Sáng kiến kinh nghiệm Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Sáng kiến kinh nghiệm Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Thực trạng vấn đề

Hiện nay, hầu như ở lớp học nào trong trường cũng xuất hiện tình trạng học sinh cá biệt. Nếu không uốn nắn, giáo dục các em kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các học sinh khác trong lớp cũng như ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của các em, kết quả thi đua của lớp.

* Thuận lợi

Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục. Sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường, trong tổ khối cũng như sự phối hợp nhiệt tình của các giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp.

* Khó khăn

Là vùng nông thôn, các em ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiều học sinh trong lớp nhà ở vùng trũng, thấp và một số xa trường nên ảnh hưởng đến việc đi lại học hành của các em.

Kinh tế của gia đình các em trong lớp đa phần còn khó khăn, một số em bố mẹ đi làm xa cả ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành cũng như sinh hoạt hàng ngày của con cái.

 Các em đang ở trong giai đoạn hình thành nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng từ những tác động xấu ở môi trường sống xung quanh.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1194Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh cả chuyên môn lẫn nhân cách sống. Đã hứa làm việc gì thì phải làm đến nơi đến chốn.
 	Với những vấn đề trên, nếu giáo viên áp dụng được sẽ rất dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu mọi vấn đề phát sinh khi cần thiết. Thực tế trong những năm qua, với những vấn đề ấy, bản thân tôi đã được các em học sinh cá biệt tôn trọng. Ban đầu các học sinh cá biệt sống rất tách rời tập thể, thấy thầy giáo, cô giáo thì khó chịu, tránh xa, ngại tiếp xúc. Song dần dần, tôi đã giúp cho các em hiểu được vấn đề và hiện nay đa số các em sống rất gần gũi với lớp. Đặc biệt khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra, dù lớn hay nhỏ các em này cũng đều tâm sự và chia sẻ với tôi từ niềm vui đến nỗi buồn. Chính điều đó, dần dần tôi đã giúp các em tránh được sự tự ti và mặc cảm ban đầu. 
	+ Về phía học sinh:
 	Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình học sinh cá biệt. Để từ đó cảm thông, tránh sự xúc phạm vô tình đến các em và đồng thời tạo nhiều điều kiện hơn để các em phát huy học tập và rèn luyện 
 	Giáo viên phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt và điểm chưa tốt cơ bản nhất của học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh cá biệt.
 	Giáo viên phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn làm. Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những khó khăn để giúp các em đạt được những mong muốn chính đáng.
 	Giáo viên phải để ý quan tâm hằng ngày đến các em, động viên, khen thưởng kịp thời thông qua các hoạt động của lớp, hoặc qua các tiết học để các em thấy được những việc làm tốt của mình được công nhận và cần phải phát huy.
3.2. Tìm hiểu sự tác động giữa gia đình và xã hội đối với lứa tuổi bậc tiểu học
Tục ngữ có câu “Cha nào con nấy”, đó là dấu ấn của tuổi thơ với hành vi ứng xử của cha mẹ, nề nếp và gia phong của từng gia đình, đã tác động và ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh ở lứa tuổi này. Vì vậy tác động của người xung quanh, nhất là những người thường xuyên gần gũi các em rất là quan trọng. Hầu hết những học sinh cá biệt đều có những hoàn cảnh gia đình khá phức tạp ví dụ như: gia đình lục đục, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, không còn chung sống với nhau, hay đi làm xa phải gởi con cái cho ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình. Hoặc cha mẹ ở gần con nhưng không quan tâm, chăm sóc con cái làm cho chúng có cảm giác bị bỏ rơi, không nhận được sự yêu thương từ phía gia đình, các em trở nên trầm cảm, có thái độ bất cần, không thích thú với việc học tập trên lớp cũng như ở nhà.
Ngoài ra, nhân cách của học sinh bậc tiểu học cũng chịu sự tác động rất lớn của xã hội. Nếu như các em bị lôi kéo bởi nhóm thanh niên hư hỏng khác, hoặc các em có những sai lệch trong nhìn nhận sự việc, nhận thức chưa đủ để phân biệt được đúng sai thì nhất định nhân cách của các em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như các em có môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, được giáo dục, tiếp cận với những thông tin hữu ích thì các em sẽ trở thành người có nhân cách, phẩm chất tốt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
3.3. Xác định cụ thể từng đối tượng học sinh cá biệt và nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt của từng học sinh
Qua thống kê và theo dõi trong lớp có 5 em học sinh thuộc dạng cá biệt như sau:
Em Cao Thị Bích Ngọc: 
Em hay nói tục, thường xuyên đi lại tự do trong lớp, chọc phá, đánh các bạn trong và ngoài lớp nên nhiều lúc dẫn đến cãi nhau thậm chí dẫn đến đánh nhau với các bạn, ít nghe lời thầy cô giáo. Nguyên nhân chính là do gia đình, bố mẹ ly hôn để em sống với bà ngoại già cả, ít được sự quan tâm chăm sóc tận tình từ cha mẹ. Mẹ lo làm ăn xa nên không quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt hằng ngày của con. Ngoài ra, em sống trong môi trường phức tạp, làng xóm có nhiều thanh niên hư hỏng, quậy phá, nói tục, chửi thề nên ảnh hưởng không ít đến việc học tập cũng như hành vi, thái độ của em.
Em Trần Anh Thư: 
Viết chữ chưa thành thạo, chữ viết xấu, sai chính tả nhiều, đọc bài còn rất chậm; tính toán rất chậm, không biết trình bày các bài toán giải. Nguyên nhân khách quan là do bố mẹ hay cãi nhau nên ảnh hưởng đến việc học hành, cũng như tâm lí của em. Nguyên nhân chủ quan là do bản thân em lười học tập, khả năng tiếp thu bài rất hạn chế nhưng không có tinh thần tự học, em còn ham chơi, ít chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài cũng như không muốn bạn giúp đỡ, lười học hỏi.
Em Đinh Nguyễn Mai Phương: 
Gặp khó khăn trong giao tiếp, thường mặc cảm với người lạ, ít tiếp xúc trò chuyện với các bạn. Kĩ năng tính toán còn hạn chế, trí nhớ kém, hay quên. Nguyên nhân là do em có bản tính nhút nhát, không muốn nói chuyện với ai kể cả những người thân trong gia đình. Bố mẹ lo làm ăn ít quan tâm nên em càng mặc cảm hơn. Ngoài ra, do khả năng ghi nhớ còn hạn chế, em hay quên, lười học hỏi dẫn đến mất căn bản nên em việc học tập, tính toán với em là rất khó khăn.
Em Võ Thị Kiều Ngoan: 
Gặp khó khăn trong giao tiếp, em phản ứng trước các câu hỏi của người khác rất chậm, ngại nói chuyện với mọi người, đọc bài chậm, làm bài rất chậm, viết bài sai nhiều lỗi. Nguyên nhân là do em lười học, mất căn bản từ nhỏ nên em rất ít khi nói chuyện với mọi người. Ở nhà, em ít được quan tâm nên việc học tập ngày càng sa sút. Ngoài ra, việc đọc, viết đối với em là rất khó khăn, lâu dần em sợ đọc và học bài. Bên cạnh đó, bố mẹ lo làm ăn nên không có thời gian chỉ dạy; bị ảnh hưởng tâm lí từ gia đình nên em tự ti, mặc cảm với xã hội.
Em Nguyễn Tuấn Kiệt:
 Thường xuyên lơ là trong giờ học, ít làm bài tập, kĩ năng tính toán còn hạn chế, trí nhớ kém, hay quên; đầu tóc thì bù xù, quần áo thì xộc xệch. Nguyên nhân là do bố mẹ lo làm ăn, không có người nhắc nhở em học tập và em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc học nên dẫn đến lười học, không chú ý nghe giáo viên giảng bài. Ngoài ra, về phía gia đình với ý nghĩ việc dạy các em học tập là của nhà trường, về nhà thì lo làm việc nhà để phụ giúp gia đình nên làm cho em càng lơ là việc học hơn nữa.
Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt của từng em, tôi rút ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt ở trong lớp tôi chủ nhiệm như sau:
 - Gia đình lo việc làm ăn, ít dành thời gian lo cho con cái, khoán trắng sự giáo dục cho nhà trường.
	- Đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh chị em, neo đơn. Nhiều em là con đầu lòng phải phụ giúp cho cha mẹ công việc gia đình, lo cho em còn nhỏ,
	- Bản thân bố mẹ không làm gương cho con cái noi theo.
	- Gia đình không hòa thuận, bố mẹ ly dị, đi làm ăn xa nên để con cái cho ông bà, người thân nuôi dưỡng nên ít chú ý đến các em, để các em tự học là chính.
	- Các em không ý thức được tầm quan trọng của việc học, ham chơi, không nghe lời người khác khuyên răn, không lắng nghe giáo viên giảng bài nên dẫn đến mất căn bản, sợ việc học và sa sút dần trong học tập.
3.4. Xây dựng biện pháp giáo dục phù hợp cho từng học sinh cá biệt
	Em Cao Thị Bích Ngọc: 
Với tính cách hiếu động và sự ảnh hưởng không tốt từ môi trường xã hội nên việc sửa đổi giúp em tiến bộ là rất khó khăn. Em còn hay đánh bạn, chọc bạn trong và ngoài lớp. Với em phải kiên trì và khéo léo; tôi thường xuyên nhắc nhở, sửa sai cho em bằng cách phân tích cho em thấy những lỗi sai của mình, giải thích cho em hiểu những hành vi không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu cho bản thân em cũng như các bạn trong lớp, từ đó tôi yêu cầu em phải xin lỗi các bạn nếu như em làm sai. Đồng thời với những học sinh còn lại trong lớp, tôi yêu cầu các em phải bình tĩnh nếu như bạn trêu chọc thì phải báo cho hội đồng tự quản của lớp hoặc là giáo viên giảng dạy tại lớp giờ học đó chứ không được gây gổ lại dẫn đến mất đoàn kết trong lớp. Về việc học tập, tôi luôn cố gắng rèn chữ cho em mỗi khi có thời gian, và cho em tập chép những vần, tiếng đã học, làm những bài toán đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc bạn bè. Ngoài ra, tôi còn gặp riêng phụ huynh em để thông báo tình hình của em nhằm mục đích cùng nhau phối hợp để giáo dục em tốt hơn. Khuyên gia đình nên dành nhiều thời gian quan tâm đến em để em có tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, tôi còn giao cho em nhiệm vụ trong giờ học phải ngồi yên không được ra khỏi chỗ, không được chọc bạn đánh bạn, phải biết dọn vệ sinh khu vực mình ngồi. Nhằm giúp em phát huy sự nhanh nhẹn và nâng cao tinh thần trách nhiệm, từ đó hạn chế chọc phá bạn, dần đưa em vào nề nếp nghiêm túc hơn trong giờ học.
Em Trần Anh Thư: 
Đối với em, tôi luôn quan tâm đến em mỗi khi đến lớp, bằng cách tôi thường xuyên kiểm tra vở của em, xem em trình bày bài như thế nào. Ngoài ra, vào giờ truy bài, tôi luôn rèn khả năng viết câu cho em; thường xuyên gọi em đọc đề bài tập, lắng nghe em tập đọc để ít nhiều rèn khả năng đọc cho em, sửa lỗi sai khi đọc nhằm khắc phục những lỗi sai khi viết chính tả do cách đọc tiếng địa phương. Bên cạnh đó, tôi còn ra những bài toán tính để em rèn khả năng tính toán cũng như trình bày bài làm của em cũng được cải thiện. Hằng ngày, phân công những bạn có năng lực kèm cặp, hỗ trợ em trong giờ truy bài mỗi khi em đến trường. Về phía gia đình, tôi cũng đã trao đổi với mẹ của em để giúp em có được sự quan tâm nhiều hơn từ gia đình cũng như nền tảng tâm lí tốt hơn khi ở nhà.
Em Đinh Nguyễn Mai Phương: 
Đây là trường hợp rất đặc biệt, em vừa ngại giao tiếp, rất ít nói, tính toán chậm, trí nhớ kém kết hợp với sự tiếp thu chậm vì sức khỏe em không được tốt, thể trạng thì nhỏ bé. Với em, tôi đã phải cực kì kiên nhẫn.Trong mỗi giờ học, mỗi khi ra câu hỏi gợi mở vấn đáp cho một vấn đề nào đó tôi thường gọi em trả lời mặc dù em không thích thú nhằm rèn khả năng giao tiếp cho em. Động viên các bạn trong lớp chơi cùng em để em quen bạn, học hỏi ở bạn những điều hay nhằm mạnh dạn hơn; đồng thời tôi cũng giao cho em việc phát vở cho các bạn sau khi tôi chấm bài để giúp em cảm thấy được xem trọng và tự tin hơn, hòa đồng hơn. Sau đó, tôi tiếp tục rèn khả năng ghi nhớ cho em bằng cách hay gọi em nhắc lại một số kiến thức mới hay một nội dung bài mới để em chú ý bài hơn. Khi em đã bắt đầu cởi mở hơn, tôi bắt đầu củng cố một số kiến thức mà em bị mất căn bản rồi tôi cho em làm đi làm lại nhiều lần các dạng toán đã học trong các tiết rèn để giúp em nhớ cách làm. Đồng thời, tôi còn nhờ một học sinh có năng lực trong lớp gần nhà em giúp đỡ em ở lớp cũng như ở nhà. Về phía gia đình, tôi đã gặp và trao đổi với bố em trong cuộc họp phụ huynh đầu năm để tìm kiếm thêm sự quan tâm từ phía gia đình đối với em, nên trò chuyện với em nhiều hơn nhằm giúp em học tập tốt hơn và tự tin hơn. 
Em Võ Thị Kiều Ngoan: 
Đối với em này, tôi luôn kiên nhẫn theo sát em trong giờ học và thường xuyên thay đổi biện pháp giáo dục cho phù hợp với em, một phần vì em học rất kém và khó khăn trong việc nói chuyện, giao tiếp với mọi người. Tôi thường đặt ra những câu hỏi tương đối dễ và kiên trì gợi mở, động viên để giúp em tìm ra câu trả lời nhằm củng cố kĩ năng trả lời câu hỏi cũng như tăng khả năng trao đổi thông qua giao tiếp cho em. Vì em đọc viết còn chậm nên mỗi khi viết chính tả hay làm bài tập tôi thường đứng bên cạnh em để nhắc nhở, kèm cặp em. Ngoài ra, tôi còn phân công một học sinh có năng lực trong lớp gần nhà em giúp đỡ em ở trường cũng như ở nhà để em mau tiến bộ hơn. Tôi còn tìm gặp những giáo viên bộ môn để trao đổi về tình hình của em, nhờ giáo viên bộ môn quan tâm đến em nhiều hơn để em tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. Bên cạnh đó tôi cũng phân công em phát vở cho các bạn sau khi tôi chấm bài. Về phía gia đình, tôi cũng đã trao đổi với mẹ em nên quan tâm trò chuyện với em nhiều hơn
