Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9

“Sẵn sàng”: Khi có lệnh “sẵn sàng” người chạy chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân hơi gập ở khớp gối, thân người đổ về trước. Tay bàn chân mạnh (đặt ở phái trước) đưa về sau, hơi chếch ra phía ngoài, góc ở khuỷu tay khoảng 1200 - 1500. Tay còn lại hơi gập ở khuỷu tay và để tự nhiên phía trước ngực. Người chạy lúc này phải hết sức tập chung tư tưởng chờ lệnh “chạy”. Khi thực hiện lệnh sẵn sàng học sinh có thể mắc phải các lỗi kĩ thuật như: Không dồn trọng tâm vào chân trước; Xuất phát trước lệnh; Bước chạy đầu tiên bị cùng chân tay; Đặt chân trước chạm đất bằng gót bàn chân. Giáo viên phải nhắc nhở uốn nắn tại chỗ.

doc 31 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3466Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điệu, khô khan nhưng thời gian tập luyện cần có sự kiên trì, tự giác và liên tục.
- Trong qúa trình học tập - rèn luyện các em còn ngại ngùng, rụt rè do lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển ( nhất là học sinh nữ ).
- Vẫn còn 1 số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học thể dục chưa nghiêm túc, chưa động viên và uốn nắn các em kịp thời.
- Sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều.Ý thức học tập, rèn luyện và tự học ở nhà chưa cao.
2. Thực trạng việc học chạy bền của học sinh
	Học sinh bậc THCS chưa nhận thức được nội dung phân môn chạy bền có thể giúp các em có thể lực để phục vụ học tập các môn học khác, tham gia lao động giúp đỡ gia đình, thi đấu các môn thể thao khác và tăng cường sức bền, sức khỏe cho bản thân.
	Mặt khác do phân môn chạy bền là phần lồng ghép trong các tiết học và thường vào cuối các buổi tập. Mặt khác thời gian dành cho nội dung này chưa nhiều, trung bình khoảng từ 6 đến 10 phút. Cho nên học sinh không còn hứng thú trong tập luyện vì đã mất nhiều thời gian luyện tập các nội dung khác đầu tiết học – sức ì của học sinh lúc này gia tăng. Bên cạnh đó như trên đã trình bày với học sinh lớp 9 các em đôi khi còn ngại ngùng, rụt rè do lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển ( nhất là học sinh nữ ) nên việc tập luyện các nhiệm vụ mà giáo viên giao chưa thật tốt. Tuy nhiên qua giảng dạy cũng có nhiều học sinh với ý thức tốt, có thể lực, thể hình vẫn cố gắng tiếp thu kĩ thuật giáo viên trang bị và thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao. Nhưng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng chưa cao.
Từ thực trạng trên đã thôi thúc tôi tìm ra các giải pháp để cải thiện chất lượng dạy học phân môn chạy bền tại Trường THCS Tam Đa.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY CHẠY BỀN LỚP 9 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
1.Trú trọng giảng dạy lý thuyết.
1. 1. Mục tiêu.
- Nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sức bền trong việc rèn luyện sức khỏe của con người đặc biệt sức bền là nền tảng cho các em chơi và học các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn cầu lông
1.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
Các yếu tố tạo lên sức bền gồm có: năng lực của tuần hoàn, hô hấp và cơ khớp, khả năng duy trì hưng phấn của hệ thần kinh, sự tiết kiệm năng lượng và nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể, sự phối hợp giữa các chức năng sinh lý cơ thể, kỹ thuật động tác và ý chí.
- Giáo viên tìm hiểu tài liệu về nguyên lí học chạy bền, tác dụng của chạy bền với sức khỏe con người, in cho học sinh đọc và trải nghiệm...
- Dùng phương pháp thuyết trình ngay trong các giờ học để khích lệ các em tự tìm hiểu thêm 
2.Tổ chức giảng dạy cho học sinh nắm vững kĩ thuật trước khi vào đường chạy
2.1.Mục tiêu
- Học sinh nắm vững được các vấn đề của kĩ thuật của chạy bền và hiểu được nguyên lý tập luyện để giúp cho các em có phương pháp luyện tập đúng đắn và biết cách khắc phục được những hiện tượng có thể xảy ra trong khi tập luyện chạy bền như “chuột rút”, hiện tượng “ cực điểm”, “choáng ngất”...Ngoài ra nắm vững kĩ thuật còn giúp học sinh biết cách tự luyện tập ở nhà và có thể tự sửa sai kĩ thuật cho bản thân, bạn bè.
2.2.Nội dung và phương pháp tiến hành
Nhìn chung kĩ thuật chạy bền đơn giản hơn kĩ thuật chạy cự ly ngắn, song khi tập cần chú ý các giai đoạn sau:
“Xuất phát”: nếu ở cự ly 500m nữ, 800m nam tiến hành chạy theo nhóm. Xuất pháp cao hiện nay dùng hai khẩu lệnh “sẵn sàng” và “chạy” song để phù hợp với trình độ của vận động viên, người tập bình thường vẫn phải dung ba khẩu lệnh trong xuất phát là: “vào chỗ”, “sẵn sàng” và “chạy” để học sinh các em dễ tiếp thu và tập luyện có hiệu quả. (Tranh minh họa Giai đoạn xuất phát cao dưới đây)
“Vào chỗ”: Khi có lệnh “vào chỗ” người chạy thả lỏng và đứng trước vạch xuất phát. Đặt chân khoẻ lên trước, sau vạch. Bàn chân hơi hướng vào trong chân còn lại đặt ở phía sau cách vạch xuất phát 1/2 bước chân, đầu bàn chân tì sẵn vào mặt đường. Ở tư thế “vào chỗ” thân người giữ thẳng và thả lỏng, trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai chân. Lúc này cần tranh thủ thở sâu 2-3 lần và tập trung tư tưởng chờ lệnh “sẵn sàng”. Khi giáo viên thị phạm và yêu cầu thực hiện lệnh “vào chỗ” có thể xảy ra các tình huống học sinh để tay trùng chân; tư thế đứng chưa ngay ngắn; mắt chưa tập trung hướng về phía đường chạy – giáo viên có thể uốn nắn, nhắc nhở để học sinh có thể sửa chữa ngày. Ví dụ: Trường hợp học sinh đứng chân trái đứng trước và tay trái đưa ra trước hoặc chân phải đứng trước và tay phải đưa ra trước hoặc chân đè vạch xuất phát. (Mô tả bằng hình dưới đây)
 HS sai do trùng chân trái – tay trái Sửa sai cho học sinh (Chân trái-tay phải) 
 HS sai Chân phải – Tay phải Sửa sai cho học sinh Chân phải – Tay trái 
 HS sai Chân đè vạch xuất phát Sửa sai và nhắc nhở
“Sẵn sàng”: Khi có lệnh “sẵn sàng” người chạy chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân hơi gập ở khớp gối, thân người đổ về trước. Tay bàn chân mạnh (đặt ở phái trước) đưa về sau, hơi chếch ra phía ngoài, góc ở khuỷu tay khoảng 1200 - 1500. Tay còn lại hơi gập ở khuỷu tay và để tự nhiên phía trước ngực. Người chạy lúc này phải hết sức tập chung tư tưởng chờ lệnh “chạy”. Khi thực hiện lệnh sẵn sàng học sinh có thể mắc phải các lỗi kĩ thuật như: Không dồn trọng tâm vào chân trước; Xuất phát trước lệnh; Bước chạy đầu tiên bị cùng chân tay; Đặt chân trước chạm đất bằng gót bàn chân. Giáo viên phải nhắc nhở uốn nắn tại chỗ.
Chạy “lao”: khi có lệnh “chạy” người chạy phải đạp mạnh chân để “lao” nhanh về trước. Qua 4 - 6 bước đầu, thân người dần dần thẳng lên như khi chạy giữa quãng. Trong chạy 20 - 30 m đầu người chạy phải dùng tốc độ lớn để vượt lên chiếm lấy mặt trong của đường chạy. Sau đó chuyển sang chạy bước dài thả lỏng theo nhịp điệu cần thiết để đạt được yêu cầu quy định. (Tranh minh họa giai đoạn chạy lao dưới đây)
	Khi thực hiện kĩ thuật “chạy lao” học sinh có thể gặp sai lầm là sau khi xuất chạy đa số học sinh chưa đảm bảo góc độ chạy lao; duy trì quãng đường chạy lao chưa đảm bảo; chưa có ý thức chiến thuật để chiếm lĩnh lợi thế của đường chạy. Giáo viên phải sửa sai tại chỗ và hướng dẫn ý thức chiến thuật bằng thị phạm trực quan. Giáo viên yêu cầu các nhóm tự luyện và tự sửa sai cho bạn.
Chạy “giữa quãng”: chạy giữa quãng là giai đoạn trọng yếu nhất quyết định thành tích. Yêu cầu chạy phải đúng kĩ thuật, có nhịp điệu, thả lỏng bước dài và biết kết hợp thở với bước chạy. (Tranh minh họa giai đoạn chạy giữa quãng dưới đây)
So với chạy cự li ngắn, độ dài của bước chạy của cự li chạy bền ngắn hơn nhưng đạp sau vẫn phải mạnh, duỗi thẳng hết chân. Góc đạp sau khoảng 500, tốc độ chạy càng cao thì góc độ đạp sau càng nhỏ. Đổ ngả thân người về trước hoặc ngửa ra sau làm ảnh hưởng tới kĩ thuật. Tư thế của đầu ảnh hưởng nhiều tới tư thế của thân người khi chạy cần giữ đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước.
Cần chú ý đặt chân đúng, chân chạm đất bằng 1/2 bàn chân trước từ mép ngoài vào. Khi đặt chân phải nhẹ nhàng, đầu gối hơi gập lại để giảm chấn động.
Động tác đánh tay trong chạy bền hay còn gọi là chạy cự li trung bình. Chậm hơn và không “giật” mạnh ra sau như ở cự li ngắn, tay đánh chủ yếu là để giữ thăng bằng, phối hợp tích cực với động tác chân. Đánh tay cần thả lỏng nhịp nhàng theo bước chạy.
Trong lúc chạy cần phải thả lỏng toàn thân nhất là lúc chạy đường vòng. Càng thả lỏng càng tiết kiệm được sức, càng dễ phối hợp động tác, chạy càng nhịp nhàng.
Khi chạy trên đường vòng cần bám sát vào mặt trong, bàn chân đặt cách mặt đường từ 5 - 7 cm. Thân trên hơi ngả về bên trong (vào phía trong sân) để hạn chế lực li tâm, tay phải đánh với biên độ rộng hơn và tích cực hơn tay trái. Bàn chân đặt hơi hướng vào bên trong.
Trong suốt đoạn đường vòng cần chạy thả lỏng để duy trì được nhịp điệu, độ dài bước, tránh bị mất sức vô ích.
	Trong khi thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng học sinh có thể mắc các lỗi như: Chưa biết cách phân phối sức, chưa biết cách phối hợp giữa bước chạy với nhịp thở, chưa có ý thức chiếm lĩnh lợi thế đường chạy và học sinh chưa biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong luyện tập như “chuột rút”, “cực điểm”, “choáng, ngất”... Giáo viên phải quan sát rút kinh nghiệm tại chỗ cho từng học sinh qua các buổi tập. Giáo viên thực hiện thị phạm cho học sinh xem cách khắc phục các tình xảy ra trong khi tập luyện và yêu cầu học sinh thực hành thực tế. Yêu cầu các nhóm học sinh khi luyện tập phải có ý thức tự giác quan sát bạn trong nhóm và giúp đỡ kịp thời.
“Về đích”: càng gần về đích người chạy càng cần phải cố gắng khắc phục mệt mỏi, duy trì tốc độ sẵn có để vượt qua đích hoặc dư sức thì “tung” nốt ra để đưa thành tích lên cao hơn. Lúc này cần đánh tay nhanh hơn, tăng độ ngả thân trên, giảm góc độ đạp sau, tăng tần số bước chạy. Việc thực hiện động tác “chạm đích” bằng ngực hoặc bằng vai vào dây đích như ở chạy cự li ngắn chỉ cần khi có đối thủ đang theo sát, đang đọ sức với mình trong việc dành ngôi vị, thứ. Nếu không có đối thủ tranh giành thứ hạng thì chỉ cần duy trì tốc độ về đích cho tốt, không cần phải làm động tác “chạm dây đích” gây mất sức, dễ bị ngã, ảnh hưởng tới kết quả.
Sau khi qua đích cần tiếp tục chạy thả lỏng với tốc độ giảm dần 10 - 20 m, rồi chuyển sang đi bộ thở sâu, khi đó đỡ mệt mới dừng lại.
Trong quá trình thực hiện giai đoạn về đích học sinh thường mắc phải các sai lầm như: Đánh đích không đúng kĩ thuật; Không biết cách rút đích; Khi đánh đích học sinh dừng lại đột ngột; Khi hoàn thành đường chạy học sinh ngồi ngay tại chỗ mà không thực hiện các bài tập thả lỏng. Giáo viên phải nhắc nhở, sửa sai trực tiếp cho học sinh, động viên và khích lệ học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh tự giác giúp đỡ các bạn trong luyện tập.
3. Tổ chức cho học sinh nắm vững Chiến thuật thi đấu chạy bền.
3.1 Mục tiêu
	Học sinh nắm vững chiến thuật với mục tiêu là rèn luyện nội dung chạy bền để đạt kết quả cao, thành tích tốt, học sinh vận dụng được chiến thuật phân phối sức trong tập luyện, học sinh biết cách vận dụng các chiến thuật trong thi đấu và tập luyện các môn thể thao khác. Mặt khác một số học sinh có tố chất thể thao hình thành ý thức chiến thuật để phát triển năng lực thể thao cho bản thân.
3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
Chiến thuật trong chạy bền hay chạy cự li trung bình 500m nữ, 800m nam. Có tầm quan trọng rất lớn, đôi khi nó đóng vai trò quyết định trong việc giành thắng lợi của người chạy. Nhiều người chạy có trình độ thể lực cao, thể lực tốt, sức bền tốt nhưng thiếu kinh nghiệm phân phối sức không chính xác lên đã không đạt được kết quả cao, mà còn thấp hơn cả những người yếu hơn mình. Vì vậy cần phải xây dựng cho người tập một chiến thuật hợp lí - phù hợp với trình độ thể lực đặc điểm cá nhân, giới tính. 
Chiến thuật chạy cự li trung bình “chạy bền” phù hợp với trình độ thể lực thiếu niên, học sinh lớp 8; 9 ở lứa tuổi từ 12 - 16 tuổi.
Chiến thuật phân phối sức khi chạy là chiến thuật chủ động nhất giáo viên phải dựa vào trình độ thể lực, đặc điểm cá nhân, giới tính. Do cự li chạy dài hay ngắn mà sức khoẻ có hạn, nên trong chạy bền không thể chạy với tốc độ nhanh tối đa như chạy 60m. Tuỳ theo cự li định tập để tính toán phân bổ sức cho người chạy trên các đoạn đường chạy thích hợp.
Đối với cự li 500m (nữ), 800m (nam) mà người chạy cần phân phối sức của mình sao cho hợp lí nhất để đạt được kết qua cao.
Thông thường khi mới xuất phát nên chạy chậm, nhẹ nhàng cho cơ thể thích nghi dần, sau đó nâng dần và giữ ổn định tốc độ đến khi về đích.
Chiến thuật phân phối sức là chiến thuật chủ động phát huy được khả năng thể lực của người chạy. Sử dụng chiến thuật này có thể dự đoán trước được thành tích mà người chạy sẽ đạt. Muốn thực hiện được chiến thuật phân phối sức chính xác cần phải tập chạy lặp lại nhiều lần các đoạn đường cố định để xây dựng cảm giác tốc độ, có cảm giác tốc độ tốt sẽ phân phối tốt, thành tích sẽ đạt được theo kế hoạch.
Đối với cự ly 500m giáo viên hướng dẫn học sinh trong 300m đầu phải phân phối sức để duy trì mức độ chạy trung bình, 200m sau phải phát huy hết sức để chiếm lĩnh đường chạy và rút đích. Đối với cự ly 800m giáo viên hướng dẫn học sinh trong 600m đầu phải phân phối sức để duy trì mức độ chạy trung bình, 200m sau phải phát huy hết sức để chiếm lĩnh đường chạy và rút đích. Khi tổ chức tập luyện giáo viên cho thực hiện tập theo nhóm từ 5 đến 8 em để quan sát và rút kinh nghiệm động viên học sinh kịp thời. Giáo viên tổ chức học sinh luyện tập chiến thuật “ phân phối sức” theo nhóm thể lực để tạo hưng phấn thi đấu cho nhóm học sinh cùng nhóm.
Chiến thuật “bám sát” và “rút” ở đoạn cuối, đối với học sinh lớp 9, người mới tập luyện, chưa có kinh nghiệm, chưa có cảm giác tốc độ để phân phối sức được chính xác thì nên tập chiến thuật “bám sát” và “rút” đoạn cuối.
Khi thực hiện chiến thuật này người chạy cần phải bám sát đối phương. Khi bám sát đối phương phải kiên trì theo sát gót đối phương, khoảng cách tốt nhất là từ 0,5m đến 1m.
Khi “bám sát” nếu đối phương tăng tốc độ để rút bỏ thì phải bám theo ngay để giữ vững khoảng cách nêu trên. Để thực hiện được chiến thuật “bám sát” và “rút” ở đoạn cuối trong quá trình tập luyện cần phải chạy biến tốc (thay đổi tốc độ) với các đoạn dài ngắn khác nhau, để quen với việc chạy thay đổi tốc độ, chủ động “bứt phá” và “đuổi bám” đối phương khi cần thiết.
Giáo viên tổ chức học sinh luyện tập chiến thuật “bán sát” theo nhóm thể lực để tạo hưng phấn thi đấu cho nhóm học sinh cùng nhóm.
Với “cự li trung bình” ở phân môn chạy bền điều rất quan trọng, người chạy phải biết thở đúng để không bị mệt, không bị loạn bước chạy, ảnh hưởng đến tốc độ chạy.
Do đó trong lúc chạy cần chú ý tập thở theo cách sau đây:
+ Hít vào phải sâu, thở ra phải hết.
+ Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.
+ Nhịp thở: phải biết cách thở cho nhịp nhàng phù hợp với bước chạy để đỡ bị mệt và tiết kiệm được sức; nhịp thở tốt nhất trong lúc chạy là cứ 2 bước chạy hít vào 2 lần bằng mũi ngắn - mạnh và 2 bước chạy tiếp theo thở ra bằng mồm cũng ngắn - mạnh, cũng có thể thở theo nhịp 3/3 tức là 3 bước chạy thực hiện 1 lần hít vào thật sâu, 3 bước chạy tiếp thở ra thật hết.
Muốn có nhịp thở tốt, phù hợp với bản thân người tập phải tư tập chạy với nhịp thở khác nhau. Nhịp thở nào tương đối phù hợp với mình trong tất cả các buổi tập và trong điều kiện khác nhau phải tập với mức thuần thục, thành phản xạ có điều kiện; không nghĩ đến thở mà vẫn thở đúng nhịp trong lúc chạy. Có vậy tập luyện mới kết quả, thành tích mới được nâng lên. Ở đây giáo viên phải thị phạm cách thở trong khi luyện tập để học sinh quan sát để làm theo hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Hít vào, thở ra” để tăng hứng thú luyện tập cho học sinh.
4. Tổ chức giờ dạy phong phú sinh động
4.1. Mục tiêu 
	Tạo hứng thú trong học tập nội dung chạy bền, khắc phục khó khăn trong luyện tập và thi đấu. Tạo niềm tin cho học sinh khi rèn luyện thể thao và yêu thích các môn thể thao.
4.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
 Trong quá trình tập luyện cần rèn cho học sinh chạy đúng kĩ thuật, xử lí các tình huống gặp phải khi chạy bền trên địa hình tự nhiên, biết phân phối sức phối hợp thở hợp lí trên toàn cự ly, biết khắc phục lực ly tâm trong chạy đường vòng và khắc phục hiện tượng cực điểm trong khi chạy, GV cần bám sát từng nhóm chạy, động viên khích lệ các em trong từng sự cố gắng của các em dù là nhỏ nhất để khích lệ ý trí vươn lên của các em.
Để nâng cao ý thức tự giác giáo viên có thể giao bài tập bổ trợ và phát triển thể lực ở nhà cho học sinh như: Nhảy dây bền, tâng cầu, chạy trên địa hình tự nhiên vào các buổi sáng sớm
Trong giờ dạy, giáo viên tích cực sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động có của nhà trường và các đồ dùng trực quan tự làm để tạo hứng thú cho học sinh và khích lệ tính tò mò làm theo của các em, đồng thời sử dụng nhiều hình thức trò chơi, thi đua trong cùng nhóm để khích lệ tinh thần vươn lên trong tập luyện của các em.
Ngoài ra còn dạy cho học sinh cách tự kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Phối hợp với bộ phận Y tế trường học kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kì cho học sinh để có cơ sở sàng lọc những học sinh có nguy cơ thiếu thể lực khi tập TDTT để có biện pháp hỗ trợ, luyện tập phù hợp như học sinh mắc bệnh tim mạch, sương khớp
Hướng dẫn cho học sinh cách đo mạch trước và sau khi vận động, nhất là trước và sau khi chạy bền.
Điều chỉnh lượng vận động cho học sinh chạy phù hơp với lứa tuổi, giới tính, để tập chạy theo cự li quy định.
Để dạy cho học sinh “cách vượt các chướng ngại vật trên đường chạy” giáo viên chủ yếu giới thiệu lý thuyết kết hợp với làm mẫu và nhắc học sinh vận dụng khi tự tập hằng ngày. Tiếp theo, tuỳ theo điều kiện thực tiễn ở sân trường hoặc địa điểm liền kề với sân trường, có kết hợp tự tạo một chướng ngại để học sinh tập luyện. Tuy nhiên tránh cầu kì, tốn kém mà hiệu quả cao hơn.
Luôn luôn giáo dục tính kiên trì, chịu khó tập luyện cho học sinh khi học chạy bền để các em vượt qua các cự li quy định.
Rèn cho học sinh thói quen tập luyện thường xuyên (tối thiểu 3 lần/tuần).
Trong quá trình tập luyện thường xuyên và liên tục. Giáo viến thấy các em đó tập luyện thuần thục chạy cự li 200, 350, 400, 450, 500, 600 và 800m.
Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của từng học sinh.
Có sự cố gắng tập luyện vươn lên để đạt được kết quả cao.
Có khen thưởng học sinh đạt kết quả cao và có phê bình học sinh nào chậm tiến bộ.
5. Giao bài tập về nhà, khuyến khích tính tự tập của học sinh
5.1. Mục tiêu
	Nâng cao ý thức tự giác luyện tập các môn thể thao vào khoảng thời gian hợp lý của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện sức bền được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nâng cao sức khỏe về thể chất cho học sinh hàng ngày. Qua đây cho học sinh thấy việc tập luyện thể dục thể thao là rất quan trọng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Mặt khác cho học sinh tự thấy rõ hiệu quả của việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chắc chắn sức khỏe của các em sẽ được duy trì tốt hơn.
5.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
+ Giáo viên có thể giao cho học các bài tập về nhà như: 
- Chạy trên địa hình tự nhiên; bài tập chạy lên dốc, xuống dốc theo bậc cầu thang ở nhà hoặc dốc đê, dốc đường làng trong các buổi sáng từ 5 giờ đến 6 giờ hoặc chiều từ 17 giờ đến 18 giờ.
- Bài tập nhảy dây bền có thể thực hiện vào các buổi sáng hoặc chiều hoặc những hôm trời mưa rét không tập trên địa hình tự nhiên được.
- Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như :chay cự li dài hay bóng đá, đi bộ thể thao, chạy cự li trung bình trên địa hình tự nhiên tại nhà.
+ Giáo viên kiểm tra việc tự tập của học sinh trong các giờ dạy thông qua các trò chơi chạy cầu thang ở trường, kiểm tra khả năng nhảy dây của cá nhân học sinh.
6. Tiến hành kiểm tra đánh giá và tổ chức thi đấu
6.1. Mục tiêu 
	Căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng và bảng đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để giáo viên tiến hành kiểm tra với mục tiêu:
-Thu thập kết quả phản hồi, kiểm nghiệm chất lượng qua các giai đoạn luyện tập của học sinh. Qua đó giúp giáo viên có những định hướng giúp đỡ học sinh luyện tập tốt hơn.
	-Giúp học sinh thấy được kết quả rèn luyện của mình để có phương pháp luyện tập phù hợp.
6.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
	Phân môn chạy bền của lớp 9 theo Chuẩn kiến thức kĩ năng được tính bằng 6 tiết và được phân phối chương trình lồng ghép vào 22 tiết học kể cả tiết kiểm tra. Như vậy theo phân phối chương trình thì cứ khoảng gần 1,5 tuần có 01 nội dung lồng ghép chạy bền ở các tiết học. Trên cơ sở đó và tình hình thực tế học sinh Trường THCS Tam Đa tôi đã thực hiện phân loại học sinh và tổ chức kiểm tra lồng ghép - “thi đấu” cứ mỗi học kì 3 lần tương đương khoảng 6 tuần 1 lần. Qua “thi đấu” tại các lớp tôi đã phân loại được các nhóm học sinh và đánh giá được mức độ phát triển thể lực về sức bền của học sinh. Từ đó lựa chọn được các học sinh có thành tích tốt để tham gia thi đấu tại các giải thi điền kinh cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Đối với những học sinh có năng lực phát triển về thể dục thể thao tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các em luyện tập, động viên khuyến khích các em cả vật chất và tinh thần giúp các em có thêm động lực, 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nhiem_the_duc_9.doc