Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ chính tả lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ chính tả lớp 2

Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quan trọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bị mắc lỗi sai đó.

Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử dụng biện pháp như sau:

Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó cho các em tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thực hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi hỏi sau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong, em thấy có bài nào không viết sai lỗi nào hoặc bài nào sai 2; 3 lỗi không? bài nào còn sai rất nhiều lỗi? Giáo viên kịp thời tuyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tôi có những điểm tích cực sau đây.

 

doc 14 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6218Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ chính tả lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiến phương pháp dạy học phân môn chính tả theo hướng tích cực vào người học và chỉ thực hành, thực nghiệm ở lớp 2A ở trường tôi.
III - Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 2A ở trường tôi.
IV – Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thảo luận – trao đổi chuyên môn cùng các đòng chí giáo viên trong tổ.
B – phần nội dung
I – Sơ lược về đặc điểm tình hình chung của lớp 2A
Thuận lợi
Năm học 2005 –2006 là năm học thứ ba thực hiện chương trình thay sách cho học sinh khối 2, qua học tập và tiếp thu chuyên đề nên tôi đã định hướng cho mình là tìm hiểu, theo dõi sáng kiến của mình về nâng cao chất lượng giờ chính tả lớp 2 cụ thể là lớp 2A. Lớp học gồm 32 em, 15 em nữ, 17 em nam. Các em đều ngoan ngoãn biết nghe lời thầy cô dạy bảo nên được ban giám hiệu nhà trường cùng với phòng giáo dục rất quan tâm, hầu hết đồ dùng và thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ. Mặt khác với chương trình mới này các em được học rất sát với trình độ của các em. Vì vậy có sự thuận lợi cho giáo viên dạy học. 
2) Khó khăn:
Lớp 2A là lớp học phần đa là con gia đình nông nghiệp nên việc chăm lo đến học tập của các bậc phụ huynh đối với các em còn hạn chế. Có em đi học còn quên vở hay bút sách.
Mặc khác do cơ sở vật chất của nhà trường còn có hạn: Một số bàn học còn chưa đủ kích cỡ, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, một số em tư thế ngồi học chưa đúng.
II – Phân loại học sinh
Phân loại học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ chính tả. Nếu như không phân loại sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. Vì vậy sau khi ổn định tổ chức lớp trong vòng hai tuần đầu, tôi đã tiến hành điều tra học sinh. Qua bài kiểm tra đầu năm của các em qua thực tế bài viết trong 4 bài 2 tuần đầu, ngoài ra tôi còn tham khảo thêm qua giáo viên dạy các em năm trước. Sau đó tôi tiến hành phân loại học sinh theo tiêu chí chữ viết.
Những em viết đúng, đẹp được phân loại A như các em: Trâm, Hoài nam, Thu Huệ, Hải Ly Những em viết đẹp hoặc chưa đẹp lắm, sai ít lỗi chính tả được phân loại B (Có 14 em) như em Đức, Thư, Vinh,.Những em viết còn xấu, sai nhiều lỗi, được phân loại C gồm 10 em như Giang, Linh, Phúc.
Qua việc điều tra thực tế như vậy, tôi thấy tình trạng các em viết xấu và sai nhiều lỗi quá nhiều. Nếu như không có biện pháp khắc phục sớm, giúp các em viết đẹp và biết cách viết chữ như thế nào cho đúng, thì lên lớp 3 các em sẽ học như thế nào đây? Chính vì điều này đã thôi thúc tôi tìm ra một số biện pháp cụ thể, sát thực để giúp và đưa những đối tượng thuộc loại C lên loại (A hoặc B). Có như vậy thì chất lượng giờ chính tả mới được tốt.
III – Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 2
1) Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả. 
Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên đừng nên nghĩ rằng “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết” là không quan trọng, mà ngược lại, tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của từng em. Nhiều em lên lớp 2 rồi mà khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầm bút thấp quá nên mực hay ra tay làm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ, mà ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống suốt đời. Nếu em nhìn vào vở sát quá thì mắt sẽ bị cận thị ..Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo tư thế ngồi viết, ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20 – 25 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được để hơi chếch về phía tay trái. hai chân để thẳng, vuông góc sau đó tôi hướng dẫn cho các em cách cầm bút sao cho dễ viết, không cao quá khó viết và không thấp quá mực vào tay làm bẩn bài viết. Khi hướng dẫn tỉ mỉ tôi khuyến khích cho các em thực hiện, bạn nào ngồi đúng nhất được cô tuyên dương trước lớp. Trong các tiết dạy chính tả tiếp theo, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh. 
2) Luyện viết đúng phụ âm đầu.
Để giúp học sinh viết đúng 1 số phụ âm đầu dễ lẫn lộn này, trong mỗi giờ chính tả tôi phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, trong từng bài cụ thể đối với từng cặp phụ âm mà học sinh hay sai để cho bài dạy sinh động, để giúp các em dễ phân biệt được cách viết đúng, sai.
Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhận xét các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào bảng con cho quen tay. Bước đầu tôi đọc toàn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnh những tiếng khó để luyện tập cách nghe cho học sinh. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi bằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những tiếng từ các em hay viết sai. Sau đó tôi cho một số em nhắc lại một số luật chính tả, các em đã được học.
Như trước e, ê và i âm cờ được viết bằng chữ k (ca).
Ví dụ: kể; kẻ..
Hoặc trước e, ê và i âm gờ viết bằng chữ gh (gh ghép) hay ngờ viết bằng ngh (ngờ nghép).
Ví dụ: ghế; ghé.
	 nghỉ; nghé. 
Sau khi các em nhắc lại được 1 số luật chính tả, thì cho các em được luyện viết nhiều lần trên bảng con để các em nhớ.
Trong những giờ chính tả có phần luyện tập r/d/gi đa số các em khó tìm ra quy tắc phân biệt khi nào viết, d hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi cho các em phân biệt bằng nhiều cách như sau. Đầu tiên cho các em dựa vào nghĩa để phân biệt.
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âm đầu r/d/gi có trong bài.
Học sinh tìm được là: dạo, rụt, rè, giờ, giỏi, dành,.
Bước 2: Cho học sinh viết bảng con (nhận xét, giảng giải cách viết) phát âm, giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó.
Chẳng hạn: với tiếng “dạo”.
Học sinh viết bảng con, giáo viên nhận xét và giảng cách viết.
d + ao + dấu nặng - dạo.
+ Phát âm (gv làm mẫu, gọi 1; 2 học sinh phát âm lại) d – ao – nặng – dạo.
+ Giải nghĩa (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải nghĩa).
Em hãy đọc lại câu có chứa tiếng “dạo” cho trong bài và cho cô biết “dạo” ở đây ý nói gì? (chỉ khoảng thời gian ngắn chưa lâu).
+ Học sinh tìm từ có tiếng “dạo”; dạo này, một dạo
Bước 3: Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi bằng cách tìm các tiếng lập bảng.
r
d
gi
- rạo: rạo rực
dạo: dạo nào
không có
rào rạo, rệu rạo.
dạo chơi, dạo này
Gợi ý cho học sinh điền từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em tìm từ có tiếng “rạo” “dạo”. Học sinh tìm đến đâu tôi ghi lên bảng đến đấy.
Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều phải theo dõi, quan tâm uốn nắn từng em. Những em viết sai s/ x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phải phát âm lại cho các em nghe, phát âm s cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Còn viết là x khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng ra ngoài. Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phát âm của cô như: Thi viết nhanh và đúng, cô đọc “xanh” cả lớp viết vào bảng con, bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại 10 lần hoặc một số từ có tiếng khác như (mùa xuân, sương,). Hoặc khi dạy chính tả tiết 1tuần thứ 2 ở phần luyện tập tôi chọn bài tập 2a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt s/x qua các dạng bài tập.
Bài tập: Hãy điền s/x vào chỗ trống cho thích hợp:
 a) - oa đầu - Ngoài..an
 - Chim.âu - âu cá 
Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chức các hình thức luyện tập như sau:
Giáo viên chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm một băng giấy thảo luận và làm bài tại chỗ. 
Làm bài xong (trên băng giấy) cử đại diện nhóm dán lên bảng đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng. Nhóm nào mà làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán.
Xoa đầu - Ngoài sân
Chim sâu - Xâu cá
Nhóm nào thắng cuộc được tôi khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ tay khuyến khích.
Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạng câu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cách dùng đúng khi viết chính tả.
Dạng bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x
Giàu đôi con mắt, đôi tay.
Tay ..iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm (siêng)
Hai con mắt mở, xa nhìn
Cho sâu, cho .áng mà tin cuộc đời (sáng)
 	Xuân Diệu
Hoặc dạng bài tập:
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ 	(siêng năng).
- Trái nghĩa với gần 	(xa).
- Nước chảy rất mạnh và nhanh	(xiết)
Với những dạng bài tập trên tôi đều tổ chức cho các em trao đổi theo nhóm. Sau đó đại diện nhóm lên thực hiện hay trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung giáo viên chốt lại lời giải đúng, để tuyên dương những nhóm làm đúng. Để giúp học sinh lớp tôi viết đúng chính tả, cũng như biết phân biệt được các phụ âm đầu, tôi thường linh hoạt khi dạy chính tả như dạy tiết 2 tuần 5 lớp 2 trang 45. Các bài tập trong sách giáo khoa được đưa ra phân biệt l/n hoặc en/eng. Nhưng khi dạy học sinh khu vực ở lớp tôi các em không nói sai và không viết sai l/n hoặc en/eng, nên tôi chủ động thay bài tập này bằng tập phân biệt ?/~ hoặc s/x cho các em được luyện đọc, viết nhiều và từ việc hiểu nghĩa của từ các em dễ nhớ và viết đúng chính tả.
Với việc dạy phân biệt ?/~ hay tr/ch các em hay nói sai và dẫn đến viết sai, nên tôi luôn luyện cho các em như các hình thức luyện tập s/x nói trên. Khi dạy chính tả, trước khi viết bài tôi luôn coi trọng việc tìm luyện viết chữ khó (chữ các em hay viết sai) trong bài. Đối với bước luyện viết từ khó này, đối với tiết nào tôi cũng thực hiện và trước hết cho các em tìm trong đoạn bài viết những từ nào em thấy khó viết, học sinh nêu ra trước lớp sau đó giáo viên cho các em được luyện viết trên bảng con và gọi vài em lần lượt lên bảng viết học sinh và giáo viên nhận xét đúng sai.
Song song với việc phân biệt phụ âm đầu, tôi luyện cho các em viết đúng các vần khó trong các tiếng từ. 
3) Luyện viết đúng tiếng có vần khó.
Trong quá trình viết các em thường gặp phải những tiếng, từ có vần khó (uyu, uôn, oang, uyết.) một số tiếng có vần dễ lẫn lộn (oe/ eo/ iê/ yê/ iên/ yên/ ia/ ya.) một số từ khó “khuỷu tay” trong bài Bím tóc đuôi xam, Cái trống trường em, Chiếc bút mực, Trên chiếc bèĐể rèn viết đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi gọi học sinh phân biệt từng tiếng, cho học sinh khác nhau nhận xét và thống nhất cách viết.
kh + uyu + thanh hỏi = khuỷu
kh + oat + thanh sắc = khoát
Vần khó nên khi phân tích tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học sinh viết bảng con, lớp nhận xét, lớp tự sửa sai. Với những bài viết có ít những vần khó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinh viết, để khắc sâu vần cần chú ý.
Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau cho các em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng.
4) Chấm chữa bài chính tả.
Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quan trọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bị mắc lỗi sai đó.
Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử dụng biện pháp như sau:
Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó cho các em tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thực hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi hỏi sau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong, em thấy có bài nào không viết sai lỗi nào hoặc bài nào sai 2; 3 lỗi không? bài nào còn sai rất nhiều lỗi? Giáo viên kịp thời tuyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tôi có những điểm tích cực sau đây.
Các em được tiếp xúc (có thức) với văn bản viết một lần nữa, qua đó góp phần cũng cố những kiến thức vừa được hướng dẫn.
Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi chính tả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả cho mỗi trường hợp. Nên góp phần cũng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khả năng chính tả.
Trường hợp, những em học sinh yếu, chuyên viết sai lỗi chính tả thì không tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo viên đi đến từng em để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm bắt được luật chính tả một cách thuận tiện.
Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tôi đã giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác, không để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trung thành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.
Hình thành ý nghĩa giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vở sạch,viết chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữa soát lỗi.
Hình thành ở các em ý thức nhiệm vụ được giao (tính tự giác).
Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đối với các tiết chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài. Giáo viên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Với những biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn không tìm ra lỗi sai của mình và được cô khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một thời gian không lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan. 
5) Luyện viết chữ đúng đẹp.
Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em là rất cần thiết. Viết đẹp nó còn thể hiện được tính cách của con người “Nét chữ - nết người”. Trong lớp tôi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều lý do. Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền mạch.
Để giúp các em khắc phục những tình trạng trên tôi đã lập kế hoạch sử dụng các biện pháp khác nhau áp dụng để từng đối tượng.
Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao các chữ cái thành 5 nhóm (đối với chữ viết thường).
Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: i, e, ê, n, m.
Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,25 đơn vị như: chữ s,r
Nhóm 3: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như: chữ t.
Nhóm 4: Nhóm chữ cao 2 đơn vị như: chữ q, p, d, đ.
Nhóm 5: Nhóm chữ cao 2,5 đơn vị như: chữ b, h, l, k, y, g
Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên tôi tiến hành hướng dẫn viết trên dòng kẻ bảng lớp trong khi viết giáo viên nhắc nhở các em viết với độ rộng của chữ, muốn viết đẹp thì các con chữ cần phải có độ cao bằng nhau, độ rộng của các con chữ cũng phải bằng nhau, khoảng cách của các chữ với nhau không rộng lắm mà cũng không hẹp lắm, khoảng bằng nửa thân chữ là vừa. Các nét hắt trong một chữ phải được nối liền nhau, trong khi viết một chữ hạn chế nhấc bút mà thường viết liền các con chữ với nhau, chữ viết thẳng giáo viên viết mẫu (ngay ngắn, không ngữa ngả chữ mà không cúi rạp chữ).
Sau khi học sinh nắm được cách hướng dẫn cách viết đẹp tôi cho các em được luyện vào bảng con theo đúng các dòng kẻ cô hướng dẫn, giáo viên kịp thời sửa lại những nét các em viết chưa đúng, tuyên dương những em viết đúng hàng kẻ, đẹp.
 Luyện viết vào vở, giáo viên đọc cho học sinh 1 hoặc 2 câu thơ với tốc độ chậm để các em tập viết đúng li trong khi học sinh viết, giáo viên đi lần lượt từng bàn quan sát các em viết, em nào viết chưa đúng chưa đẹp cô viết mẫu cho em đó 1, 2 chữ vào vở để các em bắt trước viết cho đẹp. Khi các em đã biết viết dùng kích cỡ tôi tập cho các em viết đúng đẹp với tốc độ viết của học sinh lớp 2.
Ngoài những việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả tôi luôn quan tâm nhắc nhở các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác như tập làm văn, tập viết.và tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp như đang trong giờ luyện viết vậy, thì dần dần các em mới quen tay viết chữ đẹp được. Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết của bạn nào đẹp, đúng cỡ chữ là cô tuyên dương trước lớp nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.
Từng tuần, từng tháng tôi tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp, giám khảo là những tổ trưởng, giáo viên giám sát học sinh chấm và nhận xét vở sạch, chữ đẹp của tổ khác và nếu tổ nào có nhiều (A*) thì tổ đó thắng và được ghi thành tích vào thi đua của tổ.
Ngoài việc rèn chữ đẹp ở lớp, tôi còn gặp gỡ gia đình các em trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ huynh kèm cặp thêm viết ở nhà và cứ như vậy, sau một thời gian lớp tôi có nhiều em viết chữ đẹp như em (Hải Li, Trâm, Hoài Nam, Thu Huệ. ) và nhiều em từ loại C lên B như em (Giang, Đàm Danh Đức, Sơn) và từ loại B lên loại A như em (Minh Đức, Vinh, Hồng Anh, Thư  ).
Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộ của các em là nguồn động viên, khuyến khích tôi càng hăng say thực hiện mong muốn của mình.
IV – Trích giáo án chính tả nghe – viết lớp 2
Sau khi thực soạn và dạy tôi thấy tiết dạy này rất thành công và thu được kết quả cao.
Nội dung cụ thể là:
Chính tả: Tiết 2 tuần 4.
Bài nghe viết: Trên chiếc bè 
- Mục tiêu: 
Rèn kỹ năng chính tả.
+ Nghe – viết chính xác 1 đoạn trong bài “Trên chiếc bè”. Biết trình bày bài: Viét chữ hoa chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật (Dế Trũi), xuống dòng khi hết đoạn.
+ Củng cố quy tắc chính tả với yê/ iê 
+ Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/ gi / d.
2 - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a.
Vở bài tập và những đồ dùng cần thiết như sách giáo khoa, phấn
3 - Các hoạt động dạy học.
A – Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng lớp theo lời đọc của giáo viên. Cả lớp viết vào bảng con: giúp đỡ, nhảy dây, viên phấn, bình yên.
Giáo viên và học sinh nhận xét.
Giáo viên tuyên dương những em viết đẹp.
B – Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Các em đã được học những bài tập đọc của tuần qua. Để các em viết đúng đẹp hơn, hôm nay cô sẽ dạy các em bài chính tả Nghe - viết: “Trên chiếc bè” và viết đúng tiếng có vần yê/ iê. Biết phân biệt các tiếng có phụ âm đầu r/ d/ gi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
Hướng dẫn chuẩn bị: 
Giáo viên đọc mẫu đoạn bài viết của bài : ”Trên chiếc bè”.
Hai học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Giúp học sinh nắm nội dung đoạn văn thông qua hệ thống câu hỏi:
 + Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu ?
 + Đôi bạn đi xa bằng cách nào ?
 (Học sinh trả lời câu hỏi - Học sinh khác và giáo viên nhận xét bổ sung)
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả. Giáo viên hỏi:
+ Đoạn văn gồm mấy câu? (5 câu).
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? (Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa),vì sao ?. (vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu hoặc tên riêng).
Một học sinh đọc lại đoạn văn, cả lớp đọc thầm tìm những chữ ghi tiếng khó khăn hoặc dễ lẫn, nêu ra trước lớp giáo viên cho các em viết bảng con những chữ ghi tiếng khó đó. Đồng thời gọi một số em lên bảng viết bài.
Dế Trũi, trong vắt, rủ nhau, bèo sen. Giáo viên và học sinh nhận xét đúng sai.
Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nhớ.
 Trũi = Tr + ui + Thanh ngã.
 trong vắt : trong = tr + ong + thanh ngang 
 vắt = v + ắt + thanh sắc
 rủ = r + u + thanh hỏi
 sen = s + en + thanh ngang
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
Giáo viên cho học sinh soát bài
Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
Giáo viên hướng dẫn các em đổi vở cho nhau (2 bạn cạnh nhau) nếu thấy bạn sai lỗi nào kịp thời bảo bạn sửa ngay sau đó các em xếp vở ra đầu bàn để giáo viên chấm bài và nhận xét bài viết.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài (Tìm 3 chữ có iê/ yê)
Học sinh làm bài vào vở nháp.
Giáo viên chia bảng lớp thành 3 cột mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi em viết lên bảng một tiếng có vần oay rồi chuyền phấn cho bạn. Sau một thời gian quy định, các nhóm ngừng viết.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng: bình chọn nhóm làm bài đúng, nhanh, tìm được nhiều từ có iê/ yê.
Cả lớp viết bài vào vở bài tập.
Bài tập 3: (lựa chọn)
Tôi chọn bài tập 3a.
Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh trao đổi theo cặp (2 em ngồi gần nhau).
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta 3.doc