Sáng kiến kinh nghiệm Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Sáng kiến kinh nghiệm Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Không biết mọi người có cảm giác thế nào, riêng tôi mỗi khi được thấy ai

đó là người ngoại quốc nói hoặc hát được những bài hát tiếng Việt, một cảm xúc

thán phục xen lẫn xúc động và niềm tự hào về tiếng Việt lại trào dâng trong

lòng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam chúng ta đang mở

rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều

người nước ngoài biết đến Việt Nam, biết nói, hát và giao tiếp bằng tiếng Việt

cũng là điều bình thường . Nhưng sự thán phục của tôi đối với họ là bởi một lẽ

đi sâu vào ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, đôi

khi chính chúng ta cũng còn có sự nhầm lẫn. Một trong những nội dung khó của

tiếng Việt là phần nghĩa của từ.

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được

tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm

liền trong quá trình dạy học, tôi thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ

trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả. Tuy

nhiên, khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm

lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không

được như mong đợi của cô giáo. Kể cả một số học sinh hoàn thành tốt môn

Tiếng Việt cũng làm thiếu chính xác. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Năm

giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng

âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa” để nghiên

cứu

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1184Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn 
toàn khác nhau) như trường hợp “câu” trong “câu cá” và “câu” trong “đoạn văn 
có 5 câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các 
từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả 
của hoạt động chuyển hoá từ loại của từ). 
- Ví dụ: 
a) + cuốc (danh từ), đá (danh từ): cái cuốc, hòn đá. 
 + cuốc (động từ), đá (động từ): cuốc đất, đá bóng. 
b) + thịt (danh từ): miếng thịt. 
 + thịt (động từ): thịt con gà. 
Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của 
từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 
- Ví dụ: Đem cá về kho 
Câu trên có thể hiểu là hai cách: 
Cách 1: Đem cá về kho cất để dự trữ. 
Cách 2: Đem cá về để kho lên ăn. 
 * Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa 
chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 
(Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 - Tập 1A - Trang 107) 
- Ví dụ: Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt” là nghĩa chuyển. 
Chúng ta có thể hiểu, một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu 
thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan 
thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên 
hệ mật thiết với nhau. 
Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều 
nghĩa với từ một nghĩa. 
- Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì 
từ ấy chỉ có một nghĩa. 
Ví dụ: Từ “xe đạp” chỉ loại xe người đi có hai bánh hoặc ba bánh, dùng 
sức người đạp cho quay bánh. 
 10
Đó là nghĩa duy nhất thông dụng của từ “xe đạp”. Vậy có thể nói từ “xe 
đạp” là từ chỉ có một nghĩa. 
- Từ nào là tên gọi của nhiều sự vât, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm 
thì từ ấy là từ nhiều nghĩa. 
Ví dụ: Từ “ăn” có các nghĩa sau đây: 
+ ăn cơm: tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống cơ thể. 
+ ăn cưới: ăn uống nhân dịp cưới. 
+ tàu ăn hàng: tiếp nhận hàng để chuyên chở. 
+ ăn hoa hồng: nhận lấy để hưởng. 
+ ăn con xe: giành về mình phần hơn, phần thắng. 
+ da ăn nắng: hấp thụ cho thấm vào, nhiễm vào. 
+ ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên (trong ảnh). 
+ sông ăn ra biển: lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó. 
Như vậy từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa. 
Trong Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5, phân môn Luyện từ và câu 
không đề cập tới nghĩa đen và nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa mà đề cập tới 
nghĩa chuyển và nghĩa gốc. Nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ còn được gọi là 
nghĩa trực tiếp, là nghĩa đầu tiên của từ, là cơ sở để tạo ra các nghĩa khác. Trong 
từ điển, nghĩa đen được nói tới đầu tiên. Nghĩa bóng cũng chính là nghĩa 
chuyển, là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa đen (hoặc nghĩa chuyển này được 
hình thành từ nghĩa chuyển khác), có mối liên hệ mật thiết với nghĩa đen. Nghĩa 
bóng (nghĩa chuyển) là sản phẩm của hoạt động chuyển nghĩa của từ theo các 
phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, Trong từ điển, nghĩa bóng được nói đến sau 
nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) cũng mang tính cố định, ổn định, bền 
vững, tính xã hội và tính dân tộc như nghĩa đen. 
3.1.2. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: 
Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Tôi tổ chức 
các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh 
phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về 
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo, tôi tổng hợp kiến thức như nội 
dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh hoàn thành tốt, tôi có thể cho các 
em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc 
phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, tôi tiếp tục tổ chức các hình thức dạy 
học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập tôi 
lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và 
liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn Luyện từ và câu nói riêng và tất 
cả các môn học nói chung. 
 11
Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tôi sử dụng 
đồ dùng dạy học, tranh ảnh vật thật để minh hoạ nhằm giúp học sinh dễ dàng 
phân biệt nghĩa của từ. 
Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ “đồng” trong “cánh đồng - tượng đồng - một 
nghìn đồng”, tôi đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và 
tờ tiền một nghìn đồng cho học sinh xem để học sinh nắm nghĩa của các từ đồng 
âm này. 
* Hình ảnh minh họa: Minh chứng 1: Phục lục 1 
Vận dụng cách liên tưởng, liên hệ trong từng bài tập cụ thể. 
Ví dụ: Yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: 
lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. 
(Nhiệm vụ 2/115 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5) 
Tôi gợi ý bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý có nội dung liên tưởng 
như: lưỡi của những đồ vật gì có tính sắc, sáng (học sinh dễ tìm được lưỡi dao, 
lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi lê, lưỡi lam, lưỡi hái...). Các từ còn lại tôi tổ chức 
cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”. Ngoài ra, 
để nhận diện chính xác từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đã hướng dẫn học sinh 
đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ. Đồng thời, bản thân dùng sổ tay 
tự tích lũy ghi chép các khái niệm và một số từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ 
nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ. 
3.2. Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm 
và từ nhiều nghĩa: 
Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản nhất là nhận 
diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong quá trình giảng dạy, tổ chức 
cho học sinh nắm được kiến thức, bản thân tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu, tìm 
tòi, học hỏi và lựa chọn sao cho học sinh nắm kiến thức mới và vận dụng trong 
học tập cũng như trong cuộc sống một cách hiệu quả. Tôi đã thử nghiệm một số 
biện pháp phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa như sau: 
3.2.1 Yêu cầu học sinh thuộc ghi nhớ: 
Tâm lí học sinh thích làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại 
học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy, tôi thường 
cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn 
phần, đọc theo cặp đôi, đọc theo nhóm, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc 
tốt. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng 
nghĩa, từ trái nghĩa). Do đó, dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn 
cách tổ chức như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 18/25 học sinh thuộc ghi 
nhớ một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn một vài có thuộc song còn ấp úng, ngắc 
ngứ. 
3.2.2 Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau: 
 12
Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau 
(nói đọc giống nhau viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong 
“đường rất ngọt”, “đường” (2) trong “đường dây điện thoại” và “đường” (3) 
trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy 
mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ 
đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa. 
Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của 
các từ “đường” (1), “đường” (2), “đường” (3) là gì? 
- Đường (1) (đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt. 
- Đường (2) (đường dây điện thoại): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục 
vụ cho việc thông tin liên lạc. 
- Đường (3) (ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp): chỉ lối đi cho các 
phương tiện, người, động vật. 
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có 
vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy, trong dạy học tất cả các môn, tôi luôn 
chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy 
cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ điển tiếng 
Việt, biết cách tra từ điển tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải 
nghĩa từ. 
Tiếp đó, học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ 
nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “đường”. 
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy: 
- Từ “đường” (1) và từ “đường” (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không 
liên quan đến nhau. Như vậy, hai từ “đường” này có quan hệ đồng âm. Tương 
tự, từ “đường” (1) và từ “đường” (3) cũng có mối quan hệ đồng âm. 
- Từ “đường” (2) và từ “đường” (3) thì có mối quan hệ mật thiết về nghĩa. 
Từ “đường” (3) có nghĩa là “chỉ lối đi”, từ “đường” (2) có nghĩa là “truyền đi” 
theo vệt dài (dây dẫn). Do đó, từ “đường” (3) là nghĩa gốc, còn từ “đường” (2) là 
nghĩa chuyển. Như vậy, từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có quan hệ nhiều 
nghĩa với nhau. 
3.2.3 Dựa vào yếu tố từ loại cũng có thể giúp học sinh phân biệt được 
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: 
Biện pháp này thực ra ít khi tôi vận dụng bởi nếu học sinh đã hiểu đúng 
nghĩa của từ; thuộc được khi nhớ thì không cần thiết phải dùng đến cách dựa vào 
yếu tố từ loại. Tuy nhiên, đối với một số học sinh học chậm giáo viên có thể kết 
hợp cả 3 biện pháp. 
Nếu trong thực tế đời sống hàng ngày học sinh có thể bắt gặp hiện tượng 
một từ nào đó phát âm gần nhau nhưng xét về từ loại khác nhau thì kết luận đó 
là hiện tượng đồng âm. Chẳng hạn, khi chơi đùa học sinh hò reo đồng thanh để 
cổ vũ cho một học sinh được mệnh danh là “cụ cố” là vì em này nhỏ, yếu: “Cố 
 13
lên cụ cốơi!”. Từ “cố” thứ nhất là tính từ, “cố” thứ 2 là danh từ. Đây hiện 
tượng đồng âm dễ nhận diện. 
Tùy trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng cùng từ loại (cùng 
loại danh từ, động từ, tính từ) thì phải vận dụng biện pháp giải nghĩa từ trong 
văn cảnh . Đồng thời, xét xem các từ đó có mối quan hệ về nghĩa hay không để 
tránh nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa hoặc quan hệ đồng nghĩa nếu 
có. Trong trường hợp này thông thường ta dựa vào ngữ cảnh để nhận biết nghĩa 
của từ đồng âm, nói cách khác là dựa vào các từ cùng đi với nó trong câu. Ngữ 
cảnh có tác dụng hiện thực hóa nghĩa của từ và giúp con người sử dụng ngôn 
ngữ tránh sự nhầm lẫn. 
Ví dụ: 
+ đồng tiền - cánh đồng. 
+ vạc dầu - con vạc. 
+ con cò - cò súng. 
+ xe đạp - con xe (quân cờ). 
Xét câu văn sau: Hôm nay tôi đánh rơi mười nghìn đồng ngay đoạn cánh 
đồng làng. 
Các từ trong câu có mối quan hệ với từ “đồng” thứ nhất gồm “đánh rơi”, 
“mười nghìn”, nếu chỉ dừng lại ở đánh rơi mười nghìn thì người đọc chưa rõ 
mười nghìn tiền Việt Nam hay tiền nước nào và chưa xác định rõ giá trị số tiền 
đánh rơi. Có từ “đồng” ngay sau cụm từ “đánh rơi mười nghìn” thì ta hiểu rõ số 
tiền đánh rơi ở đây là tiền Việt và xác định được giá trị của nó. Vậy từ “đồng” 
thứ nhất là đơn vị tiền Việt Nam, từ “đồng” thứ hai nằm trong mối quan hệ với 
từ “đoạn”, “cánh”, “làng”. “Đồng” trong “cánh đồng” là khoảng đất rộng bằng 
phẳng trồng lúa hoặc hoa màu. 
Hiện tượng đồng âm cùng từ loại như trên học sinh rất dễ nhầm lẫn với từ 
nhiều nghĩa hầu hết các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Trong quá trình dạy 
học, tôi gặp phần lớn các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Từ “đi” trong các 
trường hợp sau đều là động từ: 
Ví dụ: 
đi: đi bộ - đi chơi - đi ngủ - đi máy bay. 
Vì vậy, khi gặp những từ có cùng vỏ âm thanh giống nhau thì học sinh 
không được vội vàng phán quyết ngay hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa mà 
phải suy nghĩ thật kĩ. Giải nghĩa chính xác các từ đó trong văn cảnh tìm ra điểm 
khác nhau hoàn toàn hay giữa chúng có sự liên hệ với nhau về nghĩa. Trong một 
số bài tập, có một số trường hợp giống nhau về âm thanh nhưng khó phân biệt 
hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa. 
