Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh thông qua tiết học sinh sản sinh dưỡng do người ở sinh học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh thông qua tiết học sinh sản sinh dưỡng do người ở sinh học 6

 Qua nhiều năm thực hiện chung cho khối, năm nay tôi thực hiện giáo án này đối với lớp 6A, phương án mới tôi thực hiện ở lớp 6B như sau:

 Tôi thực hiện bài học vào thời gian 2 tiết liên tục vào buổi thích hợp (buổi chiều).

 Nội dung tiết học tôi trình bày như sau:

 Thứ nhất: Tôi giới thiệu một số giống cây ăn quử có giá trị dinh dưỡng cao đang được bán trên thị trường: Bưởi Mỹ, Mít thái Táo ngọt.

 Chốt lại đó là những sản phẩm được tạo ra từ kĩ thuật ghép cây, chiết cành.

 Thứ hai: Vào tiết học thứ nhất tôi truyền đạt kiến thức lí thuyết như yêu cầu của giáo án phổ thông nhưng đối với các hoạt động tôi không chia tổ, phương pháp vấn đáp kết hợp với trực quan mẫu vật. Mục tiêu là các em hình thành được các kiến thức về khái niệm và hiểu về kĩ năng giâm, chiết, ghép cành, cây. ( thời gian giành cho tiết này khoảng 2/3 tiết học).

 

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2208Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú cho học sinh thông qua tiết học sinh sản sinh dưỡng do người ở sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học môn sinh 6 rất quan trọng . Phương pháp trực quan được xem như điểm tựa trong quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng đến hiện thực cuộc sống “ Khái niệm sinh học bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn. Từ những biểu tượng sống cụ thể về các đối tượng nghiên cứu giúp các em có cơ sở để suy diễn hình thành nên khái niệm . Điều này rất phù hợp với với độ tuổi của các em vì khả năng tư duy của lứa tuổi này chưa cao. Mặt khác phương tiện trực quan có nhiều điều kiện để vận dụng vì xung quanh các em là cả một thế giới sinh vật đa dạng, phong phú . Ở đây học sinh quan sát độc lập, hoạt động nhóm dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những kết luận cũng là kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu, nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên quan sát không chưa đủ chưa thể tạo được hứng thú thực sự đối với môn học ở tuổi các em. Trong thời đại ngày nay sinh học đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong xã hội, cứ chưa đầy 10 năm khối lượng chi thức sinh học của loài người lại tăng gấp đôi ( trích dẫn). Vì vậy hãy bắt tay vào công việc thực sự từ kiến thức đến thực tiễn để các em có cái nhìn môn học ở hướng chủ động tích cực và hứng thú, đảm bảo được những kĩ năng sống cho tương lai.
 Vì vậy để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua một số tiết giảng dạy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hứng thú cho học sinh thông qua tiết học sinh sản sinh dưỡng do người ở sinh học 6” để có thể phát huy toàn bộ óc sáng tạo từ đó tạo hứng thú đối với môn học ở các em, do sự thành thạo dần trông kĩ năng học tập thực nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Với yêu cầu bức thiết hiện nay là làm thế nào để học sinh vừa nắm vững kiến thức môn học vừa có tình yêu đối với môn học để hòa chung với công tác xây dựng 
“ Trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT.
- Về mặt thực tiễn trong công tác GD hiện đại đòi hỏi tính chất thực tiễn phải luôn luôn được áp dụng một cách triệt để sâu sắc nhất phù hợp với công tác GD hướng nghiệp hiện đại.
- Đối với bộ môn sinh học nhất là sinh học 6 các em còn nhỏ, nhận thức lí tính thông qua khả năng tư duy còn hạn chế. Vì vậy, cần tạo hứng thú qua việc dạy học đi từ cái có thực đến các khái niệm , tư duy, tức là từ cảm tính đến lí tính với một số bài dạy nó mang tính chất phù hợp cao.
- Những vướng mắc trong công tác giảng dạy theo quy định đối với tiết dạy: 
 Về thời gian theo PPCT của sở GD & ĐT bài học này chỉ dạy trong 1 tiết học nhưng trong chuẩn KTKN thì lại yêu cầu khá phức tạp cần thời gian hơn 1 tiết học, vì một tiết học là quá sức với cả Thầy và Trò. Về yêu cầu với một lượng kiến thức như vậy trong một tiết học đối với các em lớp 6 là khá cao .
 Tính hiệu quả : từ mục tiêu và yêu cầu trên sẽ đẫn tới tính hứng thú của học sinh bị hạn chế -> hiệu quả thu nhận kiến thức sẽ vì thế mà thấp đi .
 Để vừa đạt yêu cầu về kiến thức cũng như tư duy nhận thức và tạo được tính hứng thú đối với môn học cho học sinh, phù hợp với thực tiễn địa phương ( vùng núi thấp) và xu thế đổi mới PPGD, tôi xin mạnh dạn đưa ra hướng giải quết mới đối với bài học này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
 Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực môn sinh học ở trường THCS nói chung và đối với sinh học 6 nói riêng cần có một số phương pháp như:
 Sử dụng thiết bị thí nghiệm theo định hướng chủ yếu là nguồn để HS nghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức sinh học. hạn chế sử dụng chúng để minh họa hình ảnh, kết quả thí nghiệm mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức.
 Sử dụng câu hỏi và bài tập sinh học như nguồn để HS tích cực ,chủ động thu thập kiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tích cực các kiến thức, kĩ năng đã học.
 Tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập sinh học theo hướng giúp HS có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học, cùng nghiên cứu để giải quyết một vấn đề trong học tập sinh học và một số vấn đề thực tiễn đơn giản có liên quan đến sinh học.
 Ngoài những phương pháp nêu trên cũng cần kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS.
 Thực trạng qua những năm sử dụng các phương pháp lí thuyết kết hợp với tranh ảnh, kể cả mẫu vật mang đến lớp đối với bài 27.
 Đối với các khái niệm: Giâm cành, chiết cành và ghép cây có sử dụng các phương pháp kể trên. Hiệu quả học sinh nắm bắt kiến thức một cách dập khuôn, thụ động, Giáo viên không tạo được nhiều tính hứng thú cho các em Học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1 Những thuận lợi:
Thời gian chỉ cần 1 tiết học
 Giáo viên ít phải đầu tư thời gian, công sức mà vẫn đạt mục tiêu, yêu cầu đối với học sinh khá giỏi.
 - Thực tiễn địa phương thuộc vùng núi thấp nên học sinh có thể tự học tại nhà, tại địa phương mà vẫn đủ và đạt yêu cầu.
2.2 Khó khăn:
 - Từ mục tiêu, yêu cầu của bài, từ yêu cầu của CKTKN ( lượng kiến thức khá nhiều đối với học sinh học ở mức dưới học lực khá)
 - Mặc dù đặc thù địa phương thuận lợi nhưng từ lí thuyết đến thực hành và thực tiễn là vấn đề khó khăn đối với độ tuổi các em tư duy trừu tượng còn ở mức độ đơn giản.
 - Đối với lứa tuổi các em chưa tự độc lập, chủ động thực hiện công việc. Điều này khó phù hợp với tính chất định hướng cho thực tiễn mục tiêu rèn luyện kĩ năng trong môn học thực nghiệm, tạo tính hứng thú đối với các em và tính định hướng cho tương lai.
3. Các biện pháp tiến hành.
 3.1. Đối với bài học để đạt yêu cầu chung tôi xin đưa ra giáo án hiện đang sử dụng :
 Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. Mục tiêu :	 
- Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây.
- Biết được ưu việt của hình thức nhân giống trong ống nghiệm ( phần này theo PPCT của sở không dạy)
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh.
II. Phương tiện dạy học :
- GV: + Mẫu vật : cành dâu, ngọn mía, rau muống giâm ra rễ.
 - HS: Cành rau muống cắm trong đất, ngọn mía, cành sắn lên mầm.
III. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ(5p)
 HS. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Có những hình thức nào ?
 HS. Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có hình thức sinh sản bằng thân rễ ? Muốn diệt cỏ dại thì ta phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy ?
 2. Bài mới: GT: (SGK) 
Hoạt động 1(9p): Tìm hiểu giâm cành 
. Mục tiêu : HS biết được giâm cành là tách một đoạn thân hoặc cành cây mẹ cắm xuống đất mọc lên thành cây con
 . Tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS hoạt động độc lập:
HS. Đoạn cành có đủ mắt và chồi đem cắm xuống đất ẩm sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì ?
HS. Cho biết giâm cành là gì ?
HS. Hãy kể các loại cây trồng bằng cách giâm cành. Cành của những loại cây nầy thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được.
- GV: Cành của những cây nầy thường ra rễ nhanh.
- HS nghiên cứu đọc lập trả lời:
+ .từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới Cây mới
+ Giâm cành là tách một đoạn thân hoặc cành cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ và phát triển thành cây mới.
- Đại diện lớp trình bày 
- HS khác nhận xét.
*Tiểu kết: Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành có đủ mắt chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới. Ví dụ : (HS tự sưu tầm )
Hoạt động 2(13p): Tìm hiểu chiết cành:
. Mục tiêu: HS biết cách chiết cành và phân biệt được những cây có thể chiết cành.
Tiến hành :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát H27.2 hãy cho biết :
HS. Hãy cho biết chiết cành là gì ?
HS Vì sao ở cành chiết rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên vết cắt ?
HS. Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây nầy không trồng bằng cách giâm cành.
- GV nhận xét.
- HS quan sát H27.2 trả lời:
- Đại diện lớp trình bày .
- HS khác nhận xét.
- HS kể tên một số cây thực hiện chiết cành
* Tiểu kết: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đem trồng thành cây mới
Hoạt động 3(10p): Tìm hiểu về ghép cây : 
 . Mục tiêu : HS biết các cách ghép mắt ở cây.
 . Tiến hành :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu thông tin :
HS. Em hiểu thế nào là ghép cây; Có mấy cách ghép cây ?
HS. Ghép mắc gồm những bước nào ?
- GV nhận xét.
- HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
- Đại diện lớp trình bày 
- HS khác nhận xét 
+ Gồm 4 bước.
- Đại diện lớp trình bày.
- HS khác nhận xét.
*Tiểu kết: Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
* Kết luận chung(1p): 
GV cho HS đọc phần kết luận chung SGK
IV. Kiểm tra đấnh giá (3p): 
H. Vì sao cành giâm phải có đủ mắt chồi ?
H. Chiết cành khác với giâm cành ở chỗ nào ? Người ta thường chiết cành ở những loại cây nào ?
IV. Dặn dò- chuẩn bị (4p):
Gv: yêu cầu hs về nhà thực hiện cá nhân việc giâm cành lại ,thực hiện theo nhóm 
( 3 tổ trong lớp về nội dung chiết cành và ghép cây theo hướng dẫn SGK trong thời gian một thánh sẽ đánh giá kết quả)
- Học bài – xem trước bài 28.
 - Đem hoa bưởi, hoa râm bụt, chanh, hoa mướp.
 Qua nhiều năm thực hiện chung cho khối, năm nay tôi thực hiện giáo án này đối với lớp 6A, phương án mới tôi thực hiện ở lớp 6B như sau:
 Tôi thực hiện bài học vào thời gian 2 tiết liên tục vào buổi thích hợp (buổi chiều).
 Nội dung tiết học tôi trình bày như sau:
 Thứ nhất: Tôi giới thiệu một số giống cây ăn quử có giá trị dinh dưỡng cao đang được bán trên thị trường: Bưởi Mỹ, Mít thái Táo ngọt....
 Chốt lại đó là những sản phẩm được tạo ra từ kĩ thuật ghép cây, chiết cành. 
 Thứ hai: Vào tiết học thứ nhất tôi truyền đạt kiến thức lí thuyết như yêu cầu của giáo án phổ thông nhưng đối với các hoạt động tôi không chia tổ, phương pháp vấn đáp kết hợp với trực quan mẫu vật. Mục tiêu là các em hình thành được các kiến thức về khái niệm và hiểu về kĩ năng giâm, chiết, ghép cành, cây. ( thời gian giành cho tiết này khoảng 2/3 tiết học).
 Thứ ba : Tôi chuyển sang tiết ứng dụng các kiến thức và kĩ năng vừa thu thập được của học sinh. 
Phần này tôi thực hiện như sau: 
 Về địa điểm tôi chuyển lớp học ra khuôn viên trường .
 Chuẩn bị: như yêu cầu ở phần thao tác tập giâm cành chiết cành và ghép mắt (tôi chọn ghép mắt ở hai cây si khác nhau trong khuôn viên trường ) để các em thực hiện tại chỗ. 
 Cách tiến hành : tôi chia lớp thành 3 nhóm đối với nội dung 1 giâm cành ( phân nhóm theo đối tượng học sinh)
Nhóm 1: Gồm những học sinh yếu và trung bình.
Nhóm 2: gồm những học sinh từ TBK đến khá.
Nhóm 3: toàn bộ só học sinh giỏi (theo các kết quả đánh giá KTĐK).
 Thời gian thực hiện :
 Đối với nhóm 1 là 8phút, nhóm 2 là 6phút, nhóm 3 là 4 phút.
 Thực hiện ở vườn cây thuốc nam của trường.
Sau thời gian thầy trò cùng thực hiện,tôi cho các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau. Sau đó tôi nhận xét chung về kết quả đạt được và tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, kết quả điểm được tính sau 1 tuần chăm sóc của tổ đó và đại diện nhóm phỉ trình bày nguyên nhân đạt kết quả của nhóm, từ đó thống nhất. Chuyển sang hoạt động 2.
 Đối với nội dung 2 tôi chia các nhóm theo tổ trong lớp (3 tổ).
Tực hiện theo yêu cầu ở nội dung 2: chiết cành thời gian giành cho nội dung nay là 15p ở một số cành si và đa nhỏ ngay tại trường. Tôi trực tiếp hướng đẫn từng nhóm nếu có khó khăn.
Yêu cầu của nôi dung này là nhanh, đúng kĩ thuật, bầu chiết phải gọn gang sạch đẹp. 
Kết thúc thời gian giành cho nội dung các nhóm tự đánh giá nhận xét nhau, tôi yêu cầu tổ trưởng các tổ phân công trực tưới nước cho bầu trong thời gian một tháng sẽ đánh giá cụ thể.
Đối với nội dung 3 tôi thực hiện như sau:
Nhóm 1: gồm tất cả số học sinh khá giỏi trong lớp.
Nhóm 2: số học sinh còn lại và tôi làm trưởng nhóm.
 Thời gian như nhau 20 phút không đánh giá kết quả ngay mà cũng cũng đánh giá sau một tháng chăm sóc theo rõi phần này với nhóm của tôi lại cho nhóm phó do tôi chỉ định.
 Kết thúc tiết học tôi yêu cầu các nhóm tự giác làm vệ sinh sạch sẽ.
 Như vậy tôi đã thực hiện xong bài 27 Sinh sản sinh dưỡng do người theo phương pháp kết hợp giữa lí thuyết với thực nghiệm.
 Qua tiết học tôi tự thấy được tính tích cưc tham gia của toàn thể các thành viên trong lớp, tính tự giác hăng say của các em được phát huy cao độ.
 Kiến thức qua thưc nghiệm được khắc sâu.
 Lòng yêu thích đam mê môn học được duy trì đối với tất cả các em.
 Đạt được mục tiêu “trường học thân thiện, học sinh tích cực ” do các thành viên đều mong muốn chăm sóc thành tựu của nhóm mình để đạt kết quả tốt nhất ( điểm được tính tổng hợp cho cả tổ).
4. Hiệu quả.
* Đối với lớp 6a: 
+ Về lí thuyết: các khái niệm chỉ có số học sinh giỏi, một số HS khá nhớ và thuộc.
+ Về thực hiện việc thực hành ở nhà kết quả được thống kê như bảng sau:
Nội dung HĐ
Số HSyếu tham gia đạt
Số HS TB tham gia đạt
Số HS khá- giỏi tham gia đạt
Nguyên nhân
Hoạt động 1
4/5 hs
8/11
10/10
Hoạt động 2
0/5 hs
2/11
8/10
Không nắm được cách làm hoặc làm không đạt
Hoạt động 3
0/5
0/11
5/10
Không nắm được cách làm hoặc làm không đạt
Về tính tự giác chưa cao, tính hứng thú tích cưc hạn chế, kĩ năng trình bày lí thuyết khắc sâu còn lúng túng chưa trôi chảy về lí thuyết, kĩ năng thao tác trong thưc hiện kiểm tra đánh giá còn hạn chế.
Số học sinh làm được thì nêu lí do khó khăn, do không nhớ hết kĩ thuật và các yêu cầu khác trong thao tác công việc, kết quả còn nhiều sai xót.
Đối với lớp 6b:
Về lí thuyết trên 90% học sinh thuộc và hiểu cách làm.
Về kết quả thực hiện công việc của các nhóm được thống kê như sau:
Nội dung HĐ
Số hs yếu tham gia đạt
Số hs TB tham gia đạt
Số Hs K- giỏi tham gia đạt
Nguyên nhân
Hoạt động 1
5/5 hs
11/11
10/10
Hoạt động 2
5/5 hs
11/11
10/10
Hoạt động 3
5/5
11/11
10/10
Như vậy qua kết quả thống kê cho thấy số HS tham gia thực hiện công viêc là đầy đủ tỉ lệ học sinh nắm vững và khắc sâu lí thuyết tương đối cao từ đó nói lên tinh tích cưc , hứng thú với môn học theo phương pháp tôi chọn là hiệu quả, phương pháp này cũng hợp lệ với quy định của sở GD& ĐT và phương án của phòng GD& ĐT đề ra. Thầy cũng vui vì đạt mục tiêu mỹ mãn, trò cũng hứng thú vì những khám phá thành công của mình. Tự tạo lập cho bản thân kĩ năng hợp tác , liên kết , thấy được vì sao đoàn kết là sức mạnh, với bản thân cũng tự tìm ra những kĩ năng riêng biệt.
III. KẾT LUẬN.
Đối với phương pháp gây hứng thú, rèn luyện và khắc sâu bằng kĩ năng cho học sinh qua tiết học tôi vừa trình bày tôi đã rút ra được một số ưu điểm nhất định trong công tác giảng dạyđối với bài 27 đồng thời cũng tạo được thuận lợi trong công tác giảng dạy những bài tiếp theo ( do tôi đã tạo lập cho các em lòng yêu thích và đam mê môn Sinh học.
Phương án của tôi với bài này cũng có thể áp dụng với một số bài thực hàng trong chương trình sinh học 6,7,8,9 THCS.
 Trong quá trình áp dụng vào giảng dạy tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau:
 Kết quả đạt được như tôi mong đợi và tương đối mỹ mãn
 Tuy nhiên ở phương pháp kết hợp này đòi hỏi phải có sự nhiệt tâm của người thầy thì sự thành công mới mỹ mãn.
 Cần phải luôn luôn học hỏi không chỉ qua sách vở mà phải nắm bắt thực tiễn và kinh nghiệm cuộc sống.
*Ý kiến đề xuất.
Đối với nhà trường cần xây dựng giành riêng một góc cho các tiết thưc hành,thực nghiệm sinh học .
Đối với thực tế các trường THCS nói chung cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên đối với bộ môn sinh học nói riêng và các bộ môn học nói chung để những tiết học như tôi trình bày trên đây có điều kiện thuận lợi để hoàn thiện.
 Cuối cùng tôi chân thành ghi nhận các ý kiến bổ sung đóng góp cho “Đề Tài” của tôi được hoàn thiện.
 Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cẩm Tân, ngày 26 tháng 3 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi viết có bản thảo không sao chep của người khác.
HOÀNG VĂN TÂM
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD& ĐT CẨN THỦY
MUC LỤC
Bìa
Trang
Trang phụ bìa
01
Mục lục
14
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có): CKTKN( chuẩn kiến thức kĩ năng); PPCT ( phân phối chương trình); Hs ( học sinh) GV (giáo viên)
Đặt vấn đề (Đây chính là lý do chọn đề tài)
02
Giải quyết vấn đề (Đây chính là nội dung cơ bản của SKKN)
03
Cơ sở lý luận của vấn đề
03
Thực trạng của vấn đề
03
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
04
Hiệu quả của SKKN
10
Kết luận
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa.
Sách Giáo viên.
tài liệu Chuẩn KTKN
Sách Bài Giảng Sinh Học 6.
Tài liệu Phương pháp dạy học tích cực môn Sinh học THCS.
Mạng internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh THCS - Hoàng Văn Tâm - HCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy - Thanh hóa.doc