Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo

Phân tích làm rõ kỹ thuật và có sự so sánh giữa các kỹ thuật nhảy xa khác nhau cho các em phân biệt, thông qua thị phạm các kỹ thuật nhảy xa ( ngồi, cắt kéo, ưỡn thân ), cho các em xem tranh ảnh các giai đoạn của các kỹ thuật và phân tích sâu vào kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, cho biết nhiệm vụ, cách thực hiện của từng giai đoạn là gì:

- Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy

 Tính từ lúc bắt đầu chạy đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy

a.Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm.

 

docx 24 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2889Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ. Bác xác định đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập. Tuân theo di chúc của Bác: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết, nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt có kiến thức toàn diện, có sức khoẻ và đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì càng phải coi trọng nội dung học thể dục.
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hoá xã hội và trong cả lĩnh vực kinh tế. Thông qua hoạt động giáo dục thể chất còn có một chức năng lớn, đó là cầu nối giữa các lớp cũng như các trường học lại gần nhau. Hơn thế nữa là giúp cho các học sinh có dịp giao lưu học tập lẫn nhau. là tinh thần của mỗi cá nhân và có tính tập thể cao nên cần có sự hợp tác cao, phải biết phát huy thế mạnh cá nhân, khắc phục điểm yếu của tập thể. 
Vì vậy để đạt được hiệu quả trong quá trình học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa “ưỡn thân” nói riêng đặc biệt là với học sinh nữ thì việc rất cần là phải có những biện pháp đặc thù riêng biệt nhằm phát huy khả năng của học sinh nữ. Đây cũng là trách nhiệm của bản thân với vai trò là giáo viên phụ trách chuyên môn thể dục nhằm góp phần nhỏ vào sự phát triển thể chất tự nhiên, hài hòa thông qua môn học cho các em.
2.1.2- Cơ sở thực tiễn
 * Thuận lợi:
- Được sự quan tâm kịp thời, đúng lúc của lãnh đạo nhà trường nên bộ môn giáo dục thể chất có điều kiện phát triển rất tốt trong nhà trường đặc biệt về cơ sở vật chất (làm hố nhảy mới, cải tạo nâng cấp hố nhảy đã có, mở rộng làm mới sân học thể dục).
- Sự hợp tác tích cực nhiệt tình của học sinh và giáo viên trong tổ chuyên môn để phát triển nội dung học.
- Bản thân là người yêu thích môn học và trong quá trình giảng dạy luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của học sinh qua bài dạy của mình
* Khó khăn:
- Là nội dung học khó, đòi hỏi người học phải nổ lực nhiều đặc biệt là học sinh nữ do nhiều yếu tố cả chủ và khách quan ( tâm, sinh lý lứa tuổi....) 
- Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về bộ môn, thậm chí còn tỏ thái độ xem thường vì cho rằng nó không ảnh hưởng tới các kì thi quan trọng của các em.
- Không có mục tiêu phấn đấu trong quá trình học tập.
- Trình độ thể lực không đáp ứng được yêu cầu bài tập.
- Thời lượng của môn học khá hạn hẹp chỉ 6 tiết ( ở khối lớp 11), 8 tiết học ( ở khối lớp 12) và kiểm tra 
- Riêng ở tuổi này do giới tính mà tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt. Tính nhạy bén, độ chín chắn trong các nhận thức ở nữ cao hơn. Song nữ cũng dễ tự ti và tự ái hơn nam ... những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giảng dạy, huấn luyện TDTT đối với nữ. 
2.1.3- Hình thành giải pháp
Với phương pháp dạy trước đây, thường giáo viên cho học sinh nữ và nam thường tập chung một nội dung, hay có chia nhóm thực hiện thì cũng chỉ chia ra hai nhóm cả nam và nữ. 
Chưa chú trọng tập trung nội dung học nhảy xa “ưỡn thân” này khi dạy với đối tượng là học sinh nữ, chưa chú ý phân tích trong từng giai đoạn của kỹ thuật rõ ràng để các em dễ nắm bắt hơn,
Tâm lý xử lý bài dạy cho xong theo truyền thống: thị phạm, phân tích bài tập, đặt ra yêu cầu và cho học sinh tập luyện, mà thường bỏ qua đối tượng học tập có sự khác biệt.
Nên tỉ lệ học sinh nữ sau khi học tập, kiểm tra đánh giá thường đạt yêu cầu thường rất thấp.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA NHẢY XA “ƯỠN THÂN” Ở CÁC LỚP THỰC DẠY QUA CÁC NĂM.
NH: 2010- 2011
STT
LỚP
SỈ SỐ
NỮ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
1
11A5
32
14
2
12
2
11A7
33
17
3
14
3
12A6
30
16
1
15
4
12A8
31
18
2
16
NH: 2011- 2012
STT
LỚP
SỈ SỐ
NỮ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
1
11A1
29
17
3
14
2
11A4
26
13
0
13
3
12A4
27
15
2
13
4
12A7
27
15
3
12
5
12A9
30
14
3
11
NH: 2013- 2014
STT
LỚP
SỈ SỐ
NỮ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
1
11A2
32
28
4
24
2
11A5
31
22
3
19
3
12A6
31
14
4
10
4
12A7
30
14
3
11
5
12A8
29
14
2
12
Từ những thống kê, cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã tiến hành tìm hiểu khắc phục khó khăn trong công tác cụ thể như sau:
- Tìm hiểu thông qua vấn đáp trực tiếp ở lớp thực dạy năm học 2014- 2015: 
Những lý do các bạn nữ chưa nhiệt tình tập trung khi tập nhảy xa “ưỡn thân” ?
STT
LỚP
SỈ SỐ
NỮ
TRẢ LỜI
Ngại do tập cùng các bạn nam
Bệnh, mệt
Kỹ thuật phức tạp, khó thực hiện
lý do khác
1
11a6
32
16
8
1
6
1
2
11a7
27
14
9
5
3
12a2
31
22
10
2
8
2
4
12a11
29
17
10
7
5
12a13
29
14
8
1
5
- Qua kết quả thu được ở trên, tôi tiếp tục tiềm hiểu thông qua “phiếu thăm dò học tập” phát cho các học sinh nữ khối 11 và 12 trong trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2014- 2015:
PHIẾU THĂM DÒ HỌC TẬP
Câu hỏi: em hãy cho biết những lý do ảnh hưởng tới quá trình học nhảy xa “ ưỡn thân”?
Trả lời
1- Ngại khi tập chung với các bạn nam 	
2- Kỹ thuật phức tạp, khó thực hiện 
3- Do bệnh, mệt 
4- Lý do khác 
Kết quả: thu về 247 phiếu có trả lời như sau
STT
TRẢ LỜI
SỐ LƯỢNG
%
1
Ngại khi tập với các bạn nam 
237
95,95
2
Kỹ thuật phức tạp, khó thực hiện 
212
85,83
3
Do bệnh, mệt 
25
10,12
4
Lý do khác 
21
8,5
Từ những cơ sở nêu trên, kết hợp dự giờ ở các lớp và thảo luận chuyên môn trong tổ bộ môn, thì giải pháp cần chú ý nhất tôi muốn thực để nâng cao chất lượng khi dạy nhảy cao “ưỡn thân” cho học sinh nữ, mà giáo viên cần khắc phục là:
- Yếu tố tâm lý của học sinh nữ.
- Phương pháp truyền đạt kiến thức, kỹ thuật.
2.2- Nội dung giải pháp
2.2.1 Khắc phục yếu tố tâm lý.
Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh nữ ở lứa tuổi này là sự thay đổi cả về thể chât, tâm lý, lứa tuổi các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống. Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức, ... một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản làm cho các em có những thái độ như không hợp tác trong học tập, hành vi bất thường, tiêu cực.
- Giải tỏa tâm lý “ e ngại” khi tập chung với các bạn nam bằng cách phân nhóm tách nam, nữ riêng để học tập. Dù nêu ra ở đây thì rất đơn giản nhưng nêu không quan sát để ý thì việc này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tập luyện của các em nữ . Khi tập luyện chung vì độ tuổi đang phát triển mạnh nên những học sinh nam thường rất “tò mò”, “ dòm ngó”, “ chỉ, trỏ”, “bàn tán”...thậm chí có những hành động khiếm nhã khi các em nữ thực hiện bài tập như: chạy đà, giậm nhảy
Ví dụ: quan sát ngực của các bạn nữ, bàn tán về màu sắc “nội y” của các bạn nữ, chê bạn này mập, bạn kia ốm....
- Phải kích thích tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em khi giành được thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó ... thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào giáo viên giảng dạy. Và cũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện. Và tôi đã đưa ra những biện pháp động viên khích lệ các em thích hợp ở từng giai đoạn cụ thể:
+ Ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy tôi cho kẻ những vạch ngang trên hố nhảy mà tôi hay gọi vui là những “ level ” ( trình độ, đẳng cấp) tăng dần những cũng không quá giới hạn các em có thể thực hiện và khuyên khích các càng đạt “ level” cao càng tốt với biện pháp này các em tỏ ra rất tự giác và nổ lực tập luyện chạy đà và giậm nhảy
+ Còn ở giai đoạn khó nhất và cũng là giai đoạn quyết định đến kỹ thuật nhảy đó là giai đoạn “ trên không ”. Để thực hiện được kỹ thuật ưỡn thân ở giai đoạn này đòi hỏi các em phải hết sức nổ lực khi chạy đà và giậm nhảy, ngoài việc động viên khích lệ tinh thần tôi còn đặt ra mục tiêu để các em cố gắng đạt được bằng cách: cho treo chiếc khăn vải trên hố nhảy với độ cao phù hợp với việc bật nhảy và với tay có thể chạm tay vào khăn, để các em thực hiện ở giai đoạn sau giậm nhảy bước bộ trên không chạm được tay vào khăn các em rất thích thú và cố gắng thực hiện rất tự giác. Qua động tác này các em rất dễ hình thành được tư thế tạo cơ thể hình “cánh cung” sau giậm nhảy và bước bộ và như vậy các em cũng rất dể thực hiện kỹ thuật ưỡn thân sau vài tiết học
+ Có những phần quà nhỏ (kẹo, bánh...) để khích lệ, động viên tinh thần những học sinh cố gắng trong quá trình tập luyện.
2.2.2- Khắc phục yếu tố kỹ thuật, kiến thức
Phân tích làm rõ kỹ thuật và có sự so sánh giữa các kỹ thuật nhảy xa khác nhau cho các em phân biệt, thông qua thị phạm các kỹ thuật nhảy xa ( ngồi, cắt kéo, ưỡn thân ), cho các em xem tranh ảnh các giai đoạn của các kỹ thuật và phân tích sâu vào kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, cho biết nhiệm vụ, cách thực hiện của từng giai đoạn là gì:
- Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy 
	Tính từ lúc bắt đầu chạy đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy
a.Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm.
b.Xác định đà, cách đo đà : 
- Cách đo đà: Có 2 cách :	
	+ Một bước chạy đà bằng 6 bàn chân
	+ Một bước chạy đà bằng 02 bước đi thường
Người chạy đứng trên ván giậm và tiến hành đo, bằng cách đi theo một trong hai cách trên từ ván giậm đến vạch xuất phát.
- Xác định đà: 
	+ Nếu chạy đà, số bước chẵn (12 -14 - 16...) bước thì chân giậm nhảy đặt sát ngay sau vạch xuất phát.( đặt trước)
	+ Nếu chạy đà, số bước lẻ (13 -15 - 17...) bước thì chân lăng đặt sát ngay sau vạch xuất phát ( hay chân giậm nhảy đứng phía sau)
c. Nhịp điệu chạy đà:
Có hai cách để tăng tốc độ là:
- Cách thứ nhất: Tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước cuối ( phù hợp với người mới tập ).
- Cách thứ hai: Chạy đà và đạt tốc độ cao ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và lại cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly, phù hợp cho những người có trình độ tập luyện cao, tần số bước chạy nhanh, động tác thoải mái, tầm vóc người cao lớn.
Nhiệm vụ của chạy đà : Tạo lực nằm ngang	
d. Kỹ thuật chạy đà 
Cơ bản giống như kỹ thuật chạy giữa quãng của cự ly ngắn, nhưng để chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy nên các bước chạy trong nhảy xa có đàn tính cao hơn, trọng tâm thân thể nhấp nhô hơn, góc độ đạp sau lớn hơn, thời gian chân chạm đất lâu hơn thân người càng về gần ván giậm càng thẳng đứng, nhằm để kéo dài bước chạy ở 4 bước cuối cùng chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy ( hình vẽ ).
e) Chuẩn bị giậm nhảy :
Được biểu hiện ở 4 bước nhảy cuối cùng bằng cách thân trên thẳng đứng trọng tâm cơ thể hạ thấp để tăng độ dài bước và bước chạy tạo bởi chân giậm ngắn hơn bước chạy của chân lăng ở thời kì chống tựa từ 15 – 20cm 
Chú ý: Trong trường hợp chân giậm đặt không chính xác vào ván ( trước hoặc sau ván ) thì xem khoảng cách đó so với ván là bao nhiêu mà xê dịch điểm xuất phát. Xong chạy lại nhiều lần nhờ bạn kiểm soát bước chân của mình có giẫm đúng vào các dấu chân đã chạy ở các lần trước chưa? Đặc biệt lưu ý đến chân giậm có đặt đúng vào ván và vào vạch kiểm tra ở 6 bước cuối không? Căn cứ theo dấu chân đã chạy để ta ấn định vạch xuất phát và vạch kiểm tra ở 6 bước cuối. Sau đó ta dùng thước dây, hoặc bàn chân đo lấy mức cố định.
- Giai đoạn giậm nhảy 
Tính từ khi đặt chân giậm đến khi chân giậm rời ván giậm.
- Nhiệm vụ của giậm nhảy : Làm thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể và đồng thời tạo lực thẳng đứng.
- Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nên để tận dụng được tốc độ nằm ngang chuyển sang giai đoạn bay, người nhảy cần phải kết thúc chạy đà một cách hợp lý để đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy một cách tích cực.
- Tư thế “bước bộ trên không”.
- Kết thúc động tác giậm nhảy là hình thành tư thể bước bộ trên không
- Tư thế lúc này thân trên và đùi chân lăng tạo thành 1 góc khoảng 90 độ, gối co lại khoảng 83 độ. Chân giậm đạp duỗi thẳng hết các khớp và giữ lại ở phía sau. Tay cùng bên với chân giậm co ở khuỷu 90độ đánh từ sau xuống dưới ra trước lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay cùng bên với chân lăng gấp ở khuỷu đánh từ trước ra sau lên trên sang ngang lòng bàn tay úp ở trước ngực, khuỷu tay hơi cao hơn vai. Hai vai cố định nín thở, đầu và mắt hướng thẳng về trước ( Như hình vẽ )
 - Giai đoạn bay trên không:
- Tính từ khi chân giậm rời khỏi ván giậm ( tư thế bước bộ trên không)đến khi một bộ phận của cơ thể chuẩn bị chạm đất.
- Nhiệm vụ: Giữ thăng bằng và tận dụng được quĩ đạo bay của trọng tâm cơ thể và hình thành tư thế của kỹ thuật..
- Do tốc độ nằm ngang lớn hơn tốc độ thẳng đứng nên góc độ bay ban đầu của môn nhảy xa khoảng từ 21độ ± 2 độ
- Sự khác biệt giữa các kiểu nhảy xa chính là ở giai đoạn này. Có ba kiểu nhảy xa đó là: “ Kiểu ngồi”, “ Kiểu ưỡn thân”, “Kiểu cắt kéo”.
 - Giai đoạn tiếp đất
 Nhiệm vụ của tiếp đất : 
 Giảm chấn động nhằm đảm bảo an toàn cho người nhảy, giữ thành tích và nâng cao thành tích, Giai đoạn này xảy ra trong thời gian rất ngắn và gây chấn động lớn cho cơ thể. 
 Để đạt được độ xa của lần nhảy và giảm chấn động cho cơ thể việc thực hiện đúng kỷ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn. Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi tổng trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang với mức khi họ kết thúc giậm nhảy.
Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần nâng đùi đưa hai đầu gối lên sát ngực và gập thân trên nhiều về trước. Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. Tiếp đó là duổi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân trên lúc này không nên gập về trước quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân lên cao.Tay lúc này gấp ở khủyu và được hạ xuống theo hướng xuống dưới và ra sau. Sau khi hai gót chân chạm cát cần gấp gối để giảm chấn động và tạo điều kiện chuyển trọng tâm cơ thể xuống dưới - ra trước vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân trên lúc này cũng cố gập về trước để giúp không đổ người về sau làm ảnh hưởng tới thành tích. 
Để giảm chấn động người nhảy khi tiếp đất phải co các khớp ( ngón chân, cổ chân , gối , hông)
- Giai đoạn rơi xuống cát (tiếp đất)
Như đã nêu ở phần trên, nhảy xa kỹ thuật “ưỡn thân” là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến lúc kết thúc là tiếp đất.Thành tích nhảy xa “ưỡn thân” phụ thuộc vào kỹ thuật và sức lực của người nhảy.Về kỹ thuật các yếu tố quyết định thành tích nhảy xa là: tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc độ bay (góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang).
Khi đã cãi thiện phân tích, thị phạm sâu, ro ràng hơn ở phần chuyên môn, nhằm giúp các em tiếp cận hiệu quả nhất. Để làm tốt hơn yêu cầu của môn học, tôi tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
- Khắc phục tính ì, lười vận động ở học sinh nữ, nhất là giai đoạn chạy đà rất quan trọng trong quá trình tạo ra tốc độ ban đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ này ngoài động viên, khuyến khích, tôi còn thúc đẩy quá trình chạy đà của các em bằng tiếng vổ tay tăng dần kết hợp hô lớn “ nhanh, nhanh, nhanh, nhanh....”kéo dài ở giai đoạn 4 bước sau cùng chuẩn bị giậm nhảy hoặc dùng tiếng còi thổi tăng dần qua từng bước chạy của các em, động tác này kích thích sự tích cực của các em rất nhiều và cho thấy hiệu quả rất rõ trong quá trình chạy đà.
- Sau khi đã giải quyết tốt quá trình chạy đà nhằm tạo tốc độ ban đầu thì vấn đề tiếp theo mà các bạn nữ rất khó thực hiên do đặc điểm cấu trúc hình thể là tạo “góc độ bay” sau giậm nhảy. Đây là yếu tố quyết định của kỹ thuật, ngoài các bài tập bổ trợ như: tại chỗ bật nhảy thực hiện động tác ưỡn thân, đi chậm, chạy chậm với số bước yêu cầu bật nhảy thực hiện động tác theo hướng dẫn bài dạy của sách giáo viên. Tôi đã cho các em bước trên bục (thềm cao, ghế đá...) thực hiện động tác “ưỡn thân”, xuống nệm, hố cát...mà tôi hay nói vui với các em là phần bài tập “thi hoa hậu” để kích thích các em thực hiện bài tập nhằm bổ trợ giúp các em có được cảm trên không tốt nhất, giúp các em hứng thú hơn vì dễ thực hiện động tác khi các em chưa tự tạo được góc bay thích hợp khi giậm nhảy. Bài tập này cũng mang lại hiệu quả rất tốt giúp bổ trợ giai đoạn sau giậm nhảy cho các em, khi vào phần thực tế chạy đà giậm nhảy, khắc phục rất hiệu quả trong quá trình tạo góc bay sau giậm nhảy của các em.
Qua những giải pháp trên tôi đã giải quyết rất tốt những khó khăn cho cả người dạy và các em học sinh nữ khi tập luyện nhảy xa “ưỡn thân”.
3- HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP
3.1 Thời gian áp dụng
Tôi đã áp dụng qua thực tế giảng dạy từ năm học 2014- 2015 và đạt kết quả sau tập, tỉ lệ học sinh nữ khi thực hiện những biện pháp trên đạt 100% khi kiểm tra cụ thể kết quả kiểm tra môn nhảy xa ưỡn thân của các lớp 11a6, 11a7, 12a2, 12a11, 12a13 năm học 2014- 2015 như sau:
STT
LỚP
SỈ SỐ
NỮ
KIỂM TRA NHẢY XA ƯỠN THÂN
Đạt
%
Chưa đạt
%
1
11a6
32
16
16
100
2
11a7
27
14
14
100
3
12a2
31
22
22
100
4
12a11
29
17
17
100
5
12a13
29
14
14
100
- Hiệu quả của giải pháp đạt kết quả rất cao, và đã được các đồng nghiệp trong tổ bộ môn áp dụng vào giảng dạy, góp phần hiệu quả rất lớn chung cho chất lượng bộ môn tại trường THPT Trần Hưng Đạo cụ thể:
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN THEO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY- THỂ DỤC
Năm học 2014 - 2015
STT
Giáo viên
Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
TỔNG BỘ MÔN
1065
1065
100.00%
0
0.00%
1
Hồ Viết Công
93
93
100.00%
0
0.00%
2
Lê Huy Hiếu
112
112
100.00%
0
0.00%
3
Đoàn Quang Hùng
139
139
100.00%
0
0.00%
4
Nguyễn Thị Xuân Mai
153
153
100.00%
0
0.00%
5
Võ Thị Thúy
204
204
100.00%
0
0.00%
6
Lê Văn Trung
189
189
100.00%
0
0.00%
7
Nguyễn Hữu Văn
175
175
100.00
0
0.00%
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN THEO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY - THỂ DỤC
Năm học 2015 - 2016
STT
Giáo viên
Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
TỔNG BỘ MÔN
1022
1022
100.00%
0
0.00%
1
Hồ Viết Công
82
82
100.00%
0
0.00%
2
Lê Huy Hiếu
180
180
100.00%
0
0.00%
3
Đoàn Quang Hùng
105
105
100.00%
0
0.00%
4
Võ Thị Thúy
277
277
100.00%
0
0.00%
5
Lê Văn Trung
218
218
100.00%
0
0.00%
6
Nguyễn Hữu Văn
160
160
100.00%
0
0.00%
 BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC MÔN THỂ DỤC
Năm học 2014 - 2015
STT- LỚP
HS
NỮ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SL
TL
SL
TL
Khối 11
304
169
304
100.00%
0
0.00%
1
11A1
33
21
33
100.00%
0
0.00%
2
11A2
29
17
29
100.00%
0
0.00%
3
11A3
26
13
26
100.00%
0
0.00%
4
11A4
27
15
27
100.00%
0
0.00%
5
11A5
27
15
27
100.00%
0
0.00%
6
11A6
30
14
30
100.00%
0
0.00%
7
11A7
27
15
27
100.00%
0
0.00%
8
11A8
28
15
28
100.00%
0
0.00%
9
11A9
23
14
23
100.00%
0
0.00%
10
11A10
25
13
25
100.00%
0
0.00%
11
11A11
29
17
29
100.00%
0
0.00%
Khối 12
409
238
409
100.00%
0
0.00%
12
12A1
32
28
32
100.00%
0
0.00%
13
12A2
31
22
31
100.00%
0
0.00%
14
12A3
31
14
31
100.00%
0
0.00%
15
12A4
30
14
30
100.00%
0
0.00%
16
12A5
29
14
29
100.00%
0
0.00%
17
12A6
28
17
28
100.00%
0
0.00%
18
12A7
29
18
29
100.00%
0
0.00%
19
12A8
28
16
28
100.00%
0
0.00%
20
12A9
26
11
26
100.00%
0
0.00%
21
12A10
29
20
29
100.00%
0
0.00%
22
12A11
26
14
26
100.00%
0
0.00%
23
12A12
30
20
30
100.00%
0
0.00%
24
12A13
29
14
29
100.00%
0
0.00%
25
12A14
31
16
31
100.00%
0
0.00%
 BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC MÔN THỂ DỤC
 Năm học 2015 - 2016
STT- LỚP
HS
NỮ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SL
TL
SL
TL
Khối 11
336
204
204
100.00%
0
0.00%
1
11A1
27
20
27
100.00%
0
0.00%
2
11A2
30
18
30
100.00%
0
0.00%
3
11A3
31
17
31
100.00%
0
0.00%
4
11A4
30
20
30
100.00%
0
0.00%
5
11A5
28
20
28
100.00%
0
0.00%
6
11A6
29
19
29
100.00%
0
0.00%
7
11A7
28
15
28
100.00%
0
0.00%
8
11A8
26
16
26
100.00%
0
0.00%
9
11A9
26
15
26
100.00%
0
0.00%
10
11A10
27
16
27
100.00%
0
0.00%
11
11A11
27
14
27
100.00%
0
0.00%
12
11A12
27
14

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN_15_16.docx