Một số thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận sách Tiếng Việt theo chương trình mới
a. Thuận lợi
- Sách giáo khoa mới có kích thước to, rộng hơn sách cũ, màu sắc sắc nét, chất liệu giấy tốt, bóng, kênh hình kênh chữ đa dạng và phong phú làm cho học sinh thích thú học tập, tò mò với những bức tranh và những nội dung trong bài mới.
- Tư liệu dạng số hóa khá đa dạng, phong phú về cả hình ảnh, video, audio nên giáo viên có thể dễ dàng khai thác để phục vụ cho bài dạy của mình.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì khi tiếp cận sách giáo khoa theo chương trình mới các em học sinh còn gặp một số khó khăn nhất định như sau:
- Lượng tranh ảnh khá nhiều, khiến học sinh bị mất tập trung vào kênh chữ.
- Lượng âm, vần học trong 1 bài từ 2 - 3 - 4 âm, vần nên học sinh bị quá tải, không tiếp thu và nhớ hết được các âm, vần.
- Các phụ âm khó đọc, dễ lẫn được xếp cùng trong một bài khiến học sinh bị nhầm lẫn các âm với nhau.
- Vì quá nhiều tranh ảnh, tư liệu nên các giáo viên ở các điểm trường chưa có máy tính, máy chiếu sẽ vất vả hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy.
- Không đưa luật chính tả riêng, mà chỉ giới thiệu cho học sinh nên học sinh sẽ dễ nhầm lẫn.
- Bộ đồ dùng của GV nhỏ, dễ lẫn với HS
- Tranh ảnh trong sách buổi 2 còn mờ, nhiều chữ, yêu cầu chưa minh bạch khiến HS khó làm bài.
- Phần bài tập đọc dài, quá sức với học sinh.
0 chữ. b, Văn bản thông tin Đọc hiểu nội dung: Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản. Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản. Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh. Đọc mở rộng: Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học. 1.2. Viết 1.2.1. Kĩ thuật viết. - Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). - Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa. - Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh. - Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết. Tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ trong 15 phút. viết câu, đoạn văn ngắn. 1.2.2 Quy trình viết. Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì? Thực hành viết - Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý. - Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý. 1.3. Nói và nghe 1.3.1. Nói - Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói. - Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. - Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe. - Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý. - Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh). 1.3.2 Nghe. - Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ. - Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học. - Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? 1.3.3. Nói nghe tương tác - Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu. - Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản. 2. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1. 2.1 Nội dung kiến thức Tiếng Việt 1: - Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh - Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh. - Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng. - Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi. - Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. - Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường. - Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép. - Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ). 2.2 Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt Tập 1: Tuần mở đầu + 16 tuần - Dạng bài âm - chữ: 21 bài. - Dạng bài vần: 42 bài. - Dạng bài Ôn tập và kể chuyện: 16 bài. Tập 2: Gồm 8 chủ điểm, mỗi chủ điểm có 5 bài đọc và 1 bài ôn tập. 3. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 Tuân thủ định hướng của CT mới: Đa dạng hóa hình thức tổ chức, phương pháp dạy học; phát huy tính tích cực. chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS. 3.1. Phương pháp dạy đọc: + Đọc thành tiếng: PP rèn theo mẫu (GV đọc mẫu), đọc phân vai, phương pháp trực quan. + Đọc hiểu: HS trải nghiệm, liên hệ, mở rộng, vấn đáp, thảo luận nhóm Dạy đọc hiểu phải kích hoạt được việc đọc tích cực, sáng tạo ở HS. + Trước khi đọc văn bản, có thể cho HS khá dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán nội dung văn bản. 3.2. Phương pháp dạy viết. - PP trực quan, rèn theo mẫu, thảo luận nhóm,. Gồm: Viết chữ (tập viết, chính tả) và viết câu (sáng tạo). - Viết chữ: GV làm mẫu, HS luyện theo mẫu. - Viết câu: GV làm mẫu, HS thực hành theo mẫu, khơi gợi khả năng tưởng tượng, liên hệ, sáng tạo của HS bằng tranh ảnh gợi ý, câu hỏi, thảo luận nhóm. 3.3. Phương pháp dạy nói và nghe: - PP rèn theo mẫu, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành giao tiếp, đóng vai. - Hình thức chủ yếu là: Nói theo chủ đề, chủ điểm dựa vào tranh gợi ý; nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe. 4. Một số thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận sách Tiếng Việt theo chương trình mới a. Thuận lợi - Sách giáo khoa mới có kích thước to, rộng hơn sách cũ, màu sắc sắc nét, chất liệu giấy tốt, bóng, kênh hình kênh chữ đa dạng và phong phú làm cho học sinh thích thú học tập, tò mò với những bức tranh và những nội dung trong bài mới. - Tư liệu dạng số hóa khá đa dạng, phong phú về cả hình ảnh, video, audio nên giáo viên có thể dễ dàng khai thác để phục vụ cho bài dạy của mình. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì khi tiếp cận sách giáo khoa theo chương trình mới các em học sinh còn gặp một số khó khăn nhất định như sau: - Lượng tranh ảnh khá nhiều, khiến học sinh bị mất tập trung vào kênh chữ. - Lượng âm, vần học trong 1 bài từ 2 - 3 - 4 âm, vần nên học sinh bị quá tải, không tiếp thu và nhớ hết được các âm, vần. - Các phụ âm khó đọc, dễ lẫn được xếp cùng trong một bài khiến học sinh bị nhầm lẫn các âm với nhau. - Vì quá nhiều tranh ảnh, tư liệu nên các giáo viên ở các điểm trường chưa có máy tính, máy chiếu sẽ vất vả hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy. - Không đưa luật chính tả riêng, mà chỉ giới thiệu cho học sinh nên học sinh sẽ dễ nhầm lẫn. - Bộ đồ dùng của GV nhỏ, dễ lẫn với HS - Tranh ảnh trong sách buổi 2 còn mờ, nhiều chữ, yêu cầu chưa minh bạch khiến HS khó làm bài. - Phần bài tập đọc dài, quá sức với học sinh. 5. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 1 - Người giáo viên cần tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chương trình GDPT mới 2018 - Nghiên cứu kĩ bài soạn trước khi lên lớp, bám sát vào yêu cầu cần đạt, các năng lực phẩm chất cụ thể phải được hình thành qua bài dạy để thiết kế các hoạt động dạy học. - Dạy chậm, dạy kĩ, dạy với từng đối tượng học sinh. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Tăng cương dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp nhằm học tập, góp ý cho đồng nghiệp và trau dồi kiến thức, phương pháp cho bản thân. - Đối với các trường còn thiếu cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu cần tích cực làm đồ dùng thủ công nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh một cách sinh động và thiết thực nhất. II. PHẦN CỤ THỂ: PHẦN VẦN. 1. Cấu trúc dạng bài vần Mỗi bài gồm một hoặc một số vần, số lượng và độ khó của các vần trong một bài được tăng dần tương ứng với kĩ năng mà học sinh đã học được. Các vần được sắp xếp dựa vào một số căn cứ như: - Khả năng dùng các vần, tổ hợp các vần, từ ngữ, câu gần gũi, thông dụng để học sinh học xong có thể viết được nhiều tiếng, từ khác nhau. - Trình tự các vần có tính chất đồng dạng của chữ và vần (ví dụ: an, ăn, ân; on, ôn, ơn; ....) - Độ thông dụng và độ khó của đơn vị ngôn ngữ cần học. Những vần thông dụng nhưng có cấu trúc phức tạp, khó đọc thì được xếp vào cuối tập 1. Những vần ít thông dụng, đặc biệt là vừa ít thông dụng vừa khó, thì đưa vào tập 2. Dạng bài vần được học trong 42 bài - 10 tuần gồm: 112 vần thông dụng, dễ gặp được dạy ở tập 1 và 14 vần ít thông dụng, khó đọc, có viết được dạy ở tập 2. 2. Cách đánh vần Có rất nhiều cách đánh vần khác nhau, không quy định cứng nhắc cách đánh vần nào mà tùy vào khả năng của HS mà GV lựa chọn cách đánh vần cho phù hợp và hiệu quả. Ví dụ: với tiếng “bàn” có thể chọn cách đánh vần như sau: 1. bờ - an - ban - huyền - bàn (dành cho HS có kĩ năng đọc bình thường) 2. a - nờ - an - bờ - an - ban - huyền - bàn (dành cho HS có kĩ năng đọc hạn chế). Ngoài ra, nếu HS nào không cần đánh vần thì có thể cho các em đọc trơn (đọc toàn âm tiết), bỏ qua phần đánh vần. 3. Quy trình dạy tiết 1 dạng bài: Vần HĐ 1. Nhận biết - GV đưa ra bức tranh minh họa cho phần nhận biết - Yêu cầu HS khai thác nội dung tranh. Từ nội dung tranh dẫn vào câu nhận biết. - Chỉ ra sự xuất hiện của vần mới có trong câu nhận biết. HĐ 2. Đọc * Đọc vần - GV đọc mẫu vần mới - Phân tích sự giống và khác nhau về cấu tạo của các vần. - Hướng dẫn đánh vần, ghép vần bằng thẻ chữ * Đọc tiếng - Giới thiệu mô hình tiếng mẫu - Đọc trơn tiếng mẫu. - Đưa ra tiếng mới chứa vần mới để HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. * Đọc từ ngữ - Treo tranh ảnh để học sinh phát hiện ra từ ngữ - Đọc trơn các từ ngữ * Đọc lại toàn bộ các vần, tiếng, từ có trong sách học sinh HĐ 3. Viết bảng - GV đưa ra vần đã viết mẫu yêu cầu HS phân tích về cấu tạo, độ cao, độ rộng con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa nêu cách viết. - Yêu cầu học sinh viết bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS và nhận xét bài viết của HS trên bảng con. PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua một thời gian ngắn sử dụng sách Tiếng Việt và tiếp cận với Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018, chúng tôi thấy học sinh hào hứng với tiết học Tiếng Việt, vốn từ của học sinh khá phong phú. Tuy nhiên do lượng âm, vần trong 1 bài còn nhiều nên số học sinh quên, nhầm lẫn các âm vần còn tương đối nhiều. Chúng tôi có một số các đề xuất như sau: - Cần giảm tải bớt lượng âm, vần trong 1 bài học. - Tăng thời lượng luyện tập tiết Tiếng Việt để học sinh có thời gian nhiều hơn luyện tập lại những âm, vần mới học. - Cần bổ sung thêm nhiều và đồng bộ về bộ đồ dùng, thiết bị cho lớp 1 để tiết học thêm sinh động và giảm bớt thời gian chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên. Trên đây là báo cáo chuyên đề về Phương pháp dạy học phần vần môn Tiếng Việt lớp 1 của tổ 1 chúng tôi. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí. Xin trân trọng cảm ơn! Trung Nguyên, ngày 02 tháng 11 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA BG
Tài liệu đính kèm: