Phương pháp nghiên cứu.
Với đặc trưng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau.
1. Đọc kỹ đề bài.
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm.
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Muốn học sinh làm bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
Mỗi một dạng bài tập cụ thể đều có một hình thức tổ chức riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với các hình thức đó là phương pháp hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.
Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội dung các chủ điểm mà phân môn “Luyện từ và câu” cần cung cấp.
- Qua các bài mở rộng vốn từ, học sinh được: cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa các yếu tố Hán Việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm; rèn luyện sử dụng từ, sử dụng thành ngữ tục ngữ.
- Thông qua các bài tập cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ, học sinh được: tìm hiểu về cấu tạo của tiếng, nhận diện được hiện tượng bắt vần trong thơ, tìm hiểu phương thức tạo từ mới để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Học sinh cần tìm hiểu được:
Có 2 cách để tạo từ phức:
Cách 1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép.
Cách 2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau đó là từ láy.
- Thông qua các bài tập về từ loại: Học sinh được cung cấp kiến thức sơ giản về danh từ, động từ, tính từ gắn bó với các tình huống sử dụng. Cần lưu ý:
+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+ Thêm vào các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau tính từ.
+ Tạo ra phép so sánh.
Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng các kiểu câu tùy theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp.
Ví dụ: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện:
1. Thái độ khen, chê.
2. Sự khẳng định, phủ định.
3. Yêu cầu, mong muốn.
- Đặc biệt cần chú trọng đến việc dạy học sinh biết giữ gìn phép lịch sự trong giao tiếp. Cụ thể:
Câu hỏi:
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người được hỏi.
2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Câu khiến:
1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự.
2. Muốn cho lời yêu cầu, lời đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: làm ơn, giùm, giúp
3. Có thể dùng câu hỏi nếu yêu cầu đề nghị.
c sau tính từ. + Tạo ra phép so sánh. Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng các kiểu câu tùy theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp. Ví dụ: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện: Thái độ khen, chê. Sự khẳng định, phủ định. Yêu cầu, mong muốn. - Đặc biệt cần chú trọng đến việc dạy học sinh biết giữ gìn phép lịch sự trong giao tiếp. Cụ thể: Câu hỏi: 1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người được hỏi. 2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. Câu khiến: 1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự. 2. Muốn cho lời yêu cầu, lời đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: làm ơn, giùm, giúp 3. Có thể dùng câu hỏi nếu yêu cầu đề nghị. 7.2.2. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập “Luyện từ và câu”. Các kiểu hình thức và kỹ năng cần học trong phân môn “Luyện từ và câu” được rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên. * Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ. Ví dụ: Tìm các từ ngữ: Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. Ngoài ra, việc sử dụng hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. Nhóm 1: lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ Nêu ý nghĩa của cá từ em tìm được. Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên chốt lại ý kiến đúng. Sau đấy giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu và nêu tình huống sử dụng cụ thể để giúp học sinh dùng từ đúng ngữ cảnh. Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình học tập. * Rèn luyện kỹ năng cấu tạo từ - dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy. Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây. - Ngay - Thẳng - Thật Đối với dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong phiếu. giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều từ từ quá trình làm việc của học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, thật). Từ Từ láy Từ ghép Ngay Ngay ngáy Ngay thẳng,... Thẳng Thẳng thắn Thẳng tắp ... Thật Thật thà Sự thật,... Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân. * Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép: Giáo viên chốt: Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau. Từ ghép là từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có thể xác định từ nghép và từ láy. Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ: + Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa + Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ Song có một số trường hợp học sinh lúng túng trong việc xác định đó là từ ghép hay từ láy. Ví dụ như bài tập sau: Các từ êm ái, ấm áp, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi, yên ả... có phải là từ láy không? Thoạt nhìn và đối chứng với định nghĩa về từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, ta có thể nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy. Nhưng nếu quan sát kĩ, ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: các tiếng trong từng từ đều khuyết phụ âm đầu. (Nên trước hết phải hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của các tiếng để thấy được các từ đó mang nét giống với từ láy về mặt hình thức ngữ âm). Bên cạnh đó đặc trưng ngữ nghĩa của các từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy (có tác dụng giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh về mặt ngữ nghĩa: Ví dụ: êm êm (giảm nhẹ), êm ái (nhấn mạnh)). Nếu phải giải thích cho học sinh lớp 4, giáo viên có thể nói: đây là các từ láy, nhưng là các từ láy đặc biệt (đặc biệt ở chỗ nó không giống từ láy bình thường về hình thức ngữ âm) Cũng có các trường hợp sau: Các từ: công kênh, cuống quýt... là từ láy hay từ ghép? Để hướng dẫn cho học sinh làm bài tập này, giáo viên phải gợi ý cho học sinh: phụ âm đầu “cờ” trong tiếng Việt được ghi bằng ba chữ cái: “c”, “k”, “q”. Như vậy có thể kết luận: đây là từ láy phụ âm đầu “cờ” (Bài tập mở rộng cho học sinh khá giỏi) *Luyện tập các bài tập về danh từ, động từ, tính từ. Tôi thấy chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũng đã lựa chọn những bài tập phù hợp với tình huống giao tiếp gần gũi, gắn bó với cuộc sống của học sinh. Ví dụ 1: Viết họ tên ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em. Họ tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? Với bài này tôi yêu cầu học sinh nhắc lại danh từ riêng là gì? Danh từ chung là gì? Rồi gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết đúng quy tắc chính tả. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng. Cho học sinh làm việc cá nhân. Phần trả lời câu hỏi phía sau thì cho nêu miệng. Ví dụ 2: gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: Yết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông. Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí. Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua: Để làm gì? Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận rồi trình bày kết quả trước lớp. Lưu ý có hai từ “dùi”, từ nào là động từ? Lấy ví dụ trường hợp khác. Bác Tư dùng cái khoan để khoan tường Ví dụ 3: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất đươc gạch chân trong đoạn văn sau: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên. Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi. Đây là bài tập liên quan đến tính từ và bài này hơi trừu tượng với học sinh. Giáo viên cho các em phân tích đề bài trước vì yêu cầu của bài không quen thuộc với các em. Tìm những từ miêu tả mức độ của đặc điểm, tính chất (được gạch chân) trong đoạn văn trên. Cụ thể là: Hoa cà phê thơm như thế nào? (thơm đậm và ngọt).... Lần lượt học sinh tìm (trả lời cá nhân). Thơm - lắm Trong - ngà Trắng - ngọc Dần dần các em sẽ thấy quen thuộc với cách làm của bài này. Ví dụ 4: Xác định từ loại của các từ được gạch chân: Lá lành đùm lá rách Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ. Bước 2: Lần lượt xét xem các từ được gạch chân chỉ cái gì? (lá: chỉ sự vật; đùm: chỉ hành động; rách: chỉ đặc điểm) từ đó xác định chính xác từ loại của các từ trên. * Đối với một số bài tập mở rộng, nâng cao về xác định từ loại của các từ, có nhiều trường hợp khiến học sinh lúng túng. Bởi có những từ khi đứng một mình, tách khỏi ngữ cảnh, học sinh vẫn dễ dàng nhận ra giá trị từ loại của chúng. Ví dụ: xe đạp, đi, to, nhỏ....bởi các em dễ nắm được ý nghĩa khái quát của chúng. Nhưng lại có những từ nếu đứng một mình, tách chúng ra khỏi ngữ cảnh thì khó xác định từ loại của chúng, ví dụ từ: kỉ niệm, ảnh hưởng... Đối với những bài thế này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt chúng vào một ngữ cảnh, vào một trường hợp sử dụng cụ thể. Ví dụ: - “Tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm của thuở học trò”: “kỉ niệm” là danh từ. - “Tớ kỉ niệm cậu tấm hình này”: “kỉ niệm” là động từ. Bảng tóm tắt kiến thức sau được xem là “chìa khóa” để học sinh có thể làm tốt các bài tập về xác định từ loại: Từ đứng trước Từ đứng sau Ví dụ Danh từ - Số từ (một, hai, ba) - Chiếc, cái, con, những, tất cả - Những nỗi buồn DT - Tôi đang buồn ĐT - Tôi buồn lắm TT Động từ Hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang - Rồi, nữa, mãi Tính từ - Rất, hơi - Lắm, quá - Cực kì, tuyệt vời * Củng cố, khắc sâu, mở rộng các dạng bài tập về câu. Với dạng này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động để học sinh biết đặt câu phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo tính lịch sự. a. Câu kể. Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để: a. Kể việc làm hằng ngày sau khi đi học về. b. Tả chiếc bút em đang dùng c. Trình bày ý kiến của em về tình bạn. d. Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt. - Trước hết phải giúp học sinh hiểu được: các yêu cầu trên là khác nhau: Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm vui... Giáo viên có thể gợi ý như sau: + Khi tả phải sử dụng những từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật. + Bày tỏ ý kiến: yêu mến, gắn bó như thế nào? + Nói lên niềm vui: Vui sướng như thế nào khi được điểm tốt? - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, viết rồi đọc bài (Lưu ý khi viết hết câu phải có đấu chấm (.)), các bạn khác nhận xét, bổ sung. Ví dụ 2: Khi muốn mượn bút của bạn, em có thể chọn những cách nói nào? Cho mượn cái bút. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút! Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được ko? Cho học sinh trả lời cá nhân: chọn cách c, vì nó thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Giáo
Tài liệu đính kèm: