Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho học sinh trong giờ học Thể dục Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho học sinh trong giờ học Thể dục Lớp 7

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận:

Trò chơi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Mọi lứa

tuổi đều có nhu cầu vui chơi giải trí. Tuy nhiên ở các độ tuổi khác nhau nhu cầu

này không giống nhau cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt đối với học sinh

THCS trò chơi được coi như một món ăn không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu

của các em. Thông qua trò chơi các em thể hiện được khả năng của mình, khám

phá hiểu biết thêm cuộc sống, được lĩnh hội kiến thức trong không gian đầy ắp

tiếng cười, tiếng vỗ tay đồng thời tạo ra được bầu không khí vuivẻ, đoàn kết,

thân ái giúp đỡ nhautrong học tập, rèn luyện. Vì vậy việc tổ chức các trò chơi

vận động cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giờ GDTC.

Trong chương trình môn thể dục ở trường THCS trò chơi chiếm một vị trí

quan trọng, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi góp phần tích cực vào

việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của cơ thể học sinh. Trò chơi được sử

dụng rộng rãi trong các giờ thể dục, trong hoạt động nội khóa và hoạt động

ngoại khóa. Trò chơi có thể được giáo viên đưa vào phần khởi động, phần cơ

bản cũng có khi là phần kết thúc. Tùy theo từng bài dạy mà giáo viên sử dụng

trò chơi nào, đưa vào lúc nào là hợp lý để có tác dụng giáo dục nhiều nhất. Các

nội dung trò chơi hầu như tiết nào cũng có nhất là ở khối lớp 6,7 có tiết không

chỉ có một trò chơi mà có thể đưa 2 – 3 trò chơi vào tiết dạy.

Trò chơi ở các trường THCS mang tính chất thi đua nhiều hơn ở bậc tiểu học,

do vậy căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục và các điều kiện giáo dục cụ thể,

đặc điểm tâm sinh lý. của từng đối tượng khác nhau để lựa chọn và giảng dạy trò

chơi cho phù hợp góp phần tích cực để nâng cao sức khỏe cho học sinh.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1162Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho học sinh trong giờ học Thể dục Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bại, vui mừng khi thấy đồng đội 
hoành thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của 
mình... Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn phấn đấu hết khả năng để 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
6/31 
mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình, đây là đặc tính thi đua rất 
cao của trò chơi vận động. 
Mỗi trò chơi đều có những quy tắc, yêu cầu nhất định do đó cần điều hòa 
mối quan hệ giữa người chơi có ảnh hưởng nhất định đối với tính chất của bản 
thân trò chơi. Trò chơi thường có sự co giãn về khối lượng vận động, thời gian, 
quy tắc, yêu cầu của trò chơi, sân bãi, dụng cụ to nhỏ, điều kiện, hoàn cảnh chơi 
đều có ảnh hưởng lớn đối với người chơi, cho nên cần chú ý đến mức độ vận 
động vừa với sức khỏe người chơi. 
II . TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH 
Để tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho học sinh THCS có hiệu quả 
và an toàn, người giáo viên cần chú ý thực hiện tốt các khâu sau đây: 
- Xác định đối tượng chơi để chọn trò chơi. 
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức trò chơi. 
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi. 
- Giới thiệu và giải thích trò chơi 
- Điều khiển trò chơi. 
- Đánh giá kết quả cuộc chơi. 
1. Xác định đối tượng chơi để chọn trò chơi. 
a. Xác định đối tượng chơi: 
Đối tượng chơi là học sinh THCSdo đó các em thường thích những trò chơi có 
cường độ vận động mạnh mẽ như: Chạy; Nhảy; Vượt chướng ngại vật... 
b. Chọn trò chơi: 
* Những căn cứ lựa chọn trò chơi: 
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục: Để phát triển thể lực thì 
chọn trò chơi nhằm phát triển những tố chất như nhanh nhẹn, bền bỉ hay sức 
mạnh.Trò chơi còn có tác dụng hoạt động bổ trợ hoặc rèn luyện kỹ năng về 
động tác chạy, nhảy, ném, chống đỡ.Chọn trò chơi cần chú ý đến yêu cầu giáo 
dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh. 
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Ở lứa tuổi bậc THCS, cơ 
thể học sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, thể lực các em còn yếu, nên không thể 
chọn các trò chơi đòi hỏi phải dùng nhiều sức mạnh hoặc hoạt động trong một 
thời gian dài như ở bậc THPT. Các em còn hiếu động nên cần chọn những trò 
chơi vui, hấp dẫn. Khả năng nhận thức và tư duy của học sinh còn có hạn nên 
không thể áp dụng những trò chơi có quy tắc quá phức tạp. Cần căn cứ vào lứa 
tuổi mà đề ra quy tắc, yêu cầu khối lượng vận động, thời gian chơi cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh. 
- Căn cứ vào địa điểm, sân bãi, dụng cụ: Chọn trò chơi tùy thuộc vào địa 
điểm, dụng cụ, sân bãi. Địa điểm chơi phụ thuộc vào số người tham gia. Cấu 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
7/31 
trúc nội dụng, hình thức tổ chức trò chơi có liên quan trực tiếp đến điều kiện, 
dụng cụ, sân bãi. 
- Căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh: Tổ chức trò chơi có liên quan đến quỹ 
thời gian thực hiện. Thời gian chơi quyết định tới chọn trò chơi.Mặt khác, trò 
chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điệu kiện, hoàn cảnh (nắng, mưa) cụ thể để 
lựa chọn các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết. 
Việc lựa chọn trò chơi rất quan trọng, có tính chất quyết định đến tác dụng 
giáo dục và kết quả của trò chơi, đòi hỏi tổ chức cần hợp lý về nội dung, điều 
kiện cho phù hợp. 
* Lựa chọn trò chơi: 
Để tiến hành tổ chức - hướng dẫn một trò chơi cho học sinh công việc rất 
quan trọng mang tính quyết định là phải biết chọn trò chơi. Để chọn trò chơi 
đúng mong muốn giáo viên phải nắm vững những yêu cầu sau đây: 
- Xác định được mục đính, yêu cầu của trò chơi định lựa chọn. 
- Đối tượng chơi ở lứa tuổi nào? Nam hay nữ? 
- Số lượng các em tham gia và tình trạng sức khỏe của các em? 
- Người tổ chức và hướng dẫn phải hiểu thấu đáo từ luật chơi đến diễn 
biến, kết quả, thời gian, vật chất của trò chơi. 
- Trò chơi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em nhưng nhất thiết phải 
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, về tài sản của cá nhân và tập thể. 
2. Chuẩn bị địa điểm và phương tiện để tổ chức trò chơi 
Sau khi đã chọn được trò chơi theo yêu cầu đề ra, người tổ chức và hướng 
dẫn phải nghiên cứu thật kỹ cách chơi (luật, cách thức chơi) và phương pháp tổ 
chức trò chơi. Đồng thời phải hình dung và sớm có phương án lựa chọn địa 
điểm, phương tiện để chơi, cụ thể là: 
- Địa điểm vừa đủ cho số người chơi và đáp ứng được nội dung của trò chơi. 
- Địa điểm phải thoáng, mát, sạch sẽ không có các chướng ngại vật, đá 
sỏi...không gây nguy hiểm và làm mất vệ sinh cho người chơi. 
- Phương tiện được xếp đặt đúng vị trí, các dấu quy ước phải làm cho rõ để 
mọi người đều dễ dàng sử dụng. 
Nếu chuẩn bị tốt địa điểm và phương tiện chơi thì kết quả tổ chức trò chơi 
sẽ cao và an toàn cho người chơi. 
3. Ổn định tổ chức, bố trí đội hình cho học sinh chơi 
Để bắt đầu một trò chơi phải tập hợp tất cả các em tham gia trò chơi. Trong 
nhà hay ngoài sân cũng cần có sự sắp xếp có trật tự. Tuỳ theo tính chất của trò 
chơi mà người tổ chức bố trí các đội hình khác nhau như : Đội hình hàng dọc, 
hàng ngang, chữ V, hình vuông, hình chữ nhật hay một hoặc nhiều vòng tròn ... 
Có thể quy định số người chơi hoặc bố trí chơi theo lớp, tổ, nhóm v.v... 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
8/31 
Bố trí đội hình chơi phải phù hợp với vị trí trung tâm của người hướng dẫn 
sao cho tất cả các em tham gia cuộc chơi có thể nghe thấy, quan sát thấy người 
hướng dẫn nói gì, làm gì và thực hiện các động tác mà không bị người khác cản trở. 
4. Giới thiệu và giải thích cách chơi 
Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau 
phụ thuộc vào thực tiễn lúc đó và sự hiểu biết của đối tượng, nếu các em chưa 
biết trò chơi đó thì cần giới thiệu, giải thích và làm mẫu tỉ mỉ nhưng nếu các em 
đã biết hoặc đã nắm vững trò chơi đó rồi thì cách giới thiệu và giải thích lại khác 
nhau... Tuy vậy, thông thường khi giới thiệu và giải thích trò chơi nên tiến hành 
theo các bước sau: gọi tên trò chơi, luật lệ và cách chơi, yêu cầu về tổ chức kỉ 
luật, cách đánh giá thắng, thua và những điểm cần chú ý. Dù trong trường hợp 
nào các em cũng không thích giảng giải dài dòng, vì vậy khi giải thích trò chơi, 
giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả học 
sinh đều nghe và nắm được cách chơi. 
Đối với những trò chơi các em đã hiểu luật lệ chơi, không cần giải thích trò 
chơi nữa, mà nên nêu thêm một số yêu cầu. Có thể đưa ra một số yêu cầu cao, 
chặt chẽ hơn lần chơi trước đòi hỏi học sinh phải cố gắng mới hoàn thành được. 
Có như vậy các em mới thấy hào hứng, hăng hái, phát huy hết khả năng, sức lực, 
trí tuệ và óc sáng tạo của mình. 
 Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích 
lệ được học sinh tham gia trò chơi tham gia chơi một cách thực sự là nghệ thuật 
của người điều khiển. Vì vậy, mỗi giáo viên cần tích lũy kinh nghiệm và không 
nên coi thường khâu giới thiệu, giải thích trò chơi. 
Giới thiệu và giải thích trò chơi là một nghệ thuật để có thể thu hút và dẫn 
dắt các em phấn khởi, tập trung, chú ý. Vì vậy người hướng dẫn phải biết lựa 
chọn cách vào đề vừa vui vẻ vừa hài hước , ngắn gọn, rõ ràng để các em tiếp thu 
nhanh và có thể thực hiện được ngay. Đồng thời phải nói rõ mục đích, yêu cầu 
của trò chơi, cách chơi và luật chơi mà mọi người phải nghiêm túc, tự giác thực 
hiện. Ngoài ra cần nói và thống nhất với các em cách đánh giá thắng, thua và 
một số vấn đề khác do đặc thù của trò chơi quy định. 
5. Điều khiển trò chơi 
 Khi các em chính thức bước vào trò chơi là lúc người điều khiển đóng vai 
trò của trọng tài do đó phải theo dõi chặt chẽ tiến trình từ lúc bắt đầu đến kết quả 
cuối cùng; nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi; phải khách quan, công bằng 
trong điều khiển và đánh giá, nhận xét. 
- Tổ chức cho các em chơi thử một vài lần 
- Nhắc nhở, động viên chuẩn bị chơi thật (trước khi chơi thật cần nhắc lại một 
số yêu cầu và có thể rút kinh nghiệm ngay một số vấn đề có thể xảy ra tiếp theo). 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
9/31 
- Lệnh cho bắt đầu cuộc chơi. 
- Theo dõi để nắm vững hoạt động của từng cá nhân và tập thể. 
- Động viên bằng lời, tiếng vỗ tay, kèn, trống, hò reo,... để tăng hoặc giảm 
nhịp điệu, cường độ của cuộc chơi. 
Trong quá trình diễn ra trò chơi cần uốn nắn, nhắc nhở và kịp thời tăng 
giảm thời gian, phạm vi hoạt động, thay đổi số người cũng như các truờng hợp 
phạm quy, “ăn gian” khi thực hiện trò chơi 
6. Đánh giá kết quả cuộc chơi 
Sau mỗi lần chơi hoặc một số lần chơi giáo viêncần nhận xét, đánh giá kết 
quả cuộc chơi và phân loại thắng thua. Vì vậy giáo viên phải rất bình tĩnh, đánh 
giá đúng thực chất cuộc chơi, bao gồm: 
+ Ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và tập thể . 
+ Thời gian hoàn thành của cá nhân hoặc tập thể . 
+ Cá nhân, tập thể ít phạm luật chơi nhất . 
+ Đảm bảo an toàn về người và vật chất tốt nhất. 
Việc đánh giá, nhận xét đúng mức sau cuộc chơi sẽ tạo được tình cảm, gây 
ấn tượng trong mỗi em học sinh. Nếu người điều khiển chỉ đánh giá, nhận xét về 
những hành động không đúng sẽ tạo nên sự buồn chán, hẫng hụt, thậm chí mất 
đoàn kết trong các em. Do đó phải biết động viên, khích lệ các em để những em 
thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn. Ngược lại, 
các em thua cuộc vẫn vui vẻ, tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm 
phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo. 
III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG THỂ DỤC LỚP 7 
Trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng rất nhiều. Tôi xin lựa 
chọn một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bềnmà tôi 
thường sử dụng vào các tiết dạy thể dục khối 7và đã đạt được kết quả nhất định. 
1. Phân chia trò chơi phù hợp nội dung học. 
Nội dung Tên trò chơi 
a.Chạy nhanh Chạy tiếp sức 
Tiếp sức chuyển vật 
Lò cò tiếp sức 
Chạy thoi tiếp sức 
Chạy đuổi 
Chạy tốc độ cao 
Ai nhanh hơn 
Hoàng Anh- Hoàng Yến 
b.Chạy bền Hai lần hít vào, hai lần thở ra 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
Nhảy dây bền (Nhảy dây cá nhân hoặc nhảy dây tập thể) 
Chạy rích rắc tiếp sức 
Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức 
Đoàn kết 
Người thừa thứ 3 
c.Bật nhảy Nhảy cừu 
Lò cò tiếp sức 
Nhảy ô tiếp sức 
Bật xa tiếp sức 
Nhảy vào vòng tròn tiếp sức 
Nhảy bao bố 
Khéo vướng chân 
Nhảy vượt rào tiếp sức 
2. Giới thiệu và giải thích cách chơi một số trò chơi: 
2.1 Chạy tiếp sức 
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 8-10m tùy theo số 
lượng học sinh và đội tham gia chơi (mỗi đội cách nhau 1,5- 2m). Tập hợp học 
sinhtrong lớp thành 4 hàng dọc 
có số người bằng nhau, sau vạch 
xuất phát(Mỗi tổ thẳng hướng 
với ghế tương ứng). 
- Cách chơi: Khi có lệnh 
những em số 1chạynhanh về trước 
vòng qua ghế, chạy về vạch xuất 
phát đưa tay chạm tay bạn số 2 
sau đó đi về tập hợp ở cuối hàng. 
Số 2 nhanh chóng chạy như số 1, 
sau đó đưa tay chạm tay bạn số 3. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, 
hàng nào xong trước, ít phạm quy hàng đó thắng. 
-Các trường hợp phạm quy: 
+ Chưa có lệnh hoặc chưa chạm tay bạn chạy trướcđã rời khỏi vạch xuất phát. 
+Không chạy vòng qua ghế. 
2.2 Tiếp sức chuyển vật 
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 8-10m tùy theo số 
lượng học sinh và đội tham gia chơi kẻ các vòng tương ứng. Mỗi vòng có đường 
kính 0,5- 0,8 mtrong đó đặt 1 quả bóng. Các vòng tròn cách nhau 2m. Tập hợp 
Hình ảnh trò chơi “Chạy tiếp sức”tại trường. 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
học sinh thành 4 hàng dọc có số người bằng nhau, sau vạch xuất phát(Mỗi tổ 
thẳng hướng với các vòng tròn đãchuẩn bị). 
- Cách chơi: Khi có lệnh 
những em số 1 của mỗi hàng 
nhanh chóng chạy đến vòng tròn, 
nhặt quả bóng ở trong vòng tròn 
rồi chạy nhanh trở lại vạch xuất 
phát trao cho bạn số 2. Số 2 nhanh 
chóng mang bóng đặt vào vòng 
tròn, chạy về đưa tay chạm tay 
bạn số 3. Số 3 thực hiện như số 
1, số 4 thực hiện như số 2, trò 
chơi lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng 
đó thắng cuộc. 
- Chú ý: Khi để bóng rơi, cần nhanh chóng nhặt lên, tiếp tục chơi. Khi để 
bóng vào vòng tròn, nếu bóng lăn ra ngoài, cần đặt lại vào vòng tròn. 
* Các trường hợp phạm quy: 
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước, hay nhận 
bóng của bạn chạy trước ngoài vạch xuất phát. 
+ Không trao bóng mà ném hoặc tung bóng cho nhau. 
2.3 Lò cò tiếp sức 
- Chuẩn bị: Như cách chuẩn bị ở 
trò chơi “Chạy tiếp sức” nhưng rút 
khoảng cách xuống còn 6 – 7m. 
- Cách chơi: Gần giống như cách 
chơi “Chạy tiếp sức”, ở đây không 
chạy mà nhảy lò cò bằng cách co một 
chân lên cao, lò cò bằng một chân cả 
lượt đi và lượt về hoặc lượt đi bằng 
chân này, về bằng chân kia. 
2.4 Hai lần hít vào, hai lần thở ra. 
- Chuẩn bị : Có thể đứng tại chỗ(Cá nhân hoặc theo hàng) hoặc đi hay chạy 
chậm trên đường tự nhiên hoặc theo vòng tròn. 
-Cách chơi: Hai lần liên tiếp hít vào bằng mũi, sau đó hai lần liên tiếp thở 
ra bằng miệng theo một nhịp nhất định. Nếu đang đi hoặc chạy thì hai lần hít 
vào tương đương với hai bước đihay hai bước chạy, sau đó hai lần thở ra tương 
đương với hai bước đi hoặc chạy tiếp theo. 
Hình ảnh trò chơi “Tiếp sức chuyển vật”tại trường. 
Hình ảnh trò chơi “Lò cò tiếp sức”tại trường. 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
2.5 Đoàn kết(Tăng lượng vận động chạy bền và tích hợp liên môn) 
Cách chơi: 
+ Đội hình: vòng tròn (số lượng đông có thể đứng thành 2,3 vòng tròn). 
+ Nột dung: Làm theo lệnh của quản trò. 
+ Hướng dẫn: 
Cả lớp chạy với tốc độ trung bình theo vòng tròn 
 Quản trò hô Người chơi đáp 
 “Đoàn kết” ---------------------> “ thì tốt” 
“Chia rẽ” ---------------------> “ không tốt” 
 “Kết bạn” “Kết bạn” --------------------->“kết mấy?” “kết mấy?” 
Kết n (n = 1, 2, 3,...kết 2x3; kết 20:5... kết hình tam giác; kết số chân con hổ.....) 
+ Quản trò sẽ hô các số cho người chơi kết lại với nhau. 
+ Người chơi nhanh chóng tìm bạn để kết cho đúng số lượng. 
 Lưu ý: 
+ Quản trò sẽ thổi còi dừng lại việc kết bạn; có thể đếm từ 1 đến 5. 
+ Nếu làm không đúng theo quy định là phạm luật chơi. 
2.6 Người thừa thứ ba: 
Cách chơi: 
+ Quản trò cho tập thể chơi điểm số 1,2; 1,2... cho đến hết (2 người 1 đôi). 
Người số 1 đứng trong người số 2 đứng ngoài(đội hình vòng tròn) hoặc người số 
1 đứng trên số 2 đứng dưới(đội hình chữ U). Quản trò chọn 2 bạn đuổi nhau, 
đứng cách nhau khoảng 3m ở giữa đội hình(Bạn A, bạn B) và quy định bạn A 
đuổi bạn B. Khi nghe tiếng còi 2 bạn đuổi nhau luồn lách trong đội hình chơi 
hoặc trong phạm vi quy định. Khi người bị đuổi đứng trước người số 1 của 1 đôi 
nào đó thì người số 2 của đôi đó đuổi lại người số 2 đang đuổi. Người bị đuổi lại 
luồn lách và tìm cách đứng trước 1 đôi nào đó, trò chơi diễn ra liên tục. 
+ Lưu ý: Người đuổi vỗ được vào người bị đuổi thì người bị đuổi lại trở 
thành người đuổi. Không chạy quá không gian mà quản trò quy định. Cho đội 
hình đứng hẹp để tăng độ khó của trò chơi. Nên tìm các động tác “tránh” để trò 
chơi vui nhộn. 
2.7 Mèo đuổi chuột: 
- Cách chơi:Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. 
Rồi bắt đầu hát: 
Mèo đuổi chuột 
Mời bạn ra đây 
Tay nắm chặt tay 
Đứng thành vòng rộng 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
Hình ảnh trò chơi 
“ Rồng rắn lên mây”tại trường. 
Chuột luồn lỗ hổng 
Mèo chạy đằng sau 
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo 
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột 
 Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai 
người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến 
câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải 
chạy đúng chỗ chuột đó chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người 
đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. 
2.8 Rồng rắn lên mây: 
- Cách chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp 
hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía 
trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: 
Rồng rắn lên mây 
Có cây lúc lắc 
Hỏi thăm thầy thuốc 
Có nhà hay không? 
Người đóng vai thầy thuốc trả lời: 
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá 
, đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại 
đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: 
- Có ! 
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: 
- Rồng rắn đi đâu? 
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: 
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con 
- Con lên mấy 
- Con lên một 
- Thuốc chẳng hay 
- Con lên hai 
- Thuốc chẳng hay 
Cứ thế cho đến khi: 
- Con lên mười 
- Thuốc hay vậy 
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: 
+ Xin khúc đầu 
- Những xương cùng 
Hình ảnh trò chơi “Mèo đuổi chuột” tại trường 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
+ Xin khúc giữa 
-Những máu cùng me 
+ Xin khúc đuôi 
- Tha hồ mà đuổi 
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng 
trong hàng. 
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho 
người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và 
tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người 
đó phải ra thay làm thầy thuốc. 
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm 
ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. 
2.9 Nhảy ô tiếp sức 
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 0,8 – 1,5m của mỗi hàng 
kẻ 10 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4m cạnh kia 1 – 1,5m. Tập hợp HS thành những 
đội theo hàng dọc (tương ứng với mỗi hàng ô đã chuẩn bị, sau vạch xuất phát). 
- Cách chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng hai chân từ vạch 
xuất phát vào ô số 1,sau đó bật nhảy tách hai chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như 
vậy cho đến ô cuối, sau đó bật nhảy quay 180 độ, rồi nhảy lần lượt qua các ô về 
vạch xuất phát, dưa tay chạm bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt như 
vậy cho đến hết, hàng nào nhảy xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. 
- Các trường hợp phạm quy: 
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình. 
+ Để chân vào ô không đúng quy định. 
+ Chân giẫm lên hoặc ra ngoài vạch kẻ. 
2.10 Bật xa tiếp sức 
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 6 -8m đánh 4 dấu chấm 
hoặc cắm cờ nhỏ làm chuẩn. Tập hợp HS thành đội theo hàng dọc sau vạch xuất 
phát thẳng hướng với cờ. Mỗi đội, em số 1 cầm một quả bóng. 
- Cách chơi: Các 
em số 1 kẹp bóng vào 
giữa hai đùi. Khi có lệnh 
bật nhảy bằng hai chân 
từ vạch xuất phát đến 
cờ, bật nhảy vòng qua 
cờ về vạch xuất phát, 
đưa bóng cho bạn số 2. 
Hình ảnh trò chơi “Bật xa tiếp sức” tại trường. 
Phương pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cho HS trong giờ học thể dục lớp 7 
Số 2 kẹp bóng vào giữa hai đùi rồi bật nhảy như số 1, lần lượt như vậy cho đến hết. 
Đội nào xong trước, ít phạm quy, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng cuộc. 
- Chú ý: Nếu bóng rơi, được phép nhặt bóng lên và tiếp tục bật xa. 
- Các trường hợp phạm quy: 
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn bật nhảy trước. 
+ Không bật xa, mà chạy. 
+ Khi để bóng rơi, lúc nhặt lên lại “ ăn bớt” đường (Rơi bóng ở chỗ nào, thì 
lúc nhặt bóng lên phải tiếp tục bật xa ở chỗ đó). 
2.11 Bịt mắt bắt dê: 
- Cách chơi: Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một 
chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh 
người bị bịt mắt. 
Mọi người chạy xung quanh 
người bị bịt mắt đến khi nào người đó 
hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả 
mọi người phải đứng lại, không được 
di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt 
mắt bắt đầu lần đi xung quanh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_huong_dan_tro_choi.pdf