Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm dạy luyện viết chữ đẹp cho hoc sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm dạy luyện viết chữ đẹp cho hoc sinh Tiểu học

Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu tự làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: chữ mẫu phần từ ứng dụng để học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viết cho liền mạch và giúp cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn.

Loại đồ dùng tự làm cũng rất tiện lợi cho các loại bảng con có đính nam châm ở sau để viết trực tiếp lên bảng cho học sinh lên viết để học sinh ngồi dưới dễ dàng nhận xét.

* Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu):

Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ:

- Cấu tạo gồm những nét nào?

- Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô?

- Cách làm đồ dùng:

 + Giấy bìa cứng khổ A4 (1 tờ).

 + Các tờ nhựa trong khổ A4 (số lượng tuỳ thuộc vào số nét chữ trong con chữ).

 + Giấy đề can màu đỏ để cắt từng nét chữ rồi dàn lên từng tờ nhựa trong.

 + Một đến hai gáy xoắn bằng nhựa mềm để đóng các tờ nhựa trong lại.

 + Màu dạ để kẻ ô vuông lên tờ bìa cứng.

- Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ thường:

+ Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng.

+ Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn rõ. Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các con cần viết mấy nét và đó là những nét nào?”

 

doc 21 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 1626Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm dạy luyện viết chữ đẹp cho hoc sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt là rèn chữ viết cho con em còn nhiều hạn chế và chưa thực sự chú trọng.
Vở Tập viết của học sinh chất lượng giấy chưa cao, giấy mỏng nên rất dễ bị nhoè, bảng, đồ dùng dạy tập viết chưa đảm bảo yêu cầu.
Trình độ học sinh không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm các cháu học tập, đặc biệt là trong môn Tập viết.
2.3. Kết quả điều tra thực trạng:
Khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học hiện nay: Về cơ bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên, vẫn còn có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo mà việc dạy Tập viết của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau:
- Soạn giáo án Tập viết: 
- Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp. 
Nhận thức của người người dạy về vai trò của môn Tập viết chưa sâu sắc. Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu... Vì thế, chưa tạo được sự hứng thú khi dạy và học phân môn này. Ở trong trường, khi kiểm tra giáo án Tập viết của giáo viên thì thấy vẫn còn một số giáo viên chưa hướng dẫn học sinh cách viết bài bản và tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu, chưa kết hợp nhần nhuyễn việc dạy viết chữ với việc dạy nghĩa của từ, chưa hướng dẫn học sinh cách trình bày theo từng loại văn bản (thơ, văn xuôi...). 
Kết quả điều tra khảo sát như sau:
Lớp
Tổng số
Loại A
Loại B
Loại C
T/S
%
T/S
%
T/S
%
2D
31
3
9,6%
21
67,8%
7
22,6%
Lớp đội tuyển
10
4
40%
6
60%
0
0
3. Tổ chức thực hiện các giải pháp.
3.1. Mục đích và yêu cầu của thực nghiệm khoa học: 
Dạy tập viết cho học sinh lớp 2 là dạy cho các em nắm được khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ, tốc độ, tên gọi các nét cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, và liên kết các chữ cái khi viết.Từ đó hình thành ở các em nhiều biểu tượng về hình dáng, độ cao và sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. Ngoài ra học sinh còn rèn thao tác viêt chữ từ đơn giản đến phức tạp, xác định được khoảng cánh để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp .
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học.
* Giải pháp 1: Đối với bản thân.
+ Tôi luôn ý thức được rằng chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và noi theo. Vì vậy chữ viêt của tôi luôn rõ ràng, đúng mẫu và tương đối đẹp, lời phê điểm số trong vở học sinh chuẩn mực, sạch sẽ.
Tôi thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu tham khảo như: Hướng dẫn dạy viết chữ đẹp, vở luyện viết chữ đẹp, mẫu chữ trường Tiểu học...
Ngoài ra tôi còn tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
Tôi chú trọng rèn chữ viết cho học sinh trong tất cả các giờ học.
Tôi thường xuyên động viên,tuyên dương những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
*Giải pháp 2: Đối với việc giữ vở sạch:
+ Ngay từ đầu năm tôi đã giáo dục để các em hiểu tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của việc giữ vở sạch.Tôi còn cho các em xem vở sạch, chữ đẹp đã đạt giải ở triển lãm chữ đẹp những năm trước rồi động viên các em để các em hăng say rèn luyện để có được những bộ vở sạch, chữ đẹp như các anh,các chị và các bạn .
*Giải pháp 3: Những điều kiện về cơ sở vật chất.
+ Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh: 
Đây là những yêu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay Trường Tiểu học Hợp Thanh B đã được xây dựng khang trang các phòng học đã đảm bảo ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, bảng có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 2.
+ Đồ dùng học tập của học sinh: 
Những đồ dùng được sử dụng trong quá trình giảng dạy
- Việc chọn bút, mực, vở, bảng và phấn viết là vấn đề được tôi lưu tâm đến nhất.Tôi hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua những quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực như những loại vở của Hồng Hà, Hải Tiến. Mặt khác được sự ủng hộ từ phía nhà trường đã tác động rất lớn tới các bậc phụ huynh, phần đa các em đã chọn đúng vở, mua đúng đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tập viết. Mỗi học sinh đều có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu. 
Thực tế dạy Tập viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 2 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp mua cùng một loại để tránh tình trạng bảng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết. 
* Giải pháp 4: Nguyên tắc dạy tập viết .
+ Ngyên tắc đảm bảo sự phối hợp thống nhất các bộ phận trong cơ thể tham gia chữ viết.
Khi viết cùng một lúc, nhiều bộ phận của cơ thể hoạt động. Tư thế ngồi có quan hệ đến cột sống, đến thắt lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến bàn tay, ngón tay, cổ tay. Hình dáng chữ viết có quan hệ đến mắt, miệng. Vì vậy khi dạy tập viết cho học sinh, chúng ta cần nhắc nhở cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi và hoạt động viết của các em cho đúng.
+ Nguyên tắc coi trọng dạy tập viết là dạy hình thành một kỹ năng. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì, lặp đi, lặp lại các thao tác đó. Khi rèn luyện kỹ năng viết chữ học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm, quy trình viết từng chữ cái và từng nhóm chữ cái. Sự luyện tập phải liên tục, nhiều lần, lặp đi lặp lại để khắc sâu vào trí nhớ học sinh.
* Giải pháp5: Vận dụng một số phương pháp dạy tập viết.
+ Nhóm phương pháp dùng lời gây hứng thú cho học sinh.
Khi các em thích chữ đẹp thì các em sẽ say mê, khi đó giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết, đồng thời động viên các em nếu cố gắng kiên trì rèn luyện thì các em cũng sẽ viết được như vậy, 
+ Nhóm phương pháp luyện tập thưc hành.
Đây là một phương pháp cực kỳ quan trọng. Tập viết chữ có tính chât thực hành, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn học khác.
+ Nhóm phương pháp trực quan .
- Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết: 
- Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay: 
Trong khi dạy luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. 
Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên lớp. Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ. 
Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên. 
* Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết: 
Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu tự làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: chữ mẫu phần từ ứng dụng để học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viết cho liền mạch và giúp cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn. 
Loại đồ dùng tự làm cũng rất tiện lợi cho các loại bảng con có đính nam châm ở sau để viết trực tiếp lên bảng cho học sinh lên viết để học sinh ngồi dưới dễ dàng nhận xét. 
* Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu): 
Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ: 
- Cấu tạo gồm những nét nào? 
- Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô? 
- Cách làm đồ dùng: 
 + Giấy bìa cứng khổ A4 (1 tờ). 
 + Các tờ nhựa trong khổ A4 (số lượng tuỳ thuộc vào số nét chữ trong con chữ). 
 + Giấy đề can màu đỏ để cắt từng nét chữ rồi dàn lên từng tờ nhựa trong. 
 + Một đến hai gáy xoắn bằng nhựa mềm để đóng các tờ nhựa trong lại. 
 + Màu dạ để kẻ ô vuông lên tờ bìa cứng. 
- Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ thường: 
+ Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng. 
+ Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn rõ. Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các con cần viết mấy nét và đó là những nét nào?” 
- Tác dụng của đồ dùng: 
+ Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn. 
+ Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ cần viết. 
+ Giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một con chữ hoàn chỉnh. 
Ví dụ: Trong bài Tập viết “Chữ hoa A” giáo viên dùng que chỉ và đưa ra hệ thống câu hỏi: 
+ (?) Các con nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ A hoa) 
+ (?) Chữ A hoa được cấu tạo bởi mấy nét? (gồm 3 nét) 
+ (?) Cho cô biết nét thứ nhất của chữ A hoa là nét gì? (nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) và hơi lượn ở phía trên và nghiêng về phía bên phải). 
+ (?) Nét thứ 2 là nét gì? (giáo viên lật trang thứ ba ra và yêu cầu học sinh nêu: nét 3 là nét lượn ngang) 
+ Giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Chữ A hoa gồm mấy nét chữ ghép lại?”
+ Đồ dùng viết hoàn chỉnh một chữ cái bằng cách di chuyển nam châm (dùng để hướng dẫn các nét tạo thành con chữ): 
- Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh điều chỉnh 1 chữ cái đúng yêu cầu từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc. 
- Cách làm đồ dùng: 
+ Một tờ bìa cứng khổ A4 có in mẫu chữ hoa hoặc thường theo đúng quy định. 
+ Hai viên nam châm tròn, một viên có dán giấy màu đỏ ở trên, một viên để nguyên. 
- Cách sử dụng đồ dùng: 
Giáo viên dùng thao tác viết ở phía sau tờ bìa bằng cách di chuyển viên nam châm không có giấy màu đỏ. Di chuyển viên nam châm đúng theo quy trình viết một con chữ từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút để viên nam châm có dán giấy màu đỏ phía trước đúng khi giáo viên viết một con chữ cái. 
Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ A hoa” 
Giáo viên giảng: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3, viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên trái và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ ngang 2, (vừa nói, giáo viên vừa di chuyển viên nam châm ở phía sau tờ bìa). 
 (?) Đến đây, cô đã viết xong chữ A chưa? 
Giáo viên giảng tiếp: Cô lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường kẻ ngang thứ 3 một chút), viết nét lượn ngang mềm mại chia đôi con chữ.
- Tác dụng của đồ dùng: 
+ Giúp học sinh biết cách viết liền nét từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút mà không nhấc bút. 
+ Giúp học sinh hình dung rõ quy trình viết hoàn chỉnh một con chữ mà không hề bị tay hay người của giáo viên trong quá trình viết che khuất. 
+ Đồ dùng sinh động với sự di chuyển chấm đỏ trên chữ mẫu rất thu hút sự chú ý của học sinh. 
Ngoài các đồ dùng dạy học truyền thống nêu trên, tôi còn sử dụng đồ dùng dạy học bằng phần mềm dạy tập viết hoặc các đĩa dạy tập viết (dạy học bằng phương pháp sử dụng công nghệ thông tin) đây là phương pháp dạy học hiện đại và đem lại hiệu quả cao .
+ Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu, đĩa dạy Tập viết các lớp.
+Tác dụng của đồ dùng:
Học sinh quan sát và nhận biết được cách viết, điểm bắt đầu và kết thúc của một chữ rất rõ ràng nhờ vào sự chuyển động của từng bài học được thiết kế trong đĩa.
Học Tập viết bằng các đĩa có sẵn nội dung bài giảng và có cả âm thanh thuyết minh cho cách viết của từng chữ sẽ kích thích sự tập chung chú ý của học sinh, học sinh rất thích thú trong khi học và khắc sâu bài học.
+ Cách sử dụng đĩa tập viết trong bài giảng:
Cho đĩa vào máy tính.
Chọn bài dạy .
Hướng dẫn cách viết (trong quá trình hướng dẫn có chỗ nào cần lưu ý có thể cho dừng lại để khắc sâu)
Dạy học bằng công nghệ thông tin
* Giải pháp 6: Tư thế ngồi và cách cầm bút: 
Để giúp các em viết được những nét chữ, đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: “Con phải ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm, cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở bàn tay trái tì vào vở giữ vở không bị xê dịch khi viết ,cánh tay phải cũng đặt trên mặt bàn”. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi vị ảnh hưởng... Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế. 
Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kỹ càng: “Khi viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải, Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa”. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi bút thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. 
Trong khi viết bài cách đặt vở đã góp phần không nhỏ cho một bài viết thành công .Tôi hướng dẫn các em phải đặt vở nghiêng so với mép bàn một góc 30 độ (nghiêng về bên phải). Sở dĩ phải viêt như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải .
Trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh,tôi đặt kế hoạch rèn chữ cụ thể ở bốn thời điểm: trong giờ tập viết trong giờ chính tả,trong các giờ học còn lại, ở nhà . 
Tất cả những yếu tố trên tưởng chừng như không quan trọng đó nhưng thực chất dã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
* Giải pháp 7: Rèn kỹ năng viết cho học sinh. 
Trong giờ tập viết :
Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở Tập viết. Việc này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy viết chữ. Cụ thế :
+ Bảng con và vở tập viết (vở in và vở ô li )
Có những chữ cái cao hơn một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới (nếu ở cùng dòng viết có hai đường kẻ ): a, o, c... 
Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang trên, đường kẻ ngang giữa và đường kẻ ngang dưới: b, g, h... 
Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được một số quy ước về cách gọi. 
- Đường kẻ ngang năm 5 
- Đường kẻ ngang bốn 4 
- Đường kẻ ngang ba 3 
- Đường kẻ ngang hai 2 
- Đường kẻ ngang một 1
+ Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản: 
- Nét cong trái, cong phải.
- Nét xiên trái, xiên phải.
- Nét hất . 
Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút. Chẳng hạn với nét khuyến xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết. 
Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược).
+ Các kỹ thuật viết cơ bản :
Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái .
Viết liền mạch (viết nối nét):là điểm thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp theo.
Kỹ thuật lia bút : là thao tác đưa ngòi bút trên không.
Kỹ thuật rê bút: đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, ë đây xảy ra hai trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi phấn, bút) “chạy nhẹ’’ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Tôi hướng dẫn kỹ học sinh cách điều tiết điểm của chữ đứng trước sao cho hợp lý. 
Ví dụ: chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút. 
- Ngoài ra giáo viên phải lưu tâm nhắc nhở học sinh viết khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ trong tưởng tượng. Viết sát quá hoặc xa quá đều không được. 
- Tầm quan trọng của viết dấu thanh: 
Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Trong thưc tế tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết cao quá. Tôi luôn nhắc học sinh viết dấu thanh vào giữa dòng kẻ thứ hai và dòng kẻ thứ ba. Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét .
Với học sinh Tiều học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo.
Việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh .Tôi thường tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các giờ Tập viết :
+ Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa. 
+ Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.
+ Tổ chức một số trò chơi để tánh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: thi viết chữ đẹp, thi viết nhanh... 
+ Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. 
- Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. Từ việc làm này cùng với sự chỉ bảo của tôi ở trên lớp mà những em viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi và đội tuyển của nhà trường hiện nay cũng tiến bộ nhiều
* Trong giờ chính tả:
Đây là giờ học rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe đọc để viết chuẩn xác theo luật chính tả ,ngoài ra đây còn là giờ học để rèn luyện cho hoc sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Học sinh nắm chắc luật chính tả để phân biệt được những phụ âm dễ lẫn nh: tr/ch, s/x, d/r/gi, n/l...
- Đối với chính tả( Tập chép ), tôi chú trọng rèn cho các em cách nhẩm chép, cách phân biệt các phụ âm dễ nhầm để viết cho chuẩn xác thông qua việc phát âm, ghép tiếng tạo từ ( Dựa vào nghĩa chuẩn của từ ghép để phân biệt , dựa vào quy luật chung).
- Trong cả tiết tập viết, tiết chính tả tôi đều rất chú ý tới việc đánh giá bài viết của học sinh để đảm bảo 2 yếu tố: vừa nghiêm khắc, vừa thể hiện sự động viên khích lệ kịp thời. Nhờ đó sẽ đánh giá được thực chất bài viết của học sinh và động viên các em cố gắng phấn đấu hơn.
* Trong các giờ còn lại:
Trong các giờ còn lại tôi rất chú trọng đến tiết tập đọc (tiết 1) và tập đọc (tiết 2). Trong 2 loại tiết học này tôi luyện kỹ cho các em cách đọc và nếu các em biết phát âm chuẩn xác thì các em sẽ đọc đúng, đọc nhanh. Nếu học sinh đã đọc đúng, đọc nhanh thì việc viết ch

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung kinh nghiem day luyen viet chu dep cho hoc sinh Tieu hoc_12866102.doc