Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hay cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hay cho học sinh Lớp 2

TỔNG QUAN

* Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm

- Đối tượng: Đối với phân môn Tập đọc thì đối tượng dạy học chủ yếu tập trung

ở học sinh Tiểu học. Vì vậy đối tượng nghiên cứu tập trung ở học sinh đầu cấp

Tiểu học mà cụ thể là học sinh lớp 2A5 mà tôi đang làm giáo viên chủ nhiệm.

- Phạm vi: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nơi tôi đang công tác là một

ngôi trường nằm trong địa bàn quận Thanh Xuân. Là một ngôi trường đang lớn

mạnh và phát triển tuy nhiên mặt bằng học sinh chưa đồng đều.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương

pháp sau:

3/26RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2

1.Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm

hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên.

2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp

học sinh, giáo viên dùng phiếu thăm dò.

3. Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.

4. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm.

5. Dạy thực nghiệm.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 923Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hay cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu
tiên", "con hươu", "cấp cứu"
 . Đọc đúng các âm cuối:
 VD: Học sinh có ý thức không đọc "thủa nào" "quai lại", "mịm
màng" mà phải đọc là: " "thưở nào" "quay lại", "mịn màng"
 . Đọc đúng các dấu thanh do địa phương hay do ngọng thành thói quen.
 VD: Không đọc "lá chá", "bớ ngớ" mà đọc là "lã chã", "bỡ ngỡ".
 Ngoài ra đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào
nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.
Trong một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở một số câu
dài để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) mà không tính
đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng lô gích.
VD: Trường mới xây trên/nền ngôi trường lợp lá cũ.
 (Ngôi trường mới - Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
10/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
Hoặc trong một số bài thơ, học sinh hay mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến
nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ, (tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh
khi đọc từng
câu thơ). Với thơ 4 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng sẽ ngắt nhịp 2/3
hoặc
3/2, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chân 2/2/2 nên đã ngắt nhịp sai như:
 "Những ngôi/sao thức/ngoài kia/
 Chẳng bằng/mẹ đã/thức vì/chúng con"
 (Bài Mẹ - TV lớp 2 - Tập 1)
Hay:
"Yêu thương em/ngắm mãi
Những điểm 10 cô cho.
.....
 Trên thực tế, ngay cả một số giáo viên cũng còn lúng túng trong việc xác
định chỗ ngắt giọng trong một câu văn hay cho ngắt nhịp trong một câu thơ.
 Sau đây là một số kinh nghiệm giáo viên có thể vận dụng để hướng dẫn học
sinh ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Khi ngắt giọng trong một câu văn hay ngắt nhịp
trong một câu thơ cần đảm bảo nguyên tắc:
 Không được tách 1 từ ra làm 2.
 VD: Không đọc "Đến bây / giờ Dê Trắng
 Vẫn gọi hoài "Bê ! Bê!"
mà phải đọc:
 Đến bây giờ / Dê Trắng
 Vẫn gọi hoài/ "Bê/ Bê".
Vì vậy 2 câu thơ:
 "Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con".
sẽ phải ngắt như sau:
 "Những ngôi sao /thức ngoài kia
11/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
 Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con".
 Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm.
 Ví dụ: Không đọc
 "Em cầm tờ / lịch cũ
 Ngày hôm qua đâu rồi"
mà phải đọc:
 "Em cầm / tờ lịch cũ
 Ngày hôm qua đâu rồi ".
Hay không được ngắt giọng như sau:
 "Cô tiên phất chiếc / quạt màu nhiệm"
 (Bài Bà cháu - TV lớp 2 - Tập 1).
mà phải ngắt:
 "Cô tiên phất / chiếc quạt màu nhiệm"
 Không tách giới từ với danh từ đi sau nó. 
 VD: Không đọc
 "Thế là trong / lớp chỉ còn mình em viết bút chì"
 (Bài Chiếc bút mực - TV lớp 2 - Tập 1)
mà cần đọc là:
 "Thế là trong lớp / chỉ còn mình em viết bút chì"
....
 Không ngắt giọng sau một hư từ (vì hư từ gắn bó chặt chẽ với bộ phận đi
sau nó tạo thành ngữ đoạn mang trọng âm - do đó không được ngắt giọng sau
hư từ là những tiếng không mang trọng âm trong lời nói).
VD: Không đọc
 "Nhưng sáng mai em sẽ / làm ạ!"
Hoặc câu thơ lục bát
 "Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
Nếu ngắt theo nhịp đôi bình thường thì ta sẽ ngắt nhịp sau tiếng "đã" - ngắt
như vậy sẽ không chính xác mà câu thơ này sẽ phải ngắt theo nhịp 3 - 5.
12/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
 "Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con".
 Dựa vào quan hệ cú pháp và nghĩa sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt
nhịp đúng. Ví dụ: 
Câu:
 "Yêu thương /em ngắm mãi
 Những điểm 10 cô cho"
không ngắt:
 "Yêu thương em / ngắm mãi
 Những điểm 10 cô cho".
Hay câu: "Những bông hoa mầu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm"
 (Bài Bông hoa niềm vui - TV lớp 2 - Tập 1).
không ngắt: "Những bông hoa/ màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi
sớm"...
Từ sự phân tích trên, ta thấy khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho một tiết Tập
đọc, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định và
chỉ ra được những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài.
Tuy nhiên, với từng bài cụ thể, ngoài việc dựa vào một số nguyên tắc ngắt
giọng khi đọc trên đây, chúng ta cũng phải tính đến việc ngắt giọng có ý đồ nghệ
thuật của tác giả. Để hiểu và ngắt giọng cho đúng.
Ngoài ra, việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy,
nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đọc lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể.
Với câu cầu khiến cần phải nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cần
khiến khác nhau.
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
- Trình tự và biện pháp luyện đọc đúng: Để giúp học sinh có thể đọc đúng toàn
bài, giáo viên có thể tổ chức luyện đọc đúng cho học sinh thông qua nhiều bước
từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp:
+ Luyện đọc từ "ngữ" khó.
+ Luyện đọc câu "liên câu" 
13/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
+ Luyện đọc đoạn.
Để tổ chức tốt một giờ dạy tập đọc trên lớp, khi chuẩn bị bài ( xây dựng kế
hoạch bài dạy) giáo viên phải dự tính những lỗi phát âm mà học sinh lớp mình,
vùng mình hay mắc phải để xây dựng phương án dạy học phù hợp, luyện đọc có
trọng tâm (đúng những từ ngữ thực sự khó đọc - học sinh hay nhầm lẫn). Ví dụ:
Ở Quảng Ninh hay mắc các lỗi phát âm như: Lẫn âm l, n không phát âm chính
xác ba âm tr, r, s.
(VD: Nước chong, cá dô, chim xáo...).
Trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho việc luyện đọc từ ngữ khó chỉ có
một giới hạn nhất định, vì vậy không nên luyện đọc tràn lan mà lên phân loại
như: Từ khó đọc phần âm, từ khó đọc phần vần - để định hướng cho học sinh
khi tự phát hiện từ khó trong bài hoặc trong một bài khi cần luyện đọc phân biệt
các âm đầu n, l; ch, tr; x, s thì cũng nên đọc các từ điển hình giúp học sinh
phân biệt, nắm được cách đọc, từ đó có thể đọc tốt các từ còn lại tương tự mà
không nhất thiết phải luyện đọc tất cả các từ khó có trong bài.
VD: Trong bài "Gọi bạn" tôi sẽ cho học sinh luyện đọc các từ sau:
- Thuở ( học sinh hay đọc nhầm âm cuối thành "thủa").
- Rừng xanh.
- Sâu thẳm.
- Lang thang.
- Khắp nẻo.
Với các từ ngữ trên đây mà tôi chọn để luyện đọc cho học sinh gần như có
mặt đầy đủ các đại diện về âm - vần cần luyện đọc trong bài (phân biệt r - d; x -
s; l - n)
Khi luyện đọc tôi sẽ cho các em nêu cách đọc các âm hay nhầm lẫn - Qua đó
các từ ngữ khác tương tự còn lại trong bài các em sẽ vận dụng và đọc tốt (VD
trong bài còn các từ: Năm, nào, sống, suối, lấy...)
 Tương tự như vậy, khi hướng dẫn học sinh ngắt giọng tôi sẽ chọn những câu
mà chỗ cần ngắt giọng không hoàn toàn trùng với dấu câu, sau đó cho học sinh
14/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
tự tập xác định chỗ ngắt giọng - qua đó dần hình thành cho các em quy tắc ngắt
giọng khi đọc cho phù hợp - tuy không nêu ra thành lời nhưng học sinh cảm
nhận bằng trực giác thông qua quá trình luyện tập thường xuyên. VD:
 Câu: “ Vì vậy, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, / cô bé lại loạng choạng / và cuối
cùng / ngã phịch xuống đất.// ”, chúng ta sẽ nhấn giọng vào các từ: kéo, loạng
choạng, ngã phịch. Ngoài ra học sinh cũng cần biết cách nghỉ hơi đúng theo dấu
câu, nghỉ hơi ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm, biết lên giọng ở cuối câu
hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể .v.v..
Để rèn đọc đúng cho học sinh, trong các tiết Tập đọc ta thường dùng hình
thức đọc thành tiếng. Vì dùng hình thức này, giáo viên dễ dàng theo dõi và uốn
nắn kỹ năng đọc đúng cho học sinh.
Đầu tiên là giáo viên đọc mẫu, sau đó học sinh luyện đọc từ, câu, rồi đến
luyện đọc đoạn, cả bài, các bước dậy đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp thông qua nhiều vòng hoạt động và nhiều hình thức phong phú như đọc nối
tiếp từng câu, đọc nối tiếp từng đoạn, đọc cá nhân, đọc đồng thanh có tác dụng
thay đổi nhịp điệu giờ học, tạo hứng thú và luyện đọc cho học sinh, tránh được
sự nhàm chán do phải kéo dài một hình thức luyện đọc.
* Luyện đọc nhanh:
- Đọc nhanh :( Còn gọi là đọc lưu loát)
Là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, không ngắc
ngứ, vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (không vừa đọc vừa đánh vần -
đây là một trong những mục tiêu của các bài tập đọc lớp 2). Tốc độ đọc phải đi
song song với sự tiếp nhận có ý thức về bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích
khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe
thì đọc phải xác định tốc độ nhanh, nhưng để cho người nghe kịp hiểu được. Vì
vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc chấp nhận được của
đọc nhanh khi đọc thành tiếng là trùng hợp với tốc độ của lời nói (khi đọc thầm
tốc độ sẽ nhanh hơn.)
15/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
- Biện pháp luyện đọc nhanh:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học
sinh theo tốc độ đã định. Ngoài ra giáo viên còn có thể điều chỉnh tốc độ bằng
cách giữ nhịp đọc. Khi học sinh đọc thầm giáo viên có thể xem học sinh đọc đến
đâu để kiểm tra tốc độ đọc thầm.
Giáo viên có thể đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và
dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút.
Việc rèn đọc nhanh cho học sinh phải thường xuyên trong các tiết tập đọc.
Nếu có em nào đọc chậm, chưa đảm bảo tốc độ thì giaó viên cũng cần quan tâm
dành nhiều cơ hội cho em đó được luyện đọc trong các tiết tập đọc.
* Dạy đọc hiểu :
- Đọc hiểu (hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc ) ở đây muốn nói
đến kỹ năng làm việc với văn bản chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ khác
nhau như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề... cụ thể đối với lớp 2 là các
em nắm được các nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm); tình tiết của câu chuyện,
nghĩa đen và nghĩa bóng đễ nhận ra của các câu văn (câu thơ). Nắm được ý
nghĩa của bài đọc . Khi dạy đọc đúng chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc
thầm. Tuy nhiên, với học sinh lớp 2 kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ
ngoài vào trong này theo hai bước.
Bước 1: Đọc to -> nhỏ -> nhẩm.
Bước 2: (đọc thầm): đọc bằng mắt theo que chỉ hoặc ngón tay -> đọc chỉ có
mắt di chuyển.
Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định
thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo viên
biết để giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản.
Tuy nhiên để hiểu những gì được đọc cần phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ,
cụm từ, câu. Từ đó hiểu được nội dung của cả đoạn, rồi cả bài. Việc chọn từ nào
để giải thích phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Giáo viên cần nắm vững đối
16/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
tượng học sinh để lựa chọn từ giải thích cho phù hợp: (Có những từ khó đối với
học sinh Thành phố nhưng không khó với học sinh nông thôn hoặc ngược lại).
- Biện pháp dạy đọc hiểu:
 Hiểu từ là bước quan trọng trong dạy đọc - hiểu, phần lớn những từ khó
trong bài đọc được chú thích trong sách giáo khoa. Tuy nhiên sử dụng phần chú
thích nghĩa của từ trong sách gíáo khoa như thế nào? Trong nhiều tiết dạy tập
đọc ở lớp 2 giáo viên thường giúp học sinh hiểu từ bằng cách để các em đọc chú
thích trong sách giáo khoa.
 Việc nhắc lại nghĩa của từ được nêu trong chú thích nhưng không đưa
những từ ngữ đó vào ngữ cảnh của văn bản chỉ mới giúp học sinh nhận biết
nghĩa của từ chứ chưa thực sự hiểu nó. Hiểu từ là tự mình có thể giải thích được
từ ấy, rồi có thể vận dụng điều mình có thể giải thích ấy vào việc nắm bắt nội
dung văn bản đọc. Về lâu dài việc hiểu rõ ràng các từ như vậy giúp học sinh có
thể sử dụng chúng một cách thích hợp trong những ngữ cảnh khác. Hơn nữa
không phải chú thích nào trong sách giáo khoa cũng cụ thể, rõ ràng đối với học
sinh. Chẳng hạn:
 Đặc ân: Là ân đặc biệt.
 Êm đềm: Là yên tĩnh.
 (Bài Sông Hương - TV2 - Tập II)
Hay:
 Chuyên cần: Là chăm chỉ. (Bài Kho báu - TV 2 - Tập II)
...
Do vậy, giáo viên có thể giải nghĩa, nêu ví dụ cho học sinh hiểu, hoặc gợi ý
cho học sinh làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ nghữ bằng một số
biện pháp như sau:
 Đặt câu với từ cần giải nghĩa.
Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa..
 Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
17/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
 Ngoài ra cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng
dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình...)
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong
phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là
những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2.
Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho giờ tập đọc, giáo viên cần xem
xét hệ thống câu hỏi trong sách học sinh để có sự điều chỉnh cho phù hợp với
đối tượng học sinh của mình. Có thể chọn, bổ sung hay chẻ nhỏ các câu hỏi
trong sách giáo khoa nếu cần và xác định các đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy. VD:
đồ dùng trực quan, (tranh, ảnh, vật thật), bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc...
*) Kiểm tra đánh giá phân loại học sinh.
- Đầu năm học thông thường nhà trường tổ chức kiểm tra khảo sát chất
lượng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng và đánh giá học sinh. Nhưng thường
các bài khảo sát của nhà trường đầu năm là bài kiểm tra viết ít chú trọng đến bài
tập đọc, cho dù có cũng chỉ đánh giá ở thang điểm 5. Nhân dịp kiểm tra này tôi
thảo luận cùng các đồng nghiệp cho học sinh khảo sát phần tập đọc một bài
riêng với thang điểm 10 vừa lấy tài liệu cho khối vừa lấy cơ sở đánh giá kĩ năng
đọc và có biện pháp rèn đọc kịp thời ngay từ đầu năm cho các đối tượng học
sinh đọc tốt, khá, trung bình hoặc đọc yếu kém.
- Về cơ bản tôi đã phân loại học sinh theo kĩ năng đọc theo các dạng sau:
+ Học sinh đọc yếu kém.
+ Học sinh đọc trung bình.
+ Học sinh đọc trên trung bình nhưng còn một số thiếu sót
(ngắt nghỉ sai, có hướng đọc diễn cảm nhưng chưa chính xác).
+ Học sinh đọc khá tốt.
*) Phương pháp rèn đọc cho học sinh đọc yếu kém:
- Học sinh đọc yếu thường có tâm lí chung là ngại đọc, lúng túng khi
được gọi đọc hoặc kiểm tra đọc do vậy cần chú ý tới tạo tâm thế cho học sinh
trước khi đọc: tư thế đọc của học sinh, đứng hoặc ngồi cần ngay ngắn, cầm sách
bằng hai tay, sách phải được mở rộng, khoảng cách từ mắt đến tay phải từ 30 -
35cm. Khi cô gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. 
 Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng không phải
để cho cô giáo, thầy giáo nghe mà cả lớp cùng nghe nên cần đọc đủ cho cả lớp
nghe rõ. Nhưng cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên, ở điểm này
18/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
giáo viên cần kiên nhẫn động viên các em luyện tập để chất lượng đọc ngày
càng tốt hơn.
- Học sinh đọc yếu kém còn là những học sinh có kĩ năng đọc thành tiếng
chưa đạt ở mức độ thứ nhất tức là mức độ đọc đúng. Chẳng hạn, học sinh đọc
còn ê a ngắc ngứ, đọc lí nhí đọc còn sai nhiều ở chữ cái và âm tiết Tiếng Việt,
chưa có khả năng đọc đúng các thể loại văn bản khác nhau.
- Đối với dạng học sinh sai kiểu này tôi thường chú trọng đến việc luyện
đọc và phát âm đúng. Tức là phải thường xuyên luyện theo mẫu (mẫu của thầy
và mẫu của bạn), thông qua cách phát âm của giáo viên học sinh được trực tiếp
quan sát và bắt chước theo, học sinh sẽ nhanh chóng học được cách phát âm
đúng tiếng, đúng từ và tròn câu. 
 Thông qua các tiết học như Luyện từ và câu (trong các tiết tìm từ đặt
câu), Chính tả (trong phần tìm và viết lại từ dễ lẫn) hoặc trong các phần phân
tích mẫu minh hoạ ngắn của các môn học tôi thường ưu tiên cho dạng học sinh
này đọc và phân tích kĩ, sửa sai và nhắc nhỡ kịp thời để học sinh có cơ hội sửa
chữa, những học sinh có tiến bộ tôi thường biểu dương để những học sinh khác
học tập và có hướng phấn đấu, sửa sai.
 Trong bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” Tập đọc Tuần 20 có các từ: rõ
ràng, hoành hành, dõng dạc.
- Sau khi học sinh có tiến bộ tôi tiếp tục ưu tiên luyện đọc cho học sinh
thông qua các bài đọc dễ, có từ tương đối dễ đọc và có câu ngắn như các bài thơ,
văn vần có câu ngắn dễ đọc và nâng dần độ khó ở giai đoạn sau.
 Đây là những bài thơ có câu ngắn dễ đọc,dễ phát âm học sinh yếu sẽ có cơ
hội đọc đúng và tự tin hơn. Sau đó tôi nâng dần độ khó với những bài văn bài
thơ khác như:
 + Bài : Gió
Gió ở rất xa/ rất rất xa
Gió thích/ chơi thân/ với mọi nhà/
 Gió cù khe khẽ /anh mèo mướp/
Rủ đàn ong mật/ đến thăm hoa//
 Gió đưa những cánh diều/ bay bổng//
 Gió ru cái ngủ/ đến la đà//...........
Từ việc nâng dần độ khó cho học sinh yếu, các em sẽ cải thiện được khả
năng đọc của mình, có hứng thú hơn với phân môn tập đọc.
*) Rèn cho những học sinh có mức đọc trung bình:
19/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
 Những học sinh đọc trung bình tức là những học sinh đọc tương đối đạt
về tốc độ so với học sinh lớp 3 khoảng từ 20 – 25 chữ/phút. Tuy nhiên, vẫn còn
một số sai sót về chữ cái và âm tiết tiếng Việt.
 Do tiếng Việt có nhiều phương ngữ nhiều địa phương có cách phát âm
khác nhau ít nhiều ảnh hưởng đến cách phát âm đúng chuẩn của học sinh. 
 Ví dụ : Học sinh đọc sai các âm vị là phụ âm đầu trong tiếng Việt như
“cái nón” đọc thành “cái lón”; “lúa nếp” đọc thành “ núa nếp”, là sai do
không phân biệt được cặp phụ âm l/n.
- Đọc không phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm giữa
vần. 
 Ví dụ : “lúa chiêm” đọc thành “lúa chim”, “quả chuối” đọc thành “quả
chúi”, là không phân biệt được hai âm vị nguyên âm giữa vần i/iê  u/uô 
- Đọc không phân biệt các âm vị là phụ âm cuối vần. 
Ví dụ : “sướt mướt” đọc thành “sước mước”  
Đọc không phân biệt được các thanh điệu ?/~. 
 Ví dụ: “lãng đãng” đọc thành “lảng đảng”, “ngựa gỗ” đọc thành “ngựa
gổ”,
Đối với những học sinh thường đọc sai theo các dạng đã nêu trên việc rèn
cho học sinh là tương đối khó, vì đây là những lỗi sai do cách phát âm ảnh
hưởng phương ngữ. Tuy nhiên, giáo viên cần rèn luyện cho mình cách đọc đúng
chuẩn để làm mẫu và sửa sai cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể dùng
những học sinh đọc tốt phát âm chuẩn làm mẫu cho học sinh này noi theo. Khi
học sinh đọc sai giáo viên cần sửa sai ngay tại chỗ, nếu học sinh làm chưa thật
tốt giáo viên ghi vào sổ ghi chép hàng ngày để có biện pháp hỗ trợ vào dịp
khác.
- Ngoài ra, tôi cũng thường luyện cho học sinh đọc đúng các từ có âm đầu
dễ lẫn như: Làm việc, nó nói, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khoẻ khoắn, và cũng
thường xuyên rèn cho học sinh đọc các âm khó như: chai rượu, con hươu, đêm
khuya, lưu luyến, cái rìuv..v.. 
*) Rèn đọc cho những học sinh ngắt nghỉ sai khi đọc và có hướng diễn
cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc:
- Đây là dạng học sinh có khả năng đọc to, rõ từ, đọc đúng chính âm phụ
âm tuy nhiên còn có hạn chế về kĩ năng ngắt nghỉ chưa đúng chỗ làm cho câu từ
bị gãy vụn, bị bóp méo, biến thể về nội dung văn bản. Chắc hẳn ai cũng có nghe
qua câu chuyên vui kể về một học sinh đọc bài như sau: 
- Một anh thanh niên đi vào nhà/đầu đội nón lá dưới chân/đi đôi dép cao
trên trán/lấm tấm mồ hôi.
20/26
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HAY CHO HỌC SINH LỚP 2
- Câu chuyện trên đôi lúc như đùa nhưng đó lá một tai hại lớn cho cả
người đọc lẫn người nghe, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong trường
tiểu học hiên nay hiện tượng như tôi vừa nêu ra trên đây không phải là hiếm
thấy mà là thường gặp,và thường gọi đó là cách đọc nhát gừng, vậy đối với
trường hợp này ta phải khắc phục như thế nào?
- Như chúng ta đã biết, đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi nghỉ
hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở
dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tôi đã dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ
pháp để xác định cách ngắt nhịp cho đúng các câu,nghỉ hơi giữa các cụm từ.
- Đối với một bài thơ, bài văn, câu thơ, câu văn học sinh đọc cá nhân chưa
ngắt nghỉ hơi đúng hoặc đọc sai nhiều như dạng đọc vừa vừa nêu ở trên tôi cho
học sinh khác đứng tại chỗ hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt và cho học sinh
đọc đồng thanh. Việc đọc đồng thanh trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp
học vui tươi, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học
sinh được đọc thành tiếng. Đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận
thấy những sai sót mà mình còn vướng phải để có điều kiện sửa chữa.Tuỳ theo
từng bài từng mức độ đọc của học sinh mà tôi cho học sinh đọc đồng thanh cả
bài hoặc 1 - 2 câu văn
- Ngoài những học sinh đọc sai kiểu nhát gừng như đã 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_hay_cho_hoc_sinh_lop_2.pdf