Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân

Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân

Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn giáo viên giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập.

doc 23 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2157Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kiểm tra.
 Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa Giáo dục và Đào tạo phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
 Năng lực giảng dạy là khả năng truyền thụ giảng dạy về một lĩnh vực nào đó cho người học.
 Biện pháp là các yếu tố để nhằm yêu cầu đối tượng thực hiện đúng hướng mà mục tiêu đã đặt ra.
II. Thực trạng của vấn đề:
 Trường THCS Cẩm Tân là thuộc xã vùng núi thấp, nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên là chính nên năng xuất thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Do kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. 
Trường THCS Cẩm Tân là trường hạng 3: Tổng số CB-GV-NV: 26
 - BGH nhà trường gồm 02 người: 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng.
 - Nhân viên: 01 kế toán
 - TTHTCĐ: 01
 - Đội ngũ giáo viên gồm 22 người, được chia làm hai tổ
Tên Tổ
Chuyên môn
Số
Lượng
Biên
Chế
Hợp
Đồng
Tập
Sự
Đạt
Chuẩn
Trên
Chuẩn
Đang học
đại học
Tổ KHTN
11
10
1
0
03
08
0
Tổ KHXH
11
10
1
0
02
9
0
- Chuyên môn được đào tạo
Toán
N.
Văn
Lý
Hóa
Sinh
Sử
Địa
GDCD
T.
Anh
C.
Nghệ
M.
Thuật
T.
Dục
Nhạc
Tin
3
5
1
1
1
1
1
1
2
1
1
2
1
1
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
BC
HĐ
HĐ
 Năm học 2014-2015 Tổng hợp toàn trường: Có 8 lớp 193 hs, trong đó nữ 98, Dân tộc 54, Nữ DT 30, tuyển mới 52+2 em lớp 8 = 54, số HS học lại 0, hộ nghèo 20, cận nghèo 37, khuyết tật hòa nhập 01, con mồ côi 03,con TB-BB 0.
 Trường được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của lãnh đạo ngành GD-ĐT Cẩm Thủy, của lãnh đạo địa phương và các cấp. Cơ sở vật chất của trường đáp ứng đảm bảo cho dạy và học tốt. Thư viện có các loại sách, báo phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với việc bồi dưỡng cho các em. Học sinh đa số chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm.
 Phòng học và phòng chức năng chưa đủ về số lượng như: Chưa có phòng đọc sách cho học sinh, phòng dạy môn Âm nhạc, phòng phụ đạo học yếu - bồi dưỡng học sinh giỏi, phòng dạy học trình chiếu. Kinh phí chi trả cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế-chưa có chế tài.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THCS hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung bồi dưỡng, tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn một môn bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các môn xã hội như văn, sử, địa, GDCD Học sinh giỏi không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, công đoàn đó là một thực tế. Ban giám hiệu thường xuyên muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính; đối tượng học sinh tất nhiên phải “đạt yêu cầu” mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra “ quy trình và một số biện pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi” ở nhà trường. Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, Cán bộ quản lý và giáo viên cần phải tuân thủ quy trình và nhận thức đúng đắn về các biện pháp, giải pháp sau:
1. Đối với ban giám hiệu.
1.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo:
 Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Cẩm Thủy, Sở GD-ĐT Cẩm Thủy, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương .... để đi đến thống nhất thực hiện.
 Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cẩm Tân, Tôi thấy một vấn đề cần được đạt ra là: Người quản lý-phụ trách chuyên môn phải nghiên cứu để tìm ra quy trình biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể là:
 - Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.	 
 - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi ngay từ đầu năm lớp 6,7 tập trung vào ôn ba môn chủ đạo là Văn, Toán, T.Anh. Khối 8,9 tuyển chọn 9 môn văn hóa theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT, Sở GD-DDT Thanh hóa.
 - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.
 - Tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 9.
 - Tổ chức hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi.
 - Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC – TBDH phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG.
 - Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời xây dựng định mức thi đua khen thưởng cụ thể đối với GV và học sinh giỏi. 
1.2. Tổ chức dạy học trong đội tuyển học sinh giỏi:
 * Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng.
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do đ/c phụ trách chuyên môn hiệu làm trưởng ban, tổ trưởng chuyên môn là phó ban, giáo viên bồi dưỡng, làm thành viên.
- Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh giỏi.
- Chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình.
- Ban chỉ đạo hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm.
 - Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình đã xây dựng và tăng thêm bồi dưỡng ngoài giờ học.
 * Thống nhất phương pháp dạy đội tuyển.
 Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
 Một giờ dạy ( hoặc một buổi dạy ) bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành như sau:
 Bước1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh báo cáo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó.
 Bước 2: Dạy kiến thức cơ bản, kiến hức nâng cao, kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài.
 Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng, ra bài tập ở mức độ cao hơn.
 Bước 4: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập.
Bước 5: Công tác kiểm ra, kiểm định chất lượng
Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng.
Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn).
1.3. Thời gian bồi dưỡng:
 Để chương trình bồi dưỡng HSG có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng góp phần không nhỏ. Kế hoạch bồi dưỡng thực hiện trong cả thời gian hè và rải đều trong năm, tăng cường dạy dồn ở tháng cuối khi thi. Tổ chức bình quân bồi dưỡng 9 tháng/năm bắt đầu từ tháng 8 với số tiết như sau: 3 tiết/tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 9 tiết/tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 36 tiết. Như vậy tổng số tiết là 132 tiết.
* Lịch BDHS giỏi theo TKB để thực hiện.
Môn
Lớp 9
Lớp 8
Lớp 7
Lớp 6
Ghi chú
Chiều
Chiều
Chiều
Chiều
Thứ
Thứ 5
Thứ 3
Thứ 7
Thứ 7
Tiết
Tiết 1,2,3
Tiết 1,2,3
Tiết 1,2,3
Tiết 1,2,3
 * Lịch tăng cường: Trước khi đến ngày thi các cấp một tháng nhà trường bố trí tăng cường ít nhất 3 buổi/tuần x 3 tiết/buổi = 9 tiết/tuần.
1.4. Phân công chuyên môn:
 Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm để bồi dưỡng HSG. Bên cạnh đó cũng cần coi trọng việc giám sát, kiểm tra thường xuyên. Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
 Phân công giáo viên dạy bồi dưỡng 
TT
Họ tên giáo viên
Môn 
Ghi chú
1
Phạm Thị Huyền
MT casio 9,Toán 9
2
Nguyễn Văn Tùng
Hoá 8,9
3
Lê Thị Huyền
Toán 8, Lý 9
4
Hoàng Văn Tâm
Sinh 8, 9
5
Đinh Thị Huyền
Địa 8,9
6
Lê Thị Hường
Sử 8,9
7
Phạm Thị Hà
GDCD 9
8
Bùi Văn Trung
Anh 8, 9
9
Lê Đức Thọ
M.thuật 9
10
Nguyễn Tất Thắng
Thể dục 8,9
11
Hoàng Văn Tuyên
Thể dục 8,9
12
Nguyễn Thị Huế
Văn 8
13
Lê Thị Tân
Toán 6, Lý 8
14
Lường Thị Lý
GDCD 8
15
Lê Thị Nhạn
Văn 7
16
Trịnh Thị Phượng
Anh 7
17
Phạm Phú Thượng
Toán 7
18
Nguyễn Thị Huyền
Văn 6
1.5. Công tác bồi dưỡng giáo viên:
 Tạo mọi điều kiện cho GV tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hổ trợ kinh phí để CB-GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Mua sắm các tài liệu để GV tham khảo.
1.6. Công tác xã hội hóa giáo dục: 
 Cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để kết hợp với nhà trường có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời và hợp lý đối với giáo viên và học sinh có thành tích cao.
 2.  Về phía Giáo viên.
Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần phải tuân thủ quy trình bồi dưỡng sau:
2.1. Phân loại đối tượng học sinh.
 Trước khi bôi dưỡng và qua trình bồi dưỡng giáo viên phải tiến hành phân loại đối tượng học sinh, để có phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu quả, ít nhất trong mỗi đội tuyển học sinh giỏi phải có hai đối ượng:
 - Nhóm học sinh “ xuất sắc” nắm chắc kiến thức cơ bản có tư duy sáng tạo ...
 - Nhóm học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản, khả năng tư duy sáng tạo chậm, mộ số kiến thức cơ bản nắm chưa chắc chắn.
2.2. Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.
Để học sinh tiếp thu tốt kiến thức, phải tùy theo khả năng tư duy của học sinh để dạy học sinh những kiến thức phù hợp, chứ không phải dạy cái “ thầy có”. Giáo viên bồi dưỡng căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng học sinh để dạy những kiến thức cần cho học sinh.
2.3. Thực hiện nghiêm túc các khâu của quy trình bồi dưỡng.
 2.3.1. Kiểm tra bài cũ: Là khâu quan trọng nhất của công tác bồi dưỡng, thông qua kiểm tra bài cũ để giáo viên vừa kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh, vừa hiểu được từng đối tượng học sinh đang cần gì, để có cơ sở dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao hợp lý, có hiệu quả trong từng nhóm học sinh trong buổi bồi dưỡng. Vì vậy giáo viên phải có cách kiểm tra phù hợp và dành thời gian hợp lý đó là: Không gọi học sinh lên kiểm tra theo cách truyền thống là gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời, phải gọi 2 học sinh thuộc hai nhóm đối tượng lên trình bày ở bảng và cả đội tuyển cùng làm. Sau đó giáo viên nhận xét hật cụ thể kế quả trình bày của học sinh, chỉ ra chỗ học sinh làm sai và phải cho học sinh biết sai vì sao? Đồng thời cho học sinh thấy những cái sáng ạo hay của học sinh.
2.3.2. Dạy kiến thức cơ bản, kiến hức nâng cao, kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài: Trên cơ sở kiểm tra bài cũ, giáo viên nắm được nhu cầu của ừng đối tượng học sinh để giáo viên đưa ra nội dung bài dạy phù hợp, từ mức độ vận dụng thấp đến phát triển nâng cao, để học sinh dễ dàng tiếp thu, tạo được hứng thú cho học sinh để đạt được kết quả cao và hiệu quả hơn.
2.3.3. Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng, ra bài tập ở mức độ cao hơn.
 Từ những bài tập vận dụng ở mức độ thấp đến bài tập nâng cao, giáo viên biên soạn các bài tập mở rộng liên quan đến nhiều đơn vị kiến thức ở các trước đã học để học sinh luyện tập cách giải, những bài tập này thường là rất khó vì học sinh phải chứng minh, biện luận, phải biết áp dụng những kết luận ở những bài tập trước đã học...một cách loogic . 
2.3.4. Công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng : 
 Kiểm tra thường xuyên: Gồm kiểm tra bài cũ và ít nhất sau ba buổi bồi dưỡng hoặc một chuyên đề bồi dưỡng phải có một bài kiểm tra từ 120-150 phút. Thông qua kiểm tra này để giúp giáo viên dạy điều chỉnh cách dạy phù hợp có hiệu quả hơn.
 Kiểm tra ít nhất phải tiến hành 3 lần trong một đợt ôn đội tuyển: Lần một để chọn đội tuyển, giáo viên bồi dưỡng chủ động ra đề và ổ chức kiểm tra. 
 Kiểm tra lần 2 chọn đội tuyển chính hức và rèn kỹ năng làm bài, đồng thời nắm đối tượng học sinh mộ cách chắc chắn nhất để có phương pháp và nội dung bồi dưỡng hợp lý, phù hợp có hiệu quả ở giai đoạn kết thúc chương trình bồi dưỡng. Nhà trường chỉ đạo thống nhất từ khâu ra đề, chọn đề và thời gian kiểm tra.
 Kiểm tra lần 3, trước khi học sinh tham dự các kỳ thi chính thức ít nhất là 2-3 tuần, đây là kỳ kiểm tra hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của học sinh, đồng thời giáo dục cho các em ính chủ động, tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
 2.3.5. Sử dụng kế quả kiểm ra để đánh gia điều chỉnh, có giải pháp để thực hiện công tác giảng dạy có hiệu quả.
 Sau một bài kiểm ra giáo viên dạy phải nhận xét, sữa chữa, hướng dẫn cho học sinh thật chi tiết cụ thể những chỗ sai, lỗi mà các em mắc phải và chỉ ra cho học sinh biết tại sao lại có những chỗ sai đó, hướng dẫn các em khắc phục, bổ sung những chỗ sai sót, về kiến thức, kỹ năng...
2.3.6. Giao bài tập về nhà ( có hướng dẫn ): 
 Bài tập về nhà là các loại bài tập mà học sinh có nhiều thời gian để suy nghĩ và tìm ra cách được phân chia làm hai dạng để học sinh cũng cố những kiến thức đã học và phát triển năng tu duy. Do đó giáo viên bồi dưỡng cần biên soan một cách hợp lý, tránh trùng lặp các dạng đã học tại lớp để tránh nhàm chán nhưng vẫn phải đảm bảo để học sinh rèn luyện cũng cố kiến thức. Dạng bài tập thứ hai giáo viên dưỡng cần biên soạn các bài tập nâng cao và mở rộng, có tính thừa kế ở các bài tập trước để HS vận dụng. Những dạng bài tập này giáo viên phải hướng dẫn hoặc định hướng cáh làm để HS tư duy.
2.4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.4.1. Phần kiến thức cơ bản: Xây dựng theo ừng chuyên đề của kiến thức cơ bản, cụ thể và chọn lọc, để khi học sinh nắm được kiến thức này thì có khả năng suy diễn, sáng tạo và tự học nâng cao.
2.4.2. Phần kiến thức nâng cao: Đây là phần quan trọng và khó nhấ trong công tác xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi đối với từng môn. Do đó giáo viên phải nghiên cứu kỹ, sưu tầm nhiều tài liệu bồi dưỡng để lựa chọn những kiến thức phù hợp, những bài tập theo từng chuyên đề phù hợp với bộ môn giảng dạy.
2.4.3. Phần rèn luyện các kỹ năng, phương pháp làm bài.
Tập làm những bài tập nâng cao dựa trên các bài giải mẫu, làm nhiều dạng đề thi và kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các yều cầu đề ra.
2.5. Định hướng tài liệu bồi dưỡng.
 Giáo viên bồi dưỡng phải có đầy đủ tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo dạng chuyên đề, định hướng để học sinh học tập ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên: 
 - Sách giáo khoa chương trình THCS và các sách cần bổ trợ kiến thức.
 - Các tài liệu ham khảo liên quan đến bộ môn
 - Các đề thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.
 - Lập sổ theo dõi học sinh ở các buổi bồi dưỡng
 Để đạt được kế quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, yếu ố quyết định là đội ngũ giáo viên bồi dưỡng “ Vừa hồng, vừa chuyên” có phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Người quản lý đóng vai trò quan trọng là người định hướng, là người bạn đồng hành cùng giáo viên, luôn thắp sáng ngon lửa mê say nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, động viên kịp thời giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận được phương pháp bồi dưỡng một cách tích cực, chủ động. Đồng thời tạo cơ hội để các em học sinh biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà các em phấn đấu.
3.  Về phía Học sinh.
 Trước hết, Học sinh giỏi phải có kiến thức và lòng say mê. Sau đó, ta cần ở các em sự chăm chỉ rèn luyện, cần cù tích luỹ. Ngoài kiến thức kĩ năng học được trên lớp và đọc được trong sách giáo khoa, học sinh cần chủ động tìm đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác qua các kênh thông tin khác nhau. Hiện nay, tài liệu tham khảo rất phong phú, dưới sự tư vấn của giáo viên, các em cần tìm đọc các tài liệu hay để tích lũy cho mình (dẫn chứng Giáo viên mượn sách thư viện, mua sách hay cho học sinh). Mặt khác, các diễn đàn trao đổi về kiến thức trên Internet cũng rất nhiều, ở đó thường hội tụ các giáo viên và học sinh rất giỏi, chúng ta và cả HS nên tham khảo có chọn lọc các kiến thức phương pháp trên các diễn đàn đó.
4.  Về phía Phụ huynh học sinh.
 Phối hợp với cha mẹ học sinh để họ động viên, tạo điều kiện cho con mình học tập: Như mua sách vở, giành thời gian học cho con mình.
 Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
 Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, tài liệu tham khảo, hướng dẫn con em mình sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ thời gian ở nhà.
 Thường xuyên liên lạc với GVCN, với giáo viên dạy đội tuyển, với nhà trường, với bạn bè của con em mình để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con mình.
 Vận động hội cha mẹ học sinh xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải. 
IV. Hiệu quả của SKKN: 
Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn giáo viên giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập. 
Học sinh trong đội tuyển được lựa chọn ngay từ đầu năm học và được học 2 buổi/ ngày. Buổi sáng học để hiểu để nắm chắc kiến thức cơ bản, buổi chiều bồi dưỡng 1 buổi / tuần về kiến thức nâng cao, tăng cường 3buổi/ tuần vào thời điểm còn một tháng trước khi thi các cấp.
 Bên cạnh đó học sinh giỏi và giáo viên luôn nhận được sự động viên khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học sinh, của các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của BGH nhà trường. Điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Một việc làm tưởng chừng rất nhỏ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng thể hiện sự quan tâm của BGH đó là việc tổ chức cho học sinh giỏi đi thi. Trước ngày thi, bao giờ ban giám hiệu cũng tổ chức gặp mặt thân mật đội tuyển, động viên, cổ vũ, nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho buổi thi. Tạo cho các em có tâm thế, niềm tin để làm bài tốt. Bằng những việc làm trên, nhiều năm qua trường THCS Cẩm Tân đã đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây.
 * Bảng thống kê giáo viên dạy giỏi. 
Năm học
Tổng số
Giáo viên
Giáo viên
giỏi trường
Giáo viên
giỏi huyện
TL Giáo viên đạt trên chuẩn
Ghi chú
2010 - 2011
22
19
3
67,8
2011 - 2012
23
21
4
67,8
2012 - 2013
22
18
4
67,8
2013 - 2014
22
20
5
70,4
* Bảng thống kê giáo viên đạt thành tích. 
Năm học
Chiến sĩ thi đua cơ sở
Đạt lao động tiên tiến
Đạt lao động tiên tiến Cấp trường
Giáo viên HTNV
Ghi chú
Tỉnh
Huyện
Tỉnh
Huyện
2010 - 2011
0
0
19
3
2011 - 2012
0
2
21
4
2012 - 2013
0
4
2
18
4
2013 - 2014
0
3
1
20
5
* Chất lượng văn hóa. 
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Tỉ lệ HS-TNHCS
2010 - 2011
8.9
39.8
45.5
5.7
0
100%
2011 - 2012
16.1
33.9
39.7
10.3
0
100%
2012 - 2013
18.5
39.8
40.3
1.4
0
100%
2013 - 2014
19.8
48.2
3

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan lý, chỉ đạo BDHS giỏi - Võ Việt Hùng -THCS Cẩm Tân-Cẩm Thủy-Thanh hóa.doc