Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 tại trường THCS Khương Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 tại trường THCS Khương Mai

PHẦN HAI: NỘI DUNG

1. Đặc điểm tình hình

1.1. Thuận lợi

Trường THCS Khương Mai đóng trên địa bàn phường Khương Mai, quận Thanh

Xuân, Hà Nội. Hiện tại, trường có 19 lớp với tổng số khoảng 700 học sinh, với sự quan

tâm chỉ đạo của BGH trường, BCH chi Đoàn, tổng phụ trách cùng với các bộ khác của

nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đa

số học sinh là con em bộ đội nên ý thức ngoan, tinh thần học tập cao đây cũng là tiền đề

thuận lợi cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường.

1.2. Khó khăn

Trường THCS do mới thành lập năm 2011 nên số học sinh còn chưa nhiều. Hơn

nữa vị trí nhà trường do nằm sâu trong ngõ 193 đường Hoàng Văn Thái nên chưa được

nhiều người biết đến, vấn đề đi lại cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ giáo

viên trẻ, đa số nhà xa. Nhưng đây chỉ là những khó khăn trước mắt có thể khắc phục.

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 tại trường THCS Khương Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 
PHẦN HAI: NỘI DUNG ......................................................................................... 4 
1. Đặc điểm tình hình ........................................................................................... 4 
1.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 4 
1.2. Khó khăn ..................................................................................................... 4 
1.3. Thực trạng ................................................................................................... 4 
2. Các phương pháp thực hiện để nâng cao, cải thiện thực trạng ...................... 5 
2.1. Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản ............................................................. 5 
2.2. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo .......................................... 6 
2.3. Vẽ hình chiếu trục đo từ các hình chiếu cho trước .................................... 8 
3. Kết quả .............................................................................................................11 
3.1. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ...............................................11 
3.2. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài ..................................................11 
PHẦN BA: KẾT LUẬN ..........................................................................................12 
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
Đất nước ta trong quá trình đổi mới, nhất là thời điểm hiện nay khi mà cả đất nước 
đang bước vào thời kì hội nhập thì chủ trương của Đảng và nhà nước là phải phát triển 
và đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, với sự phát triển 
không ngừng của các ngành Công nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo cơ khí - đây là 
ngành cốt lõi của mọi ngành nghề khác bởi nó chế tạo ra các máy móc, thiết bị để thúc 
đẩy các ngành khác phát triển. Và muốn chế tạo ra các thiết bị, máy móc đó thì đầu tiên 
phải có được bản vẽ kĩ thuật. Thông qua bản vẽ kĩ thuật, người thiết kế sẽ diễn tả được 
chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm để người công nhân tiến hành chế tạo, lắp 
ráp tạo nên sản phẩm. Chính vì thế mà người ta nói: “Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung 
dùng trong kĩ thuật”. Do vậy, đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng 
các vật thể được biểu diễn. Và phương pháp hình chiếu vuông góc là một phương pháp 
cơ bản để xây dựng lên bản vẽ kĩ thuật. 
Phần Vẽ kĩ thuật của môn Công nghệ lớp 8 cung cấp cho học sinh những kiến thức 
cơ bản nhất về các phép chiếu, hình chiếu hay hình cắt, mặt cắt để từ đó học sinh có 
thể thể hiện, biểu diễn được một chi tiết, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí đơn giản 
dưới dạng các hình chiếu hay ngược lại nhìn vào các hình chiếu cụ thể có thể vẽ được 
hình chiếu trục đo của chúng. Đó là kiến thức cơ sở của ngành kĩ thuật sau này. 
Thực tế hiện nay, việc giảng dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8 còn gặp 
nhiều khó khăn do phần Vẽ kĩ thuật được phân bố vào học kì I, trong khi một số kiến 
thức về hình học không gian học sinh chỉ mới bắt đầu học ở học kì II lớp 8 nên kết quả 
dạy và học chưa cao. Tuy nhiên kết quả dạy và học phần này chưa cao còn do những 
nguyên nhân sau: 
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng thực hành 
riêng, chưa đủ các mẫu vật trực quan để giảng dạy. 
- Phân môn Vẽ kĩ thuật là môn tương đối khó, đòi hỏi phải có trí tư duy tưởng 
tượng không gian tốt, phải thường xuyên tiếp xúc với các vật thể mẫu, với các sản phẩm 
trong thực tế sản xuất. 
Là một trong những giáo viên kĩ thuật của trường, qua quá trình học tập nghiên 
cứu tại trường Sư phạm và thời gian giảng dạy tại trường THCS Khương Mai, tôi luôn 
suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy vẽ hình chiếu, vật thể đạt hiệu quả. Xuất phát từ 
các lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn 
Công nghệ lớp 8 tại trường THCS Khương Mai”. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh lớp 8 học môn Công Nghệ phần 
Vẽ kĩ thuật đạt kết quả cao, đồng thời giúp học sinh có hứng thú trong học tập vì bộ 
môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể 
vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã học. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận một số phương pháp học tập môn Công nghệ. 
 - Tìm hiểu thực trạng học phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8 tại trường THCS 
Khương Mai. 
 - Đưa ra một số phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8. 
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8. 
 - Phạm vi nghiên cứu: học sinh khối 8 trường THCS Khương Mai, năm học 2015- 
2016. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm: phân tích, tổng hợp 
 - Điều tra, quan sát: dự giờ 
 - Thực nghiệm sư phạm: tiến hành giảng dạy theo tiến trình bình thường và tiến trình 
đã soạn. Sau đó dùng thống kê toán học xử lý kết quả. 
PHẦN HAI: NỘI DUNG 
1. Đặc điểm tình hình 
 1.1. Thuận lợi 
Trường THCS Khương Mai đóng trên địa bàn phường Khương Mai, quận Thanh 
Xuân, Hà Nội. Hiện tại, trường có 19 lớp với tổng số khoảng 700 học sinh, với sự quan 
tâm chỉ đạo của BGH trường, BCH chi Đoàn, tổng phụ trách cùng với các bộ khác của 
nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đa 
số học sinh là con em bộ đội nên ý thức ngoan, tinh thần học tập cao đây cũng là tiền đề 
thuận lợi cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường. 
 1.2. Khó khăn 
Trường THCS do mới thành lập năm 2011 nên số học sinh còn chưa nhiều. Hơn 
nữa vị trí nhà trường do nằm sâu trong ngõ 193 đường Hoàng Văn Thái nên chưa được 
nhiều người biết đến, vấn đề đi lại cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ giáo 
viên trẻ, đa số nhà xa. Nhưng đây chỉ là những khó khăn trước mắt có thể khắc phục. 
 1.3. Thực trạng 
 1.3.1. Số liệu thống kê 
 Qua khảo sát môn Công nghệ 8 (năm học 2014- 2015), tôi thấy kết quả như sau: 
+ 10% học sinh chưa hiểu hình chiếu vuông góc là gì, không phân biệt được hình 
chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo. 
+ 30% HS không vẽ được hình chiếu vuông góc. 
+ 60% HS vẽ được hình chiếu nhưng còn thiếu sót. 
Như vậy, học sinh đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do đó chưa đọc 
được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản SGK. Với kết quả trên, tôi thấy kiến 
thức vẽ hình chiếu của học sinh còn chưa cao. Nên tôi đã nghiên cứu và tìm đến đề tài 
này nhằm mục đích giúp các em có kiến thức cơ bản để vẽ hình chiếu. 
 1.3.2. Nguyên nhân thực trạng 
 Qua việc tìm hiểu, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân sau: 
 - Học sinh còn xem nhẹ bộ môn, coi đây là môn học phụ. 
 - Trí tư duy, tưởng tượng không gian của học sinh còn hạn chế. 
 - Việc chuẩn bị đồ dùng học tập phần Vẽ kĩ thuật môn Công Nghệ 8 của học sinh 
còn hạn chế, một số học sinh thiếu thước kẻ, compa, bút chì, giấy A4 
 - Thiết bị dạy học như vật mẫu, tranh ảnh, mô hình còn ít. 
 2. Các phương pháp thực hiện để nâng cao, cải thiện thực trạng 
 Do môn học đòi hỏi học sinh phải tư duy, tưởng tượng không gian, phải liên hệ 
được thực tế và nội dung học. Trên cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác kiến 
thức từ trực quan sinh động (đưa ra các hình khối, chi tiết thật) đến tư duy trừu tượng 
(các bản vẽ, các quy ước) và trở về thực tế, tôi tiến hành theo các bước sau: 
2.1. Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản 
 Ở phần này giáo viên đưa ra những vật mẫu thật đơn giản, và giới thiệu cho học 
sinh biết 3 hướng chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa 
chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện nội dung đầy đủ nhất của vật thể mẫu. 
- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hướng chiếu thứ nhất (hướng chiếu 
từ từ trước tới - hình chiếu đứng). 
- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hướng chiếu thứ hai (hướng chiếu từ 
trên xuống - hình chiếu bằng). 
- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hướng chiếu thứ ba (hướng chiếu từ 
trái sang - hình chiếu cạnh). 
 2 
 3 1 
(Vật thể) 
Khi vẽ hình chiếu, ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số, dán vào bảng → hình 
chiếu của vật thể. Sau đó, hướng dẫn học sinh cách sắp xếp các hình chiếu đó trên cùng 
một mặt phẳng. 
A 
C 
B 
 3(A) 
 1 (C) 
 3(A) 
 2 (B) 
 ( Hình chiếu ) 
2.2. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo 
Sau khi học sinh đã vẽ được các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu 
cạnh của vật thật. Ta tiến hành cho học sinh vẽ hình chiếu vuông góc thông qua hình 
chiếu trục đo. Giáo viên đưa ra một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng 
chiếu trên hệ trục tọa độ Oxyz. Các mặt phẳng này sẽ chứa các hình chiếu tương ứng. 
 Z 
 P1 
 P3 
 P2 O 
X 
Trong không gian, lấy 3 mặt phẳng P1, P2, P3 vuông góc với nhau từng đôi một, 
trong đó: 
- Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (chứa hình chiếu đứng). 
- Mặt phẳng (P2) nằm ngang (chứa hình chiếu bằng). 
- Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (chứa hình chiếu cạnh). 
Dễ dàng thấy rằng: 
- Hình chiếu đứng của vật thể sẽ cho biết chiều cao và chiều dài của nó. 
- Hình chiếu bằng của vật thể sẽ cho biết chiều rộng và chiều dài của nó. 
- Hình chiếu cạnh của vật thể sẽ cho biết chiều rộng và chiều cao của nó. 
 Hai trong ba hình chiếu này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về hình dạng 
của vật thể. Sau khi chiếu, người ta xoay mặt phẳng (P2) quanh trục Ox một 
góc 90˚ về trùng với mặt phẳng (P1) và xoay mặt phẳng (P3) quanh trục Oz 
một góc 90˚ về trùng với mặt phẳng (P1), ta sẽ được hình biểu diễn sau: 
( Hình chiếu ) 
2.3. Vẽ hình chiếu trục đo từ các hình chiếu cho trước 
 Z Z’ 
 O 
 Y X’ O’ 
 X Y’ 
 Trong không gian ta lấy một mặt phẳng P’ làm mặt phẳng hình chiếu và đường 
thẳng l không song song với mặt phẳng P’ làm phương chiếu. Gắn vào vật thể được 
biểu diễn hệ toạ độ vuông góc theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể và đặt vật thể sao 
cho phương chiếu l không song song với trục toạ độ nào của toạ độ. Sau đó chiếu vật 
thể cùng hệ toạ độ vuông góc lên mặt phẳng (P’) theo phương chiếu l, ta được hình biểu 
diễn của vật thể gọi là hình chiếu trục đo của vật thể. 
Hình chiếu của ba trục toạ độ là o’x’, o’y’, và o’z’gọi là các trục đo. 
Ta có các tỷ số: 
OA
AO ''
 = p: là hệ số biến dạng theo trục o’x’ 
OB
BO ''
 = q: là hệ số biến dạng trên trục o’y’ 
OC
CO'
= r: là hệ số biến dạng trên trục o’z’ 
+ Hình chiếu trục đo xiên góc cân 
 z’ 
 135˚ 
 x’ 
 o’ 
 y’ 
Ta có: 
x’o’y’ = y’o’z’ = 1350 ; x’o’z’ = 900 
Các hệ số biến dạng p = r = 1, q = 0,5 
+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều 
Ta có: 
x’o’y’ = y’o’z’ =x’o’z’ = 1200 
Các hệ số biến dạng p = q = r = 1 
 z’ 
 120˚ O’ 
 y’ 
 x’ 
Giả sử muốn vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân hoặc vuông góc đều của vật thể dưới 
đây ta tiến hành như sau: 
TRÌNH TỰ VẼ 
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 
Xiên góc cân Vuông góc đều 
1. Vẽ mặt trước x’o’z’ 
làm cơ sở 
2. Từ các đỉnh của 
mặt cơ sở, vẽ các 
đường song song với 
trục o’y’ và theo hệ số 
biến dạng của nó, đặt 
các đoạn thẳng lên các 
đường song song đó. 
3. Nối các điểm đã 
được xác định, vẽ các 
đường khác và hoàn 
thành hình chiếu trục 
đo bằng nét mảnh. 
3. Kết quả 
 3.1. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 
Lớp Giỏi Khá TB Yếu 
8A1 7 18 5 3 
8A2 3 14 12 5 
8A3 7 15 9 6 
8A4 7 10 10 4 
Tổng 24 57 36 18 
 3.2. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài 
Trước khi khảo sát, tôi đã đặt nhiệm vụ và phương hướng cụ thể cho học sinh ở 
từng lớp như việc chuẩn bị bài, dụng cụ học tập đặc biệt là dụng cụ vẽ hình chiếu nhờ 
vậy mà kết quả cụ thể như sau: 
Lớp Giỏi Khá TB Yếu 
8A1 10 20 3 0 
8A2 8 15 9 2 
8A3 10 19 6 2 
8A4 13 13 4 1 
Tổng 41 67 22 5 
Như vậy, sau khi áp dụng các phương pháp trên đã đưa lại kết quả khả quan hơn, 
học sinh đạt điểm Yếu giảm đáng kể, số lượng học sinh Giỏi và Khá tăng lên, số học 
sinh điểm Trung bình giảm rõ rệt. Đây là một trong những thành công bước đầu của đề 
tài nghiên cứu này. 
4. Sửa chữa, tẩy các 
đường nét phụ và tô 
đậm hình chiếu trục 
đo. 
PHẦN BA: KẾT LUẬN 
Trong tình hình ngành giáo dục đã đổi mới cả về nội dung hình thức và cả phương 
pháp, thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn học ở trung học cơ sở là điều tất 
yếu. Đối với môn công nghệ 8 đòi hỏi giáo viên và học sinh phải phối hợp nhiều 
phương pháp với nhau nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy và giáo dục. 
Qua kết quả đối chứng tôi thấy kết quả được nâng lên rõ rệt. Phần Vẽ kĩ thuật là 
phần tương đối khó trong môn Công nghệ 8. Để đạt được hiệu quả dạy học, ngoài việc 
lựa chọn phương pháp phù hợp cần phải sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học như 
máy chiếu, hình ảnh trực quan, đồ dùng dạy học tự làm bài học sẽ gần gũi, thực tế 
hơn. Nhờ đó học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn. 
Trên đây là những kinh nghiệm giảng dạy phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8. Rất 
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, Hội đồng sư phạm nhà trường để 
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn trong giảng 
dạy tại Nhà trường. 
Xin chân thành cảm ơn! 
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 TRƯỜNG THCS KHƯƠNG MAI 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................... 
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_phan_ve_ki_thuat_mon_c.pdf