Ví dụ: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ như thế nào? 
a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống. 
 14
b) Trong veo, trong vắt, trong xanh. 
c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành. 
- Xét về từ loại thì: 
+ Ở nhóm a, các từ “đánh” đều là động từ nhưng xét về nghĩa các từ 
“đánh cờ” (một trò chơi), “đánh giặc” (chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và 
“đánh trống” (dùng dùi hoặc tay đánh vào mặt trống cho phát ra âm thanh) thì 
nghĩa của chúng có liên qua đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm 
cho sự vật đó có sự thay đổi. Vì vậy, các từ “đánh” ở nhóm a có quan hệ nhiều 
nghĩa. 
+ Ở nhóm b, các từ “trong” cũng là các từ có cùng từ loại (tính từ). Song 
chúng lại có quan hệ đồng nghĩa với nhau. 
+ Ở nhóm c, các từ “đậu” có quan hệ đồng nghĩa với nhau vì “đậu” trong 
“thi đậu” là tính từ (đổ,trúng tuyển), “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ (gạo nếp 
trộn với đậu ngâm muối để ráo rồi đồ lên), “đậu” trong “chim đậu trên cành” là 
động từ (nghĩ tạm dừng lại). 
Trong quá trình dạy, để giúp học sinh làm tốt các bài tập như trên, giáo 
viên yêu cầu các em luôn nắm chắc nghĩa của từ và suy xét kĩ lưỡng nghĩa của 
các từ đó, không vội kết luận mối quan hệ giữa các từ đã cho. 
3.2.4. Dùng sơ đồ: 
Dạy theo cách vẽ sơ đồ thì học sinh nhớ kiến thức về từ đồng âm và từ 
nhiều nghĩa nhiều hơn, nhanh hơn đặc biệt là những học sinh học chậm. Thông 
thường khi dạy đến bài tập về từ đồng âm, tôi vừa hướng dẫn vừa giúp học sinh 
nhớ lại kiến thức bằng việc vẽ hai hình tròn ngang nhau nhưng rời nhau như sau: 
Khi ấy học sinh hiểu rằng mỗi hình tròn biểu thị cho nghĩa của một từ và 
các nghĩa ấy hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau, không có mối 
quan hệ gì. 
Ví dụ: “bức tranh” và “tranh giành”. 
Còn khi hướng dẫn học sinh các bài tập về từ nhiều nghĩa tôi cũng vừa 
hướng dẫn vừa vẽ hai hình tròn nhưng hai hình tròn lại có chỗ giao thoa với 
nhau như sau: 
 15
Khi ấy, học sinh hiểu rằng chỗ giao thoa giữa hai hình tròn là biểu thị mối 
quan hệ với nhau về nghĩa, phần không giao thoa giúp các em hiểu giữa các từ 
ấy có những điểm không hoàn toàn giống nhau về nghĩa. 
Ví dụ: Mùa xuân (1) là Tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2). 
- “xuân” (1) chỉ mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba. 
- “xuân” (2) chỉ tuổi trẻ, sức trẻ. 
Nghĩa của hai từ “xuân” trên đây tuy có những điểm khác nhau nhưng 
chúng lại có mối quan hệ với nhau là cùng nói tới sự tươi trẻ đầy sức sống và 
đây chính là phần giao nhau trên sơ đồ. 
Tuy nhiên khi dùng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không phải bài tập nào tôi 
cũng đưa sơ đồ trên ra để dạy mà chỉ trong quá trình học sinh vận dụng làm bài 
tập gặp lúng túng về kiến thức, tôi mới đưa ra sơ đồ để các em nhanh chóng nhớ 
lại kiến thức về khái niệm đã học. 
3.3. Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức: 
Trong chương trình , bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy 
về từ đồng âm. Như vậy, để phòng sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều 
nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm. Ngoài ví dụ đúng về các trường hợp 
đồng âm tôi có đưa thêm một số ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để 
các em nhận xét. 
Ví dụ : Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm 
hay không? 
- Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo. 
- Bố mới đi Hà Nội về. 
- Hè này, cả nhà em đi du lịch. 
- Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi. 
- Anh đi con mã, tôi đi con tốt. 
- Thằng bé đã đến tuổi đi học. 
Bài tập này tôi chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn 
trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các em giải 
thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/ không đồng âm. Đến đây giáo 
viên gợi mở: để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ đồng âm 
hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu tiết sau cô sẽ giúp các em tìm câu 
giải đáp. 
Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết 
sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ 
về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó, tự các em sẽ có một sự so sánh 
giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây. Đồng thời, tôi kích thích được 
 16
tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, tôi cũng không quên nhắc học 
sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ “đi” trong các 
câu văn đã cho. 
Trong dạy bài “từ nhiều nghĩa” tôi cũng nên đưa thêm một ví dụ về từ 
đồng âm để học sinh phân biệt, rèn được kĩ năng nhận diện từ. 
Sau phần ghi nhớ của bài học “từ nhiều nghĩa” tôi có thể lấy thêm một hai 
trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho 
học sinh nhận định về các từ trong ví dụ. 
Ví dụ: từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? 
Vì sao? Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng. 
Ở câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định 
kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau 
khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan 
hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có 
quan hệ với nhau. 
Nội dung trên, tôi cũng tiến hành trong khoảng 2 - 3 phút, dành thời gian 
cho các em làm bài tập phần luyện tập. Cuối tiết học tôi nhấn mạnh: các em cần 
lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai 
hiện tượng này. 
3.4. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, 
bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: 
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ: 
* Đối với từ đồng âm: 
Bài tập: Nối từ đồng âm được in đậm với nghĩa phù hợp: 
cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng. 
(Nhiệm vụ 1/89 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5) 
Cánh đồng (1) - tượng đồng (2) - một nghìn đồng (3). 
Bài tập này, tôi giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi trường 
hợp: “đồng” (1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng; dùng để cấy, trồng trọt. 
“đồng” (2) là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo thành sợi. “đồng” (3) là 
đơn vị tiền Việt Nam. Như vậy, nghĩa của các từ “đồng” khác nhau, chúng là 
những từ đồng âm. 
* Đối với từ nhiều nghĩa: 
Bài tập: Trong những câu nào dưới đây, từ “chân” mang nghĩa gốc và 
trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? 
a) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
b) Bé đau chân. 
(Nhiệm vụ 7/114 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5) 
 17
Đối với bài tập trên, tôi yêu cầu học sinh nêu được nghĩa của từ “chân” 
trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc (“chân” trong câu a chỉ một 
bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng - nghĩa chuyển, “chân” trong câu b một bộ 
phận của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể - nghĩa gốc). 
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa: 
* Đối với từ đồng âm. 
 Bài tập: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. 
(Nhiệm vụ 2/52 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5) 
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là 
hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau. 
Ví dụ: Bàn: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm. 
 - Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai. 
* Đối với từ nhiều nghĩa. 
Bài tập: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “đứng”. 
Mang nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền. 
Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động. 
(Nhiệm vụ 3/128 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5) 
Tôi có thể gợi ý nghĩa 1 nói tới một tư thế của người hoặc động vật. 
Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học sinh 
có thể đặt câu. 
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ. 
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại. 
 Trời đứng gió 
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa: 
Bài tập: Trong các từ im đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng 
âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau ? 
Vàng: - Giá vàng ở nước ta tăng đột biến. 
 - Tấm lòng vàng. 
 - Ông tôi mua mua một một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh 
bắt hải sản. 
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng”, rồi 
xác định mối quan hệ giữa chúng. 
* Đáp án: Từ “vàng” ở câu 1, 2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 
có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2. 
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho: 
 18
* Đối với từ đồng âm: 
Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. 
A. B 
1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ. 
2. Sao lá đơn này thành ba bản. 
3. Sao tẩm chè. 
4. Sao ngồi lâu thế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nam_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_tru.pdf