A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của mọi sự phát triển
của xã hội và đất nước. Không có kế hoạch nào lớn lao, quan trọng và cao quí
cho bằng kế hoạch trồng người.
Điều quan trọng của giáo dục đào tạo là nhằm giúp cho từng người phát
huy hết mức khả năng của mình, với tính cách đạo đức, nhằm góp phần xây
dựng đất nước, phát triển xã hội ngày càng giàu đẹp hơn. Nhờ giáo dục, con
người được tiếp thu những tinh hoa của nhân loại cho bản thân mình, và tiếp tục
sáng tạo để trở thành con người có ích cho xã hội.
Vấn đề giáo dục thế hệ trẻ ngày nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
coi trọng. Nhân dân ta từ xưa đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nên nhiệm
vụ dạy học của nhà trường phổ thông phải là dạy “lễ ”, dạy “làm người” nhưng
lại là người có trình độ phổ thông cần thiết mà các cụ ngày xưa gọi chung là
“học văn”. Như vậy “dạy lễ” và “dạy văn” là thể thống nhất trong một con
người mà chữ “lễ” phải đặt lên trên hết, để biết đạo làm người, phát huy sử
dụng cái “văn” - mà hiện nay chính là kiến thức cơ bản của các môn học trong
nhà trường. Như vậy, bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải quán triệt để thông
qua bộ môn học mà mình đảm nhận để dạy hiểu biết về các kiến thức cơ bản về
môn mình dạy nhưng thông qua các bài giảng mà dạy “làm người” như: biết
học để làm gì, biết “học” để “hành” trong cuộc sống, phục vụ bản thân, phục vụ
gia đình, xã hội, học để biết lao động sáng tạo phục vụ đất nước sau này. Nói
gọn lại là “Tiên học lễ, hậu học văn”, thực hiện nghiêm túc sáng tạo nguyên lý
giáo dục thông qua các bộ môn học và các hoạt động của nhà trường để rèn
người, thế hệ tương lai của đất nước.
mắt sáng đẹp tựa sao trời. Qua đôi mắt ấy ta cũng phần nào thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định: kín đáo, mơ mộng và rất hồn nhiên. Một cô gái Hà Nội tuổi đời còn rất trẻ đã sẵn sàng rời xa thành phố và người mẹ thân yêu của mình để trở thành cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, làm nhiệm vụ phá bom, mở đường đầy khó khăn nguy hiểm. Giữa chiến trường khốc mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mờ nhạt, Phương Định rất yêu đời – cô thích hát, tiếng hát của cô xua đi nỗi vất vả, sợ hãi của cuộc sống ở chiến trường, tiếp thêm sức mạnh cho cô và đồng đội hoàn thành nhiệm vụ. Phương Định còn rất yêu thương đồng đội của mình: cô yêu mến, cảm phục những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ, tận tình cứu chữa chăm sóc Nho khi Nho bị thương... Không chỉ là một thiếu nữ giàu tình cảm, Phương Định còn có nhiều phẩm chất khiến ta khâm phục. Trong cảnh Phượng Định phá bom, ta thấy cô là một cô gái dũng cảm, bình tĩnh tự tin và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Mặc dù rất sợ nhưng với lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của mình cô đã đi thẳng tiến tới quả bom, bình tĩnh thực hiện từng thao tác phá bom. Quả thật Phương Định là một thanh niên xung phong tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. ( Nguyễn Diệu Linh – lớp 9A) Với trò chơi giải ô chữ, cảm nhận về nhân vật – tên ô chữ cùng với việc cho học sinh quan sát một số hình ảnh những nữ thanh niên mở đường, những chiến sỹ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ,... tôi hướng các em có những cảm nhận suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ, đồng thời từ đó hướng các em đến trách nhiệm của thế hệ mình đối với Tổ quốc hôm nay. Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 16 Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 17 Câu hỏi: Từ hình ảnh Phương Định và những người đồng đội của cô, những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn,... em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Từ đó em hãy nêu trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với quê hương đất nước. Đoạn văn: Từ những tác phẩm về đề tài người lính trong kháng chiến chống Mỹ em cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của tuổi trẻ Việt Nam thời đó và có suy nghĩ sâu Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 18 sắc về trách nhiệm của thế hệ mình đối với quê hương đất nước hôm nay. Quả thật những người lính trong tiểu đội xe không kính hay những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đều là những chàng trai cô gái trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường – nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứa nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Dấn thân vào cuộc đời người lính, họ phải trải qua vô vàn những khó khăn nguy hiểm đặc biệt là cái chết – cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Song với lòng yêu Tổ quốc và bản lĩnh kiên cường, ý chí sắt đá, họ đã dũng cảm vượt qua và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thế hệ trẻ ấy còn khiến chúng ta ngưỡng mộ bởi một tinh thần lạc quan yêu đời, một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, hồn nhiên và đáng yêu. Giữa chiến trường ác liệt những chàng trai, cô gái vẫn cất cao tiếng hát, tiếng hát át tiếng bom, át đi sự khốc liệt và át đi cả sự mất mát hi sinh. Họ luôn gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội thắm thiết...Bản thân em khi viết những dòng này cũng cảm thấy thật tự hào ngưỡng mộ và biết ơn thế hệ cha anh thủa ấy. Và đồng thời em cũng ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng em hôm nay sống làm sao cho xứng đáng với những gì lớp cha anh thủa ấy đã tạo nên. Ý thức được điều đó bản thân em luôn xây dựng cho mình một lí tưởng sống tốt đẹp, phấn đấu học tập tiếp thu tri thức nâng cao sự hiểu biết về đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật..., rèn luyện thể thao để đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ( Nguyễn Thúy Hằng- Lớp 9D) Như vậy, với trò chơi này tôi vừa củng cố, khắc sâu tổng hợp kiến thức cơ bản cho học sinh về các văn bản đã học vừa giúp hình thành ở các em những năng lực cần thiết như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ... của học sinh. *Trò chơi mở bức ảnh bí mật - Mục đích: Thu hút học sinh tham gia, tạo không khí sôi nổi cho giờ học, giúp học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức cơ bản về văn bản đã học để tìm ra câu trả lời, rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh và phát triển các năng lực cần có cho học sinh khi thi vào lớp 10. - Yêu cầu: Giáo viên phải xác định được mục đích của trò chơi (kiểm tra những kiến thức gì, về văn bản nào?...) để từ đó, giáo viên phải lựa chọn các câu hỏi thích hợp: từ dễ đến khó, các câu hỏi gắn với những kiến thức cơ bản về văn bản trong chương trình Ngữ văn 9. - Phương tiện dạy học: Bảng biểu, máy chiếu ... *Ví dụ: Khi ôn tập văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, tôi cho học sinh chơi trò chơi “Đi tìm bức thông điệp của truyện”. Giáo viên phổ biến luật chơi: chúng ta có bốn tấm ảnh, mỗi bức ảnh tương ứng với một câu hỏi. Các bạn phải trả lời đúng câu hỏi thì bức ảnh được mở ra. Bạn nào trả lời sai thì phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. Lần lượt như vậy mở hết bốn tấm ảnh, ai giải mã được bức thông điệp qua bốn bức ảnh thì sẽ là người chiến thắng. Câu 1: (Bức ảnh nhà văn Nguyễn Thành Long): Ai là tác giả truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và giới thiệu vài nét về tác giả? Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 19 Câu 2:(Bức ảnh về thiên nhiên Sapa): Nêu tên vùng đất được nói tới trong một truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Thành Long mà các bạn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Hãy đọc lại những câu văn miêu tả thiên nhiên Sapa? Câu 3: (Bức ảnh một anh thanh niên đang làm công tác đo khí tượng): Nêu tên nhân vật chính trong truyện ngắn“Lặng lẽ Sapa”? Hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật đó? Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 20 Câu 4 :( Bức ảnh một họa sĩ): Nhân vật nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” luôn có khao khát sáng tạo nghệ thuật? Nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật để trần thuật, quan sát và miêu tả có tác dụng gì? Trả lời đúng thì các bức ảnh sẽ được mở ra. Em hãy giải mã thông điệp qua bốn bức ảnh trên?” => Như vậy, với trò chơi này, giáo viên vừa củng cố, vừa khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh về văn bản, vừa giúp hình thành ở các em những năng lực cần thiết như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học,... của học sinh. */ Kết quả chung: Các trò chơi này sẽ sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản, nắm vững chủ đề văn bản, thu hút học sinh tham gia, tạo không khí sôi nổi cho giờ học, giúp học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức cơ bản về văn bản đã học để tìm ra câu trả lời, rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh và phát triển các năng lực cần có cho học sinh (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...) khi thi vào lớp 10. a.2- Dạng bài tóm tắt truyện hoặc đoạn trích: */ Mục đích: Để học sinh nắm vững cốt truyện, nắm vững các sự việc chính của tác phẩm. */ Yêu cầu và phương pháp tiến hành: - Tóm tắt ngắn gọn, nhưng phải đầy đủ sự việc chính: Sự việc mở đầu, sự việc diễn biến và sự việc kết thúc. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sapa, Sapa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 21 - Dạng bài này thường được quy định về số lượng câu. Vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh: + Đúng yêu cầu về mặt số lượng câu. + Tóm tắt những sự việc chính. + Phải chuyển đổi ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba (Nếu truyện được kể ở ngôi thứ nhất). + Tóm tắt thành đoạn văn bằng lời văn của mình. */ Hình thức tổ chức: Ở dạng bài tập này các em được làm ra phiếu học tập ghi lại những sự việc chính trong tác phẩm hoặc tham gia đóng kịch, sáng tác thơ, vẽ tranh */ Minh chứng: VD1: Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” bằng một đoạn văn khoảng 6 câu. Đoạn văn Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có: hai cô gái trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là “ngôi nhà” của họ đã lưu giữ biết bao kỷ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. ( Nguyễn Thu Hằng – Lớp 9D) VD2: Thi sáng tác thơ phỏng theo truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (mục đích: giúp học sinh biết tóm tắt truyện, ghi nhớ những chi tiết cơ bản của truyện). Trong rất nhiều truyện hiện đại Việt Nam, “Chiếc lược ngà” cho tôi nhiều suy ngẫm. Tác giả là người con của Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng – quê Chợ Mới – An Giang. Vì chiến tranh ông Sáu phải xa nhà, Xa đứa con chưa đầy một tuổi. Lúc về phép trên xuồng ông bước vội, Những bước dài tiến đến bên con. Nhưng trớ trêu đứa con thơ dại, Xoe mắt tròn vụt chạy gọi: “Má ơi !”. Qúa bất ngờ, ông Sáu rụng rời tay. Vì đường xa, ông có ba ngày phép, Luôn mong chờ được nghe một tiếng “ba”. Suốt mấy ngày ông chẳng đi xa, Chỉ muốn ở bên đứa con bé bỏng. Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 22 Thu bướng bỉnh lại hay nói trổng, Rất khổ tâm, ông không khóc thành lời. Giấu nỗi lòng nên ông chỉ cười thôi! Bữa cơm đó, ông gắp trứng cho con, Vẫn cứng đầu, Thu hất tung cái trứng. Rất giận con ông đã đánh vào mông, Con bé khóc và bỏ sang nhà ngoại, Mẹ dỗ dành đến mấy cũng không về. Sáng hôm sau ông Sáu phải ra đi, Vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Con bé nhìn vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Rồi bất chợt nó cất tiếng gọi “ba”. Như xé ruột gan những người chứng kiến. Tiếng gọi bấy lâu Thu kìm nén, Như vỡ òa trái tim của người cha. Nó ôm chặt và nói trong tiếng khó, Ba đừng đi hãy ở nhà với con! Thì ra ngoại nó đã làm sáng tỏ, Rằng ông Sáu chính là cha của nó. Vết thẹo là hậu quả của chiến tranh. Thu yêu ba – một tình yêu mãnh liệt Đến tôn thờ, quyết liệt và ngây thơ “Khi ba về nhớ mua lược cho con!” Ở căn cứ niềm thương con khắc khoải. Rất vui mừng nhặt được khúc ngà voi, Ông Sáu tỉ mỉ như người thợ bạc. Cưa từng răng cây lược nhỏ yêu thương, Khắc lên đó cả tình yêu bất tử. Rằng: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Chiếc lược của tình cha con sâu nặng. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. (Nguyễn Khánh Vân - lớp 9A) Qua hệ thống bài tập này các em học sinh sẽ phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Đặc biệt giờ học của các em rất sôi nổi. a.3. Dạng bài trình bày về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: */ Mục đích: Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản để từ đó nắm vững hơn về nội dung văn bản. */ Yêu cầu và phương pháp tiến hành: - Trình bày được những nét nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả. - Về hoàn cảnh sáng tác: nhớ rõ năm sáng tác gắn với tiến trình lịch sử hoặc những mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả. - Trình bày thành một đoạn văn ngắn. Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 23 - Trình bày về tác giả đề có thể hỏi nhiều cách khác nhau như: nêu những nét chính về tác giả hoặc giới thiệu về tác giả bằng một đoạn văn ngắn, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu để xác định: + Trình bày về tác giả nào. + Hình thức trình bày: là đoạn văn hay không (nếu yêu cầu trình bày thành một đoạn văn thì học sinh phải viết thành đoạn văn có sự liên kết. Nếu không yêu cầu viết đoạn văn thì có thể gạch đầu dòng). Lưu ý khi trình bày về tác giả và hoàn cảnh sáng tác theo những ý chính sau: + Tên thật. + Năm sinh – năm mất (nếu đã mất). + Quê quán. + Cuộc đời (đối với những tác giả lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu). + Sự nghiệp sáng tác. + Tác phẩm chính. - Trình bày về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tôi yêu cầu học sinh trình bày theo những ý sau: + Thời gian sáng tác. + Hoàn cảnh sáng tác- có gắn bó với hoàn cảnh đặc biệt nào không (Hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời tác giả...). */ Hình thức tổ chức: Ở dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, hoặc cho các em tham gia chơi trò ghép ô chữ, xem video clip, phim tư liệu về các tác giả, về các thời kì lịch sử,... */ Minh chứng: VD1: Trình bày về tác giả Nguyễn Thành Long bằng một đoạn văn ngắn (3-5 câu). Đoạn văn Nguyễn Thành Long sinh năm 1925, mất năm 1991, quê ở huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của Nguyễn Thành Long thường mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo giàu chất thơ. Tập truyện chính “Giữa trong xanh”. (Nguyễn Thị Hoa - lớp 9C) VD2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? Đoạn văn Bài thơ được viết vào tháng 11/ 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo. Bài thơ càng thể hiện niềm mến yêu cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện chân thành của tác giả được cống hiến những gì đẹp nhất cho cuộc đời, cho cách mạng. Điều đó đã khiến người đọc vô cùng xúc động. ( Nguyễn Văn Quang – lớp 9D) Để giúp học sinh dễ học, dễ nhớ và có hệ thống, tôi đã cung cấp kiến thức về tác giả và hoàn cảnh ra đời của từng văn bản Ngữ văn 9 cho học sinh theo từng giai đoạn lịch sử và yêu cầu các em nhớ văn bản theo giai đoạn lịch sử: Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 24 + Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). + Kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975). + Sau hòa bình (1975 đến nay). Như vậy ở dạng bài tập này học sinh phát huy được năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong viết văn, năng lực viết văn... a.4. Dạng bài chép thuộc lòng thơ: */ Mục đích: Học sinh học thuộc lòng văn bản, để từ đó mới đến khâu cảm thụ, phân tích nội dung văn bản. */ Yêu cầu: Chép chính xác về câu chữ, dấu câu, chính tả,... */ Phương pháp tiến hành: Có thể yêu cầu chép cả bài hoặc một đoạn thơ: + Viết đúng chính tả, đúng thể loại thơ. + Chú ý tách khổ thơ và những dấu câu đặc biệt. + Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài (không chép thừa hoặc thiếu). + Chú ý một số bài đặc biệt (ví dụ bài “Ánh trăng, chỉ chữ cái đầu dòng của mỗi khổ thơ mới được viết hoa). Như vậy học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc với từng tác phẩm. */ Hình thức tổ chức: Học sinh giữa các tổ tham gia thi ngâm thơ, hát, các trò chơi như: trò chơi ô chữ, chiếc nón kì diệu, sửa lỗi sai ở văn bản (mà học sinh chép sai), đọc thuộc lòng bài thơ, */ Minh chứng: VD1: Cách viết bài thơ “Ánh trăng” có gì đặc biệt? Hãy chép chính xác văn bản và nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả? ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vâng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buuy-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 25 có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Cách trình bày bài thơ có điểm đặc biệt, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ, các dòng tiếp theo viết thường, cả bài thơ chỉ có một dấu chấm cuối bài. Cách trình bày này tạo sự liên kết liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ và cả bài thơ, đồng thời là dòng chảy miên man của ký ức từ quá khứ đến hiện tại rồi suy ngẫm. VD2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện niềm thiết tha yêu mến cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Xúc động trước tình cảm, lẽ sống đẹp đó của nhà thơ, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ – bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. (học sinh thể hiện ca khúc). Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 26 Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 27 Ở dạng bài tập này học sinh phát huy được năng lực tự học, năng lực sử dụng Tiếng Việt chính xác, ghi nhớ từ ngữ, những chi tiết thơ, hình ảnh thơ đặc sắc đồng thời qua việc thể hiện bài hát khiến các em càng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa văn bản, yêu văn học nghệ thuật. a.5. Dạng bài tập giải thích nhan đề tác phẩm */ Mục đích: Học sinh nắm vững ý nghĩa văn bản, để từ đó hiểu sâu sắc nội dung, chủ đề văn bản. */ Yêu cầu: Học sinh phải giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa khái quát hoặc ẩn dụ của văn bản). + Chỉ giải thích tên văn bản sau khi học sinh đã nắm chắc nội dung, ý nghĩa văn bản. Phát huy năng lực cho học sinh trong giờ ôn tập văn bản Ngữ văn lớp 9 28 + Trình bày thành đoạn văn ngắn. */ Phương pháp tiến hành: Sau khi phân tích văn bản, tôi hướng dẫn các em dùng kiến thức giải nghĩa từ để hiểu ý nghĩa của nhan đề sau đó vận dụng kiến thức văn bản (nội dung – ý nghĩa để hiểu ý tác giả sử dụng) để giải thích tên văn bản. */ Hình thức tổ chức: Học sinh thảo luận nhóm trình bày ra bảng phụ, phiếu học tập, tham gia trò chơi tiếp sức... */ Minh chứng: VD1: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” + Tiểu đội xe không kính: cho thấy đây là đối tượng được nhà thơ nói tới trong văn bản, nhan đề tác phẩm làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính. + Từ “Bài thơ” tưởng như thừa, nó thể hiện chất thơ toát ra từ hiện thực của cuộc chiến. Đó là phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn. Tất cả những nhan đề tác phẩm cần giải nghĩa khi học xong văn bản, học sinh phải trả lời được câu hỏi: - Vì sao tác giả đặt tên văn bản là như vậy? Từ đó học sinh củng cố lại kiến thức. VD2: Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? Ghi lại dẫn chứng ở một số bài thơ đã học (nêu rõ tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình. Học sinh xác định được: + Trật tự sắp xếp các từ trong nhan đề. + Dụng ý của cách sắp xếp đó trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn. + Ghi lại một câu thơ đã học có cách sắp xếp như vậy (nêu rõ tác phẩm, tác giả). “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy người” (Qua đèo Ngang – bà Huyện Thanh Quan) “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Với dạng bài tập này học sinh cũng đã phát huy được năng lực hợp tác, sáng tạo, năng lực sử dụng tiếng Việt chính xác, liên hệ mở rộng kiến thức, sự hiểu biết về tác phẩm... b. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành với các dạng bài tập cơ bản khi cảm thụ tác phẩm văn học */ Mục đích: Củng cố khắc sâu kiến thức kỹ năng làm bài tập phát huy các năng lực cần thiết cho họ
Tài liệu đính kèm: