Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5

Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập

 Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy Tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.

- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.

- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .

- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.

- Nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bố sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên.

- Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.

Lưu ý: Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau.

Ví dụ: Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm: một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tố chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự - an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.

 

doc 40 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 40Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: Giúp học sinh :
Phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, đặc biệt là các từ miêu tả về ngoại hình.
Phát triển kĩ năng trình bày.
Chuẩn bị:
Một bộ ảnh chụp nhiều người ở các độ tuổi, giới tính, nơi chốn khác nhau có đánh số từ 1 đến n (n là số ảnh chuẩn bị được).
Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau :
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tiến hành:
Bước 1: Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi (khuyến khích học sinh xung phong).
Bước 2: Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên (hoặc cử một học sinh khác) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về người trong ảnh (từ 2-3 câu).
Bước 3: Giáo viên gọi tiếp một số học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi).
Bước 4: Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Lưu ý:
Trò chơi này còn có thể vận dụng vào phân môn luyện từ và câu bài: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. Giáo viên chỉ cần thay thế các ảnh chụp bằng những phiếu yêu cầu như: Em hãy đặt câu có sử dụng cặp từ quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, tương phản.	
Giáo viên có thế thay đổi hình thức chơi bằng cách chia số học sinh trong lớp thành 3 dãy thi đua với nhau.
1.3.2. Các trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức: 
 Trò chơi tìm bạn, trò chơi câu cá, trò chơi tha thơ, trò chơi sắm vai, trò chơi ô, trò chơi tập trung.
 Tôi xin trình bày cách vận dụng trò chơi “ Chọn ô số ” vào bài “ Bốn anh tài ” 
(Tiếng việt lớp 4, tập 2, trang 4 - 5).
Vật liệu: 
Bảng trò chơi Ô của câu chuyện “ Bốn anh tài ”.
- Các thẻ chơi hay các vòng nhựa có màu khác nhau đủ cho số học sinh trong một nhóm ( Các thẻ này có thể làm từ giấy màu. Giáo viên có thể tô nhiều màu khác nhau trên giấy bìa màu trắng và cắt thành hình tròn).
- Xúc xắc.
- Bộ thẻ câu hỏi.
Cách thực hiện:
?
Bước 1: Các nhóm nhận một bảng trò chơi ô, bộ thẻ câu hỏi, các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc.
Bước 2: Các nhóm đặt úp bộ thẻ câu hỏi vào vị trí 	 trên bảng trò chơi Ô. Tất cả các em trong nhóm cùng đặt các vòng nhựa của mình vào vị trí XUẤT PHÁT dưới số 1.
?
Bước 3: Trong nhóm, từng em lần lượt đổ xúc xắc. Tùy theo số trên mặt xúc xắc mà em này sẽ di chuyển vòng nhựa của mình theo các số trên bảng trò chơi Ô sao cho phù hợp.
Trường hợp 1: Nếu vòng nhựa của em vào số có dấu , thì em sẽ rút một câu hỏi theo thứ tự từ trên xuống của bộ thẻ câu hỏi.
 - Em này đọc và trả lời câu hỏi.
 + Nếu trả lời đúng, em sẽ được đi tiếp.
 + Nếu trả lời sai, em sẽ không được đi tiếp.
Khi trả lời xong câu hỏi, em cần đặt thẻ câu hỏi vào vị trí cuối cùng của bộ thẻ.
Trường hợp 2: Nếu vòng nhựa của em vào số không có dấu hỏi , thì em hết lượt đi. 
Bước 4: Em nào về đến số 20 đầu tiên sẽ là người thắng cuộc. Ví dụ: Nếu một em đang ở số 17, đổ được số 3 thì em này mới về được số 20. Nếu chỉ đổ được các số còn lại thì em sẽ không được đi.
Thông qua trò chơi, các em sẽ rèn được kĩ năng giao tiếp, biết nói thành câu,
mạnh dạn tham gia trò chơi (kể cả HS yếu). Trong quá trình tham gia trò chơi như thế, giáo viên kiểm soát được chặt chẽ hoạt động của từng em, có điều kiện giúp đỡ được học sinh, nắm bắt được khả năng nói thành câu của từng em. Từ trò chơi chuyển qua viết đoạn văn vào vở giúp các em tự tin hơn, viết tốt hơn.
Lưu ý:
Trò chơi này có thể vận dụng ở nhiều phân môn khác nhau như: Kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập đọc (đọc hiểu), tập làm văn, chỉ cần thay đổi bộ thẻ hình hoặc câu hỏi ở nơi đặt thẻ.
Mục tiêu của trò chơi sẽ thay đổi khi ta vận dụng trò chơi này ở những phân môn khác nhau.
1.3.3. Các trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy: 
 Trò chơi truyền điện, trò chơi tập trung, trò chơi tìm bạn, trò chơi thi viết câu ghép, trò chơi những hình ảnh biết nói	.
 Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi “truyền điện” trong bài Sắc màu em yêu, Tiếng việt lớp 5 Tập 1 trang 19.
 Thời điểm chơi cuối tiết tập đọc - học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập học thuộc lòng.
Muc tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
- Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.
- Rèn phản xạ nhanh nhạy.
 - Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong học tập.
Chuẩn bị:
Học sinh hai nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành hai hàng đối diện).
Tiến hành:
Bước 1: Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi: hai nhóm bắt thăm (hoặc oan tù tì) đế giành quyền đọc trước.
Bước 2: Đại diện nhóm đọc trước (nhóm A) đọc câu đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh (truyền điện), một bạn bất kì của nhóm kia (nhóm B), bạn được chỉ định đọc tiếp câu thơ thứ 2 của bài.
Bước 3: Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn của nhóm A đọc tiếp câu thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Học sinh A1: Em yêu màu đỏ.
 Học sinh B1: Như máu trong tim.
 Học sinh A2: Lá cờ tổ quốc.
 Học sinh B2: Khăn quàng đội viên.
Lưu ý:
Trường hợp học sinh được“ truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5. Nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật). Lúc đó học sinh AI chỉ tiếp học sinh B2... Nhóm nào có nhiều người phải đứng (bị điện giật) là nhóm thua cuộc.
Ta có thể vận dụng trò chơi này để kiểm tra kiến thức ở nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Vận dụng như thế nào là tùy vào từng bài, tùy vào mục đích và nội dung cần kiểm tra, củng cố.
Giáo viên cần thống nhất quy ước cho học sinh dễ đọc: 1 câu thơ là 1 dòng thơ.
Mỗi một trò chơi đều có thể vận dụng với mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như trò chơi” Tập trung” được vận dụng để dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới như đã giới thiệu ở phần trên nhưng đồng thời cũng có thể vận dụng để rèn kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức hoặc ôn tập tổng hợp kiến thức. Điều ấy còn phụ thuộc vào mục tiêu của từng bài tập.
Tóm lại, việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là rất cần thiết.Thông qua trò chơi, các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói được rèn luyện, đồng thời kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn luyện tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng trò chơi học tập phải luôn đi kèm với việc sáng tạo thiết kế ra trò chơi mới bởi học sinh tiêu học luôn ham thích những cái mới lạ.
2. Thiết kế trò chơi học tập:
Ngoài vận dụng, giáo viên phải biết thiết kế hoặc chuyển đổi một số trò chơi đế giảng dạy. Khi thiết kế thì cần:
- Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.
- Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau.
Ví dụ: Vận dụng trò chơi Du lịch trên bản đồ Việt Nam trong bài Luyện từ và câu “ Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam ” ( Tiếng việt lớp 4, tập 1, trang 74 – 75 ). 
Mục tiêu: Ngoài việc giới thiệu với học sinh tên của một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng hay các tỉnh, thành phố. Thực hiện trò chơi bản đồ và các câu đố sẽ giúp các em nhận thức cụ thể hơn về các địa danh này của Việt Nam
Vật liệu: 
- Bộ thẻ câu hỏi (12 thẻ)
- Một xúc xắc và các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho số học sinh trong một nhóm.
- Bản đồ Việt Nam có dán các thẻ số từ 1 đến 20 và các hình của các danh lam thắng cảnh hay nơi chốn nổi tiếng.
Cách thực hiện:
?
Bước 1: Các nhóm nhận một bản đồ, bộ thẻ câu hỏi, các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc.
Bước 2: Các nhóm đặt úp bộ thẻ câu hỏi vào vị trí trên bản đồ. Tất cả các em trong nhóm cùng đặt các vòng nhựa màu của mình vào vị trí XUẤT PHÁT dưới số 1.
?
Bước 3: Trong nhóm, từng em lần lượt đổ xúc xắc. Tùy theo số trên mặt xúc xắc mà em này sẽ di chuyển vòng nhựa của mình theo các số trên bản đồ sao cho phù hợp.
Trường hợp 1: Nếu vòng nhựa của em vào số có dấu , thì em sẽ rút một câu hỏi theo thứ tự từ trên xuống của bộ thẻ câu hỏi.
 - Em này đọc và trả lời câu hỏi.
 + Nếu trả lời đúng, em sẽ được đi tiếp.
 + Nếu trả lời sai, em sẽ không được đi tiếp.
Khi trả lời xong câu hỏi, em cần đặt thẻ câu hỏi vào vị trí cuối cùng của bộ thẻ.
Trường hợp 2: Nếu vòng nhựa của em vào số không có dấu hỏi, thì em hết lượt đi. 
Bước 4: Em nào về đến số 20 đầu tiên sẽ là người thắng cuộc. Ví dụ: Nếu một em đang ở số 17, đổ được số 3 thì em này mới về được số 20. Nếu chỉ đổ được các số còn lại thì em sẽ không được đi.
2.1. Tiến hành thiết kế trò chơi
Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập
 Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy Tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .
- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
- Nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bố sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên.
- Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Lưu ý: Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau.
Ví dụ: Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm: một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tố chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự - an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Ta có thể có các hình thức tổ chức chơi như sau :
Trò chơi chung sức.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau đế thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_tro_choi_trong_day.doc