Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh lớp 7 tích cực trong giờ kiểm tra, đánh giá môn Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh lớp 7 tích cực trong giờ kiểm tra, đánh giá môn Âm nhạc

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm ) trong

suốt quá trình học tập. Nhấn mạnh sự hợp tác trong kiểm tra nhóm (thực hành hát,

đọc nhạc). Quan tâm đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh

thông qua bài kiểm tra. Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng

sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét (hình thức trình diễn và quá trình

biên đạo cho bài hát kiểm tra của nhóm).

Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh

giá chéo của học sinh. Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến

năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân.

Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các

thiết bị hỗ trợ âm thanh để tăng tính nghệ thuật cho bộ môn trong giờ kiểm tra, đánh

giá học sinh.

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 810Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh lớp 7 tích cực trong giờ kiểm tra, đánh giá môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) đóng 
góp vào việc tạo 
ra sáng kiến 
(ghi rõ đối với 
từng đồng tác 
giả, nếu có) 
1 NGUYỄN 
ÁI VY 
22/02/1984 Trường 
TH&THCS 
Thanh 
Lương,thị 
xã Bình 
Long 
Giáo 
viên 
THCS 
CĐSP 
Địa – 
Nhạc 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Phương pháp giúp học sinh 
lớp 7 tích cực trong giờ kiểm tra, đánh giá môn âm nhạc” 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Âm nhạc) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07 / 09 / 2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm) trong 
suốt quá trình học tập. Nhấn mạnh sự hợp tác trong kiểm tra nhóm (thực hành hát, 
đọc nhạc). Quan tâm đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh 
thông qua bài kiểm tra. Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng 
sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét (hình thức trình diễn và quá trình 
biên đạo cho bài hát kiểm tra của nhóm). 
Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh 
giá chéo của học sinh. Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến 
năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân. 
2 
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các 
thiết bị hỗ trợ âm thanh để tăng tính nghệ thuật cho bộ môn trong giờ kiểm tra, đánh 
giá học sinh. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
Trước đây, hoạt động kiểm tra, đánh giá môn âm nhạc chưa bảo đảm yêu cầu 
khách quan, chính xác, công bằng. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện 
kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì 
dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan 
tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề 
kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy (đối với bài 
kiểm tra lý thuyết bằng giấy). Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ 
chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học 
và hiệu quả (đối với bài kiểm tra thực hành). 
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực 
trong thi, kiểm tra, nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng 
tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc 
sống còn hạn chế. 
Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh bao gồm 
cả hai hình thức: kiểm tra thực hành và kiểm tra lý thuyết. Qua đó giáo viên nắm 
được cả hai mặt năng lực của học sinh: kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành âm 
nhạc. 
 5.2.1. Kiểm tra thực hành hát và tập đọc nhạc 
a. Trong kiểm tra, đánh giá bài cũ của nội dung ôn tập hàng ngày thì đơn giản, 
giáo viên linh hoạt sao cho phù hợp với thời lượng, kiến thức trong một tiết học là 
được. 
b. Còn trong giờ kiểm tra định kỳ như thi học kỳ thì học sinh sẽ được ôn tập nội 
dung trọng tâm là những bài hát, tập đọc nhạc đã được học trong bài ôn tập. Qua đó 
học sinh rèn luyện lại những kỹ năng cơ bản, được học thuộc bài hát, đọc nhiều lần 
tập đọc nhạc tại lớp, được xem các bạn có năng khiếu biểu diễn các bài đã học. Bên 
cạnh đó, thời gian ôn bài là một tuần, đủ cho các em sắp xếp để cùng nhau ôn tập. 
- Để khắc phục tình trạng không đủ thời lượng trong giờ kiểm tra, giáo viên cho 
học sinh tự chọn nhóm yêu thích, điều này giúp học sinh tăng phần hứng thú khi thi 
và tăng cường tính hợp tác trong ôn tập, tạo không khí thi đua giữa các nhóm với 
nhau. 
3 
- Về nội dung kiểm tra thực hành: là một bài hát và một bài tập đọc nhạc đã học. 
Giáo viên không để học sinh tự chọn bài vì các em sẽ chọn bài ngắn bỏ bài dài, chọn 
bài dễ bỏ bài khó.. vì thế cho học sinh bốc thăm trong giờ ôn tập. 
- Hình thức thi như sau: 
 + Đối với thi hát: từng nhóm lên biểu diễn bài hát, kết hợp những động tác phụ họa, 
vận động theo nhạc hoặc gõ đệm 
 + Đối với đọc nhạc: nhóm trưởng sẽ đọc nhạc kết hợp đánh nhịp chỉ huy, các thành 
viên còn lại vừa đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. 
- Sau đây là một số hình ảnh minh họa thực tế trong giờ kiểm tra, đánh giá môn 
âm nhạc của lớp 7: 
+ Hát kết hợp vận động và phụ họa động tác: 
Các em thể hiện sự tự tin, thoải mái khi thể hiện bài thi và có sự hợp tác tốt. 
Động tác minh họa đều và sáng tạoCác em có sự nghiêm túc và thể hiện tốt sắc 
thái, tình cảm của bài hát. Các nhóm có sự thi đua tích cực với nhau. 
4 
- Để tăng tính sự sáng tạo và thi đua giữa các nhóm, giáo viên đưa ra thang 
điểm để đánh giá như sau: 
Bài hát 
Thuộc bài 
Thể hiện đúng 
sắc thái, tình 
cảm 
Động tác minh 
họa sáng tạo 
Đồng đều, hợp 
tác tốt 
Điểm 2 1 1 1 
Tập đọc nhạc 
Thuộc bài Thể hiện đúng 
sắc thái, tình 
cảm 
Gõ đệm hoặc đánh nhịp tốt 
Điểm 3 1 1 
Thời gian còn lại trong giờ kiểm tra giáo viên đưa ra nhận xét ưu, tồn tại trong 
phần biểu diễn của các nhóm, chấm điểm công khai và đánh giá năng lực của các em, 
tuyên dương, khuyến khích các nhóm thể hiện tốt, động viên những em còn biểu 
hiện chưa tốt. Bên cạnh đó có thể cho các em nhận xét chéo nhau, tự nhận xét nhóm 
mình. 
 5.2.2. Kiểm tra lý thuyết ( viết ) 
a. Đối với kiểm tra 15 phút: giáo viên có thể cho học sinh viết lại lời mới cho 
những bài hát đã học hay những bài tập đọc nhạc ngắn, ví dụ như: 
- Em hãy viết lại lời ca mới cho hai câu nhạc trong bản Bài ca hòa bình (Nhạc 
Beethoven) theo chủ đề mùa xuân: 
Nhà nhà đón tết ấm no sum vầy tài lộc sẽ đến khắp muôn nơi. Hòa bình sung túc đó 
đây an vui tràn đầy hạnh phúc cho mọi người. 
 (Hà An – lớp 7/1, NH 2020 -2021) 
Hay giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra nhạc lí, ví dụ như: 
- Em hãy viết một câu nhạc gồm 4 nhịp hai bốn, dùng hình nốt đen và trắng, 
lặng đen, ví dụ: 
5 
- Nội dung của kiểm tra chủ yếu là kiến thức của từng phân môn nhằm củng cố 
lại bài cũ, không mất nhiều thời gian nhưng vẫn nắm được năng lực của từng học 
sinh để kịp thời thay đổi phương pháp giảng dạy, nhắc nhở học sinh lười học. 
 b. Đối với kiểm tra 45 phút: xây dựng ma trận và đề kiểm tra dựa trên định 
hướng phát triển năng lực của học sinh nhưng đảm bảo tính vừa phải với học sinh 
trung bình, yếu. Ví dụ : 
Nội dung Câu hỏi/ bài 
tập đánh giá 
kỹ năng 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
mức độ 
thấp 
Vận dụng 
mức độ cao 
Theo chuẩn 
KT-KN 
1. Học hát 
Mái trường 
mến yêu và 
Lí cây đa 
Bài tập định 
lượng ( trắc 
nghiệm / tự 
luận ) 
Biết được 
tên, xuất 
xứ, tác giả 
của bài hát 
Nêu được 
nội dung 
bài hát, kể 
tên một vài 
bài tiêu biểu 
của nhạc sĩ 
hoặc các bài 
dân ca quan 
họ Bắc 
Ninh 
2. Nhạc lý 
Nhịp bốn 
bốn 
Biết khái 
niệm nhịp 
bốn bốn 
Kể tên các 
bài hát viết 
ở nhịp bốn 
bốn. 
 Viết được 1 
khuông 
nhạc với 3 
nhịp bốn 
bốn 
3. Âm nhạc 
thường thức 
Nhạc sĩ 
Hoàng Việt, 
sơ lược về 
nhạc cụ 
phương tây 
Biết bài 
Nhạc rừng 
là của nhạc 
sĩ Hoàng 
Việt. 
Biết sơ lược 
về một số 
nhạc cụ 
phương tây. 
Kể vài điều 
về nhạc sĩ 
Hoàng Việt. 
Phân loại 
được đặc 
điểm của 
các nhạc cụ. 
kể tên một 
vài tác 
phẩm của 
nhạc sĩ 
Hoàng Việt. 
Nêu cảm 
nhận về tác 
phẩm của 
ông. Nhận 
biết được 
chân dung 
của nhạc sĩ. 
Nêu cảm 
nhận về âm 
thanh của 1 
nhạc cụ 
phương tây 
- Các dạng câu hỏi cho từ ma trận trên: 
6 
I/Học hát 
- Nhận biết 
Câu 1: (Tự luận) Em hãy cho biết tác giả, xuất xứ của bài Mái trường mến yêu 
và Lí cây đa? 
- Thông hiểu 
Câu 2: (Tự luận) Em hãy cho biết nội dung của bài Mái trường mến yêu. Kể tên 
một vài bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh? 
II/ Nhạc lý 
- Nhận biết 
Câu 3: (trắc nghiệm) Nhịp bốn bốn có ký hiệu là gì ? 
a. B b. C c. D d. E 
Câu 4: (trắc nghiệm) Nhịp bốn bốn phù hợp trong các bài hát nào ? 
a. Hành khúc b. Trang nghiêm c. Trữ tình d. Tất cả đều đúng 
- Thông hiểu 
Câu 5: (Tự luận) Điền vào chỗ trống: 
Nhịp bốn bốn là nhịp có .............. phách trong mỗi nhịp, mỗi phách có giá trị 
bằng ............... , phách ......... mạnh, phách .......... nhẹ ........................ 
Câu 6: (Tự luận) Kể tên các bài hát viết ở nhịp bốn bốn. 
- Vận dụng ở mức độ cao 
Câu 7: (Tự luận). Viết được 1 khuông nhạc với 3 nhịp bốn bốn 
III/ Âm nhạc thường thức 
- Nhận biết 
Câu 8: (Tự luận) Hãy kể tên các nhạc cụ phương tây mà em biết? 
Câu 9: (trắc nghiệm) Vở nhạc kịch Cô Sao là tác phẩm của nhạc sĩ nào? 
a. Phạm Tuyên b. Hoàng Việt 
c. Hoàng Lân d. Mô-da 
- Thông hiểu 
Câu 10: (Tự luận) Em hãy phân biệt đặc điểm của đàn ghi-ta và Vi-ô-lông? 
- Vận dụng ở mức độ cao 
Câu 11: Em hãy nêu cảm nhận về âm thanh của các nhạc cụ phương tây ( Piano, 
Violon, Guitar, Accordion ) ? 
6. Những thông tin cần được bảo mật: không. 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
a. Về chuyên môn: 
Từ thực tế giảng dạy, để đạt kết quả cao trong giờ kiểm tra, bản thân tôi đúc rút 
ra phải có một số điều kiện cần thiết như sau: 
Để tạo hứng thú đối với giờ kiểm tra, đánh giá cho học sinh thì trước hết phải 
gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần dặn dò chuẩn bị của tiết học trước. 
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ 
động sáng tạo của học sinh bằng cách giao nhiệm vụ cho từng nhóm, từng em rõ 
7 
ràng (đối với phần kiểm tra thực hành), đưa ra nội dung ôn tập cụ thể (đối với phần 
kiểm tra lý thuyết ). 
Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp kiểm tra, đánh 
giá linh hoạt, sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách kiểm tra phân môn học hát 
và đọc nhạc theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm 
nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi hình 
thức kiểm tra. 
Biết nhận xét và cho điểm theo hướng khuyến khích như một yếu tố gây xúc 
cảm để tạo động lực cho những lần kiểm tra lần sau. 
Tạo không khí vui tươi, tránh gò ép đối với học sinh vì đặc trưng bộ môn là học 
vui - vui học. 
Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường bằng hình thức tổ 
chức hội thi văn nghệ ngoại khóa ngay từ trong giờ học, nhân các ngày lễ 
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải không 
ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, 
thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp (dạy các môn nhạc, văn, 
địa, ) 
b. Về điều kiện cơ sở vật chất: 
Phòng học rộng rãi. Phương tiện hỗ trợ phù hợp, hiệu quả (phương tiện càng 
đầy đủ, hiệu quả thì càng thay thế được sự hỗ trợ của GV, ví dụ phương tiện âm 
thanh, loa, máy chiếu, tranh ảnh, bảng phụ âm nhạc. 
 Đối với trường khác thì tùy vào điều kiện của từng trường mà GV có thể linh 
động áp dụng sao cho phù hợp và vẫn phát huy được ưu điểm của các phương pháp 
trên. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
a. Trước khi áp dụng sáng kiến: HS vẫn được phát huy tính tích cực trong các 
hoạt động học và các nhiệm vụ học tập mà Gv đưa ra. Tuy nhiên, các em vẫn chưa 
thể hiện hết kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tự học, tự tìm tòi và hợp tác với bạn 
ngoài nhà trường (như ở nhà, ngoài xã hội) để hoàn thành nhiệm vụ được giao đối 
với bài kiểm tra thực hành. Còn đối với bài kiểm tra viết thì kết quả chưa cao. 
b. Sau khi áp dụng sáng kiến: 
- Trong tiết kiểm tra thực hành đều thu hút học sinh tham gia tích cực các hoạt 
động theo nhóm. Mạnh dạn, tự tin, sáng tạo và có tinh thần hợp tác nhau hơn. 
- Thể hiện nội dung bài kiểm tra đã học, thực hành kỹ năng cơ bản khi kiểm 
tra từ khá, tốt trở lên. 
- Kết quả bài kiểm tra viết đạt từ trung bình trở lên, em có năng khiếu đạt khá, 
giỏi. Tiết học cũng trở nên nhẹ nhàng, luôn được các em quan tâm, yêu thích môn 
học hơn. 
8 
- Kỹ năng hợp tác nhóm và hoạt động nhóm tăng rõ rệt, các em có tinh thần 
trách nhiệm hơn, biết phân công và vạch ra kế hoạch hoạt động cho các thành viên 
để đạt mục tiêu đề ra. 
- Kết quả bài kiểm tra thực hành như sau: 
Lôùp Sĩ số Hs tham gia 
tích cực 
% Hs có 
tham gia 
% Hs không 
tham gia 
% 
 7 223 215 96,4 8 3,5 0 0 
- Kết quả bài kiểm tra viết như sau: 
Lôùp Sĩ số Từ 5-7 điểm % Từ 8-10 
điểm 
% Dưới 5 
điểm 
% 
 7 223 25 11 198 89 0 0 
 Qua phương pháp trên các em nghiêm túc thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ trong 
giờ kiểm tra hơn. Vì thế mà hiệu quả bài kiểm tra cũng nâng cao. 
 Với những phương pháp trên, tôi đã giúp Hs tích cực chuẩn bị bài học, kết quả 
thu được và tỉ lệ đạt yêu cầu được cải thiện. Hs tự thấy được năng lực thật sự của 
mình. 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả 
áp dụng thử (nếu có): 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
9 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Thanh Lương, ngày 10 tháng 01 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Ái Vy 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_tich_c.pdf