Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể

- Ở các loài giao phối, quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong khoảng không gian xác định, trong đó có các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó.

- Định luật Hacđi – vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối, tần số tương đối các alen của mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec:

+ Phải là quần thể giao phối tự do.

+ Số lượng cá thể trong quần thể phải lớn và không xuất hiện biến động di truyền.

+ Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau (AA, Aa, aa) xem như giống nhau.

+ Không có áp lực của đột biến cũng như không có sự di nhập các đột biến từ quần thể khác.

 - Ý nghĩa định luật Hacđi – Vanbec:

+ Về lí luận: Định luật giải thích vì sao trong thiên nhiên có các quần thể được ổn định trong thời gian dài.

+ Về thực tiễn: Từ tần số tương đối các alen đã biết, ta có thể dự đoán kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của quần thể. Biết tần số kiểu hình ta xác định được tần số tương đối của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.

- Các nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gồm: quá trình đột biến, phát tán đột biến, sự di nhập gen, quá trình chọn lọc tự nhiên và quá trình cách li.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tham gia giảng dạy .
- Triển khai dạy thử ở các lớp thực nghiệm theo nội dung đề xuất của đề tài.
- Trao đổi cùng đồng nghiệp, dạy thử trên các đối tượng là học sinh của các đồng nghiệp .	
- Trao đổi cùng động nghiệp, rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức.
VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
	- Năm học 2013 – 2014
PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Mỗi quần thể là một cộng đồng có một lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định. Về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối.
- Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, trải qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (quần thể giao phối) và được cách ly ở một mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó.
- Mỗi quần thể được đặc trưng với một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể à mỗi quần thể được đặc trưng bơi tần số tương đối của các alen và các kiểu gen.
- Tần số tương đối của một alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể lại một thời điểm xác định.
- Tần số của một kiểu gen là tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
- Phương pháp tính tần số tương đối của các alen:
Vận dụng các công thức:
* p = d + h/2
* q= r + h/2
* p + q = 1
- Trong trường hợp tính trội hoàn toàn và quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì căn bậc hai tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn được giá trị của q, từ đó tính p = 1-q
- Với:
* p: tần số tương đối alen A
* q: tần số tương đối alen a
* d: tỷ lệ kiểu gen AA
* h: tỷ lệ kiểu gen Aa
* r: tỷ lệ kiểu gen aa
2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối gần
2.1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối gần
+ Quần thể tự phối điển hình là các quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh.
+ Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau và sự chọn lọc trong dòng không có hiệu quả.
+ Trong quá trình tự thụ phấn hay giao phối gần liên tiếp qua nhiều thế hệ, tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tần số tương đối các kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp.
+ Thí dụ xét 1 cặp gen dị hợp Aa sau thế hệ thứ nhất tự thụ phấn, tỉ lệ dị hợp còn lại ½, đồng hợp trội và đồng hợp lặn mỗi loại chiếm ¼. Sau n thế hệ tự thụ phấn liên tục, cây dị hợp Aa sẽ còn , đồng hợp trội và đồng hợp tử lặn bằng 1 - 
2.2. Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối và giao phối gần
- Trải qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp tử chuyển dần sang trạng thái đồng hợp, làm tăng thể đồng hợp, giảm thế dị hợp, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
- Trong các thế hệ con cháu của một cây tự thụ phấn liên tục sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 
- Ở các loài giao phối, quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong khoảng không gian xác định, trong đó có các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó.
- Định luật Hacđi – vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối, tần số tương đối các alen của mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang  thế hệ khác.
- Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec:
+ Phải là quần thể giao phối tự do.
+ Số lượng cá thể trong quần thể phải lớn và không xuất hiện biến động di truyền.
+ Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau (AA, Aa, aa) xem như giống nhau.
+ Không có áp lực của đột biến cũng như không có sự di nhập các đột biến từ quần thể khác.
 - Ý nghĩa định luật Hacđi – Vanbec:
+ Về lí luận: Định luật giải thích vì sao trong thiên nhiên có các quần thể được ổn định trong thời gian dài.
+ Về thực tiễn: Từ tần số tương đối các alen đã biết, ta có thể dự đoán kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của quần thể. Biết tần số kiểu hình ta xác định được tần số tương đối của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
- Các nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gồm: quá trình đột biến, phát tán đột biến, sự di nhập gen, quá trình chọn lọc tự nhiên và quá trình cách li.
Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
+ Ở trong chưng trình Sinh học 12, chương III di truyền học quần thể chỉ đề cập về mặt lí thuyết còn bài tập không có, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này.
	+ Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên ( giáo viên không mở rộng) thì học sinh khó có thể làm được một bài tập về phần quần thể đặc biệt là những bài tập khó, bài tập nâng cao.
+ Trong thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hầu hết các đề thi nội dung phần này lại chiếm tỉ lệ nhiều, đều dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì khó mà học sinh có được điểm của phần thi này.
+ Với những thực tiễn ở trên để làm đúng và nhanh nhất những câu bài tập quần thể học sinh có phương pháp giải nhanh. Vậy làm thế nào để giải nhanh.
- Nắm được dạng toán.
- Thuộc công thức, các hệ số.
- Thế và tính thật nhanh
+ Làm thế nào để học sinh có được kỹ năng ở trên. Trừ những học sinh có khả năng tự học tự nghiên cứu còn đa số các học sinh phải nhờ thầy cô giáo mới có được kỹ năng đó. Với những thực tế đó đỏi hỏi giáo viên có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Tôi đã thành lập công thức và đưa ra “ phương pháp giải một số dạng bài tập phần di truyền học quần thể” ở sinh học 12 Ban cơ bản để giúp các em dễ dàng làm được các bài tập ở phần này. 
Chương III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số phương pháp giải bài tập quần thể tự phối
- Nếu: 
+ Gọi d là thể đồng hợp trội (AA)
+ Gọi h là thể dị hợp (Aa)
+ Gọi r là thể đồng hợp lặn (aa)
+ Gọi n là số thế hệ tự phối; ( với d + h + r = 1)
1.1. Dạng thứ nhất: Quần thể ban đầu chỉ có 1 kiểu gen
* Nếu quần thể ban đầu chỉ có 1 kiểu gen thì có 3 loại:
	- Loại kiểu gen AA: Khi tự thụ phấn cho ra dòng thuần chủng trội
	- Loại kiểu gen aa: Khi tự thụ phấn cho ra dòng thuần chủng lặn
	- Loại kiểu gen Aa:
	+ Nếu quần thể tự phối ban đầu chỉ có 1 kiểu gen dị hợp thì:
	Tỉ lệ dị hợp = 
	Tỉ lệ đồng hợp = 1 - ( n: là số thế hệ tự phối)
* Bài toán: Ở một quần thể thực vật tại thế hệ P0 có 100% thể dị hợp về kiểu gen Aa nếu bắt buộc tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì có tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp là bao nhiêu?
Giải:
Áp dụng công thức: 
Tỉ lệ dị hợp = 
Tỉ lệ đồng hợp = 1 - ( n: là số thế hệ tự phối)
Vậy tỉ lệ thể đồng hợp, thể dị hợp ở các thế hệ theo bảng sau:
 Tỉ lệ
Thế hệ
Tỉ lệ % thể dị hợp (Aa)
Tỉ lệ % thể đồng hợp (AA+aa)
P0
.100% = 100%
0%
P1
.100% = 50%
.100% = 50%
P2
.100%= 25%
.100% = 75%
P3
.100% = 12,5%
.100% = 87,5%
1.2. Dạng thứ hai: Quần thể ban đầu có kiểu gen AA và Aa hoặc AA ; Aa ; aa hoặc Aa và aa thì ta đa về dạng tổng quát: dAA : hAa : raa ( với d + h + r = 1; n: là số thế hệ tự phối )
Ta có: 
Tỉ lệ thể dị hợp (Aa) = 
Tỉ lệ thể đồng hợp (AA) = 
Tỉ lệ thể đồng hợp (aa) = 
a. Bài toán 1: Ở một quần thể thực vật có số lượng cá thể với tỉ lệ tỉ lệ thể đồng hợp trội(AA) chiếm 50% ,tỉ lệ thể dị hợp (Aa) chiếm 50% . nếu bắt buộc tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì có tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn là bao nhiêu?
Giải:
- Tỉ lệ thể dị hợp (Aa) = = 
- Tỉ lệ thể đồng hợp (AA) = = 50% + = 71,75%
- Tỉ lệ thể đồng hợp (aa) = = 0% + = 21,875%
b. Bài toán 2: Một quần thể động vật có 70% là thể dị hợp (Aa), 20% là thể đồng hợp lặn (aa). Nếu cho tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì tỉ lệ % thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp là bao nhiêu?
Giải:
- Thể đồng hợp trội (AA) = = 
- Thể dị hợp (Aa) = = 
- Thể đồng hợp lặn (aa) = = 30% + 63,90625%
c. Bài toán 3: Một quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu có 25% kiểu gen AA, 50% kiểu gen Aa, 25% kiểu gen aa. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ % thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp là bao nhiêu ?
Giải:
- Thể đồng hợp trội (AA) = = 25% + = 46,875%
- Thể dị hợp (Aa) = = 
- Thể đồng hợp lặn (aa) = = 25% + 
2. Một số phương pháp giải bài tập quần thể ngẫu phối
2.1. Dạng thứ nhất: Biết cấu trúc di truyền của quần thể, xác định tần số các Alen
* Ta cần lưu ý một số vấn đề:
+ Thuật ngữ cấu trúc di truyềntần số kiểu gentỉ lệ các kiểu gen trong quần thể.
+ Tần số các alentỉ lệ giao tử đực, cái mang gen khác nhau trong quần thể.
* Xét 1 gen có hai alen (A, a): 
  + Gọi: p(A): tần số tương đối của alen A.
          q(a): Tần số tương đối của alen a.
  + Sự tổ hợp của hai alen có tần số tương đối trên hình thành quần thể có cấu trúc di truyền như sau?
 Đực
Cái
p(A)
q(a)
p(A)
p2(AA)
Pq(Aa)
q(a)
Pq(Aa)
q2(aa)
  cấu trúc di truyền của quần thể: p2(AA) + 2Pq(Aa) + q2(AA) = 1
Do vậy p(A) = p2 + pq; q(a) = q2 + pq
a. Hai alen nằm trên NST thường
a.1.Trường hợp trội hoàn toàn:	Ví dụ: A là trội hoàn toàn so với a.
Bài toán 1: Xác định tần số tương đối của các alen A, a cho biết cấu trúc di truyền của mỗi quần thể như sau:
a. Quần thể 1: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1
b. Quần thể 2: 0,91 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1
c. Quần thể 3: 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1
Giải:
a. Gọi p(A): tần số tương đối của alen A. 
             q(a) : Tần số tương đối của alen a.
 Ta có: p(A) + q(a) = 1
            p(A) = 0,64 + (0,32 : 2) = 0,8
   q(a) = 1 – 0,8 = 0,2
b. Tương tự, ta suy ra p(A) = 0,9 ; q(a) = 0,1. 
c. Tương tự, ta suy ra p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3. 
a.2. Trường hợp trội không hoàn toàn: Dạng này chỉ cần biết tỉ lệ kiểu hình thì ta biết được tỉ lệ kiểu gen, khi tính tần số ta áp dụng công thức trên.
Ví dụ: Ở bò, kiểu gen AA quy định bò lông đen, aa quy định bò lông trắng, Aa quy định bò lông lang trắng đen.
Một quần thể bò gồm 108 con lông đen, 48 con lông trắng, 144 con lông lang trắng đen. Tính tần số alen A và a của quần thể bò nói trên.
Giải:
Cấu trúc di truyền của quần thể bò nói trên là:
	P : 108 AA : 144Aa : 48 aa= 300 
 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa= 1.
Áp dụng công thức: p(A) = 
	 q(a) = 
b. Hai alen nằm trên NST giới tính
b.1. Trường hợp trội lặn hoàn toàn
	Ở đa số các loài động vật, con đực đều là giao tử chỉ mang 1 alen trên NST X đã biểu hiện thành tính trạng. Do đó, chỉ căn cứ trên số cá thể cái trong quần thể để tính tấn số các alen (với điều kiện tần số của các alen ở 2 giới đực cái như nhau ).
	Ví dụ: Ở ruồi giấm, A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, gen chỉ liên kết với NST giới tính X, không có alen trên Y. Một quần thể ruồi giấm có: 250 con đực mắt trắng, 250 con đực mắt đỏ, 250 con cái mắt đỏ thuần chủng, 250 con cái mắt đỏ dị hợp. Tìm tần số alen của quần thể trên..
Giải:
	Theo giả thiết ta có: 
	- 250 con đực mắt trắng có kiểu gen: XaY à có 250 Xa
	- 250 con đực mắt đỏ có kiểu gen: XAY à có 250 XA
	- 250 con cái mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen: XAXA à có 500 XA
	- 250 con cái mắt đỏ dị hợp có kiểu gen: XAXa à có 250 XA và 250 Xa
Vậy tổng số alen của quần thể là: 500 alen Xa + 1000 alen XA = 1500
	Tần số alen a của quần thể là: 500/1500 = 0,03
	Tần số alen A của quần thể là: 1000/1500 = 0,67
b.2. Trường hợp trội không hoàn toàn
	Trường hợp này thường có nhiều kiểu gen và kiểu hình vì một số gen chỉ liên kết trên NST giới tính X không có alen trên Y nên con đực chỉ cần 1 alen đã biểu hiện thành kiểu hình.
	Ví dụ: Ở loài mèo nhà, cặp D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD: lông đen; Dd: tam thể; dd: lông vàng ). Trong 1 quần thể mèo ở LuânĐôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình như sau:
Loại
Đen
Vàng
Tam thể
Tổng số
Mèo đực
311
42
0
353
Mèo cái
277
7
54
338
	Tính tần số alen trong điều kiện cân bằng?
Giải:
Quy ước gen: Mèo đực: XDY: lông đen
	 XdY: lông vàng
	Mèo cái: XDXD: lông đen
	 XDXd: tam thể
	 XdXd: lông vàng
Gọi p là tần số của alen D; q là tần số của alen d:
	 p = 2 x Số mèo cái đen + Số mèo cái tam thể + Số mèo đực đen
	 2 x Số mèo cái + Số mèo đực	
	 P = 2x Số mèo cái vàng + Số mèo cái tam thể + Số mèo đực vàng
	 2 x Số mèo cái + Số mèo đực
Tổng số alen D trong kiểu gen của mèo cái đen và mèo đực đen: 
	311 + 2(227) + 54 = 919
Tổng số alen trong quần thể: 	353 + 2(338)= 1029
	Tần số của alen D: 919 : 1029 = 0,893
	Tần số của alen d: 1-0,893 = 0,107.
* Xét 1 gen có ba alen: (gen quy định các nhóm máu hệ O, A, B có alen IA, IB, Io)
+ Gọi p(IA): Tần số tương đối của alen IA.
        q(IB): Tần số tương đối của alen IB
        r(Io): Tần số tương đối của alen Io
 p(IA) + q(IB) + r (Io) = 1.
+ Sự tổ hợp của 3 alen với tần số tương đối nói trên theo bảng sau:
 Đực
Cái
p(IA)
q(IB)
r(IO)
p(IA)
p2 (IAIA)
pq(IAIB)
pr (IAIO)
q(IB)
pq(IAIB)
q2 (IBIB)
qr (IBIO)
r(IO)
pr (IAIO)
qr (IBIO)
r2 (IOIO)
Cách giải:
+ Từ tỉ lệ kiểu hình lặn xuất hiện ở F sau. Ta suy ra tần số tương đối của alen lặn trước.
+ Sau đó dựa vào tỉ lệ kiểu hình nào có liên quan đến alen lặn nói trên để lập phương trình bậc hai rồi giải phương trình để tìm nghiệm hợp lí.
+ Sau cùng ta suy ra tần số tương đối của alen thứ ba.
Bài toán 1: Khi khảo sát về hệ nhóm máu O, A, B của một quần thể người tại một thành phố có 14500 dân, trong đó có 3480 người máu A; 5057 người máu B; 5800 người máu AB; có 145 người máu O.
a. Xác định tần số tương đối các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể. 
b. Có bao nhiêu người có máu A đồng hợp? 
Giải:
a. Tỉ lệ các nhóm máu:
Nhóm A = 0,24                   Nhóm AB = 0,4
Nhóm B = 0,35                   Nhóm O = 0,01
+ Gọi p:tần số tương đối alen IA
          q: tần số tương đối alen IB
           r: Tần số tương đối alen Io  p +q + r = 1 (*)
Nhóm máu
A
B
AB
0
Kiểu gen
I^I^ + I^Io
IBIB + IBIo
IAIB
IoIo
Tần số kiểu hình
p2 + 2pr = 0,24
q2 + 2qr = 0,35
2pq = 0,4
r2 = 0,01
+ Ta có : r2 = 0,01 = (0,1)2  r = 0,1
+ q2 + 2qr + r2 = 0,35 + 0,01 = 0,36 = (0,6)2
+ (q + r)2 = (0,6)2  q + r = 0,6  q = 0,6 – 0,1 = 0,5 
Từ (*)  p = 1 – (q + r) = 1 – (0,5 + 0,1) = 0,4
+ Cấu trúc di truyền của quần thể :
          p2I^I^ + 2prI^I0 + q2IBIB + + 2qrIBI0 + 2pqIAIB + r2I0I0 = 1
 0,16I^I^ + 0,08I^I0 + 0,25IBIB + 0,1IBIo + 0,4 IAIB + 0,01I0I0 = 1
b. Số lượng người máu A đồng hợp :
                        14500 x 0,16 – 2320 người
Bài toán 2: Khi khảo sát về nhóm máu của một quần thể người có cấu trúc di truyền sau: 0,25 (IAIA) + 0,20 (IAIo) + 0,09 (IBIB) + 0,12 (IBIo) + 0,30 (IAIB) + 0,04 (IoIo) = 1
Xác định tần số tương đối của các alen IA, IB, Io.
Giải:
+ Gọi : p(IA) : tần số tương đối  alen IA
         q(IB): tần số tương đối alen IB
          r(I0): tần số tương đối alen I0
p(IA) + q(IB) + r(I0) = 1
p(IA) = 0,25 + 0,2/2 +0,3/2 = 0,5
q(IB) = 0,09 + 0,2/2 +0,3/2 = 0,3
 	r(I0) = 1- (0,5 + 0,3) = 0,2
2.2. Biết tần số tương đối các Alen, xác định cấu trúc di truyền của quần thể, tỉ lệ kiểu hình. Chứng minh cấu trúc di truyền của quần thể được cân bằng hay chưa cân bằng di truyền
Cách giải:
 	+ Lập bảng tổ hợp giữa các giao tử đực và cái theo tần số tương đối đã cho ta suy ra kết quả về cấu trúc di truyền và tần số kiểu hình.
 	+ Trạng thái cân bằng của quần thể biểu hiện qua tương quan:
p2x q2 = (2pq/2)2
 	+ Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền: cho ngẫu phối đến lúc tần số tương đối các alen không đổi.
Bài toán1: Trong một quần thể giao phối, A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Viết cấu trúc di truyền của quần thể, xác định tỉ lệ kiểu hình và cho biết trạng thái cân bằng di truyền của mỗi quần thể trong các trường hợp sau:
a. Quần thể 1 có tần số tương đối của alen A = 0,9; a = 0,1.
b. Quần thể 2 có tần số tương đối của alen a = 0,2.
Giải:
a. P1: ♀ (pA + qa) x (pA + qa) ♂F1-1 : p2 (AA) + 2pq (Aa) + q2 (aa) = 1
 (0,9)2 AA + (2 x 0,9 x 0,1) Aa + (0,1)2 aa  = 1
0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1
Tỉ lệ kiểu hình của quần thể 1 : 99% cây quả ngọt : 1% cây quả chua.
* Cấu trúc di truyền của quần thể 1 đạt cân bằng di truyền vì :
 (0,81) x (0,01) = (0,18 : 2)2 = 0,0081
b. Tương tự, ta có các đáp số :
+ Cấu trúc di truyền của quần thể 2 : 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04aa = 1
+ Tỉ lệ kiểu hình của quần thể 2 : 96% cây quả ngọt, 4% cây quả chua.
+ Quần thể 2 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Bài toán2: Lúc đạt trạng thái cân bằng di truyền, quần thể 1 có tần số tương đối của alen A = 0,6 ;  quần thể 2 có tần số tương đối của alen a = 0,3. Quần thể nào có tỉ lệ cá thể dị hợp tử cao hơn và cao bao nhiêu % ?
Giải:
+ Xét quần thể 1 : tần số tương đối p(A) = 0,6  q(a) = 1 – 0,6 = 0,4
Cấu trúc di truyền của quần thể 1 : 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
+ Xét quần thể 2 : tần số tương đối q(a) = 0,3  p(A)  = 1 – 0,3 = 0,7.
Cấu trúc di truyền quần thể 2 : 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp tử của quần thể 1 cao hơn quần thể 2 :
                0,48 – 0,42 = 0,06 = 6%.
Bài toán 3: Cho hai quần thể giao phối có cấu trúc di truyền sau :
Quần thể 1 : 0,6 AA : 0,2Aa : 0,2aa.
Quần thể 2 : 0,0225 AA : 0,2550 Aa : 0,7225 aa.
a. Quần thể nào đạt trạng thái cân bằng di truyền.
b.  Muốn quần thể chưa cân bằng di truyền (nếu có) đạt trạng thái cân bằng phải có điều kiện gì ? Lúc đó cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào ?
Giải:
a. Quần thể 1 chưa đạt cân bằng di truyền vì :
0,6. 0,2 ≠ (0,2 : 2)2  0,12 ≠ 0,01
Quần thể 2 đạt cân bằng di truyền vì :
0,0225 . 0,7225 = (0,225 : 2)2 = 0, 01625625.
c. + Muốn quần thể 1 đạt cân bằng di truyền ta cho ngẫu phối.
+ Tần số tương đối các alen của quần thể 1 : p(A) = 0,6 + (0,2 : 2) = 0,7.
 q(a) = 1 – 0,7 = 0,3
+ Kết quả ngẫu phối : 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,99 aa = 1
+ Lúc đạt cân bằng di truyền, cấu trúc di truyền của quần thể 1 như trên.
2.3. Biết tần số kiểu hình của quần thể lúc cân bằng. Xác định tần số tương đối của các Alen của một gen
Cách giải :
 	  Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn của đề cho, ta xác định tần số tương đối của alen lặn trước rồi suy ra tần số tương đối của alen trội sau : q2 (aa) = tỉ lệ % kiểu hình lặn  q(a) rồi suy ra p(A) = 1 – q(a).
Bài toán 1: Một quần thể lúa khi cân bằng di truyền có 20000 cây trong đó có 4500 cây thân thấp. Biết A quy định cây cao, a quy định cây thấp. Xác định: 
a. Tần số tương đối các alen.
b. Cấu trúc di truyền của quần thể.
c. Số lượng cây lúa có kiểu gen dị hợp tử.
Giải:
a. Gọi p(A): tần số tương đối của alen A
             Q(a): Tần số tương đối của alen a.
Ta có: p(A) + q(a) = 1
+ Lúa thân thấp có kiểu gen
Aa = 4500/20000 x 100% = 0,0225 
q2(aa) = 0,0225 = ( 0,15)2 q(a) = 0,15
p(A) = 1 – 0,15 = 0,85
b.  Cấu trúc di truyền của quần thể lúc đạt trạng thái cân bằng di truyền là : 
0,7225 AA + 0,255Aa + 0,0225aa = 1
c.  Số lượng cây có kiểu gen dị hợp :
20000 x 0,255 = 5100 cây.
Bài toán 2: Ở gà, cho biết các kiểu gen : AA quy định lông xoăn nhiều.
                                                  	 Aa quy định lông xoăn vừa.
                                                 aa quy định lông xoăn ít.
Một quần thể gà có 205 con lông xoăn nhiều, 290 con lông xoăn vừa và 5 con lông xoăn ít.
1. Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên có ở trạng thái cân bằng không ?
2. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào ?
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng.
Giải:
1. Trạng thái cân bằng của quần thể :
 	 + Tỉ lệ giữa các loại kiểu hình của quần thể :
* Gà lông xoăn nhiều : 41% = 0,41 ; gà lông xoăn vừa : 58% = 0,58.
* Gà lông xoăn ít : 1% = 0,01.
  + Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên : 
    	 0,41 AA : 0,58Aa : 0,01aa.
  + Cấu trúc di truyền của quần thể này chưa đạt trạng thái cân bằng, vì :
 	  0,41 x 0,01 ≠ (0,58 : 2)2  0,0041 ≠ 0,0841.
2. Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền :
   + Cho các cá thể trong quần thể ngẫu phối. 
   + Gọi p(A) : Tần số tương đối alen A của quần thể P ban đầ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_d.doc
  • docBao cao tom tat hieu qua sang kien.doc
  • docDon yeu cau cong nhan sang kien.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc