5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Tấn công bóng trái tay là một loại kỹ thuật công bóng có tốc độ nhanh,
sức mạnh lớn, đường bóng linh hoạt. Đây là kỹ thuật chủ yếu để giành điểm số
hoặc ưu thế nhanh chóng và giành thắng lợi.
Sử dụng tấn công bóng trái tay có thể không dùng hoặc ít dùng né người
công bóng thuận tay, điều này sẻ tránh hoặc giảm thiểu được việc xuất hiện các
khoản trống tương đối lớn bên phải.Khi phối phợp công bóng trái tay với công
bóng thuận tay có thể phát huy tối đa được uy lực tấn công toàn bàn. Đây là kỹ
thuật tấn công chủ yếu của cách đánh tấn công đều hai bên.
Sau nhiều lần dẫn học sinh tham gia các giải đấu bóng bàn cấp thị xã, cấp
tỉnh, đa số thấy khả năng tấn công bóng trái tay của học sinh rất yếu, chủ yếu là
phòng thủ như gò bóng, cắt bóng, chỉ chú trọng vào tấn công bóng thuận tay nên
vào thi đấu hay bị đối phương ép bóng sang bên trái, không thể ghi điểm được
củng như khó giành ưu thế trong trận đấu.
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Nâng cao kỹ thuật tấn công trái tay trong môn bóng bàn". 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đoàn Duy Khoa, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 09 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Tấn công bóng trái tay là một loại kỹ thuật công bóng có tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, đường bóng linh hoạt. Đây là kỹ thuật chủ yếu để giành điểm số hoặc ưu thế nhanh chóng và giành thắng lợi. Sử dụng tấn công bóng trái tay có thể không dùng hoặc ít dùng né người công bóng thuận tay, điều này sẻ tránh hoặc giảm thiểu được việc xuất hiện các khoản trống tương đối lớn bên phải.Khi phối phợp công bóng trái tay với công bóng thuận tay có thể phát huy tối đa được uy lực tấn công toàn bàn. Đây là kỹ thuật tấn công chủ yếu của cách đánh tấn công đều hai bên. Sau nhiều lần dẫn học sinh tham gia các giải đấu bóng bàn cấp thị xã, cấp tỉnh, đa số thấy khả năng tấn công bóng trái tay của học sinh rất yếu, chủ yếu là phòng thủ như gò bóng, cắt bóng, chỉ chú trọng vào tấn công bóng thuận tay nên vào thi đấu hay bị đối phương ép bóng sang bên trái, không thể ghi điểm được củng như khó giành ưu thế trong trận đấu. Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Đoàn Duy Khoa 24/07/1986 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc Giáo viên Đại học Sư Phạm 100% 2 Chính vì thấy được tầm quan trọng của tấn công bóng trái tay trong thi đấu bóng bàn nên tôi chọn sáng kiến "Nâng cao kỹ thuật tấn công trái tay trong môn bóng bàn". 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1 Một số kỹ thuật tấn công bóng trái tay trong bóng bàn: * Kỹ thuật tấn công bóng trái tay trước bóng xoáy lên: Đặc điểm kỹ thuật: Vị trí đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Có thể mượn sức mạnh bật trở lại của bóng đối phương đến để nâng cao tốc độ bóng, tạo ra cơ hội đập vụt. Trong thi đấu có thể lấy công thay thế phòng thủ đối phó với tấn công của đối phương. Đây là kỹ thuật bóng bàn được dùng nhiều nhất trong cách đánh tấn công hai bên. Thực hiện kỹ thuật: Giao đoạn chuẩn bị: Đứng hơi lệch trái, thân người cách bàn khoảng 40- 50cm. Hai chân đứng ngang nhau hoặc chân phải hơi đứng ra trước. đứng vuông góc với hướng bóng tới. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang trái. Cánh tay co tự nhiên đưa vợt ra trước bụng hoặc lệch sang trái, cẳng tay xoay ngoài, làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Giai đoạn đánh bóng: Sau khi bóng đến bật rời khỏi mặt bàn, dựa vào cường độ xoáy lên của bóng đến dùng cẳng tay và cổ tay là chính vung vợt ra phía trước sang phải hoặc ra trước lên trên sang phải đón bóng. Khi bóng đến đang thời kỳ bật lên cao, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng cẳng tay và cổ tay phát lực đánh vào bóng theo hướng ra trước lên trên sang phải, đồng thời làm cho cẳng tay xoay ngoài. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, cẳng tay, cố tay vung theo đà về phía trước vai phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm của cơ thể đặt lên hai chân, hoặc chuyển dịch từ chân trái sang chân phải. * Kỹ thuật tấn công bóng trái tay trước bóng xoáy xuống: Đặc điểm kỹ thuật: Vị trí đứng hơi xa bàn, động tác hơi lớn, tốc độ hơi chậm, độ vòng cung lớn,bóng có độ xoáy lên mạnh, bóng sau rơi xuống chạm bàn lao ra trước đồng thời rơi trượt xuống dưới. Đối phương đánh trả không thỏa đáng dễ xuất hiện bóng cao hoặc ra ngoài bàn. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có hiệu quả nhất 3 để đối phó với bóng xoáy xuống, phần lớn các vận động viên vợt ngang thường sử dụng. Thực hiện kỹ thuật: Giai đoạn chuẩn bị: Vị trí đứng ở khu vực giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 60cm. Chân phải đứng hơi ra trước hoặc ngang bằng, đứng vuông góc với hướng bóng tới. Trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực. Thân người hơi xoay sang trái. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay phải đưa sang trái, đưa vợt xuống thấp phía dưới bên trái thân người, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đến chạm bàn bật lên đến điểm cao, cánh tay vung vợt lên trên và ra trước để đón bóng. Cùng lúc nâng thân lên trên xoay sang phải. Ở thời điểm bóng từ trên cao đi xuống (bóng ở giai đoạn 4) dùng mặt vợt nghiêng ra trước đón đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực làm chính ma sát đánh vào bóng theo hướng lên trên và hơi ra trước. Đồng thời nâng gót chân lên kết hợp với lưng lườn háng xoay nâng lên trên sang phải trợ lực cho động tác tay làm cho bóng xoáy lên mạnh hơn. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt vung theo đà lên trên ra trước sang phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. 5.2.2 Biện pháp rèn luyện kỹ thuật và chiến thuật giao bóng. Biện pháp 1: Tập với nhiều bóng Giáo viên( huấn luyện viên) sau khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh( vận động viên) tập với nhiều bóng nhằm luyện cho người tập cảm giác với bóng thật tốt và tạo ra thói quen tấn công bóng trái tay tốt nhất. Giáo viên đưa bóng xoáy lên và xoáy xuống cho học sinh giật liên tục để rèn luyện kỹ thuật tấn công bóng trái tay, trong quá trình tập có thể thay đổi lượng xoáy khác nhau để người tập tự làm quen và sửa động tác phù hợp. Biện pháp 2: Tập tấn công bóng thứ 3 4 Học sinh giao bóng xoáy lên hoặc xoáy xuống và tấn công trái tay ngay sau quả trả bóng lại của đối phương, bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật tấn công và khả năng quan sát bóng của người tập. Có thể cho 2 học sinh tập luyện, một người giao bóng và một người trả bóng, sau đó thay đổi vị trí của nhau. Biện pháp 3: Thi đấu tập thường xuyên Cho học sinh đấu tập thường xuyên nhằm tăng hiệu quả tấn công trái tay trong thi đấu, làm quen với không khí thi đấu và tăng hiệu quả tấn công Biện pháp 4: Tấn công kết hợp Cho học sinh tấn công kết hợp giữa trái tay và thuận tay, sau khi tấn công bóng trái tay 1,2 quả khi giành được ưu thế hoặc bóng qua bên phải thì kết hợp dứt điểm bên phải tạo ra lối chơi tấn công mạnh mẻ. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi cho các trường ( lớp) có điều kiện tương tự trên địa bàn thị xã Bình Long và xã Thanh Lương củng như rèn luyện vận động viên trẻ, người tập trong trào ở các câu lạc bộ, nhà thi đấu 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Có điều kiện cần thiết như phòng tập bóng đủ diện tích. - Bàn bóng bàn, vợt bóng bàn. - Bóng tập ( số lượng tầm 30 quả trở lên). 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a. Kết quả: Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy khả năng tấn công bóng trái tay của học sinh được nâng cao rỏ rệt, , đặc biệt là kết hợp giao bóng tấn công giật bóng bóng thứ 3, kết hợp giật bóng trái phải. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong thi đấu, khi đối phó với đối thủ , không bị bí bên trái trong đấu tập củng như thi đấu. b. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian tìm hiểu và áp dụng những phương pháp tập luyện , sử dụng các bài tập kỹ thuật bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật bài tập củng như hình thức tập luyện phù hợp, đem lại những kết quả rất tốt cho môn bóng bàn trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, mở ra hướng đi mới cho công tác tập luyện môn thể thao này ở các trường trên địa bàn, củng như công tác xã hội hóa thể dục thể thao. Với trình độ tiếp thu tập luyện, điều kiện thể chất học sinh thì những bài tập này là vừa sức các em, đây là kỹ thuật mà các em tiếp thu và tập luyện nhanh tiến bộ, kỹ thuật giúp khả năng tấn công bóng tăng nhanh nhất, hiệu quả nhất. 5 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP THỊ XÃ. 6 10. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 23 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Đoàn Duy Khoa Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hổ trợ 1 Đinh Ngọc Diên 1977 Trường TH Thanh Phú A Giáo viên ĐHSP 2 Đặng Anh Minh 1971 Trường TH- THCS Thanh Lương Giáo viên CĐSP
Tài liệu đính kèm: