được chưa vững chắc, phần nào có ảnh hưởng đến vấn đề học tập. Vận dụng các kiến thức để làm các dạng toán tính nhanh, tính nhẩm còn lúng túng. Học sinh trong khối có cả học sinh các dân tộc Hmông, Ê-đê, các em còn nhỏ, ít giao tiếp với bạn bè cô giáo, các em rất nhút nhát và thụ động khi tiếp thu bài. Trước khi đưa đề tài của mình vào ứng dụng ở các lớp 2 của trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát thực trạng dạy học chuyên đề này thông qua phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh đáng giá năng lực của học sinh thông qua tiết kiểm tra. Mục đích của việc khảo sát: Xác định khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi dạy và học Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những khó trong tính nhanh, tính nhẩm. Nội dung của việc khảo sát. Tôi khảo sát một số nội dung sau: Lập ý kiến giáo viên về những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học chuyên đề tính nhẩm, tính nhanh. Kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh, khả năng làm bài tập của các em về chuyên đề tính nhanh tính nhẩm. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra đánh giá học sinh thông qua việc cho làm bài tập kiểm tra. Thời gian và địa bàn khảo sát. Thời gian tiến hành vào ngày 15 tháng 2 năm 2017. Địa bàn khảo sát: Lớp 2H Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi xã Ea kiết- Cưm’gar-ĐăkLăk Kết quả khảo sát: Sau khi khảo sát thực tế khối tôi thu được kết quả như sau: Bảng Chất lượng học tập lớp 2 H đầu năm học thông qua bài kiểm tra dạng toán tính nhẩm. Lớp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ% 2 H 26 5 20 10 38,4 11 42,3 Qua kết quả kiểm tra cho thấy khả năng tính nhẩm, tính nhanh các em học sinh lớp 2H và học sinh khối 2 điểm trường buôn Hmông Trường Tiểu Học Mạc Thị Bưởi đạt kết quả còn thấp. Học sinh hoàn thành tốt chưa cao, chưa hoàn thành còn nhiều. Học sinh tính nhanh, tính nhẩm còn chậm. Điều đó đã thúc đẩy tôi phải thực hiện ngay để tài “ Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm” cho học sinh lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk. 3. Giải pháp biện pháp Mục tiêu của giải pháp biện pháp Rèn khả năng tính nhẩm nhanh nhẹn, có kết quả đúng cho học sinh. Khi làm các bài toán yêu cầu học sinh tính nhẩm trong đầu và nêu kết quả trong chương trình học ở lớp 2. Các bài toán cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. Nhẩm nhanh kết quả giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học. Từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong các bài tập, lựa chọn cách làm tốt nhất cho các dạng toán tính nhẩm. Để thực hiện cách tính cộng, trừ, nhân, chia nhẩm của các tiết đã học vào các tiết học liên tiếp, cũng như trong thực tiễn một cách chủ động và sáng tạo. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Dựa vào nội dung chương trình và những dạng toán cụ thể đã thống kê ở lớp 2, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng học toán lớp 2, vốn kiến thức huy động, có thể phân nội dung tính nhanh, tính nhẩm theo mạch kiến thức chương trình môn toán lớp 2 như sau. Bảng cộng + Phép cộng có tổng bằng 10 + 9 cộng với một số 9+5 + 8 cộng với một số 8+ 5. + 7 cộng với một số 7+ 5 + 6 cộng với một số 6+ 5 + Phép cộng có tổng bằng 100 Bảng trừ + Số tròn chục trừ đi mộ số. + 11 trừ đi một số 11- 5. + 12 trừ đi một số. 12- 8. + 13 trừ đi một số 13- 5. + 14 trừ đi một số 14- 8. + 15,16,17,18 trừ đi một số. Bảng nhân + Bảng nhân 2. + Bảng nhân 3. + Bảng nhân 4. + Bảng nhân 5. Bảng chia. + Bảng chia 2. + Bảng chia 3. + Bảng chia 4. + Bảng chia 5 Từ việc nhận dạng được các dạng toán tính nhanh, tính nhẩm tôi đã đưa ra 3 giải pháp sau: Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân chia. Giải pháp 2: Hoạt động trò chơi và cách tiến hành trong dạnh toán tính nhẩm, tính nhanh. Giải pháp 3: Tổ chức học nhóm. Phân tích cụ thể từng giải pháp và từng dạng toán như sau: b1. Giải pháp 1. Rèn học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Sau khi hướng dẫn học sinh lập xong các bản cộng, trừ, nhân, chia giáo viên tiến hành hướng dẫn đọc thuộc ngay trên lớp, bằng hình thức đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp, trong quá trình hướng dẫn đọc thuộc bảng giáo viên kết tìm ra các đặc điểm riêng biệt của tầng dạng toán áp dụng tính nhẩm để các em dễ nhận biết và đọc thuộc một cách tự nhiên, thuộc một cách có hệ thống. Giáo viên ghi vào bảng phụ dán vào góc lớp cho các em tiếp xúc thường xuyên, kiểm tra bài vào 15 phút sinh hoạt, phối hợp với phụ huynh, nhờ phụ huynh nhắc nhở các em về đọc thuộc. Với những hình thức cụ thể như vậy, chắc chắn học sinh các lớp sẽ thuộc ngay các bảng cộng, trừ, nhân, chia một cách thuần thục và có hệ thống. Đến khi áp dụng vào các bài tập tính nhẩm, học sinh sẽ làm được bài rất tốt. Đặc điểm cấu trúc của toán lớp 2 là có tính kế thừa kiến thức ở bài trước và phát triển ở mức độ cao hơn. Lại có tiết cũng cố kiến thức từ căn bán đến kiến thức đã được phát triển qua tiết luyện tập cụ thể như sau: Khi học bài “ 9 cộng với một số 9 + 5”. (Trang 15 Sách giáo khoa toán 2). Có thể tiến hành như sau: Bài 1: Tính nhẩm ( Trang 15 sách toán lớp 2) 9 + 3 9 + 6 = 9+ 8 = 9+ 7 = 9+ 4 = 3 + 9 = 6 + 9 = 8+ 9 = 7+ 9 = 4+ 9 = Với yêu cầu học sinh tính nhẩm của đề bài, dạng bài tập này học sinh đã được đọc thuộc bảng cộng như tôi hướng dẫn, chắc chắn các sẽ hoàn thành bài tập một cách trọn vẹn. Đồng thời cũng cố kiến thức cũ, nhận biết trực giác về tính giáo hoán của phép cộng “ Khi đổi chổ các số hạng thì tổng không thay đổi”, nên học sinh nhẩm ngay được kết quả của phép tính thứ 2. Ở bài tập 2 tuy dạng toán là tính theo cột dọc nhưng kiến thức áp dụng thì hoàn toàn là kiến thức vừa học ở bảng 9 cộng với một số, điều này giúp học sinh khắc sâu kiên thức hơn. 9 9 9 7 5 + + + + + 2 8 9 9 9 Đến bài tập 3: Đã có sự phối kết hợp giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, học sinh có quyền lựa chọn cách tính thuận tiện và nhanh nhất. Có thể áp dụng kiến thức đã học ở bài phép cộng có tổng bằng 10 để làm bài toán này. Bài 3: Tính ( Trang 15) 9 + 6 + 3 = 9 + 4 + 2 = 9 + 9 + 1 = 9 + 5 + 3 = Giáo viên yêu cầu học sinh chọn cách giải phù hợp , chẳng hạn 9 + 9 + 1 = 18 + 1 = 19 hay 9 + 9 + 1 = 9 + 10 = 19 Bài 9 cộng với một số 9+ 5 được ứng dụng ở mức độ cao hơn khi sang đến bài 29+5 và 49+ 25. Dựa vào kiến thức nền tảng của bảng 9 cộng với một số, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Bài1 (Trang 22 SGK toán lớp 2). Tiếp tục ôn lại kiên thức cũ giúp học sinh thực hiện dạng toán tính nhanh tính nhẩm một cách thuần thục hơn. + Các dạng 8+ 5; 7+ 5; 6+ 5 ta thực hiện như dạng trên. Phép trừ Bài 11 trừ đi một số 11- 5 Giáo viên giúp học sinh lập bảng trừ, hướng dẫn đọc thuộc bảng một cách có hệ thống, lôgich để giúp học sinh nhớ sâu và nhớ lâu bảng trừ. Dựa vào bảng đã đọc thuộc học sinh thực hiện tính nhẩm cho ra kết quả nhanh nhất, đặc biết ở các bài tập trong bảng trừ lại tiếp tục ôn lại kiến thức của các bảng cộng đã học, với mục đích giúp học sinh nhận thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa phép cộng và phép trừ. Ví dụ: Bài 1: Tính nhẩm ( SGK Toán lớp 2) 9+ 2 = 8+ 3 = 7+ 4 = 6+ 5 = 2+ 9 = 3+ 8 = 4+ 7 = 5+ 6 = 11- 9 = 11- 8 = 11- 7= 11- 6= 11- 2 = 11- 3 = 11- 4= 11- 5= Ở kiến thức này còn giúp học sinh ghi nhớ cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng. Dựa vào cách tính nhẩm bài 11 trừ đi một số 11- 5 học sinh vận dụng tính nhẩm ở các bài tiếp theo. Bảng nhân Bảng nhân 2. Giáo viên tiến hành giúp học sinh nhận ra 2 được lấy bao nhiêu lần thì nhân với bấy nhiêu lần, từ đó học sinh có thể dễ dàng lập được bảng nhân 2. Sau khi lập xong bảng nhân giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng nhân 2 sau khi đọc thuộc bảng nhân học sinh thực hiện tìm nhanh kết quả ở bài tập 1 trang 95 SGK lớp 2 2x 2 = 2x 8 = 2x 7 = 2x 4 = 2x 10= 2x 5 = 2x 6 = 2x 1 = 2x 9 = 2x 3 = Tương tự với các bảng nhân, chia 2, 3, 4,5. Bài 2 trang 111 (SGK lớp 2) Tính nhẩm 2x 6 = 2x 8 = 2x 2 = 2x 1 = 12: 2 = 16: 2 = 4 : 2 = 2 x 2 = Ở bài này đã ôn lại kiến thức phép nhân, phép chia và cho học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia từ đó ứng vào dạng toán muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. b2.Giải pháp 2: Hoạt động trò chơi trong dạng toán tính nhẩm, tính nhanh. Để tạo hứng thú học tập đồng thời để củng cố khắc sâu và kích thích sự nhanh nhẹn của học sinh, Tôi đã vận dụng một số trò chơi để thực hiện những bài toán yêu cầu tính nhẩm. Với các bài toán yêu cầu nêu nhanh kết quả thì hình thức trò chơi toán học rất cần được áp dụng , trò chơi đã khơi gợi được tính tò mò, nhu cầu muốn tìm tòi học hỏi của học sinh. Khi tổ chức một trò chơi giáo viên cần giới thiệu Tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi: giáo viên vừa hướng dẫn, vừa thực hành. Nêu rõ luật chơi, số người tham dự, thời gian trò chơi. Chơi thử để nhấn mạnh cách chơi. Tổ chức học sinh chơi thật . Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự Khen ngợi các đội thắng cuộc chơi đúng luật, phạt các đội chưa có kết quả tốt trong trò chơi sao cho người chơi chấp nhận và thấy thoải mái và tự giác làm cho tro chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh . Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng những hình thức vui nhộn, đơn giản( ví dụ : hát, múa, đọc thơ.) Các trò chơi và cách tổ chức chơi. Trò chơi : Ong đi tìm nhụy. (Áp dụng vào các bài tập tính nhẩm của phép cộng, phép trừ, trong chương trình) Bài 1: Tính nhẩm ( SGK trang 69, Bảng trừ.) Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố được các bảng trừ đã học. Chuẩn bị: Hai bông hoa, mỗi bông 5 cánh, trên mỗi cách hoa ghi các phép tính 11-3; 12-5; 13- 7; 14-9; 15-6 gắn lên bảng. Mặt sau có dán năm châm hoặc keo dán 2 mặt. 10 con ong trên mình ghi các kết quả. Mặt sau có dán nam châm hoặc keo hai mặt. Cách chơi: Chọn 2 đội mỗi đội 4 em, giáo viên chia bảng làm hai gắn mỗi bên một bông hoa năm cánh và 5 chú ong bên dưới không theo thứ tự giữa phép tính và kết quả, đồng thời giới thiệu trò chơi: có 2 bông hoa trên cánh là phép tính của mỗi phép tính còn chú ong sẽ chở kết quả đi tìm phép tính của mình, nhưng những chú ong này không biết phải chở kết quả này đến cánh hoa nào cho đúng, vậy các em hãy giúp các chú ong này đi nào. Hai đội xếp thành hang khi nghe khẩu hiệu bắt đầu thì lần lượt mỗi bạn chạy lên nối chú ong có phép tính với cánh hoa có kết quả đúng sau đó về trao phấn cho bạn tiếp theo, các em làm lần lượt cho đến hết. đội nào nhanh và đúng nhất là đội chiên thắng. Sau đó công bố đội thắng – thua. Trò chơi : Nhanh như chớp ( Áp dụng ở các bài tập tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia trong bảng có thể sử dụng ở phần thực hành các tiết bài mới cũng như các tiết luyện tập cũng cố.) Bài 2 Tính nhẩm( Trang 111, SGK Toán 2. Bài Luyện tập) Mục đích. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức, hoặc ôn lại các bảng nhân, chia 2 nhận thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Giúp học sinh linh hoạt nhạy bén hơn khi học toán. Chuẩn bị: Giáo viên ghi sẵn các phép tính trên bảng. 2x6= 2x8= 2x2= 2x1= 12:2= 16:2= 4:2= 2:2= Cách chơi: Giáo viên gọi 1 học sinh làm phép tính thứ nhất, sau khi làm xong bạn ấy gọi tên bất kì bạn nào trong lớp nêu kết quả của phép tính tiếp theo, cứ như vậy cho đến hết. Bạn nào không nêu đúng kết quả của phép tính thì bạn đó thua cuộc. Trò chơi: Tìm lá cho hoa Mục đích: Ôn lại các bài toán tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia trong bảng, cộng trừ các số tròn chục tròn trăm. Chuẩn bị 2 bông hoa 5 cánh bằng bìa cứng có gắn năm châm hoặc keo hai mặt. - 10 chiếc lá bằng bìa cứng có gắn năm châm. Cách chơi: cài 2 bông hoa và các chiếc lá lên bảng rồi giới thiệu: trên bông hoa là kết quả của phép tính, trên những chiếc lá là các phép tính tương ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng và đẹp. Hai đội mỗi đội xếp thành một hang khi nghe hiệu lệnh hai đội bắt đầu chơi. Đội nào nhanh có nhiều kết quả đúng sẽ thắng cuộc. Qua các trò chơi tôi nhận thấy các em rất thích thú học tập, tính nhẩm nhanh hơn, nhạy bén và chính xác, áp dụng trò chơi trong dạng bài tính nhẩm, tính nhanh thật sự mang lại hiệu quả cao. b3. Giải pháp 3: Tổ chức học nhóm Tổ chức học nhóm là hình thức dạy học mới, đó là một trong những hình thức học tập phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này học sinh được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động học thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình. Phương pháp học theo nhóm khai thác được vốn kiến thức các em đã được tích lũy và vận dụng làm vào bài tập có hiệu quả cao. Để giúp học sinh ôn lại kiến thức các bảng cộng, trừ, nhân, chia giáo viên tổ chức cho học sinh học nhóm, nhiệm vụ của nhóm trưởng là kiểm tra các thành viên TỔ CHỨC HỌC NHÓM trong nhóm mình thuộc các bảng cộng trừ, nhân, chia đã học, đồng thời hỏi ngẩu nhiên các phép tính có trong bảng để các bạn trả lời. Bên cạnh đó giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập bổ sung cho các nhóm luyện tập thêm ở nhà. c. Mối liên hệ giữa giải pháp biện pháp. Trong quá trình thực hiện các dạng tính nhanh, tính nhẩm tôi thực hiện thường xuyên liên tục, hướng dẫn học sinh cách vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán tính nhẩm một cách linh hoạt và có hiệu quả cao nhất. Linh động ra thêm các bài tập dạng tính nhanh, tính nhẩm để các em luyện thêm trong các tiết học phụ đạo, dạy Sequap. Để các em thuần thục hơn khi gặp các bài toán yêu cầu tính nhanh tính nhẩm. d . Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Khi áp dụng đề tài “Rèn kĩ năng tính nhanh tính nhẩm cho học sinh lớp 2H” tôi nhận thấy các em thực hiện tính nhanh, tính nhẩm thuần thục hơn, nhanh và chính xác hơn. Các em rất hứng thú trong học tập, mạnh dạn phát biểu trong giờ học. Hoàn thành nhanh chóng các dạng toán tính nhẩm . Tôi tiến hành kiểm tra lại dạng toán tính nhẩm và thu được kết quả ngoài mong đợi. Qua khảo sát cuối học kì I năm học 2018-2019 tôi thu được lại kết quả thu được như sau. Lớp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ% 2 H 26 10 40 16 60 0 0 Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá dạng toán tính nhẩm học sinh trong khối ta thấy hiệu quả rất cao, số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, đặc biệt tôi cũng đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài tập. Muốn học sinh làm bài tập một cách thuần thục, đầu tiên các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi một dạng bài tập cụ thể, đều có một hình thức tổ chức riêng. Có thể làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân. III. Phần kết luận kiến nghị Kết luận: Trong quá trình dạy tôi thấy mạch kiến thức các bái tập tính nhanh rất đa dạng. Vì thế tôi đã nghiên cứu tìm tòi và rút ra được nhiều điều kiện cần phải có đối với mỗi người giáo viên khi dạy toán: Đam mê nhiệt huyết với công việc, đặ
Tài liệu đính kèm: