Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Luyện từ và câu “Khái niệm từ láy”

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Luyện từ và câu “Khái niệm từ láy”

 Như vậy khi dạy cho học sinh Tiểu học chỉ dừng ở mức độ hình thức để học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy giáo viên không phải biết gì dạy nấy, dạy theo chương trình mà giáo viên được học mà phải bám vào nội dung kiến thức của sách giáo khoa yêu cầu.

Trong quá trình giảng dạy thì luôn xảy ra nhiều tình huống. Những câu hỏi mà học sinh đưa ra mà vượt quá nội dung kiến thức chương trình của bài dạy thì giáo viên phải khéo léo trả lời học sinh, dùng những kiểu kiến thức của chương trình học sinh đã học hay bằng nhiều hình thức khác để trả lời cho phù hợp.

 Việc nắm bắt kiến thức bộ môn và phương pháp giảng dạy chưa thật sâu sắc, trình độ kiến thức của giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận tri thức mới còn hạn chế, do đó việc dạy tìm ra giải pháp dạy học về khái niệm từ láy nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với địa bàn là giáo viên vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy đối với học sinh bậc Tiểu học.

Khi dạy học giáo viên chỉ thường trung thành với sách giáo khoa ít có sự sáng tạo, chưa mạnh dạn có ý kiến đề xuất đến nội dung bài dạy, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Giáo viên còn chưa quan tâm đến mức độ tiếp thu bài của học sinh để có biện pháp điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học. Về kiến thức “Từ láy” đây là một vấn đề khó, nan giải đối với những nhà biên soạn giáo trình để đào tạo giáo viên, dẫn đến giáo viên còn nắm lơ mơ chưa rõ ràng về kiến thức. Vậy nên khi dạy cho học sinh không thể có được những sáng tạo về hình thức tổ chức dạy học, chưa mạnh dạn tự tin trong dạy học dẫn đến học sinh không nắm vững về ngữ pháp, vận dụng vào thực hành lúng túng, làm bài lâu, không chính xác.

Học sinh nắm bắt kiến thức lơ mơ, thụ động. Từ thực tiễn trên làm cơ sở để xây dựng nên những giải pháp về dạy khái niệm “Từ láy”.

Để nhận biết khái niệm “Từ láy” giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh học tập.

Trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như quyết định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong các phân môn Tiếng Việt. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh lại càng quan trọng. Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập thì giờ dạy mới diễn ra nhẹ nhàng, học sinh chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức.

Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi thường tạo cho các em không khí sẵn sàng học tập ngay trong từng hoạt động như sau:

Giới thiệu bài : Đây cũng là một bước quan trọng. Đó không chỉ đơn giản là nêu mục đích, yêu cầu của tiết học mà còn là bước tạo không khí sôi nổi, thu hút các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách : liên hệ kiến thức cũ trong bài trước đã học bằng trò chơi, hỏi đáp .

Giúp các em biết thêm nhiều từ, nắm được khái niệm Từ láy

Thu hút học sinh vào bài học, ngoài giới thiệu bài thì trong khi tổ chức , hướng dẫn làm bài tập tôi cũng luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng thú đối với học sinh.

Ngoài ra để tạo hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên cần phải biết vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não, .

Đối với kĩ thuật chia nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây hứng thú đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. GV có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo tên các loại trái cây các em yêu thích, .Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh, cùng một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ vào cùng một nhóm.

 

doc 28 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 64Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Luyện từ và câu “Khái niệm từ láy”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp các tiếng trong từ cùng vắng khuyết đi phụ âm đầu khi đối chiếu sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học ta có thể nghĩa rằng các từ trên không phải là từ láy. Nhưng các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm cho nên một số quan điểm cho rằng đó là từ láy nhưng những từ láy không điển hình.
+ Có quan điểm cho rằng do các âm tiết (tiếng) được biểu hiện trên chữ viết chung có phụ âm đầu các nhà nghiên cứu Tiếng Việt có hai ý kiến. Một cho rằng ở vị trí đầu mỗi tiếng một phụ âm các thanh hầu (phương thức phát âm phụ âm này là phương thức tắc, bộ phận tham gia và thanh hầu) các phụ âm đó không dược thể hiện trên chữ Việt (giống như các thanh điệu của Tiếng Việt).
- Ý kiến hai cho rằng ở vị trí này của âm tiết (tiếng không có phụ âm đầu) cả hai cách hiểu trên đều cho rằng đó là từ láy. Khi dạy cho học sinh Tiểu học thì giáo viên xem đây là những từ láy đặc biệt. Đặc biệt là ở chỗ nó không giống các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm.
* Ví dụ: ồn ào, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng...
	Thoạt nhìn và đối chiếu với định nghĩa v ề “từ láy” trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, ta có thể nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy. Nhưng nếu quan sát kĩ, ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: ở các tiếng trong từng từ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Bên cạnh đó, đặc trưng ngữ nghĩa của các từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy. Vì vậy, một số người co rằng những từ này cũng là “từ láy”
*Ví dụ: Ồn ã, ấm áp, ép uổng, im ắng, ế ẩm, êm ả, ít ỏi, oi ả, ôm so, ao ước, ấm ức, o ép, yên ả, oằn oại... ( những từ xác định được tiếng gốc)
*Ví dụ: ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, óc ách, ỏn ẻn, õng ẹo, ỡm ờ, ậm ẹo, ánh ỏi... ( những từ không xác định được tiếng gốc)
Trong khi dạy giáo viên cần đưa ra một số ví dụ về từ láy không có nghĩa “giảm nhẹ” hoặc “ mạnh hơn” so với nghĩa của tiếng gốc.
	*Ví dụ: đẹp đẽ, xinh xinh, may mắn, lạnh lùng... Vậy nghĩa của những từ láy này được hình thành từ nghĩa của tiếng gốc. Cụ thể, từ láy có nhiều sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm tinh tế khác với tiếng gốc. So với nghĩa của tiếng gốc, nghĩa của từ láy xác định hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao hơn.
*Ví dụ : từ một tiếng gốc là “ nhỏ”, ta có thể tạo ra một số từ láy với những sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm rất khác nhau, như:
nhỏ nhỏ : hơi nhỏ
nhỏ nhắn: (vóc dáng) nhỏ và cân đối dễ thương.
nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý
nhỏ nhẻ: ( nói năng, ăn uông) chậm rãi, từ tốn
nhỏ nhen: đối xử hẹp hòi, chú ý đến cả những việc nhỏ nhặt
nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh và yếu ớt.
Nghĩa của các từ láy: đẹp đẽ, xinh xắn, may mắn, lạnh lùng nói trên cũng có những đặc trưng như vậy. Các từ láy này có những sắc thái nghĩa riêng so 
với nghĩa của tiếng gốc ( đẹp, xinh, may, lạnh) .
	Ở đây có điều cần lưu ý là nghĩa của từ láy rất phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ mà dạng “giảm nhẹ” hoặc “mạnh hơn” ( so với nghĩa của tiếng gốc) chỉ là hai dạng cơ bản trong sự phong phú, đa dạng ấy. Nói cách khác, ngoài hai dạng “ giảm nhẹ” và “ mạnh hơn” ( so với nghĩa của tiếng gốc), nghĩa của từ
 láy còn có những dạng khác, được hình thành theo những hướng khác, từ nghĩa của tiếng gốc. Vì vậy, khi dạy về nghĩa của từ láy có học sinh, nếu giáo viên quy nghĩa của tất cả các từ láy vào một trong hai dạng “ giảm nhẹ” hoặc “ mạnh hơn” (so với nghĩa của tiếng gốc) thì sẽ khó tránh được sự máy móc, cứng nhắc, khiên cưỡng và hình thành ở học sinh một nhận thức không đầy đủ rằng: nghĩa của từ này chỉ có hai dạng ấy mà thôi.
*Chú ý: Đối với các từ láy không xác định được tiếng gốc: (Ví dụ: lững thững, thướt tha, nhỉ nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, thì thào, khúc khích....), đặc trưng chung về nghĩa của những từ này cũng vẫn là tính chất cụ thể xác định, gợi tả, gợi cảm.
*Cách phối hợp về âm thanh của các tiếng trong từ láy.
	-Lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ âm thanh của các tiếng.
	-Có sự hài hoà về âm thanh trong các bộ phận của tiếng.
	Sự lặp lại và sự phối hợp hài hoà về âm thanh các tiếng có tác dụng tạo sắc thái nghĩa cho từ láy.
* Các kiểu từ láy trong tiếng việt: 
	Trong Tiếng việt có 3 kiểu từ láy
1. Láy âm: Cả tiếng được láy (lặp) lại
	Ví dụ: khó khăn, đỡ đần, sạch sành sanh.
	2. Láy vần: Bộ phận vần được láy ( lặp) lại
	Ví dụ: Bồn chồn, lẩm bẩm, lào xào, 
	3.Láy cả âm và vần : bộ phận phụ âm và bộ phận vần được láy ( lặp) lại.
	Ví dụ: ngoan ngoãn, dửng dưng, tim tím, trăng trắng...
* Định nghĩa: Từ láy là từ do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành các tiếng trong từ láy có thể có một bộ phận hay toàn bộ âm thanh lặp lại.
Có những từ phức gồm một tiếng có nghĩa ghép với tiếng không có nghĩa hoặc các tiếng đều không có nghĩa ghép lại với nhau để tạo nên từ mới. Các tiếng này được láy phần âm hoặc phần vần hoặc cả phần âm và phần vần, đây là các từ láy.
Ngoài ra trong Tiếng việt, từ láy thường có 3 dạng khác nhau:
	1.Láy đôi: Từ láy có 2 tiếng
Ví dụ: tan tành, lủng củng, canh cánh, tà tà...
2.Láy ba: ( từ láy có 3 tiếng): láy ba tiếng thường xuất phát từ một từ láy hai 
tiếng làm gốc, phối hợp âm thanh với một tiếng khác thành láy ba.
	*Ví dụ: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, xốp xồm xộp, ba nhăng nhăng....
3.Láy tư: (từ láy có 4 tiếng): từ láy bốn tiếng thường xuất phát từ một từ láy hai tiếng làm gốc, phối hợp âm thanh theo các khuôn cấu tạo thành láy tư.
	Ví dụ: hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng, lủng cà lủng củng, quần quần áo áo, cười cười nói nói, đen nhẻm đen nhèm, thấp tha thấp thổm, thướt thướt tha tha...
*Lưu ý khi dạy từ láy: 
	Khi dạy phần từ láy cho học sinh, ngoài việc cung cấp về từ láy giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh biết cách phân biệt giữa từ láy và từ ghép:
	-Điểm giống nhau giữa từ ghép và từ láy: 
Đều là từ nhiều tiếng ( 2,3 hoặc 4 tiếng)
-Điểm khác nhau:
 	+Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa.
	+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm.
 Như vậy khi dạy cho học sinh Tiểu học chỉ dừng ở mức độ hình thức để học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy giáo viên không phải biết gì dạy nấy, dạy theo chương trình mà giáo viên được học mà phải bám vào nội dung kiến thức của sách giáo khoa yêu cầu.
Trong quá trình giảng dạy thì luôn xảy ra nhiều tình huống. Những câu hỏi mà học sinh đưa ra mà vượt quá nội dung kiến thức chương trình của bài dạy thì giáo viên phải khéo léo trả lời học sinh, dùng những kiểu kiến thức của chương trình học sinh đã học hay bằng nhiều hình thức khác để trả lời cho phù hợp.
 Việc nắm bắt kiến thức bộ môn và phương pháp giảng dạy chưa thật sâu sắc, trình độ kiến thức của giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận tri thức mới còn hạn chế, do đó việc dạy tìm ra giải pháp dạy học về khái niệm từ láy nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với địa bàn là giáo viên vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy đối với học sinh bậc Tiểu học.
Khi dạy học giáo viên chỉ thường trung thành với sách giáo khoa ít có sự sáng tạo, chưa mạnh dạn có ý kiến đề xuất đến nội dung bài dạy, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Giáo viên còn chưa quan tâm đến mức độ tiếp thu bài của học sinh để có biện pháp điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học. Về kiến thức “Từ láy” đây là một vấn đề khó, nan giải đối với những nhà biên soạn giáo trình để đào tạo giáo viên, dẫn đến giáo viên còn nắm lơ mơ chưa rõ ràng về kiến thức. Vậy nên khi dạy cho học sinh không thể có được những sáng tạo về hình thức tổ chức dạy học, chưa mạnh dạn tự tin trong dạy học dẫn đến học sinh không nắm vững về ngữ pháp, vận dụng vào thực hành lúng túng, làm bài lâu, không chính xác.
Học sinh nắm bắt kiến thức lơ mơ, thụ động. Từ thực tiễn trên làm cơ sở để xây dựng nên những giải pháp về dạy khái niệm “Từ láy”. 
Để nhận biết khái niệm “Từ láy” giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như quyết định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong các phân môn Tiếng Việt. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh lại càng quan trọng. Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập thì giờ dạy mới diễn ra nhẹ nhàng, học sinh chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức. 
Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi thường tạo cho các em không khí sẵn sàng học tập ngay trong từng hoạt động như sau:
Giới thiệu bài : Đây cũng là một bước quan trọng. Đó không chỉ đơn giản là nêu mục đích, yêu cầu của tiết học mà còn là bước tạo không khí sôi nổi, thu hút các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách : liên hệ kiến thức cũ trong bài trước đã học bằng trò chơi, hỏi đáp.
Giúp các em biết thêm nhiều từ, nắm được khái niệm Từ láy
Thu hút học sinh vào bài học, ngoài giới thiệu bài thì trong khi tổ chức , hướng dẫn làm bài tập tôi cũng luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng thú đối với học sinh. 
Ngoài ra để tạo hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên cần phải biết vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não, ... 
Đối với kĩ thuật chia nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây hứng thú đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. GV có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo tên các loại trái cây các em yêu thích,.Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh, cùng một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ vào cùng một nhóm. 
Ví dụ: Tìm các từ láy có thanh hỏi đi với thanh ngang, các thanh hỏi đi với thanh sắc, các từ láy có thanh ngã đi với thanh huyền theo mẫu:
	- Các từ láy có thanh hỏi đi với thanh ngang: nhỏ nhoi.....................................
	- Các từ láy có thanh hỏi đi với thanh sắc: nhỏ nhắn.........................................
	- Các từ láy có thanh ngã đi với thanh huyền: mỡ màng...................................
* BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
	Mưa rả rích ngày đêm. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất, thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn.
Bài 2: Thay các từ gạch chân dưới đây bằng các từ láy cho thích hợp để các câu sau gợi tả, sin

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_luyen_tu_va_cau_khai_n.doc