Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1 Tính mới của sáng kiến:

Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành

những năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc

nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.

Phân môn tập đọc hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc

với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc

sống. Đọc giúp các em học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp

và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác.

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và

hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần

hình thành nhân cách của người Việt Nam.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1855Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: 
- Hội đồng Sáng kiến Trường Tiểu học Thanh Lương B 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi công tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng 
kiến 
1 Nguyễn Thị Thanh 07/02/1991 
Trường Tiểu 
học Thanh 
Lương B 
Giáo 
viên 
giảng 
dạy lớp 
2. 
Đại học 
Sư phạm 
Tiểu học 
100% 
1.Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: « Rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
lớp 2 đạt hiệu quả. » 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Tiếng Việt) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/09/2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1 Tính mới của sáng kiến: 
 Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành 
những năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc 
nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. 
Phân môn tập đọc hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc 
với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc 
sống. Đọc giúp các em học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp 
và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. 
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và 
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần 
hình thành nhân cách của người Việt Nam. 
5.2 Nội dung của sáng kiến: 
5.2.1.Tình trạng giải pháp đã biết. 
- Tôi là giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2, tôi luôn 
tìm ra các biện pháp dạy phù hơp và tích cực hướng dẫn cho học sinh đọc đúng. 
- Lớp học có 24 em học sinh. Đa số các em ngoan và chăm học, có đủ 
sách vở và đồ dùng học tập. 
- Các em đọc bài lưu loát, to và rõ ràng, thích học tập đọc. Tuy nhiên 
trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy còn 1 số khó khăn như sau: 
 - Một số em đọc rất chậm, có những chữ các em còn phải đánh vần, đọc 
âm và vần còn lẫn lộn, ngắt nghỉ chưa đúng, giọng đọc ê a.(5/24 em) 
- Học sinh từ lớp 1 lên chỉ biết đọc thành tiếng các bài văn, bài thơ chưa 
đọc đúng các từ khó, chưa ngắt nghỉ giọng đúng ở các dấu câu.(7/24 em) 
- Địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương do có nhiều 
học sinh từ nơi khác chuyển đến nên giọng đọc và phát âm của học sinh chưa 
đúng. Các em phát âm nhầm lẫn l/n; s/x; d/r/gi; th/kh; dấu hỏi/dấu ngã. (8/24 em) 
- Do phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt 
chước như thế. 
 Vì vậy cho nên khi học sinh từ lớp 1 lên Lớp 2 thì các em cần có được kĩ 
năng đọc đúng, phát âm chuẩn. Vậy để kỹ năng đó được hình thành tốt thì vai trò 
của người giáo viên rất quan trọng. Học sinh cần có sự hỗ trợ của giáo viên kịp 
thời ngay khi bị mắc lỗi. Để khắc phục những lỗi phát âm chưa đúng, chưa chuẩn 
của học sinh, giúp các em đọc tốt hơn tôi lựa chọn những biện pháp sau: 
5.2.2. Các biện pháp thực hiện 
a. Rèn phát âm đúng 
 Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải 
biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng 
nhận ra lỗi phát âm của các em là do đâu và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên phải 
tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe lời đọc của bạn mình Sau đó 
giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng và nghe cô đọc 
mẫu. Từ đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác. 
Ví dụ bài: Bạn của Nai Nhỏ 
 Trong bài có một số từ: “ Chặn lối, lo cho con, lao tới, lo lắng những từ này 
có chứa phụ âm đầu là “l/n”. Vì vậy có một số em phát âm thành: “Chặn nối, no 
cho con, nao tới, no nắng.” 
 Với những em phát âm chưa đúng những chữ bắt đầu bằng âm l/n thì tôi 
hướng dẫn các em chú ý đến khẩu hình và cách phát âm. 
+Cụ thể khi phát âm tiếng có chứa âm L: đầu lưỡi nâng lên chạm vào chân 
răng, miệng mở ra lấy hơi uốn lưỡi cong sau đó thả lưỡi xuống tự nhiên. 
+Khi phát âm tiếng có chứa âm N: đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm 
cứng sao cho miệng hơi mở khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. 
 +Giáo viên đọc mẫu. 
+ Gọi học sinh năng khiếu đọc, các em khác theo dõi đọc thầm theo. 
 - Giáo viên gọi 2,3 em đọc, sau đó giáo viên yêu cầu em đọc phát âm chưa 
đúng đọc lại và sửa cách phát âm cho học sinh. 
b. Rèn đọc đúng 
- Đối với lớp 2, giáo viên sẽ đọc mẫu các bài Tập đọc. Vì thế, giáo viên phải 
đọc với giọng to, rõ ràng, mạch lạc thể hiện đúng giọng, lời thoại của các nhân vật. 
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu trong giờ 
tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Đồ dùng dạy học thông thường trong 
tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra, 
giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi câu dài, câu thơ cần luyện đọc. Đối với 
những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu 
cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu 
chấm, ngắt hơi ở phẩy và ở câu văn dài. 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Bạn của Nai Nhỏ” - Tiếng việt 2 - Tập 1. 
- Giáo viên cần hướng dẫn cách đọc câu dài phải ngắt giọng ở dấu “,”và 
dấu “.” 
“ Một lần khác,/ chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống/ thì thấy lão 
Hổ hung dữ/ đang rình sau bụi cây.//” 
“Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc 
khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//Con trai bé bỏng của cha./ Con có người bạn như thế/ thì 
cha không phải lo lắng một chút nào nữa.//” 
+Giáo viên đọc mẫu, gọi 2,3 học sinh đọc. Các em khác nhận xét. 
- Đối với những em đọc chưa đạt, tôi luôn hướng dẫn cho các em đó đọc lại. 
Ngoài cách giáo viên hướng dẫn học sinh biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, 
dấu phẩy. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết đọc ngắt nghỉ rõ 
giữa các cụm từ. 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thời khóa biểu” - Tiếng việt 2 - Tập 1. 
Giáo viên hướng dẫn giọng đọc rõ ràng, dứt khoát. Ngắt nghỉ rõ sau mỗi 
cụm từ giáo viên gạch chéo. 
 + Thứ hai// Buổi sáng// Tiết 1/ Chào cờ;// tiết 2/ Tiếng Việt, // Hoạt động vui chơi 
25 phút; // tiết 3/ Toán;// tiết 4/ Mĩ thuật// 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Bím tóc đuôi sam” - Tiếng việt 2 - Tập 1. 
Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em 
đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc rõ lời đối thoại, thể hiện đúng cảm xúc thái độ 
của từng nhân vật trong bài. 
- “Khi Hà đến trường./Mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “Ái chà chà// Bím 
tóc đẹp quá!//” (Đọc nhanh, cao giọng hơn ở lời khen) 
- “Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng/ 
ngã phịch xuống đất.// (Giọng thong thả, chậm rãi). Rồi vừa khóc./ em vừa chạy đi 
mách thầy”.//, “ Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm!”// 
 - Giáo viên gọi học sinh đọc (2,3 em), yêu cầu lớp lắng nghe và nhận xét. 
Tuyên dương các em khi đọc đúng. 
*Đối với các bài thơ: Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng 
phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt giọng 
theo nhịp 2/3, 2/4, 3/3, 3/4, 3/5 hay 4/4 Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em 
nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ 
vào bảng phụ, hoặc băng giấy để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, 
giáo viên thống nhất. 
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu 
mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào 
các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương 
bao la của mẹ dành cho con. 
 + Ví dụ: Bài “Mẹ”. - Tiếng việt 2 - Tập 1. 
- Giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, và 
thống nhất cách ngắt nhịp: 2/4, 3/3, 3/5, 4/4 
Lặng rồi/ cả tiếng con ve/ 
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.// 
Những ngôi sao/ thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.// 
c. Rèn đọc thầm 
- Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm 
bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật). 
Hướng dẫn học sinh đọc thầm bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể để định 
hướng rõ yêu cầu đọc thầm (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để 
ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng.) 
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện 
biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó 
của nhiệm vụ. 
+ Ví dụ: Trong bài “Bạn của Nai Nhỏ” 
Học sinh đọc thầm đoạn một trả lời câu hỏi: 
Hỏi: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì? 
 Học sinh trả lời: “Đi chơi xa cùng bạn. Cha không ngăn cản con, nhưng con 
hãy kể cho cha nghe về bạn của con.” 
Hỏi: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình? 
Học sinh trả lời: Lấy vai hích đổ hòn đá chặn ngang lối đi. Nhanh trí kéo Nai 
Nhỏ chạy khỏi lão Hổ. 
 Ngoài rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa của 
từ ngữ thông qua đọc và trả lời những câu hỏi, thông qua từ ngữ để học sinh hiểu 
được nội dung bài đọc. Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản 
trau dồi kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ 
được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. 
Tuỳ vào những bài tập đọc và yêu cầu cần đạt của bài đó tôi hướng dẫn học sinh 
trả lời, nhận xét, Trong quá trình dạy kết hợp đàm thoại giáo viên – học sinh và 
đàm thoại học sinh – học sinh. 
 d.Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm đối tượng học sinh 
- Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 35- 40 phút mà đối tượng 
học sinh gồm: Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh đạt chuẩn kiến 
thức kĩ năng, học sinh năng khiếu. Ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc – luyện đọc 
là chính ở trong cả quá trình tiết học, học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. 
 -Trong giờ học tôi tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học, 
Nhất là đối với học sinh đọc chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng cần chú trọng việc 
rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn 
đọc hay và tôi đã phân học sinh thành các nhóm đối tượng để hỗ trợ các em kịp 
thời và phù hợp. 
 - Nhóm học sinh năng khiếu : Giáo viên giao bài đọc thêm kết hợp trả lời câu 
hỏi tìm hiểu nội dung bài. Ví dụ : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 
trong bài để trả lời cho câu hỏi 1 chẳng hạn. 
 +Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện 
tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, 
tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài. 
 - Nhóm phát âm đúng, tốc độ đọc vừa phải đã đạt yêu cầu: giáo viên yêu cầu 
đọc lại bài buổi sáng đồng thời yêu cầu đọc bài đọc thêm trong tuần.Ví dụ : giáo 
viên cần đọc mẫu để các em đọc theo tốc độ đã định,điều chỉnh tốc độ đọc cho các 
em ở những đoạn khó. 
 - Nhóm đọc chậm, thường phát âm sai : trợ giáo viên phải kiên trì, thường 
xuyên rèn cho học sinh theo các bước: 
Ví dụ: Rèn học sinh phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm n/l tôi cho học 
sinh phát âm như sau: 
 +Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai. 
- Giáo viên gọi (2,3 em) học sinh đọc phát âm đúng đọc mẫu, theo dõi nhận 
xét cách phát âm của các em. Sửa sai và tìm thêm 1 số từ để các em về nhà luyện 
đọc thêm. 
 Qua cách rèn phát âm đúng như trên, tôi thấy các em học sinh phát âm có 
tiến bộ, các em đã phân biệt rõ ràng khi đọc các tiếng, từ có âm “n/l”. 
+Luyện đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng. 
 Ví dụ: -HS luyện đọc các từ: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo, toan 
rỉa thịt . 
+Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ. 
Ví dụ: GV giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc: Xưa/ có chàng trai/ thấy 
một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không 
ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.// 
 +Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh chưa đạt chuẩn. 
 +Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc. 
 Bước 1.Tổ chức trò chơi học tập : 
 - Hình thức tổ chức : 
 + Thi đọc tiếp sức : Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng 
nhau.Từng nhóm lên bảng đúng thành hàng ngang mỗi em cầm sách đã được mở 
sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc,mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài .Tính thời gian 
đọc của mỗi nhóm,sau đó giáo viên nhận xét đánh giá. 
+ Thi đọc cá nhân : Tổ chức cho các em thi đọc trước lớp để các em học tập 
lẫn nhau.Sau đó giáo viên nhận xét đánh giá. 
 + Thi đọc theo nhóm : Tổ chức mỗi nhóm học sinh tùy theo số đoạn trong 
bài sau đó cho hai nhóm thi đọc với nhau rồi nhận xét tuyên dương. 
 Bước 2. Động viên, khen thưởng sự tiến bộ trong quá trình rèn đọc của học sinh. 
 Đối với các em học sinh muốn giúp các em tiến bộ, tuyệt đối người giáo 
viên không được chê hoặc nêu những khuyết điểm của các em trước tập thể lớp mà 
người giáo viên phải khéo léo dùng lời nói của mình vừa động viên, vừa khích lệ 
các em để các em tiến bộ và hứng thú khi học. 
e. Rèn đọc hay 
-Đối với học sinh lớp 2, yêu cầu học sinh đọc biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; 
bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài, đọc diễn cảm (đọc hay) là yêu cầu 
không phải là trọng tâm mà yêu cầu này dành cho những học sinh năng khiếu. Vì 
vậy, thời gian dành phần này chiếm rất ít mà thôi. 
Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, đọc diễn cảm). Khi dạy Tập đọc chúng ta 
phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy 
học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em 
đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng 
thì giáo viên phải dừng lại ở bước luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt 
rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, đọc diễn cảm). Việc 
đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để 
làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận. 
 *Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi: 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở 
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm 
xúc tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối 
với ngữ điệu, tốc độ, trường điệu, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc 
diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. 
 Ví dụ: Bà cháu- Tiếng Việt 2- Tập 1 trang 86 
 Với bài Tập đọc này yêu cầu cần đạt là học sinh khi đọc thể hiện được tình 
cảm của những người thân trong gia đình dành cho nhau, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ 
có dấu câu. 
 Ngày xưa ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu/ rau cháo nuôi 
nhau,/ tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà/ lúc nào cũng đầm ấm.//( giọng phải nhẹ nhàng, 
thể hiện tình yêu của ba bà cháu dành cho nhau). 
 - “Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là 
trái vàng, trái bạc.//( giọng đọc dứt khoát, lên giọng thể hiện sự ngạc nhiên). 
Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra 
cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm (đọc ngắt giọng, đọc 
nhấn giọng). Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo 
từng đoạn. Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội 
dung tác phẩm. Ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ 
tình cảm riêng, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. 
* Đối với văn bản phi nghệ thuật: Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ 
điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ tính cơ bản giúp người 
nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong bài văn. 
- Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản. 
- Khi luyện đọc lại học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết 
bài văn bài thơ đó. 
- Tôi đã tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp, theo nhóm, mỗi nhóm cử một 
bạn lên thi đọc. Đối với bài có người dẫn chuyện các nhân vật trong truyện cho học 
sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn chuyện. Khuyến khích học 
sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn. 
 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 - Giải pháp của sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các giáo viên 
đang giảng dạy môn Tập Đọc lớp 2 và học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Thanh 
Lương B và các trường trong Thị xã. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: không có 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến hiệu quả: 
 -Trường có cơ sở vật chất đầy đủ ( ti vi, quạt, đèn...) phòng học đủ ánh 
sáng và đồ dùng học tập. 
 - Giáo viên tạo cho học sinh tâm lí thoải mái khi học. Sửa sai kịp thời cho 
các em về lỗi phát âm và cách ngắt hơi đúng chỗ. Luôn bình tĩnh, kiên trì trong 
giảng dạy.Tuyên dương kịp thời khi các em có tiến bộ. 
 - Giáo viên xác định được yêu cầu và nội dung của bài tập đọc. Thường 
xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm. 
 - Khi dạy và giao tiếp với các em phát âm phải chuẩn, giọng nói to, rõ 
ràng và thể hiện đúng giọng điệu của bài đọc. 
 - Học sinh có đủ sách vở, đảm bảo chất lượng, đúng chuẩn. Các em có ý 
thức nghiêm túc khi nghe giáo viên đọc mẫu. 
 - Học sinh có ý thức tự học, tự luyện đọc cả trên lớp và ở nhà. 
 - Các bậc phụ huynh cần quan tâm, hỗ trợ các con luyện đọc ở nhà. Tránh 
dùng các từ ngữ và giọng nói địa phương để giao tiếp với các con. 
8.Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1.Kết quả đạt được : 
 - Từ việc áp dụng biện pháp để tăng cường tính tích cực của học sinh khi 
học môn Tập Đọc đã đạt kết quả như sau: 
- Các em biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng 
đọc) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). Biết đọc 
giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. 
- Học sinh luôn hứng thú khi được học Tập Đọc. 
- Học sinh hoạt động nhanh nhẹn, có sự tương tác tốt với các bạn để hoàn 
thành các yêu cầu của bài. 
- Kết quả sau khi đã áp dụng áp dụng sáng kiến: 
Đầu năm học 2020- 2021: 
TSHS Đọc phát âm 
chưa đúng 
Đọc ngắt nghỉ 
chưa đúng 
Đọc đúng Đọc hay 
Số lượng % Số lượng % Số 
lượng 
% Số 
lượng 
% 
24 5 20,8 7 29,2 8 33,3 4 16,7 
Cuối học kì 1: 
TSHS Đọc phát âm 
chưa đúng 
Đọc ngắt nghỉ 
chưa đúng 
Đọc đúng Đọc hay 
Số lượng % Số lượng % Số 
lượng 
% Số 
lượng 
% 
24 2 8,3 2 8,3 15 62,5 5 20,9 
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ 
rệt, số học sinh đọc phát âm chưa đúng, ngắt nghỉ chưa đúng giảm nhiều. Số học 
sinh đọc đúng, đọc diễn cảm tăng lên. Từ đó, các em trở nên yêu thích môn học và 
khả năng diễn đạt của các em ngày càng tự tin hơn. 
8.2. Bài học kinh nghiệm: 
 - Kết hợp tốt các phương pháp dạy học, luôn lắng nghe và sửa sai kịp thời 
các lỗi phát âm và ngữ điệu cho học sinh. 
 - Giáo viên phải khéo léo dùng lời nói của mình vừa động viên, vừa khích lệ 
các em. 
 - Liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh để hỗ trợ và khuyến khích 
các em luyện đọc ở nhà. 
Ý kiến nhận xét của tổ khối 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử : 
Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp Trường 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Lương, ngày 22 tháng 1 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_dat.pdf