Giải pháp 1: Lựa chọn cách dạy phù hợp để giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn lớp 4 phần văn miêu tả.
Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Việc cho các em tiếp xúc với văn miêu tả sớm như vậy đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu của các em với thế giới xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Học văn miêu tả các em có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để gợi ra những tình cảm, xúc cảm, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ. Cho các em tiếp xúc với thế giới xung quanh, với thiên nhiên là con đường hiệu quả nhất để giáo dục học sinh phát triển ngôn ngữ. Đến lớp 3, văn miêu tả được học không nhiều song trong chương trình phân môn Luyện từ và câu đã chú trọng rèn luyện các kiểu câu theo mẫu nhất định và chú trọng dạy các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá. Đó là những bước chuẩn bị quan trọng cho việc dạy văn miêu tả ở lớp 4.
Văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết (7 tiết ở học kì I, 23 tiết ở học kì II). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả ? (tuần 14) giúp học sinh có khái niệm về miêu tả nói chung, các em lần lượt đi sâu vào từng kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. Trong mỗi kiểu bài nói trên, học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng cơ bản: quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, xây dựng đoạn văn và bài văn miêu tả. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2, lớp 3 (nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4 đã bắt đầu được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung, vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (đồ vật, cây cối, con vật) để hướng dẫn học sinh miêu tả cho cụ thể và sinh động. Cụ thể:
Bài văn miêu tả phải chân thực
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
Do vậy, bài văn miêu tả trước hết cần có tính chân thực, đúng bản chất của đối tượng. Dạy cho học sinh tiểu học miêu tả chân thực một đối tượng, trước hết phải đi từ yêu cầu tả đúng thực tế, nghĩa là thông qua việc quan sát trực tiếp bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc (nghe) hiểu sai hoặc không hình dung được nó.
Quan sát đối tượng miêu tả
Để giúp người đọc, người nghe tái hiện được đối tượng miêu tả một cách chân thực, sinh động, bài văn miêu tả phải tuân theo một trình tự hợp lí, đảm bảo tính lôgíc. Vậy khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn các em :
- Quan sát tỉ mỉ các bộ phận theo một trình tự hợp lí
Ví dụ:+ Quan sát theo trình tự không gian: Từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải, . hoặc ngược lại
+ Quan sát từ bao quát đến các bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu,.).
+ Quan sát trình tự tâm lí: Điều gì gây chú ý nhiều (gây hứng thú có tác động mạnh) thì tả trước, điều gì ít chú ý tả sau.
+ Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,.).
hó thành công. Chất lượng của các giờ Tập làm văn nói chung đều đạt kết quả chưa cao. Điều tra học sinh ở lớp 4 ở trường tiểu học Quang Trung thấy bài viết của các em ít có sự sáng tạo, hay rập khuôn theo một mô típ sẵn có nào đó, có những bài làm không giống bài văn mà giống một bài khoa học hoặc trình bày, sắp xếp ý lộn xộn. Kết quả điều tra một bài viết ở lớp 4A6 trường Tiểu học Quang trung năm học 2018 - 2019. Đề bài : Tả một đồ chơi mà em thích. Lớp Số lượng bài chấm Bài viết đúng yêu cầu, có hình ảnh Giống bài khoa học Bài chưa đạt yêu cầu 4A6 35 10 17 8 Từ thực trạng trên, để việc dạy và học đạt hiệu quả hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học Tập làm văn miêu tả ở lớp 4. Đối tượng nghiên cứu và áp dụng là học học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quang Trung. 3.Nội dung và hình thức của giải pháp: a.Mục tiêu của giải pháp - Xác định nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Tìm hiểu nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 4. Phân loại từng kiểu bài rèn luyện kĩ năng về loại văn miêu tả có trong chương trình Tập làm văn lớp 4. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh khi thực hiện việc dạy và học Tập làm văn ở lớp 4 nói chung và văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng. - Lựa chọn cách dạy phù hợp để giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn lớp 4 phần văn miêu tả. - Khảo sát bài làm của học sinh để nắm chất lượng học văn miêu tả của các thể loại văn sau: * Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật: giúp học sinh biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả các thể loại trên. * Chương trình Tập làm văn miêu tả trang bị cho học sinh những kĩ năng - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu. - Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã cho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. - Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi thực hiện việc học văn miêu tả ở lớp 4 *Thuận lợi: Từ lớp 2, 3 học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. Đối tượng miêu tả khá gần gũi với học sinh nông thôn (cây bàng, con gà,). Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ thú vị, *Khó khăn Lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế, nhất là với học sinh ở trường nông thôn. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu. Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó là điều trăn trở của tôi cũng như các giáo viên khác trong khối. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã luôn tìm tòi, tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để phục vụ quá trình giảng dạy. *Giải pháp 1: Lựa chọn cách dạy phù hợp để giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn lớp 4 phần văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Việc cho các em tiếp xúc với văn miêu tả sớm như vậy đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu của các em với thế giới xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ... Học văn miêu tả các em có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để gợi ra những tình cảm, xúc cảm, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ... Cho các em tiếp xúc với thế giới xung quanh, với thiên nhiên là con đường hiệu quả nhất để giáo dục học sinh phát triển ngôn ngữ. Đến lớp 3, văn miêu tả được học không nhiều song trong chương trình phân môn Luyện từ và câu đã chú trọng rèn luyện các kiểu câu theo mẫu nhất định và chú trọng dạy các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá. Đó là những bước chuẩn bị quan trọng cho việc dạy văn miêu tả ở lớp 4. Văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết (7 tiết ở học kì I, 23 tiết ở học kì II). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả ? (tuần 14) giúp học sinh có khái niệm về miêu tả nói chung, các em lần lượt đi sâu vào từng kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. Trong mỗi kiểu bài nói trên, học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng cơ bản: quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, xây dựng đoạn văn và bài văn miêu tả. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2, lớp 3 (nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4 đã bắt đầu được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung, vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (đồ vật, cây cối, con vật) để hướng dẫn học sinh miêu tả cho cụ thể và sinh động. Cụ thể: Bài văn miêu tả phải chân thực Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Do vậy, bài văn miêu tả trước hết cần có tính chân thực, đúng bản chất của đối tượng. Dạy cho học sinh tiểu học miêu tả chân thực một đối tượng, trước hết phải đi từ yêu cầu tả đúng thực tế, nghĩa là thông qua việc quan sát trực tiếp bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc (nghe) hiểu sai hoặc không hình dung được nó. Quan sát đối tượng miêu tả Để giúp người đọc, người nghe tái hiện được đối tượng miêu tả một cách chân thực, sinh động, bài văn miêu tả phải tuân theo một trình tự hợp lí, đảm bảo tính lôgíc. Vậy khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn các em : - Quan sát tỉ mỉ các bộ phận theo một trình tự hợp lí Ví dụ:+ Quan sát theo trình tự không gian: Từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải, ... hoặc ngược lại + Quan sát từ bao quát đến các bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu,...). + Quan sát trình tự tâm lí: Điều gì gây chú ý nhiều (gây hứng thú có tác động mạnh) thì tả trước, điều gì ít chú ý tả sau. + Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,...). Để giúp HS quan sát đối tượng và miêu tả chân thực về đối tượng ấy, người giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy nhằm cung cấp cho các em những hình ảnh những thước phim cụ thể, sinh động của những loài cây, những con vật mà các em định tả nhưng thực tế lại chưa một lần nhìn thấy hoặc chỉ nhìn lướt qua trong phim ảnh hay khi về quê Ví dụ: Bài tập 2 - SGK trang 32, tập 2 “Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học ”. a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây. b)Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. * Đối với cách a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây”, tôi đã cho các em quan sát hình ảnh từng bộ phận của rất nhiều loại cây ăn quả quen thuộc như: xoài, nhãn, chuối, dừa( Tùy từng loại cây để đưa ra hình ảnh phù hợp). Gốc dừa – Thân dừa(vùng đất cát) Ngọn dừa – lá dừa Quả dừa Cùi dừa *Có thể kết hợp tả từng bộ phận với quá trình phát triển của cây, ta có thể đưa ra các hình ảnh sau: Ví dụ: Tả cây chuối Gốc; thân chuối- Cây chuối con Lá chuối – Hoa chuối Buồng chuối xanh Buồng chuối chín * Đối với cách b.Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây, tôi đã cho các em quan sát cây theo mùa.Ví dụ : Mùa đông, cây trơ trụi, khẳng khiu. Xuân sang, cây đâm chồi,nảy lộc. Hè đến cành lá xum xuê Quả chi chít cành trên,cành dưới Quả lớn nhanh như thổi Tuy nhiên cần lưu ý HS trong thực tế nhiều loài cây mùa đông không rụng lá mà xanh quanh năm Bài tập 4 - SGK trang 82, tập 2 “Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây: a) Cây tre ở làng em. b) Cây tràm ở quê em. c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng. ” Để có thể làm được các bài này thì các em phải có những hiểu biết nhất định về những loài cây mà các em định tả. Vì vậy, tôi đã đưa ra một số hình ảnh sau và cung cấp cho các em những hiểu biết về ích lợi của cây và những tình cảm của người dân địa phương đối với những loài cây đó (Ví dụ: cây tràm cho tinh dầu; người dân thường ngồi dưới gốc đa, gốc tre hóng mát) Bụi tre Cây đa Tràm bông vàng ra hoa Bài: Luyện tập miêu tả cây cối – SGK trang 83, tập 2“ Tả một cây có bóng mát( hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.”Đối với bài này, tôi đã cho các em thấy sự đa dạng, phong phú của các loại cây. Từ đó, các em sẽ lựa chọn cây để miêu tả theo ý thích: Ví dụ: Cây hoa bằng lăng Cây bàng về mùa đông Cây bàng về mùa hè Cây phượng về mùa hè Còn về dạng bài: Miêu tả con vật Tùy theo yêu cầu của từng bài mà tôi đã đưa ra những hình ảnh hay những thước phim về những con vật cũng như những hoạt động của chúng cho phù hợp. Ví dụ :1) Tả con vật nuôi trong nhà: Gà mái- gà con Gà trống Chó lớn Chó con Mèo mướp Mèo tam thể 2) Tả con vật nuôi trong vườn thú: Chim công múa Khỉ Hổ 3) Tả con vật em nhìn thấy trên đường: Con trâu Thỏ nâu Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả - Chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. - Sắp xếp ý một cách hợp lí theo ba phần của bài văn miêu tả : + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. + Thân bài: Tả bao quát rồi tả từng bộ phận của đối tượng hoặc tả từng thời kì phát triển của đối tượng. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ (ấn tượng) về đối tượng miêu tả theo cách mở rộng hoặc không mở rộng. * Cách thức lựa chọn và sắp xếp ý với từng thể loại nhỏ phần thân bài a)Tả đồ vật: Trước hết, nêu tả bao quát toàn bộ đồ vật (hình dạng, màu sắc,...), sau đó tả những bộ phận chính với những đặc điểm nổi bật. Ví dụ: Tả chiếc cặp + Tả bao quát đồ vật: Cặp hình chữ nhật, làm bằng bằng vải giả da được trang trí rất đẹp. + Tả chi tiết: Tả mặt cặp, quai xách, quai đeo, khoá cặp, các ngăn,... b) Tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây (theo các mùa trong năm); tập trung vào những nét nổi bật của từng loại cây cụ thể (VD: hình dạng, màu sắc, hương thơm,... của hoa; hình dạng, màu sắc, mùi vị,... của quả). Tiết tập làm văn“Luyện tập miêu tả cây cối” Trang 41- 42 và trang 50 - 51 SGK TV4 - Tập 2, đã đưa những ví dụ rất cụ thể và là những đoạn văn mẫu mực về miêu tả cây cối. C)Tả con vật: Tả hình dáng rồi tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (hoặc kết hợp tả hình dáng xen kẽ trong khi tả hoạt động của con vật); tả thêm những biểu hiện của con vật trong mối quan hệ với người (nếu có). * Dựng đoạn và viết bài miêu tả - Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định (Ví dụ: giới thiệu hay tả bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết về đối tượng miêu tả,...). - Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn phải đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc (thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá thích hợp). Bài tập làm văn cần chú ý đến tính thống nhất của cả bài. Mỗi đoạn trong bài văn (kể cả đoạn mở bài và đoạn kết bài đều phải hướng vào nội dung chính của bài, gắn bó với nội dung đó. (Nhiều em đoạn mở bài giới thiệu cây hoa sau lại tả cây ăn quả. * Cách thức hướng dẫn học sinh dựng đoạn và viết bài với từng thể loại nhỏ: a) Tả đồ vật: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm; có thể so sánh, nhân hoá làm cho đồ vật được miêu tả thêm sinh động (Ví dụ: gọi đồ vật bằng anh, chị, chú, bác,... hoặc cho đồ vật tự xưng là tớ, tôi, mình để tự nói về nó). b) Tả cây cối: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, hương thơm, mùi vị; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra hình ảnh cây cối ở thời kì phát triển hay mùa khác nhau (cây cối ở thời điểm hiện tại so với trước đây và tương lai sau này). c) Tả con vật: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi với con người. Giải pháp 2: Cho học sinh tự lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn ý trước khi viết văn nhằm rèn kĩ năng tạo lập văn bản (liên kết câu tạo thành đoạn, bài) - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày bố cục của văn bản (tức là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh: miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian) bằng câu hỏi dẫn dắt: Em cần trình bày bài viết của mình như thế nào? (Trình bày theo mấy phần? Đó là những phần nào ?) - Hướng dẫn học sinh xác định đúng nội dung của từng phần (mở bài, thân bài và kết bài) Biện pháp này là bước cơ bản giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả có chất lượng. Sau khi học sinh đã có một vốn từ Tiếng việt nhất định liên quan đến yêu cầu của bài tập, giáo viên cho học sinh lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn ý vừa lập giáo viên giúp học sinh sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt,... để hoàn thiện những ý cơ bản nhất theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ với đề bài “Tả chiếc cặp sách của em” (SGK TV4, T2, trang 18), giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập được một dàn ý chi tiết như sau: * Mở bài (trực tiếp hay gián tiếp) - Mở bài trực tiếp: Vào đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp xinh xắn. - Mở bài gián tiếp: Cũng như bao đứa bạn cùng lớp, ngày khai trường là ngày mà em mong chờ nhất. Trước ngày khai trường, mẹ đã mua cho em đủ sách vở và đồ dùng học tập. Trong số đó, ấn tượng nhất là chiếc cặp sách mà mua về từ Thủ đô Hà Nội.... * Thân bài : - Hình dáng, kích thước: chiếc cặp hình chữ nhật, dài khoảng hai gang tay, rộng một gang tay, ... - Cặp vừa có quai đeo, vừa có quai xách nên rất tiện - Màu sắc: Bao trùm chiếc cặp là một màu xanh lơ (xanh nhạt, xanh đậm, ..) với đường viền màu đỏ (màu đỏ viền đen, ...) - Chất liệu: Cặp được làm bằng sợi ni lông tổng hợp nên không thấm nước, bền và đẹp - Đường khâu đều đặn bằng chỉ dù đen (đỏ, xanh, ...) chạy vòng quanh chiếc cặp - Cấu tạo: Cặp gồm có hai, ba, ... ngăn được ngăn cách bởi các lớp vải mềm. Mỗi ngăn có một công dụng riêng của nó... - Nắp cặp có khóa cặp bằng nhựa (sắt mạ kền, mạ vàng, ..) màu đen để chống trộm - Một số đặc điểm nổi bật trên chiếc cặp: mặt cặp được trang trí thêm hình chú thỏ, tranh phong cảnh, đồng lúa vàng, ... làm tăng thêm vẻ đẹp cho chiếc cặp... * Kết bài (mở rộng hay không mở rộng) - Kết bài không mở rộng: Em rất vui và tự hào khi có được chiếc cặp xinh xắn này. - Kết bài mở rộng: Chiếc cặp là người bạn đồng hành thân thiết của em mỗi khi đến trường. Ngày ngày, em không quên dùng một chiếc giẻ mềm lau chùi cho chiếc cặp luôn sạch sẽ. Đối với em, chiếc cặp này thật quý biết bao! Sau khi lập được dàn ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên cho học sinh trình bày miệng dàn ý vừa viết nhằm rèn kĩ năng diễn đạt, liên kết câu tạo thành đoạn, bài tránh rơi vào lủng củng, câu què, câu cụt, dùng từ thiếu chính xác. Giải pháp 3: Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh. Ví dụ: Một học sinh tả chiếc bàn học: Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó. Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau Ví dụ: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. - Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên. - Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy - Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm (mà không phải một con) - Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị - Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó. Giải pháp 4: Rèn kĩ năng viết trong giờ tập làm văn miêu tả ở lớp 4. Khi viết một đoạn văn, bài văn, học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá,...) rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản. Lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn và toàn bài để tạo thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy, trong quá trình rèn kĩ năng viết, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu sau: Bước 1: Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện yêu cầu viết (đoạn văn, bài văn) theo loại văn, kiểu bài đã học ( miêu tả đồ vật, cây cối, con vật) Bước 2: Tập viết đoạn văn bảo đảm sự liên kết chặt chẽ về ý: viết đoạn mở bài, (trực tiếp, gián tiếp), viết các đoạn phần thân bài, viết đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai và kết thúc). Bước 3: Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, cụ thể : - Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Có thể liên kết các đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối hoặc cách sắp xếp ý theo trình tự đã học. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. - Lời văn trong bài (đoạn) cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại. Giải pháp 5: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn của từng học sinh (qua việc thực hành - luyện tập ở lớp cũng như ở nhà), từ đó phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo trong thời gian tiếp theo. Việc nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Trên cơ sở đó, giáo viên biết mình cần quan tâm đến học sinh nào? Học sinh này yếu những kĩ năng gì? Học sinh kia yếu những kĩ năng gì? để có biện pháp rèn luyện thích hợp. Trên thực tế, các biện pháp nêu trên cần được tiến hành một cách đồng thời và liên tục trong mỗi tiết dạy. Mặt khác, giao bài tập về nhà và kiểm tra việc học ở nhà là một việ
Tài liệu đính kèm: