Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS

Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc

phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng

các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực

tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là

hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học

phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra

đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học.

Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học

tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức

khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng

về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các

trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn

nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến,

nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú

thêm hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện thường xuyên còn

chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên còn e ngại với việc thay đổi phương

pháp đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, cũng như sự chuẩn bị cần rất chu đáo

của các hoạt động dưới hình thức trò chơi này. Điều này càng cần phải có một

hệ thống các trò chơi giúp các thầy, cô dễ dàng tham khảo và ứng dụng trong

công việc, đồng thời học sinh cũng có sự chuyển biến khi tham gia tiết học,

tăng hiệu quả của bộ môn.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc

đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp

các em học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng môn học, giúp các em yêu thích

môn học hơn. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Phương

pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể

chất ở trường THCS”.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2261Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho học sinh nhàm chán ảnh 
hưởng đến sức khỏe. 
- Không nên phức tạp làm khó quá trò chơi mà phải đơn giản dễ hiểu, dễ 
chơi. 
5/20 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
Ở TRƯỜNG THCS 
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường 
Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ 
năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết 
quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng 
học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng 
học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, 
hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp 
Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất). 
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại 
như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số 
môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập 
luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu. 
2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn 
giáo dục thể chất 
Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến 
hành khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khoá của 
giáo viên môn Thể dục trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập 
bộ môn Thể dục của các em học sinh lớp 6. 
 * Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi dân gian 
của giáo viên môn Thể dục, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò 
chơi dân gian trong kiểm tra đánh giá môn Thể dục THCS. 
 * Đối tượng khảo sát: 3 giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và 95 học 
sinh lớp 6A4, 6A6 của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu. 
 * Nội dung khảo sát: 
- Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian môn Thể dục. 
- Kết quả học tập giữa học kì I của học sinh lớp 6A4, 6A6. 
- Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục. 
 * Kết quả khảo sát: 
Bảng 1: Tổ chức trò chơi dân gian trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục 
Qua bảng 1 ta thấy: Các giáo viên đều sử dụng trò chơi dân gian, tuy nhiên 
tần suất có khác nhau. 2/3 giáo viên không mấy khi sử dụng vì nhiều lý do như 
học sinh ít chủ động, hoặc ngại thay đổi hình thức dạy học đã thành nếp quen. 
Điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn còn nhiều bất cập, được thể hiện 
một phần qua bảng khảo sát thứ 2 và thứ 3 về kết quả học tập và mức độ yêu 
thích môn học của học sinh. 
TT Tần suất sử dụng trò chơi dân gian Số ý kiến Tỷ lệ (%) 
1 Có sử dụng, tần suất ít. 2 75 
2 Có sử dụng, tần suất nhiều. 1 25 
3 Không sử dụng. 0 0 
6/20 
Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Thể dục 
của học sinh các lớp 6A4, 6A6 
Nhìn chung, kết quả học tập bộ môn Thể dục của 2 lớp là tốt. Qua việc trao 
đổi với các em về kiến thức bộ môn, tôi thấy kiến thức, kĩ năng các em nắm 
được tương đối sâu, thực hành được, tuy còn nhiều học sinh lúng túng. Nhưng 
quan trọng hơn, hứng thú với môn học của các em chưa thật nhiều, nhiều học 
sinh chỉ cố gắng ở mức tối thiểu để đạt trình độ môn học. 
Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh 
khi học tập bộ môn Thể dục 
Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Thể dục 
(23,2%) ít hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (74,7%) môn này khi học tập, số còn lại 
(2,1%) là không có ý kiến. Tuy nhiên, số học sinh không yêu thích còn lớn (gần 
1/4). Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn các em học 
sinh và đại đa số các em cho biết lí do không thích học môn này là thời gian rèn 
luyện ở nhà còn quá ít, thậm chí một số em không bao giờ có thói quen tập 
luyện; số khác do tư chất yếu nên ngại tập luyện; một số do thời gian học tập 
văn hoá chiếm quá lớn nên cũng ít rèn luyện. Đặc biệt, có một số học sinh do 
thấy môn học chỉ toàn vận động đơn thuận, ít có hoạt động gắn kết tập thể, ít 
tiếng cười nên không hứng thú với môn học. 
2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong 
giảng dạy Thể dục. 
Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Thể dục trường THCS mà tôi 
chọn để nghiên cứu đề tài này, đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và 
kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh 
những thành tích đó vẫn còn một số tồn tại như học sinh chưa chủ động, tích cực 
tham gia; giáo viên ngại thay đổi, còn tư tưởng “đi theo lối mòn” Đứng trước 
những vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục THCS, tôi mạnh 
dạn nghiên cứu các loại trò chơi dân gian sử dụng trong giờ nội khoá bộ môn 
Thể dục để từ vận dụng loại bài tập này vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá 
học sinh khi học tập bộ môn Thể dục, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ 
môn này và khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học cho các em học sinh. 
Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt 
6A4 48 48 0 
6A6 47 47 0 
Tổng 95 95 0 
(%) 100% 100% 0% 
Lớp Sĩ số Rất thích học Không thích học Không có ý kiến 
6A4 48 34 12 2 
6A6 47 37 10 0 
Tổng 95 71 22 2 
(%) 100% 74,7% 23,2% 2,1% 
7/20 
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN 
GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
Ở TRƯỜNG THCS 
3.1. Nội dung kiến thức 
Muốn thực hiện dạy tốt được nội dung trò chơi trước hết cần phải hiểu rõ 
trò chơi là gì? Phân loại trò chơi từ đó lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với đối 
tượng nội dung bài dạy, địa điểm, sân bãi, dụng cụ, hoàn cảnh chơi. 
3.1.1. Trò chơi là gì? 
- Trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện không hề bị gò ép bắt buộc 
vì thế tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh bởi lẽ các em hoàn toàn chủ 
động trong suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy 
cao nhất khả năng sáng tạo của mình để giành thế có lợi, phần thắng về phía 
mình mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối. Trong không khí náo nức, 
phấn khởi được tự do tham gia, sự cổ vũ của tập thể giúp các em phát huy cao 
nhất năng lực, sở trường của mình. 
- Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian: Mục đích và nội 
dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi vì thế phải có không 
gian đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào thì 
trò chơi có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời 
gian chơi thử và chơi thật. Do vậy người tổ chức chơi hướng dẫn chơi phải tính 
toán và hình dung được: Chơi trò chơi này ở đâu, thời gian là bao nhiêu cho hợp 
lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo 
được kế hoạch chung của hoạt động. 
- Trò chơi là một hoạt động sáng tạo: Đây chính là đặc trưng quan trọng 
tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người tham gia trò chơi cho đến kết quả cuối cùng 
luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố bất ngờ mà không ai biết được. Đó cũng 
chính là thời gian dành cho sự sáng tạo của người tham gia trò chơi. 
- Trò chơi là một hoạt động có quy tắc: Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn 
giản hay phức tạp, thì những người tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy 
tắc nhất định. Điều đó làm hấp dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng 
với nhau và cùng tuân theo những quy định mới mà không bị ràng buộc, chi 
phối bởi bất kỳ điều kiện khách quan, chủ quan nào. 
- Trò chơi là một hành động giả định: Dù rằng trò chơi đó có nguồn gốc 
từ đâu nhưng bao giờ trò chơi cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống 
bình thường đang diễn ra, do đó trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận 
thức, một cảm giác với thực tại. 
3.1.2. Phân loại trò chơi 
Do tính phong phú, đa dạng của trò chơi, việc phân loại trở nên khó khăn. 
Có nhiều cách phân loại khác nhau, năm 1969 nhà nghiên cứu Roger Gaillois 
tìm ra một cách phân loại mà cho đến nay được nhiều người đồng tình đó là: 
- Trò chơi thi đấu: Loại này bao gồm những trò chơi diễn ra giữa 2 người 
hay 2 phe, giữa nhiều người hay nhiều phe mà kết quả bao giờ cũng có người 
thắng, kẻ thua. Loại trò chơi này thường thu hút được rất nhiều người tham gia. 
8/20 
Bởi lẽ, quyền lợi của người chơi và người cổ vũ gắn chặt với nhau. Ví dụ: kéo 
co, đánh cờ, đấu bóng..... 
- Trò chơi mô phỏng: Loại trò chơi này nhằm tái hiện những hoạt động 
lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người hay sự vận hành của vũ 
trụ. Trò chơi mô phỏng những hoạt động sống của con người giúp cho học sinh 
chuẩn bị gia nhập thế giới người lớn. Ví dụ: kéo co; nhảy dây.... 
- Trò chơi cầu may: Loại này bao gồm những trò chơi chỉ để nhằm thoả 
mãn nhu cầu của cá nhân nhưng thu hút nhiều người tham gia. Ví dụ: Xổ số; cá 
ngựa 
- Trò chơi tạo cảm giác: Loại trò chơi này nhằm đáp ứng và thỏa mãn 
những nhu cầu đặc biệt của con người để thoát khỏi thực tại bằng sự xuất thần 
tạo nên một cảm giác mới lạ choáng ngợp. Ví dụ: nhào lộn; nhảy dù; đánh đu 
* Cũng có thể phân loại trò chơi theo nhóm: 
- Nhóm trò chơi trí tuệ. Ví dụ: trò chơi tìm người chỉ huy; đoàn kết; rán 
mỡ; trốn tìm (trò chơi dân gian) 
- Nhóm trò chơi thẩm mỹ. Ví dụ: thả đỉa ba ba; rồng rắn lên mây (trò chơi 
dân gian) 
- Nhóm trò chơi thể lực. Ví dụ: Chạy tiếp sức; Nhảy ô tiếp sức; Kéo co; 
Nhảy dây 
* Đối với học sinh trường THCS giáo viên nên chia thành hai nhóm trò 
chơi: 
- Nhóm trò chơi hồi tĩnh: thường được sử dụng vào phần kết thúc. Ví dụ: 
tìm người chỉ huy; súng, hổ và người đi săn 
- Nhóm trò chơi vận động: thường được sử dụng vào phần khởi động, 
phần cơ bản. Ví dụ: Bắt vịt; Nhảy bao bố; Thả đỉa bà ba; Chạy tiếp sức 
chuyển vật; . 
3.1.3. Cách chọn trò chơi 
Trò chơi có nhiều loại cần nghiên cứu sắp xếp và sử dụng trò chơi phù 
hợp với đối tượng, thời gian, địa điểm hoàn cảnh chơi. 
a) Những căn cứ lựa chọn trò chơi: 
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục: Để phát triển thể lực 
thì chọn trò chơi nhằm phát triển những tố chất như nhanh nhẹn, bền bỉ hay sức 
mạnh Trò chơi còn có tác dụng hoạt động bổ trợ hoặc rèn luyện kỹ năng về 
động tác chạy, nhảy, ném, chống đỡ... Chọn trò chơi cần chú ý đến yêu cầu giáo 
dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh. 
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Ở lứa tuổi bậc THCS, cơ 
thể học sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, thể lực các em còn yếu, nên không thể 
chọn các trò chơi đòi hỏi phải dựng nhiều sức mạnh hoặc hoạt động trong một 
thời gian dài như ở bậc THPT. Các em còn hiếu động nên cần chọn những trò 
chơi vui, hấp dẫn. Khả năng nhận thức và tư duy của học sinh còn có hạn nên 
không thể áp dụng những trò chơi có quy tắc quá phức tạp. Cần căn cứ vào lứa 
tuổi mà đề ra quy tắc, yêu cầu khối lượng vận động, thời gian chơi cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh. 
9/20 
- Căn cứ vào địa điểm, sân bãi, dụng cụ: Chọn trò chơi tùy thuộc vào địa 
điểm, dụng cụ, sân bãi. Địa điểm chơi phụ thuộc vào số người tham gia. Cấu 
trúc nội dụng, hình thức tổ chức trò chơi có liên quan trực tiếp đến điều kiện, 
dụng cụ, sân bãi. 
- Căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh: Tổ chức trò chơi có liên quan đến 
quỹ thời gian thực hiện. Thời gian chơi quyết định tới chọn trò chơi. Mặt khác, 
trò chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điệu kiện, hoàn cảnh (nắng, mưa) cụ thể 
để lựa chọn các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết. 
Việc lựa chọn trò chơi rất quan trọng, có tính chất quyết định đến tác 
dụng giáo dục và kết quả của trò chơi, đòi hỏi tổ chức cần hợp lý về nội dung, 
điều kiện cho phù hợp. 
b) Lựa chọn trò chơi: 
Để tiến hành tổ chức - hướng dẫn một trò chơi cho học sinh công việc rất 
quan trọng mang tính quyết định là phải biết chọn trò chơi. Để chọn trò chơi 
đúng mong muốn, phải nắm vững những yêu cầu sau đây: 
- Xác định được mục đính, yêu cầu của trò chơi định lựa chọn. 
- Đối tượng chơi ở lứa tuổi nào? Nam hay nữ? 
- Số lượng các em tham gia và tình trạng sức khỏe của các em? 
- Người tổ chức và hướng dẫn phải hiểu thấu đáo từ luật chơi đến diễn 
biến, kết quả, thời gian vật chất của trò chơi. 
- Trò chơi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em nhưng nhất thiết phải 
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, về tài sản của cá nhân và tập thể. 
c) Chuẩn bị địa điểm và phương tiện: 
Sau khi đã chọn được trò chơi theo yêu cầu đề ra, người tổ chức và hướng 
dẫn phải nghiên cứu thật kỹ cách chơi (luật, cách thức chơi) và phương pháp tổ 
chức trò chơi. Đồng thời phải hình dung và sớm có phương án lựa chọn địa 
điểm, phương tiện để chơi, cụ thể là: 
- Địa điểm vừa đủ cho số người chơi và đáp ứng được nội dung của trò 
chơi. 
- Địa điểm phải thoáng, mát, sạch sẽ không có các chướng ngại vật, đá 
sỏi...không gây nguy hiểm và làm mất vệ sinh cho người chơi. 
- Phương tiện được xếp đặt đúng vị trí, các dấu quy ước phải làm cho rõ 
để mọi người đều dễ dàng sử dụng. 
Nếu chuẩn bị tốt địa điểm và phương tiện chơi thì kết quả tổ chức trò chơi 
sẽ cao và an toàn cho người chơi. 
10/20 
3.2 . Hướng dẫn trò chơi cho học sinh 
3.2.1. Ổn định tổ chức, bố trí đội hình. 
Để bắt đầu một trò chơi phải tập hợp tất cả các em tham gia trò chơi. 
Trong nhà hay ngoài sân cũng cần có sự sắp xếp có trật tự. Tuỳ theo tính chất 
của trò chơi mà người tổ chức bố trí các đội hình khác nhau như: đội hình hàng 
dọc, hàng ngang, chữ V, hình vuông, hình chữ nhật hay một hoặc nhiều vòng 
tròn ... Có thể quy định số người chơi hoặc bố trí chơi theo lớp, tổ, nhóm v.v... 
Bố trí đội hình chơi phải phù hợp với vị trí trung tâm của người hướng 
dẫn sao cho tất cả các em tham gia cuộc chơi có thể nghe thấy, quan sát thấy 
người hướng dẫn nói gì, làm gì và thực hiện các động tác mà không bị người 
khác cản trở. 
3.2.2. Giới thiệu và giải thích trò chơi. 
Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành bằng nhiều các khác nhau 
phụ thuộc vào thực tiễn sự hiểu biết của các em bằng năng lực của người hướng 
dẫn. Nếu các em chưa biết trò chơi đó thì cần giới thiệu, giải thích, làm mẫu tỉ 
mỉ, cụ thể sao cho tất cả các em đều nắm được cách chơi và ngược lại nếu trò 
chơi đó các em đã biết thì giới thiệu và giải thích ngắn gọn hơn. 
Giới thiệu và giải thích trò chơi là một nghệ thuật để có thể thu hút và dẫn 
dắt các em phấn khởi, tập trung, chú ý. Vì vậy người hướng dẫn phải biết lựa 
chọn cách vào đề vừa vui vẻ vừa hài hước , ngắn gọn, rõ ràng để các em tiếp thu 
nhanh và có thể thực hiện được ngay. Đồng thời phải nói rõ mục đích, yêu cầu 
của trò chơi, cách chơi và luật chơi mà mọi người phải nghiêm túc, tự giác thực 
hiện. Ngoài ra cần nói và thống nhất với các em cách đánh giá thắng, thua và 
một số vấn đề khác do đặc thù của trò chơi quy định. 
3.2.3. Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả. 
Người điều khiển trò chơi phải đảm đương vai trò của trọng tài do đó phải 
theo dõi chặt chẽ tiến trình từ lúc bắt đầu đến kết quả cuối cùng; nắm chắc mọi 
chi tiết của cuộc chơi; phải khách quan, công bằng trong điều khiển và đánh giá, 
nhận xét. 
- Tổ chức cho các em chơi thử một vài lần 
- Nhắc nhở, động viên chuẩn bị chơi thật (trước khi chơi thật cần nhắc lại 
một số yêu cầu và có thể rút kinh nghiệm ngay một số vấn đề có thể xảy ra tiếp 
theo) 
- Lệnh cho bắt đầu cuộc chơi. 
- Theo dõi để nắm vững hoạt động của từng cá nhân và tập thể. 
- Động viên bằng lời, tiếng vỗ tay, kèn, trống, hò reo,... để tăng hoặc giảm 
nhịp điệu, cường độ của cuộc chơi. 
Trong quá trình diễn ra trò chơi cần uốn nắn, nhắc nhở và kịp thời tăng 
giảm thời gian, phạm vi hoạt động, thay đổi số người cũng như các truờng hợp 
phạm quy, “ăn gian” khi thực hiện trò chơi 
