Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giảng dạy trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc thể hướng tới một nội dung công việc lớn hơn. Kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi đi tới kết luận cuối cùng. Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm sau đây:
- Kích thích sự hợp tác, sáng tạo của tất cả các thành viên trong nhóm
- Khuyến khích sự độc lập tự chủ. Các thành viên có thể đưa ra ý kiến quan điểm của mình để cùng thảo luận.
- Giáo viên hướng dẫn giao việc, theo dõi việc thực hiện và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
ĐỀ Tµi nghiªn cøu khoa häc s ph¹m øng dông Tên đề tài: “Nâng cao hứng thú học tập bài làm văn thuyết minh cho học sinh lớp 10A2 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai thông qua phương pháp làm việc theo nhóm”. . Họ tên tác giả: Tập thể giáo viên tổ Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, GDCD Đơn vị: Tr Tóm tắt đề tài Bản chất của thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu và hình dung rõ hơn về một sự vật, sự việc hay một hiện tượng nào đó. Trong chương trình Ngữ Văn THCS, học sinh đã được làm quen với kiểu bài này dưới dạng giới thiệu một đồ vật, một thể loại văn học, một danh lam thắng cảnh, một phương pháp.Trong chương trình Ngữ văn 10, các em được gặp lại kiểu bài này nhưng có những yêu cầu cao hơn, đối tượng phạm vi thuyết minh cũng rộng hơn, đòi hỏi người viết phải đáp ứng những yêu cầu chung của kiểu bài thuyết minh: chính xác, mạch lạc, rõ ràng và phải khơi gợi hứng thú muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng được thuyết minh cho người đọc. Để đạt được yêu cầu đó, người viết phải xác định đúng đối tượng, phạm vi thuyết minh, nắm vững các phương pháp thuyết minh và vận dụng nó cho phù hợp. Ví dụ, khi cần nêu bật đặc điểm bản chất ta nên sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, khi cần nêu tác dụng hoặc tác hại của sự vật có thể dùng phương pháp liệt kê..Các tri thức thuyết minh về đối tượng cũng phải được bổ sung, tích lũy qua quá trình quan sát, liên tưởng, sưu tầm tài liệu. Đồng thời, người viết cũng phải biết vận dụng các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh để bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Thực tế cho thấy, khi gặp kiểu bài văn thuyết minh, học sinh thường không tích cực trao đổi nhóm, ngại quan sát và viết vội theo cảm quan của mình. Cho nên bài thuyết minh thường nghèo nàn, đối tượng thuyết minh chưa rõ ràng, hành văn thiếu chuẩn xác. Chính vì không có sự hợp tác làm việc theo nhóm, không quan sát kĩ, không thâm nhập sâu đối tượng, không tìm hiểu thấu đáo sự vật hiện tượng nên dẫn đến những sai sót đáng tiếc. Ví dụ, khi thuyết minh về đền Thượng Lào Cai, có học sinh đã khẳng định đền thờ Lê Lợi, hoặc thuyết minh về bánh trưng xanh lại cho rằng đó là đặc sản lâu đời của người Tày??? Đó là chưa kể đến những phép tu từ so sánh, liên tưởng khập khiễng vô lí, vụng dại do thiếu quan sát chính xác. Giải pháp của chúng tôi là sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm nhằm làm tăng hứng thú cho học sinh khi gặp kiểu bài văn thuyết minh Nghiên cứu sẽ thực hiện ở hai lớp 10A2 và 10A3 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai. Hai líp có sự tương đương sĩ số, trình độ học lực, nền nếp. Lớp 10A2 là nhóm thực nghiệm và nhóm 10A3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy từ tuần 24 đến tuần 26. Kết quả cho thấy, lớp thực nghiệm hăng hái, tích cực hơn trong học tập, t¸c ®éng ®· cã ¶nh hëng tÝch cùc ®Õn viÖc tiÕp thu vµ chuÈn bÞ bµi. Tõ sù thay ®æi høng thó, chóng ta cã thÓ hi väng vµo sù thay ®æi chÊt lîng häc tËp cña häc sinh. Giới thiệu Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giảng dạy trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc thể hướng tới một nội dung công việc lớn hơn. Kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi đi tới kết luận cuối cùng. Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm sau đây: Kích thích sự hợp tác, sáng tạo của tất cả các thành viên trong nhóm Khuyến khích sự độc lập tự chủ. Các thành viên có thể đưa ra ý kiến quan điểm của mình để cùng thảo luận. Giáo viên hướng dẫn giao việc, theo dõi việc thực hiện và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Tuy nhiên, trong khi thảo luận, các thành viên trong nhóm cần phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực. Thái độ làm việc thiếu nhiệt tình của một số thành viên sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả chung của cả nhóm. Trong trường hợp này, giáo viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn. Trong Sách giáo khoa hiện nay, phÇn Híng dÉn häc bµi kh«ng hướng dẫn cụ thể cách trao đổi nhóm, chỉ đưa ra những câu hỏi ®Ó häc sinh tự soạn bài và viÕt ®o¹n v¨n luyÖn tËp. Mặt khác, dung lượng kiến thức nhiều bài học quá nặng, một số thầy, cô giáo chưa tìm được biện pháp phù hợp để kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh. Vì vậy, trong giờ học môn Ngữ Văn, thầy cô đó chưa phát huy hÕt được khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp HS xử lí linh hoạt những tình huống, những yêu cầu khác nhau. Qua khảo sát thực tế (dự giờ thăm lớp) ở trường THPT số 4, tôi thấy đa số thầy cô giáo đã sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhưng còn nặng về hình thức, vấn đề thảo luận chưa thật sự hấp dẫn, có khi chỉ sử dụng câu hỏi sách giáo khoa một cách đơn điệu. HS cã suy nghĩ trả lời câu hỏi nhưng chưa thật sự hứng thú. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi chọn giải pháp làm việc theo nhóm để tăng sự hứng thú và tích cực tham gia học tập cho học sinh. Nghiên cứu về đề tài này, ®· có nhiÒu bµi viÕt ®ù¬c tr×nh bµy trong c¸c héi th¶o vÒ ®æi míi ph¬ng ph¸p gi¶ng d¹y nh: Vòng tròn thảo luận của nhà NC Harvey Daniels (người dịch: TS. Nguyễn Thị Hồng Nam) đề cập đến vấn Worksheets (dịch ra Tiếng Việt là Phiếu bài tập phân vai). øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y häc cña Lª Minh C¬ng – MS 720. Phụ lục 6.1: Một số đề tài minh họa, Dự án Việt-Bỉ, Nghiên cứu khoa học ứng dụng, nhà XB Đại học sư phạm, 2010. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm khi học bài văn thuyết minh có làm tăng hứng thú học tập của HS lớp 10A2 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai không? Giả thuyết nghiên cứu : Việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm khi học bài văn thuyết minh sẽ làm tăng hứng thú học tập của HS lớp 10A2 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai Phương pháp : a. Khách thể nghiên cứu : Chọn ngẫu nhiên học sinh ở hai lớp 10A2 và 10A3 trường THPT số 4 thành phố Lào Cai. Hai lớp này có những đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu vì tương đương về sĩ số, về trình độ văn hóa, nền nếp học tập, tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau : Lớp 10A2 Lớp 10A3 Sĩ số 28 26 Nữ 16 16 Nam 12 10 Dân tộc 9 8 - Về ý thức học tập, phần lớn học sinh của hai lớp đều ngoan, có ý thức học tập - Chọn hai lớp nguyên vẹn: 10A2 là nhóm thực nghiệm và 10A3 là nhóm đối chứng, lấy bài viết số 5 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Ta có TBC nhóm đối chứng: 6,0 TBC nhóm thực nghiệm: 6,3 p= 0,135> 0,05. Từ đó, kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. b. Thiết kế : Chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương : Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm và nhóm 2 là nhóm đối chứng Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Nhóm 1 (Thực nghiệm) O1 GV sử dụng phương pháp trao đổi nhóm O3 Nhóm 2 (Đối chứng) O2 GV không sử dụng phương pháp trao đổi nhóm O4 Ở phép kiểm chứng này, tôi chỉ sử dụng một phép kiểm chứng: dùng phép kiểm chứng T-test độc lập nhằm để đo thái độ hứng thú học tập của học sinh. c. Quy trình nghiên cứu : - Dạy nhóm 1 có sử dụng phương pháp trao đổi nhóm và dạy nhóm 2 không có sử dụng phương pháp trao đổi nhóm. - Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. - Cả hai nhóm đều tiến hành cùng một nội dung trong chương trình Ngữ Văn – lớp 10 (Học kì II). Đồng thời tiến hành đo thái độ hứng thú học tập của học sinh thông qua Bảng đo thái độ trước và sau tác động. d. Đo lường : - Nghiên cứu tiến hành đo thái độ trước và sau khi tác động. Bài kiểm tra trước tác động là bài viết số 5 theo đề chung . Bài kiểm tra sau tác động là bài viết số 6 theo phân phối chương trình và đề chung của trường. - Sau khi kiểm tra, ta tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. - Phân tích dữ liệu và kết quả, ta có bảng phân tích sau: Kết quả Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động Giá trị trung bình 26.8 30.47 26 26.87 Độ lệch chuẩn 2.933 1.727 4.359 3.681 Mức độ ảnh hưởng (Giá trị SMD) 0.978 Giá trị p của T-test 0.001 Bàn luận Dùng phép kiểm chứng ttest độc lập để xác định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 30.47, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 26.87. Điều đó cho thấy rõ sự khác biệt. Lớp được tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Tóm lại, Sau khi tác động kết quả thu được giá trị p =0,001 (p<0,05) cho thấy chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa . Từ đó ta có thể kết luận rằng các dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên, biện pháp tác động là có hiệu quả. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là: SMD = 0,98. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Hạn chế Nghiên cứu này thực hiện trong giờ học văn thuyết minh ở trường THPT là một giải pháp rất tốt, nhưng để sử dụng hiệu quả, giáo viên phải biết đưa ra tình huống phù hợp, có sự gợi ý chấm ngòi cho các cuộc thảo luận. Các thành viên trong nhóm phải biết trước về đề tài làm việc, nắm vững nhiệm vụ của nhóm mình và thực hiện nghiêm túc. Nếu nhóm trưởng quản lí không tốt sẽ dẫn tới tình trạng kẻ làm người chơi, lạm dụng thời gian để mất trật tự, làm việc không hiệu quả. Vì vậy, giáo viên ph¶i đầu tư công phu bài soạn, giao việc cụ thể cho từng nhóm, ấn định thời gian và phải luôn quan sát uốn nắn kịp thời những sai sót cho từng nhóm. Việc cho điểm đánh giá kết quả làm việc của các nhóm cũng phải công bằng chính xác đảm bảo tính khách quan cao. Kết luận và khuyến nghị Kết luận: Việc sử dụng phương pháp trao đổi nhóm vào giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10A2 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai ®· có tác động đến sự chú ý, hứng thú học bài của học sinh. Biện pháp này đã khơi dậy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, gãp phÇn c¶i thiÖn thùc tr¹ng vµ nâng cao hứng thú học tập cho HS. Khuyến nghị: - Đối với cán bộ quản lí: thường xuyên mở lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp, khuyến khích giáo viên áp dụng CNTT vào soạn giảng, tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi chuyên môn lẫn nhau. - Đối với giáo viên: thường xuyên trau dồi chuyên môn, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế những câu hỏi phù hợp với từng đơn vị kiến thức, tùy từng bài học. Tuy nhiên, không thể áp dụng một cách máy móc, tràn lan làm ảnh hượng đến khối lượng bài học. Điều quan trọng nhất khi soạn câu hỏi phải chú ý tính ngắn gọn, chính xác nhằm khơi gợi sự hứng thú tìm tòi, học tập môn Ngữ văn của HS. ĐẠI DIỆN TỔ CHUYÊN MÔN TỔ PHÓ CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Thu Hường
Tài liệu đính kèm: