Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 dạng bài nghe - Kể lại

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 dạng bài nghe - Kể lại

A. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài :

Ngay từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu ấy ngày

càng không ngừng phát triển và kể chuyện là một phần không thể thiếu của nhu cầu giao

tiếp ấy.

Hình thành nhân cách cho học sinh ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản, các

hoạt động giao tiếp hàng ngày ở nhà trường, thi kể chuyện đã góp phần không nhỏ cho

việc hình thành nhân cách của người học sinh.

Như vậy, việc dạy học môn Kể chuyện không chỉ là đơn thuần giáo viên kể mà ở

đây học sinh tham gia kể, tham gia vào các hoạt cảnh, tham gia vào các vai nhân vật. Bên

cạnh đó các em còn thi kể, nhận xét cách kể, lối kể của bạn.

Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy dạy kể chuyện kiểu bài Nghe - Kể lại đòi hỏi

rất cao ở người giáo viên và phương pháp tổ chức quá trình dạy học kiểu bài này.

2. Mục tiêu:

Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 là một phân môn khó

dạy và học đối với giáo viên và học sinh nếu giáo viên quan tâm đúng mức.

Ở lớp 4 các em có thể ghi nhớ tóm tắt và kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh

hơn ở lớp 1, 2, 3. Vì vậy sang lớp 5 người giáo viên phải chú trọng luyện tập, uốn nắn

các em tạo cho các em hứng thú trong học tập nhằm hình thành kỹ năng kể chuyện một

cách khoa học.

pdf 6 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1510Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 dạng bài nghe - Kể lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 1 -
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 5 
DẠNG BÀI NGHE – KỂ LẠI 
A. Mở đầu 
 1. Lý do chọn đề tài : 
Ngay từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu ấy ngày 
càng không ngừng phát triển và kể chuyện là một phần không thể thiếu của nhu cầu giao 
tiếp ấy. 
Hình thành nhân cách cho học sinh ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản, các 
hoạt động giao tiếp hàng ngày ở nhà trường, thi kể chuyện đã góp phần không nhỏ cho 
việc hình thành nhân cách của người học sinh. 
Như vậy, việc dạy học môn Kể chuyện không chỉ là đơn thuần giáo viên kể mà ở 
đây học sinh tham gia kể, tham gia vào các hoạt cảnh, tham gia vào các vai nhân vật. Bên 
cạnh đó các em còn thi kể, nhận xét cách kể, lối kể của bạn... 
 Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy dạy kể chuyện kiểu bài Nghe - Kể lại đòi hỏi 
rất cao ở người giáo viên và phương pháp tổ chức quá trình dạy học kiểu bài này. 
2. Mục tiêu: 
Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 là một phân môn khó 
dạy và học đối với giáo viên và học sinh nếu giáo viên quan tâm đúng mức. 
Ở lớp 4 các em có thể ghi nhớ tóm tắt và kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh 
hơn ở lớp 1, 2, 3. Vì vậy sang lớp 5 người giáo viên phải chú trọng luyện tập, uốn nắn 
các em tạo cho các em hứng thú trong học tập nhằm hình thành kỹ năng kể chuyện một 
cách khoa học. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Tìm hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện lớp 5. 
- Rèn kỹ năng nghe và kỹ năng kể chuyện cho học sinh. 
- Bản thân tôi đã nhận thức rõ vai trò của dạy kể chuyện ở lớp 5. Từ đó rèn nói cho 
học sinh trong các giờ Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu... 
- Định hướng cụ thể khi dạy Kể chuyện lớp 5. 
4. Phạm vi- Đối tượng nghiên cứu: 
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Hiếu Thành . 
- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 5/3 Trường Tiểu học Hiếu Thành . 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu chương trình Kể chuyện lớp 5. 
- Phương pháp kể chuyện. 
- Phương pháp luyện tập. 
- Phương pháp đàm thoại, trực quan. 
- Phương pháp phân tích tổng hợp. 
B Nội dung 
1. Cơ sở lý luận: 
Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học, mở rộng tầm hiểu 
biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em, ... 
Chính vì vậy, tiết kể chuyện thường được học sinh đón chờ, tiếp thu bằng một tâm 
trạng hào hứng, sôi nổi. Kể chuyện có tác dụng thiết thực như vậy, song thực tế thì một 
số giáo viên chưa thật sự quan tâm mà còn coi là môn học giải trí nên kết quả giờ kể 
chuyện thu được chưa cao. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi đã nghiên cứu 
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 2 -
chắc lọc viết thành kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể 
chuyện lớp 5 Dạng bài Nghe – Kể lại”. 
2 Thực trạng 
2.1 Thuận lợi 
- Được sự quan tâm của BGH Trường. 
- Phụ huynh học nhiệt tình ủng hộ và hợp tác với giáo viên chủ nhiệm. 
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, phòng học có đầy đủ ánh sáng. Bàn 
ghế phù hợp với độ tuổi học sinh tiểu học. 
- Sĩ số học sinh của lớp vừa phải, học sinh đi học đều. 
2.2 Khó khăn: 
- Học sinh không có nội dung câu chuyện trong sách giáo khoa. 
- Khả năng kể lại, kết hợp cử chỉ với điệu bộ,  còn hạn chế. 
- Đa số học sinh chưa mạnh dạn tự tin khi kể chuyện. 
Trong năm học này, tôi được phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 
5/3, kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: 
Tổng 
số HS 
HS kể hay hoặc kể 
sáng tạo 
HS kể thuộc 
chuyện 
HS kể được 
vài đoạn 
HS kể chưa đạt 
yêu cầu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
28 1 3,6% 8 28,6% 14 50% 5 17,8% 
Căn cứ vào các số liệu trên tôi thấy cần rèn cho học sinh kĩ năng kể chuyện trong 
kiểu bài “Nghe – kể lại ” trong phân môn kể chuyện ở lớp 5. 
 3. Giải pháp thực hiện 
3.1 Yêu cầu nghe và ghi nhớ chuyện 
Với dạng bài “Nghe – kể lại ”, đây là bước quan trọng của bài. Học sinh thông qua 
lời kể của giáo viên và đồ dùng dạy học để ghi nhớ câu chuyện cũng như hình thành kĩ năng 
kể chuyện. Nếu làm tốt yêu cầu này thì chúng ta đã giải quyết được yêu cầu của bài học cũng 
như vấn đề của đề bài này. 
Do đó, nó đặt ra yêu cầu rất cao cho giáo viên trong giờ dạy phải đảm bảo thuộc 
chuyện. Khi kể giáo viên phải thể hiện rõ giữa các vai trong chuyện thông qua lời thoại. 
Phải có giọng kể cũng như các yếu tố phụ không lời thể hiện sự lôi cuốn để đưa các em 
xâm nhập vào trong nội dung câu chuyện. 
- Giáo viên kể lần 1 không dùng tranh, nhưng ở lần 2 và 3 dùng tranh, nên kể 
chậm lại thể hiện nội dung chuyện của từng tranh. 
- Khi kể kết hợp ghi các mốc thời gian, tên nhân vật khó nhớ ra bảng. 
Ví dụ: Khi kể chuyện: “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” – Giáo viên kể xong lần 1, cần 
hỏi học sinh về các nhân vật và ghi nhanh ở bảng các mốc thời gian xảy ra câu chuyện: 
Ngày 16/3/1968; Nhân vật: Mai - cơ, Tôm - xỏn, Côn - bơn, An - đrê - ốt - ta, Hơ - bớt, 
Rô - nan. 
- Trong quá trình kể, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gây tò mò, gây sự chú 
ý để cuốn hút học sinh. 
Ví dụ: Trong câu chuyện “Người đi săn và con nai”: Giáo viên đưa ra câu hỏi cho 
học sinh dự đoán kết thúc câu chuyện người đi săn có bắn con nai không? Chuyện gì xảy 
ra sau đó? 
- Trong lần kể thứ 2 và thứ 3 nếu thấy học sinh đã nhớ truyện cũng có thể cho học 
sinh kể tiếp lời của mình hoặc một đoạn, sau đó nhận xét. 
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 3 -
- Không khí của lớp học cũng là yếu tố quan trong để tạo nên thành công. Khi dạy 
tiết kể chuyện giáo viên chú ý tạo không khí thoải mái, ổn định để học sinh tiếp thu tốt 
câu chuyện. 
3.2 Rèn học sinh quan sát và nhận xét tranh nêu nội dung 
Trong mỗi tiết dạy kể chuyện này đều có sử dụng tranh. Đây là đồ dùng dạy học 
hết sức quan trọng, các hình ảnh này đã tóm tắt phần nội dung câu chuyện theo mỗi đoạn. 
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để thuyết minh nội dung tranh cũng 
như đặt tên cho từng tranh có trong SGK. 
Các nhóm có thể lên trình bày ở bảng, giáo viên ghi các ý kiến nhận xét, bổ sung. 
Sau đó, chốt lại ở bảng thuyết minh tranh hợp lý nhất và yêu cầu học sinh đọc lại thuyết 
minh. 
3.3 Rèn kĩ năng kể lại 
Dạng bài "Nghe- kể lại " thông thường là kể trong nhóm sau đó kể trước lớp. 
Trong quá trình dạy, học sinh kể theo nhóm 4. Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng 
điều hành. 
- Để đạt được kết quả các nhóm làm việc nghiêm túc, không khí vui, tự nhiên có 
tính giúp đỡ lẫn nhau cao. Lắng nghe bạn kể, bổ sung nhận xét. 
- Giáo viên đến các nhóm hướng dẫn cụ thể giúp đỡ nhóm yếu đưa ra các câu hỏi 
có tính gợi mở. 
- Khi học sinh kể trước lớp cần động viên khích lệ kịp thời và yêu cầu các em khác 
nhận xét về lời bạn kể rút ra được điểm mạnh, yếu của từng em. 
3.4 Rèn học sinh kết hợp khéo léo cử chỉ, điệu bộ và nét mặt 
Do đặc điểm tâm sinh lý của con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học 
thông thường các em ít mạnh dạn, đặc biệt là đứng trước đám đông hay đứng kể ở trước 
lớp nên kể hay lúng túng, quên chuyện nên nhiều em khi lên kể không kể được..., trạng 
thái tâm lý này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình kể chuyện. 
Vì vậy giáo viên khi kể chuyện cần phải kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của 
mình giống với hành động của nhân vật trong chuyện. 
Ví dụ: Chuyện anh Lý Tự Trọng. Đoạn anh rút súng ra bắn tên mật thám, hay đoạn 
anh lấy xe đạp của tên lính. 
Giáo viên nên kết hợp các động tác của tay. 
Giọng kể, nét mặt cùng thay đổi khi nhân vật vui hay buồn khổ... 
Khi học sinh kể giáo viên chăm chú tập trung nhìn vào các em để khuyến khích 
cũng như uốn nắn kịp thời. 
Động viên các em mạnh dạn, biết kết hợp các cử chỉ điệu bộ là hết sức cần thiết để 
gây ra không khí hào hứng thi đua trong lớp học. 
3.5 Rèn luyện kĩ năng đóng vai 
Đóng vai là hoạt động được hình thành thông qua các trò chơi hoạt động dạy học 
của các môn khác như: Tự nhiên xã hội, Tập đọc, Đạo đức... trong môn kể chuyện đây là 
phần rất quan trọng, học sinh phải thuộc chuyện, lời thoại của nhân vật và hóa thân mình 
vào các nhân vật trong chuyện. Đây là hoạt động mà học sinh rất thích các em luôn được 
muốn đóng vai diễn lại, muốn thể hiện mình. Họat động đóng vai của bài này thường là 
trong nhóm, sau đó các em lên diễn lại trước lớp. 
- Để có kĩ năng này giáo viên phải bố trí các nhóm của lớp một cách hợp lý, không 
để nhóm quá mạnh, nhóm quá yếu. Các thành viên phải hợp tác với nhau. 
- Quá trình phân vai trong nhóm có thể là tự nhận thấy nếu hợp lý, nếu không giáo 
viên cần có sự hướng dẫn phù hợp cho từng nhóm. 
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 4 -
- Trong quá trình nhận xét giáo viên cần chú ý những đặc điểm của nhóm để rút ra 
kinh nghiệm lần sau, cần chú ý động viên kịp thời. 
3.6 Nghe kể, nhận xét và đánh giá 
- Thực chất hoạt động này trong phân môn kể chuyện là rèn kỹ năng nghe, từ đó 
có ý kiến riêng của cá nhân mình. 
- Trong quá trình học sinh kể, giáo viên cần đưa ra yêu cầu để cả lớp cùng theo 
dõi, tập trung cao vào lời kể của bạn. 
- Đưa ra lời nhận xét của mình về lời kể của bạn, đây là quá trình học sinh tham 
gia cùng giáo viên để đánh giá bạn. Qua đây, giáo viên có thể nắm bắt được các hoạt 
động của học sinh cũng như mức độ nắm chắc bài của cả lớp. Trong quá trình tổ chức 
đánh giá giáo viên cần có hệ thống câu hỏi trọng tâm. Để học sinh nhận xét lời bạn kể 
thông qua trả lời các câu hỏi đó. 
- Luôn khuyến khích học sinh đưa ra những đánh giá đúng, sát với lời bạn kể, 
tránh để học sinh đánh giá máy móc không sáng tạo. 
3.7 Trao đổi cùng bạn sau khi kể 
Đây là hoạt động để học sinh rút ra được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Từ đó 
giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng như ý chí nghị lực 
để vượt qua những khó khăn hàng ngày. Học sinh có thể bày tỏ thái độ của mình đối với 
nhân vật trong chuyện. 
Trong quá trình học sinh trao đổi, giáo viên nên đưa ra những câu hỏi gợi mở và 
đặc biệt là để cho các em tự trao đổi cùng nhau qua các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. 
- Nội dung câu chuyện? Nhân vật bạn thích? Vì sao? 
- Chi tiết nào trong chuyện bạn thích? 
- Bạn học được ý chí gì của nhân vật trong chuyện? 
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đúc rút, tâm huyết trong các năm qua khi dạy 
kiểu bài “Nghe - kể lại ”. Trong quá trình dạy học, tôi đã vận dụng vào các tiết dạy của 
mình. 
 4. Kết quả đạt được 
Ngay từ đầu vào năm học tôi đã triển khai khảo sát thực trạng lớp 5/3 mà tôi được 
giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm. Qua quá trình dạy học tôi đã định hướng và tổ 
chức dạy theo các biện pháp đã nêu và thu được kết quả ở cuối học kì I như sau: 
Trong quá trình dạy học tôi thấy học sinh lớp tôi ngày càng mạnh dạn, tự tin và 
bình tĩnh trong giao tiếp. 
Chất lượng của lớp học phân môn kể chuyện có tăng, học sinh thích học. 
Hầu hết học sinh trong lớp đều tích tham gia hoạt động tạo cho tiết học càng sinh 
động, thoải mái. 
5. Khả năng nhân rộng 
Thời 
điểm 
Tổng 
số HS 
HS kể hay, kể 
sáng tạo 
HS kể thuộc 
chuyện 
HS kể được 
vài đoạn 
HS kể chưa 
đạt yêu cầu 
ĐẦU 
NĂM 
28 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
1 3,6% 8 28,6% 14 50% 5 17,8% 
HK I 28 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
9 32,1% 10 35,7% 7 25,0% 2 7,2% 
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 5 -
Kinh nghiệm này đã được kiểm chứng áp dụng tại trưởng Tiểu học Hiếu Thành và 
lan tỏa ra toàn huyện. 
C. Kết luận và đề xuất 
1. Kết luận 
 Quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy kiểu bài: “Nghe - 
kể lại chuyện” và tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy học. 
Chính vì vậy mà chất lượng của học sinh ngày càng nâng cao, đặc biệt là môn kể chuyện. 
Học sinh rất hứng thú với môn học, các em say mê tìm tòi để kể lại câu chuyện một cách 
sáng tạo. Chính vì vậy cũng đã có một số đồng nghiệp sử dụng các phương pháp trên và 
đánh giá cao về kinh nghiệm này. 
2. Đề xuất 
 Từ kinh nghiệm trên, tôi xin kiến nghị với BGH, với tổ khối chuyên môn nên tổ 
chức cho học sinh tham gia kể chuyện (một lớp nhiều em) dạng bài Nghe- kể lại theo 
chương trình đã học giúp học sinh mạnh dạn tự tin trong học tập. 
Trên đây là những suy nghĩ và tôi đã viết thành kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tế 
lớp tôi đang dạy. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp. Tôi sẽ cố gắng học hỏi thêm 
để bản thân được tiến bộ hơn. 
 Hiếu Thành, ngày 10 tháng 01 năm 2021 
 Người Viết 
 Nguyễn Công Danh 
Ý kiến của trường 
Kinh nghiệm này đã được thông qua HĐKH 
của trường và thực hiện có hiệu quả tốt. 
Xếp loại.. 
Hiếu Thành, ngày tháng năm 2021 
HIỆU TRƯỞNG 
Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B - 6 -

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giup_hoc_sinh_hoc_to.pdf