- Đánh giá kết quả, nhận xét, xếp loại người thắng cuộc, thua cuộc là 
“phần kết quả” của trò chơi. Vì vậy phải rất bình tĩnh, đánh giá đúng thực chất 
cuộc chơi, bao gồm: 
+ Ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và tập thể . 
11/20 
+ Thời gian hoàn thành của cá nhân hoặc tập thể . 
+ Cá nhân, tập thể ít phạm luật chơi nhất . 
+ Đảm bảo an toàn về người và vật chất tốt nhất. 
Việc đánh giá, nhận xét đúng mức sau cuộc chơi sẽ tạo được tình cảm, 
gây ấn tượng trong mỗi em học sinh. Nếu người điều khiển chỉ đánh giá, nhận 
xét về những hành động không đúng sẽ tạo nên sự buồn chán, hẫng hụt, thậm 
chí mất đoàn kết trong các em. Do đó phải biết động viên, khích lệ các em để 
những em thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn. 
Ngược lại, các em thua cuộc vẫn vui vẻ, tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, 
quyết tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo. 
3.3. Một số trò chơi 
Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng rất nhiều. Tôi xin lựa 
chọn một vài trò chơi tiêu biểu, có thể thay đổi để phù hợp và áp dụng vào các 
tiết học thể dục mang lại một số hiệu quả nhất định. 
3.3.1. Một số trò chơi thường được tổ chức trong lớp học (khi nhiều 
tiết thể dục cùng diễn ra và nhà thể chất nhỏ). 
- Chuyền khăn: 
 Cách chơi: Quản trò cho tập thể hát bài hát nào đó (tập thể đều thuộc). 
Chiếc khăn được chuyền từ tay quản trò đến người chơi, người chơi chuyền 
khăn cho nhau theo nhịp bài hát. 
 + Lưu ý: Khi trọng tài thổi một tiếng còi (hoặc hát hết bài hát) khăn dừng 
lại ở ai thì người đó được thưởng (hoặc phạt tuỳ theo quy định). Chuyền khăn 
phải theo nhịp vỗ tay của bài hát. Ai ném khăn hoặc giữ khăn (không chuyền) là 
phạm luật. Có thể thay lời bài hát bằng những bài thơ, văn hoặc định nghĩa định 
luật nào đó trong chương trình các môn học để giúp các em nhớ lâu bài học. 
- Nếu .... thì ... 
Cách chơi: Quản trò cho người chơi điểm danh theo thứ tự: 1, 2, 1, 2, ... 
cho đến hết. Khi quản trò hô: “Bắt đầu”, người số 1 viết ra giấy vế thứ nhất của 
một câu bắt đầu bằng chữ “Nếu...”, (ví dụ: “Nếu bạn nghỉ học đi chơi ...”), 
người số 2 viết vế thứ hai của câu, bắt đầu bằng chữ “thì...”, (ví dụ: “thì sẽ 
không hiểu bài”). Sau đó cùng mang lên bàn của quản trò bỏ vào 2 hộp : số 1 bỏ 
vào hộp 1, số 2 bỏ vào hộp 2. Quản trò bốc bất kì một phiếu ở hộp 1, một phiếu 
ở hộp 2 rồi ghép thành một câu hoàn chỉnh. Câu nào có ý nghĩa, hay thì 2 bạn 
viết câu đó thắng cuộc. Ví dụ: Nếu bạn nghỉ học đi chơi thì bố mẹ buồn. 
- Ô ăn quan: Là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh Việt Nam 
mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành 
cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị 
cho trò chơi. 
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng 
dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật 
được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt 
vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai 
bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. 
12/20 
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ 
tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rải đều chung quanh từng viên một trong 
những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy 
ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). 
Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như 
thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là 
những viên sỏi đó đó thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. 
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên 
nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần 
của đối phương. Như thế người đối diện đó thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu 
quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng 
thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. 
Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn 
quan đó giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì 
không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi... 
3.3.2. Một số trò chơi được tổ chức ở sân chơi hoặc nhà thể chất có diện tích 
rộng. 
* Mèo đuổi chuột: 
Tất cả đứng thành vòng tròn, tay 
nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt 
đầu hát: 
Mèo đuổi chuột 
Mời bạn ra đây 
Tay nắm c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian.pdf