Em Nguyễn Tuấn Kiệt:
Với em, biện pháp giáo dục của tôi là thường quan sát em trong mọi hoạt động. Trong giờ học, tôi thường xuyên nhắc nhở cả lớp tập trung vào bài học. Mỗi khi tôi thấy em không chú ý lắng nghe giảng bài tôi thường nhắc khéo hoặc là tôi đưa ra câu hỏi liên quan đến nội dung tôi vừa giảng và gọi em trả lời câu hỏi, trả lời không được tôi cho em đứng tại chỗ lắng nghe bạn khác trả lời sau đó nhắc lại, lâu dần rèn cho em khả năng tập trung nghe giảng bài để trả lời được những câu hỏi mà tôi nêu ra. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên ra các dạng bài toán nhằm củng cố kĩ năng tính toán cho em làm vào các tiết rèn và giờ truy bài ví dụ như các bài toán về tính cộng, trừ, so sánh các số...Thỉnh thoảng, tôi gặp riêng hỏi han, khuyên răn em để em ý thức được tầm quan trọng của việc học, có khả năng tự học và học tập tốt hơn. Về phía gia đình, tôi đã gặp và trao đổi một cách tế nhị với bà ngoại em nên quan tâm nhiều hơn đến em đặc biệt là vấn đề ăn mặc và vệ sinh cá nhân.
3.5. Dùng tình cảm để cảm hóa học sinh
Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...”
 Để hiểu học sinh “cá biệt”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức...
          Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt “mềm nắn, rắn buông”.
          Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ giáo viên cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.
3.6. Kiên trì tạo niềm tin cho học sinh 
          Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.
          Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng.
  Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần “Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập.
 	 Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.
3.7. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình
          Giáo dục học sinh cá biệt còn một yêu cầu quan trọng là thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô phải luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.
          Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư” nghịch, vẽ tranh, chơi đồ chơi ngay trong tiết học.
          Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.
          Giáo dục học sinh cá biệt là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả - tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn - bỏ học.
3.8. Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng
          Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của học sinh. Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích.
          Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt.
3.9. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội
          Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận xã hội.
         	Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
         Tổ chức các buổi ngoại khóa, kết hợp với những người cao tuổi, có uy tín trong làng xã, mời họ đến trường nói chuyện, nhờ họ tuyên truyền giáo dục giúp nhà trường.
          Thường xuyên thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, tạo sự gần gũi giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên chỉ khi các em có khuyết điểm mới đến thăm gia đình.
3.10. Nhà trường tích cực đổi mới phương thức quản lý, hoạt động
Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dựng môi trường thân thiện, xây dựng cơ sở vật chất, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt động tham quan dã ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân gian cho phù hợp với thời đại ngày nay vào trong nhà trường.
 	Tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ các em biết bình tĩnh xử lý hiệu quả nhất.
3.11. Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp 
Để cho học sinh nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm tức là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện của mình, nhà trường cần phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại. Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải liệt vào danh sách học sinh cá biệt.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nội quy nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội quy, có chế độ khen chê công bằng, khách quan. Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_muoi_hai_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_c.doc