Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh Khối 4 ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh Khối 4 ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Các loại giải pháp luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nghe

 Giải pháp 1: Một số kĩ thuật Dạy nghe trong sách giáo khoa Tiếng Anh

Trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4 có 2 dạng: Listen and check và listen and repeat

**Quy trình thực hiện dạy mục Listen and check: Dạy nghe và kiểm tra mức độ hiểu.

Nhóm này gồm các tên bài như: Listen and tick, Listen and match, Listen and circle hoặc Listen and number, Listen and complete

Về bản chất, mục tiêu dạy học của hai mục này là như nhau: cùng nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe hiểu của HS.

Điểm khác biệt giữa hai mục này là: yêu cầu về độ dài và mức độ (độ khó của nội dung bài nghe) có sự chênh lệch:

Dạng bài Listen and tick, Listen and match, Listen and complete thường là những bài hội thoại ngắn, đơn lẽ, tách biệt nhau, nhằm kiểm tra khả năng nghe và nhận biết thông tin theo chủ đề của bài học. Dạng bài tập này đơn giản, hay được vận dụng và HS dễ hiểu, hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Bài nghe trong mục Listen and number có nội dung dài hơn, các câu trong bài hội thoại có sự gắn kết về ý tạo thành mạch văn và mang tính giao tiếp. Bài tập loại này khó hơn vì ngoài mục đích kiểm tra từ vựng, còn kiểm tra cấu trúc câu và nội dung chủ điểm trong bài. Hơn nữa, HS phải nghe hết cả bài nghe, hiểu (các) bài hội thoại theo trật tự lô-gic và tổng hợp thì mới có thể đưa ra câu trả lời (đánh số thứ tự: 1 - 2 - 3 - 4)

Các loại bài tập này có cấu tạo chung gồm hai phần: (1) dạy nghe hiểu (Listen) và (2) kiểm tra mức độ hiểu của học sinh (check). Với cách cấu tạo trên, có hai trường hợp cần phân biệt.

Bài tập chỉ yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh CHECK những điều nghe được đề kiểm tra học sinh hiểu bài nghe đến mức nào. Như vậy phần nghe hiểu đã được dạy từ trước khi vào bài tập này.

 

doc 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 4897Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh Khối 4 ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên trẻ mang trong mình rất nhiều nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn tìm tòi và học hỏi những cách dạy hay và phù hợp với học sinh của mình. Cùng với các đồng nghiệp của mình, hằng năm chúng tôi tổ chức các lớp học rèn luyện kỹ năng nghe - nói cho các em học sinh.
Hiện tại tiếng Anh là một trong những môn học khá mới ở cấp tiểu học, ở đất nước chúng ta chưa có giáo viên tiếng anh được đào tạo để dạy riêng cho cấp tiểu học mà phần lớn tất cả các giáo viên được đào tạo để dạy bậc THCS và THPT đưa xuống dạy ở bậc tiểu học nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý lứa tuổi tiểu học, bản thân tôi qua 6 năm giảng dạy tuy đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh nhiều năm, tôi đã nhận thấy học sinh yếu kém ở môn học này còn nhiều, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu loát. Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân, hướng khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học sinh yếu kém ở bộ môn. Qua thực tế tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp gia đình về kinh tế sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, sách tham khảo thêm, băng hình, máy móc hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành nhiều.
Hơn nữa việc giao tiếp của trẻ ở những vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng hành cùng với việc thay sách đổi mới chương trình và phương pháp dạy và học, tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp của học sinh ở vùng nông thôn là do việc ít được giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kĩ năng nghe và nói Tiếng Anh chưa tốt. Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh song song với việc rèn luyện các kĩ năng là phải luyện tập nghe nhiều, giao tiếp nhiều. Đối với học sinh ở bậc tiểu học, nội dung kiến thức không nhiều nhưng phần nghe nói chiếm đa số, nên đòi hỏi các em phải có kỹ năng nghe tốt để thực hành luyện nghe mới dễ dàng. Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh lẫn học sinh không quan tâm dẫn đến việc các em ít học từ vựng, không đầu tư mua băng đĩa để các em luyện nghe ở nhà, bên cạnh đó cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài rất hiếm hoi nên các em càng khó khăn hơn trong cách nghe và phát âm tiếng Anh. 
 Chính từ thực tế này, nhằm cổ vũ, động viên, kích thích sự ham học, mạnh dạn trong giao tiếp của học sinh tôi cho rằng mỗi giáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy nghe cho phù hợp với nội dung bài dạy, góp phần hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng Anh. Muốn thực hiện tốt được điều đó mỗi giáo viên cần hiểu rõ vai trò của mình trong tiết dạy, đó là:
- Tạo không khí thoải mái trong tiết học.
- Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi tiết học.
- Hỗ trợ tạo sự động não của học sinh.
- Hỗ trợ trong việc ôn từ mới, thiết lập câu.
- Hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói của học sinh.
- Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, hướng tới chủ điểm của bài học.
 Do cách phát âm chưa chính xác, ảnh hưởng của phương ngữ địa phương. Học sinh phát âm các từ chưa được rõ ràng dẫn đến tâm lý ngại nói, nghe còn hạn chế, loại lỗi này mắc phổ biến ở nhiều học sinh trong trường. 
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc kỹ năng nghe của các em học sinh chưa tốt đó là các em chưa có một môi trường nói tiếng Anh thực sự để phát huy hết khả năng của mình, chưa được gặp, nói chuyện và nghe người bản ngữ nói để thực hành giao tiếp. 
Các cấu trúc câu trong sách tiếng anh lớp 4 khá dài, khó nhớ để các em có thể sử dụng giao tiếp hằng ngày (với kiến thức của các em học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành).
Trên tình hình thực tế có những vấn đề mấu chốt như vậy nên tôi đã có kế hoạch thi khảo sát chất lượng thực hành “nghe” đầu năm để đánh giá sát với tình hình và có hướng rèn luyện. Kết quả khảo sát đầu năm của học sinh lớp 4A4 năm học 2019 - 2020 cụ thể như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát đầu năm 27 em
Xếp Loại
Tổng Số
Tỉ Lệ %
HTT
10
37 %
HT
14
51,9 %
CHT
3
11,1 %
Qua kết quả khảo sát đầu năm học 2019 - 2020 của lớp 4A4 cho thấy lỗi phổ biến các em mắc phải là: không hiểu nội dung các câu trong bài nghe, phát âm sai các từ nên nghe không hiểu được nội dung bài nghe. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Rèn luyện cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh để nghe nói về những vấn đề hằng ngày tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, thông qua sáng kiến này chúng ta sẽ khắc phục tình trạng học sinh ít nói tiếng Anh trong quá trình học ở lớp. Để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tạo cho các em cần môi trường giao tiếp, từ đó hình thành kĩ năng kĩ xảo, hướng dẫn các thao tác học như tập cho học sinh các phản xạ nhanh bằng tiếng Anh, tập phát âm các từ, sử dụng đúng ngữ điệu trong câu.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
 * Phương pháp tổ chức rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem các em nghe như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng nội dung bài học. 
* Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh 
 Đầu năm học, đối với học sinh lớp ba ở vùng nông thôn như chúng ta các em chưa có vốn từ vựng nếu có thì rất hạn chế dù vậy nhưng giáo viên vẫn tăng cường nói tiếng Anh trên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản, áp dụng các câu mệnh lệnh hoặc những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ. Nhìn chung, lúc đầu học sinh còn ngơ ngác nhưng dần dần qua các tiết học các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên. Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì chúng ta nên sử dụng thường xuyên trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt như những câu hỏi về bản thân What’s your name?; How are you?; những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế, thước, vở,...) như các mẫu câu: What’s this?, What are these?,...
 Tập cho học sinh không nên hiểu ngầm tiếng việt rồi mới dịch sang tiếng Anh. 
 * Rèn luyện cách phát âm cho học sinh 
 Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe - nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thì chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện cách phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. 
 Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: bag /bæg/, book /buk/,....
 Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.
Ví dụ: stand-up /’stænd^p/, look-at /lukæt/ 
It’s a pencil. /itsəpensl/
It is a desk. /itizədesk/ 
 Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều: 
+ Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/
Ví dụ: cassettes, books,.... 
+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/.
Ví dụ: crayons, tables, markers,... 
+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rất cụ thể các phụ âm như: /z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/.
Ví dụ: pencil cases, oranges, nurses,...
* Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. 
*Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau: 
- Dùng trong câu chào hỏi: 
Good morning! ↓ 
- Dùng trong câu đề nghị: 
Come here! ↓ 
- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how)
What are these? ↓ 
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book ↓ 
*Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau: 
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “cókhông”
 Is this a book? ↑ 
- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: 
You are Mai? ↑ 
 Đưa ra các hình thức khác nhau để luyện tập kỹ năng nói
 Các loại giải pháp luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nghe
 Giải pháp 1: Một số kĩ thuật Dạy nghe trong sách giáo khoa Tiếng Anh 
Trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4 có 2 dạng: Listen and check và listen and repeat
**Quy trình thực hiện dạy mục Listen and check: Dạy nghe và kiểm tra mức độ hiểu.
Nhóm này gồm các tên bài như: Listen and tick, Listen and match, Listen and circle hoặc Listen and number, Listen and complete
Về bản chất, mục tiêu dạy học của hai mục này là như nhau: cùng nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe hiểu của HS.
Điểm khác biệt giữa hai mục này là: yêu cầu về độ dài và mức độ (độ khó của nội dung bài nghe) có sự chênh lệch:
Dạng bài Listen and tick, Listen and match, Listen and complete thường là những bài hội thoại ngắn, đơn lẽ, tách biệt nhau, nhằm kiểm tra khả năng nghe và nhận biết thông tin theo chủ đề của bài học. Dạng bài tập này đơn giản, hay được vận dụng và HS dễ hiểu, hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Bài nghe trong mục Listen and number có nội dung dài hơn, các câu trong bài hội thoại có sự gắn kết về ý tạo thành mạch văn và mang tính giao tiếp. Bài tập loại này khó hơn vì ngoài mục đích kiểm tra từ vựng, còn kiểm tra cấu trúc câu và nội dung chủ điểm trong bài. Hơn nữa, HS phải nghe hết cả bài nghe, hiểu (các) bài hội thoại theo trật tự lô-gic và tổng hợp thì mới có thể đưa ra câu trả lời (đánh số thứ tự: 1 - 2 - 3 - 4)
Các loại bài tập này có cấu tạo chung gồm hai phần: (1) dạy nghe hiểu (Listen) và (2) kiểm tra mức độ hiểu của học sinh (check). Với cách cấu tạo trên, có hai trường hợp cần phân biệt.
Bài tập chỉ yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh CHECK những điều nghe được đề kiểm tra học sinh hiểu bài nghe đến mức nào. Như vậy phần nghe hiểu đã được dạy từ trước khi vào bài tập này.
Bài tập yêu cầu hai bước: dạy nghe hiểu LISTEN rồi đến kiểm tra CHECK.
 Giáo viên lưu ý những bài tập dùng để kiểm tra mức độ nghe hiểu (Check) có nhiều loại như: bài tập khớp nội dung của bài nghe với hình vẽ cho trong sách (match/draw lines), bài tập cho sẵn một số câu trích từ trong nội dung của bài nghe nhưng bỏ trống một vài từ để học sinh nghe và điền vào chỗ trống (find the missing words), hoặc bài tập đưa ra một số đáp án, học sinh chọn đáp án đúng với nội dung của bài nghe (choose the right answer), hoặc bài tập đưa ra một số câu, tức là thông tin, yêu cầu học sinh nghe và đánh dấu những thông tin nào đúng/không đúng với nội dung của bài nghe(true-false hoặc yes-no), hoặc bài tập trả lời câu hỏi về nội dung bài nghe (answer the questions),
Sau đây là các bước dạy nghe cho loại hình bài tập cần phải dạy cả hai bước Listen và Check.
* Steps (Các bước tiến hành)
Bước 1. Nêu rõ nhiệm vụ ( Yêu cầu học sinh chuẩn bị làm gì? )
Bước 2. Giới thiệu chủ đề, tình huống của bài nghe.
- Dùng tranh, ảnh phóng to từ sách giáo khoa;
 	- Dùng tiếng Anh đơn giản để trình bày, giới thiệu;
 	- Cần nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để học sinh tự nhận xét cho ý kiến dựa trên kiến thức sẵn có của các em.
 	- Cá nhân học sinh đoán trước câu trả lời (Học sinh có thể trả lời đúng hay sai điều đó không quan trọng vì mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế chủ động cho học sinh trước khi nghe).
Bước 3. Cho học sinh nghe 2 - 3 lần: 
 	- Lần thứ nhất: Nghe để bao quát và hiểu nội dung của toàn bài;
 	- Lần thứ hai: Vừa nghe vừa lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo yêu cầu cụ thể (nghe và đánh dấu tick (√) hoặc đánh số vào tranh được nói đến).
Bước 4. Cá nhân học sinh tự so sánh kết quả với câu trả lời theo dự đoán trước khi nghe → sau đó báo cáo kết quả vừa làm trước lớp → Học sinh khác cho nhận xét (có thể cho học sinh thảo luận, so sánh bài làm cá nhân hay theo cặp).
Bước 5. Giáo viên cho học sinh nghe lại lần thứ 3 để kiểm tra kết quả (để khẳng định câu trả lời tại sao đúng, tại sao sai.
Bước 6. Sau khi nghe: Yêu cầu học sinh nhìn tranh và tường thuật lại nội dung chính của bài nghe. Mục đích là vừa kiểm tra lại sự hiểu bài, vừa cũng cố kiến thức ngôn ngữ (cấu trúc câu). 
Lưu ý: Học sinh có thể liên hệ chủ đề bài nghe với thực tế của bản thân (nói lại).
** Quy trình thực hiện dạy mục 1. Listen and repeat 
 Đây là phần kết hợp dạy nghe và nói. Giáo viên giúp học sinh luyện tập các âm (nguyên âm, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ âm, chùm phụ âm, nhấn trọng âm câu). Phần này chỉ tập trung vào dạy ngữ âm thực hành nên giáo viên không cần thiết phải giảng giải chi tiết về lý thuyết ngữ âm (Không giới thiệu hệ thống phiên âm quốc tế).
 	* Steps (Các bước tiến hành)
Bước 1. Nêu yêu cầu bài tập (luyện tập các âm được thể hiện qua các con chữ, mẫu câu cho sẵn).
Bước 2. Học sinh xác định dấu trọng âm, các con chữ trong các từ cho sẵn được in khác màu.
Bước 3. Cho học sinh nhìn sách, nghe lần thứ nhất để biết cách phát âm, không cần nhắc lại.
Bước 4. Học sinh vừa nghe vừa nhắc lại các từ theo băng/ đĩa hoặc theo giáo viên .
Bước 5. Học sinh lựa chọn và sắp xếp các từ có chứa âm tương ứng vào đúng cột từ.
Bước 6. Học sinh luyện đọc các từ theo cặp hoặc nhóm (trong câu đối thoại hoặc trong cột từ).
Bước 7. Đại diện một số học sinh đọc lại trước lớp, cả lớp nghe và cho nhận xét.
*Lưu ý: Giáo viên nên sửa lỗi và yêu cầu phát âm lại các từ mà đa số học sinh phát âm chưa chuẩn. 
Giải pháp 2: Khắc phục khó khăn khi nghe
 	Để đạt được mục tiêu có liên quan đến kĩ năng nghe người giáo viên đóng vai trò quan trọng: 
 	Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho các em nghe. Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
Cho học sinh đoán, nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Điều này lôi cuốn học sinh vào bài nghe và gây cho học sinh sự hứng thú vào bài học
 	Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: Tuy nhiên không cần giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của các từ trong ngữ cảnh. Nếu học sinh không hiểu đươc nghĩa của từ sau khi nghe, giáo viên sẽ giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc cho ví dụ.
 	Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe.
 Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh họa kèm theo sự hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe, xác định tranh có liên quan, sắp xếp theo thứ tự.
Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước:
 - Nghe ý chính, rồi trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
 - Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe.
 - Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng.
Nếu học sinh nghe không rõ thì ở mỗi từ, cấu trúc quan trọng, giáo viên cho đĩa tạm ngừng và cho các em nghe lại.
 	Khai thác sự khác nhau trong các câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe.
Đảm bảo chất lượng mẫu nghe tốt.
* Lưu ý rằng: Giáo viên không nên bắt ép cá nhân học sinh trả lời khi các em chưa sẵn sàng. Cần đảm bảo rằng một câu trả lời dù có đúng hay sai cần được kiểm tra bằng cách cho học sinh nghe lại đĩa CD. Liệt kê tất cả các câu trả lời của học sinh lên bảng, sau đó bật máy cho cả lớp nghe lại để chọn câu trả lời đúng.
Thậm chí, nếu tất cả học sinh đều trả lời đúng các câu hỏi thì giáo viên vẫn khuyến khích học sinh nghe lần nữa toàn bài để các em tự kiểm tra lại các câu trả lời của mình. 
Giải pháp 3: Tổ chức trò chơi luyện nghe 
Trò chơi trong giờ học không những giúp các em lĩnh hội kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em cũng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa. Thông qua các trò chơi, các em sẽ vận dụng ngôn ngữ vào giao tiếp một cách dễ dàng, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi trong giờ học tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn giờ học môn tiếng anh sẽ này càng hiệu quả, tạo môi trường giao tiếp trong học sinh, giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Điều này góp phần giáo dục kỷ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh ngay từ trường tiểu học, các em có thể tự tin hơn giao tiếp trong cuộc sống và ngoài xã hội.
Ngoài ra, ta có thể áp dụng trong các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc khuyến khích học sinh luyện tập theo nhóm. Các trò chơi cũng rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo không khí vui tươi, thân mật. Thực tế cho thấy với các lớp giáo viên tổ chức trò chơi tiếng Anh thì học sinh rất hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn, bớt đi những rụt rè vốn có. Với một số lớp, giáo viên không đưa trò chơi vào trong các giờ học thì học sinh có thể sẽ ngại nói, kiến thức không sâu, e ngại khi đến giờ học, không thật sự hứng thú về môn học. Tuy nhiên, để trò chơi phát huy hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng và sắp xếp thời gian linh hoạt, đồng thời chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo về phương tiện, dụng cụ cần thiết. Trong quá trình tổ chức trò chơi phải đi từ dễ đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó. Khi phạt học sinh bị thua nên có hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị, động viên học sinh cố gắng hơn lần sau. Khi chơi cũng không nên thiên vị hoặc phân biệt giới tính, hoặc cố tình bắt phạt em nào. Trong khi thực hiện trò chơi tiếng Anh, sự ồn ào trong lớp học là khó tránh khỏi điều này sẽ dễ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác, vì vậy giáo viên phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới thực hiện được trò chơi một cách hiệu quả.
Ví dụ:
Trò chơi thứ nhất: Truyền tin. Lớp có 6 nhóm xếp thành 6 hàng, giáo viên làm 6 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu hàng. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không. 
Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp. Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: ví dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng. 
Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt. Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa lỗi. Giáo viên nên gọi một học sinh bất kỳ trong lớp giao nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc. 
Giải pháp 4: Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh kết hợp với kỹ năng nói
Kỹ năng nói sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_ky_nang_nghe_cho_hoc_s.doc