Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Giáo viên sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp với biện pháp dùng lời chỉ dẫn kỹ năng kể chuyện, đọc thơ, tính chất cảm xúc của tác phẩm cho trẻ. Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ, do đó phương pháp dạy đọc thơ, kể chuyện chung cho các lứa tuổi là dạy “truyền khẩu”. Đối với những tác phẩm ngắn, trẻ đã được làm quen từ trước, trẻ sẽ đọc theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này mới sang câu khác làm gián đoạn tri giác. Dạy trẻ bằng cách cho trẻ đọc theo tự nhiện, để trẻ được thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng giúp các cháu học thuộc tác phẩm. Giáo viên tập cho trẻ bằng cách thể hiện giọng cho phù hợp khi kết hợp điệu bộ để minh họa. Giáo viên vừa đọc thơ vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu đọc theo. Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cô có thể làm động tác minh họa kết hợp dùng tay đưa sang ngang làm động tác so sánh trực quan.

doc 22 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6740Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để truyền thụ cho trẻ, tuyệt đối không được đưa những tác phẩm văn học có nội dung nói về chuyện yêu đương của người lớn, những tác phẩm văn học có nội dung bạo lựcđể đưa vào dạy trẻ. Để đưa những nội dung ngắn gọn, lành mạnh trong sáng, dễ hiểu vào cho trẻ nhận hiểu một cách dễ dàng hơn. 
* Biện pháp thứ ba: Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non việc được làm quen với tác phẩm văn học là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng việc làm thế nào để thu hút trẻ hứng thú vào hoạt động một cách tự nguyện không gò bó quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Chính vì điều này đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực cảm thụ, phân tích, đánh giá tác phẩm văn học. Để làm được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên phải tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt.
Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các buổi tập huấn do nghành giáo dục mầm non Huyện nhà tổ chức. Qua các buổi dự giờ thao giảng tại trường và học hỏi chuyên môn từ trường bạn được sự đóng góp ý của đồng nghiệp qua đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho giờ dạy ngày càng tốt hơn. Luôn tìm tòi học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng để làm giàu vốn kinh nghiệm cho mình là hành trang vững chắc tiếp bước cho người giáo viên.
Trong những năm qua với trách nhiệm là một giáo viên đứng lớp vừa là một tổ trưởng chuyên môn khối lá bản thân luôn làm tốt công việc của mình, luôn tự trau dồi kiến thức để nâng cao tay nghề nhằm phục vụ công tác ngày một tốt hơn. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không thể chỉ đơn thuần là việc cô kể chuyện cho trẻ nghe mà cần có sự phối hợp giữa năng khiếu của cô và dụng cụ để phục vụ hoạt động đó, tranh ảnh để minh họa cũng góp phần giúp trẻ cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn, từ đó giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập. Làm được điều này mục đích là nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục tại lớp, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
* Biện pháp thứ tư : Kết hợp hoạt động làm quen tác phẩm văn học với các hoạt động giáo dục khác : 
Muốn việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có hiệu quả cần kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với Toán, làm quen với chữ viết, môi trường xung quanh, .đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục thông qua chương trình giáo dục mầm non.
Ví dụ : Hoạt động làm quen với toán, ta có thể sử dụng văn học giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi tìm số lượng chữ và gắn số tương ứng, số người tham gia trò chơiNếu như có thêm phần kể chuyện cho hoạt động ngoài trời thì các vận động của trẻ sẽ trở nên dễ dàng và giúp trẻ hơn nhiều. Những lúc đó bản thân tôi đã mở những đoạn chuyện trên màn hình ti vi có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn trẻ để cho trẻ kể theo. Với các hoạt động ngôn ngữ, âm nhạc có thể làm nền khi cô và trẻ kể chuyện, đọc thơChính vì bản thân đã kết hợp giáo dục tác phẩm văn học với các hoạt động giáo dục khác trong ngày nên chất lượng giáo dục của lớp ngày một nâng cao.
* Biện pháp thứ năm: Tổ chức hoạt động giáo dục tác phẩm văn học ngoại khóa :
	Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ không chỉ đơn thuần trong tiết học ở lớp mà bản thân tôi còn biết tổ chức cho trẻ hoạt động ngoại khóa như : Hoạt động đọc thơ, kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi trong giờ thể dục sáng, trong buổi hoạt động ngoài trời, hoạt động ở góc thư viện, góc học tập; Tổ chức cho trẻ kể chuyện, đọc thơ sau mỗi chủ đề và vào ngày lễ, hội;
	Bởi vì đọc thơ, kể chuyện ở đâu cũng giúp cho trẻ phát triển về tình cảm, hình thành nhân cách con người và trẻ có khả năng cảm thụ được cuộc sống xung quanh mình đang diễn ra, trẻ biết sống tự tin và sáng tạo, biết được cái đẹp, cái xấu... Do vậy bản thân đã tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện ngoại khóa rất nhiều để tinh thần hăng say của trẻ ngày càng được nâng lên. Qua những buổi thi kể chuyện trẻ được trang phục, mặc những bộ quần áo đẹp làm cho bản thân của trẻ cảm thấy mình được sung sướng, thông qua hội thi trẻ được thêm một dịp cũng cố, rèn luyện các kỹ năng của bản thân. Đây cũng là dịp để trẻ được trải nghiệm cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ các tác phẩm, mở rộng nhận thức cho trẻ. Tổ chức hội thi kể chuyện, đọc thơ còn giúp trẻ tăng thêm sự mạnh dạn, tự tin, trình bày trước người khác cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. 
Với hoạt động này trẻ còn được nghe đọc thơ, kể chuyện qua các phương tiện truyền thông như tivi, băng đĩa, các buổi sinh hoạt nhóm ở mọi lúc, mọi nơi như hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ để làm quen với câu chuyện mới. Cô giới thiệu cho trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe câu chuyện, bài thơ thông qua đĩa, ti vi với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, khơi gợi trí tưởng tượng và sự hình dung ở trẻ.
Sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô kể kết hợp làm động tác minh họa trọn vẹn, kể đúng nội dung, kể diễn cảm câu chuyện sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tới nhân vật chính trong câu chuyện, tạo cho trẻ tri giác câu chuyện một cách trọn vẹn, gợi lên sự hưởng ứng, cảm xúc, đồng cảm với hình tượng nhân vật, lôi cuốn trẻ vào tâm trạng cảm xúc chung của câu chuyện bởi vì tính truyền cảm diễn xuất ở trẻ phụ thuộc vào cử chỉ điệu bộ của giáo viên.
Giáo viên sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp với biện pháp dùng lời chỉ dẫn kỹ năng kể chuyện, đọc thơ, tính chất cảm xúc của tác phẩm cho trẻ. Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ, do đó phương pháp dạy đọc thơ, kể chuyện chung cho các lứa tuổi là dạy “truyền khẩu”. Đối với những tác phẩm ngắn, trẻ đã được làm quen từ trước, trẻ sẽ đọc theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này mới sang câu khác làm gián đoạn tri giác. Dạy trẻ bằng cách cho trẻ đọc theo tự nhiện, để trẻ được thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng giúp các cháu học thuộc tác phẩm. Giáo viên tập cho trẻ bằng cách thể hiện giọng cho phù hợp khi kết hợp điệu bộ để minh họa. Giáo viên vừa đọc thơ vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu đọc theo. Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cô có thể làm động tác minh họa kết hợp dùng tay đưa sang ngang làm động tác so sánh trực quan.
Dạy trẻ phát âm và giải nghĩa từ khó giúp trẻ phân biệt từ đúng trong bài thơ với từ trẻ đọc nhầm kết hợp làm mẫu cách cấu tạo của từ đúng để trẻ bắt chước đặt môi lưỡi cho chính xác.
Không nên nói với trẻ là “các con hãy đọc hay hơn nửa nào”. Vì câu nói này trẻ khó hình dung phải thể hiện như thế nào? Cô nên giải thích nêu rõ ý nghĩa của lời ca để trẻ thể hiện đúng phong cách.
Trong quá trình học thuộc, cô sửa nếu trẻ đọc sai cần thay đổi hình thức đọc tổ, nhóm luân phiên tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi, đánh giá hoặc biết hòa nhập đúng lúc với các bạn. Cần thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để trẻ đở mỏi, đở chán kết hợp với làm động tác minh họa nhẹ nhàng.
Kỹ năng đọc thơ, kể chuyện được tiến hành không chỉ trong quá trình học thuộc mà cả khi củng cố ôn luyện. Khi đã học thuộc, cần dạy trẻ thể hiện diễn cảm để trẻ có thể biểu diễn dể dàng, hấp hẫn. Để tạo sự nhịp nhàng khi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ làm cử chỉ điệu bộ minh họa.
Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà các câu chuyện, bài thơ mà trẻ yêu thích, bố mẹ có thể cùng trẻ thể hiện cùng một tác phẩm. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ.
 Ngoài ra cần kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa có liên quan đến đề tài để tạo thêm phong phú trong các hoạt động khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
* Biện pháp thứ sáu: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, truyền đạt đúng nội dung khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 
 Để trẻ hào hứng, thoải mái và có nhu cầu tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì điều đầu tiên người giáo viên phải giúp trẻ nắm được giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học được làm quen, từ đó nâng cao nhận thức của trẻ về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học. Cung cấp cho trẻ một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học (Thơ, truyện, truyện cổ tích, đồng dao, ca dao) làm quen với một số thuật ngữ văn học như (tựa đề, nhân vật). Thì đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực cảm thụ và phân tích, đánh giá tác phẩm văn học. Giáo viên phải có năng lực nhận ra cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm, phải có sự rung cảm thật sự với cái hay cái đẹp. Cô phải là người có năng lực sư phạm cần thiết nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách phù hợp. Cô phải nắm vững phương pháp, nhiệm vụ, biện pháp hình thức tổ chức hoạt động. Có khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngoài ra giáo viên gợi cho trẻ những cảm xúc hứng thú khi tiếp xúc tác phẩm tạo ra mối quan hệ tin yêu đồng cảm giữa cô và trẻ. 
 Để giờ học đạt kết quả cao thì các phương pháp và thủ thuật thu hút trẻ vào giờ học đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm. 
	 Nhóm phương pháp sử dụng lời nói: Là cách sử dụng giọng đọc lời kể nghệ thuật của giáo viên có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, thái độ, tâm trạng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và thái độ, tâm trạng của người đọc đến người nghe, giúp trẻ nhận thức tốt giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trẻ mầm non chưa biết đọc, trẻ đến lớp với tâm hồn đón đợi hướng về cô giáo. Giáo viên là cầu nối trẻ với tác phẩm. Vì vậy phương pháp này được coi là phương pháp chủ đạo. Đó là sự sáng tạo của cá nhân làm cho tác phẩm văn học vốn là những ký hiệu thẩm mỹ sống dậy, cất tiếng nói. Giáo viên cần sử dụng mọi sắc thái của giọng đọc (kể) diễn cảm cùng với các hình thức biểu hiện khác tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tương ứng.
 Việc sử dụng phương pháp đọc kể diễn cảm có ý nghĩa quan trọng trong việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học. Vì thế cách đọc, cách kể có nghệ thuật của giáo viên góp phần lôi cuốn, gợi hứng cho trẻ. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách có nghệ thuật, cô giáo giúp trẻ dễn dàng hiểu được nội dung, dễ dàng đi vào tưởng tượng nghệ thuật, giúp trẻ nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng đúng đắn. Giọng đọc kể của cô còn góp phần giúp trẻ cảm nhận, rung động trước những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, khơi gợi ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, định hướng nhận thức cho trẻ một cách rõ nét. Để đạt được những mục tiêu trên thì thủ thuật cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Để có thể đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học, cần phải có sự nghiên cứu tác phẩm, nắm được giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong đó. Mặt khác, đây là hoạt động nghệ thuật. Vì vậy cần phải học cách sử dụng thành thạo những thủ thuật sau: Giọng đệu cơ bản, ngữ điệu ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ của âm thanh gôn ngữ. Đặc biệt đối với trẻ mầm non việc phối hợp thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ là một thủ thuật hỗ trợ tích cực. Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình bày một tác phẩm văn học nghệ thuật. Đó là nền âm thanh mà trên đó người đọc dựng lên những bức tranh, những sự kiện riêng biệt, những nhân vật tham gia vào những sự kiện đó. Giọng đọc cơ bản này do nội dung và hình thức nghệ thuật của giáo viên xác định. Tuỳ theo tính chất của tác phẩm (chủ đề, nội dung, tư tưởng), tuỳ theo phong cách ngôn ngữ của tác phẩm mà giáo viên định ra giọng điệu cơ bản lúc trình bày. Các loại giọng điệu cơ bản rất phong phú, trang trọng, đầm thắm thiết tha, trầm lắng, vui tươi, dí dỏm, êm nhẹ Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Qủa trứng” điều đầu tiên giáo viên phải xác định được giọng đọc (kể) kết hợp với thủ thuật thu hút trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng. Với câu chuyện này tôi sử dụng vỏ một quả trứng vịt chia làm hai nửa, rồi dùng đất nặn một chú Vịt con xinh xắn, ngộ nghĩnh bỏ vào trong vỏ trứng rồi đậy vỏ quả trứng lại với nhau. Khi giới thiệu dẫn dắt vào bài tôi sẽ tạo tình huống lý thú “Nhìn xem, nhìn xem”, “Xem gì, xem gì?” Qủa trứng xuất hiện lắc qua lắn lại rồi nghe một tiếng nổ nhẹ, đồng thời tách hai nữa vỏ quả trứng ra và tôi đặt quả trứng ở vị trí thật phù hợp sao cho tất cả trẻ trong lớp đều quan sát được sự kỳ diệu trong quả trứng, một chú Vịt con ló đầu ra khỏi quả trứng và kêu to Vít, vít, vít. Với thủ thuật gây hứng thú như trên trẻ lớp tôi mắt tròn xoe và chăm chú nhìn theo mỗi cử chỉ, di chuyển của cô và qua đó tôi kết hợp giới thiệu câu chuyện hôm nay trẻ được làm quen. Vào hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng thủ thuật đọc (kể) với giọng vui tươi, hồn nhiên pha lẫn chút ngạc nhiên, ngỡ ngàng của một chú vịt con khi chào đời và được nhìn thấy mọi vật xung qanh. Qua đó tôi kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe qua đó giúp trẻ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, tái tạo các hình ảnh có trong tác phẩm, giúp trẻ củng cố lại những điều đã được nghe, từ đó khắc sâu các ấn tượng nghệ thuật về tác phẩm cho trẻ. Khi đọc (kể) chuyện cho trẻ nghe giáo viên kết hợp với ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện qua đây sẽ tạo được ấn tượng mạnh đối với trẻ. Với quá trình tiết học diễn ra theo trình tự lôgic nhẹ nhàng trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào giờ hoạt động, kết quả mang lại như tôi mong muốn. Với bài thơ “Hạt gạo làng ta”, giọng điệu cơ bản là giọng trang trọng, thiết tha vì cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình cảm gắn bó với quê hương, là niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc với người mẹ tần tảo một nắng hai sương, chịu thương, chịu khó. Với những bài thơ giọng điệu trang trọng, thiết tha, trầm lắng thì quá trình dẫn dắt vào bài đòi hỏi phải nhẹ nhàng và gây được sự chú ý đối với trẻ. Với bài thơ này tôi dẫn dắt bằng cách mở cho trẻ xem hình ảnh một cánh đồng lúa chính vàng qua đó cô kết hợp đặt câu hỏi, khợi gợi trẻ trả lời tiến gần đến nội dung của bài thơ trẻ làm quen trong giờ học ngày hôm nay. Qua hình ảnh cánh đồng lúa chính vàng cho chúng ta biết điều gì? Đây là sản phẩm của nghề nào? Để làm ra được hạt thóc, hạt gạo cung cấp cho bữa ăn hàng ngày thì người nông dân phải trải qua những giai đoạn làm việc như thế nào? Để biết được điều đó mời các con cùng khám phá nội dung bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhé. 	
	 Cô đọc diễn cảm lần một: Với giọng điệu trang trọng, thiết tha vì cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình cảm gắn bó với quê hương, là niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc với người mẹ tần tảo một nắng hai sương, chịu thương, chịu khó để làm ra những hạt thóc, hạt gạo phục vụ cho đời sống con người và phục vụ cho chiến trường. Qua đó cô kết hợp giải thích nội dung bài thơ một cách nhẹ nhàng, truyền cảm, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung của bài thơ. Vì thế khi thể hiện tác phẩm giọng đọc kể chiếm một vị trí rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên luôn phải lưu tâm.
 Ngữ điệu cũng chiếm một phần rất quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngữ điệu là sắc thái thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của lời nói. Nói là những sắc thái đa dạng trong giọng đọc kể, biểu lộ những tình cảm và ý nghĩa của người kể, giúp cho việc dựng nên những hình tượng nghệ thuật. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe ý nghĩa của tác phẩm: Miêu tả các nhân vật, cá tính, tâm hồn, hành động, trình bày thái độ của mình đối với các nhân vật đó. Nhờ ngữ điệu, giáo viên đọc kể tác phẩm còn có thể minh hoạ những hình tượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự kiện. Các yếu tố quy định ngữ điệu, hành động, tính cách nhân vật, nội dung miêu tả và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm. Các loại ngữ điệu rất phong phú: Vui, buồn, âu yếm và độc ác, tôn kính và khinh miệt, hoài nghi và khẳng định, hứng khởi, cương nghị và hèn nhát. Ví dụ: Trong chuyện “Ba cô gái” sự lựa chọn ngữ điệu cẩn thận tinh tế. Giọng nói của cô chị cả, chị hai khi nghe tin mẹ ốm được bắt đầu bằng ngữ điệu bình thản, pha chút ngạc nhiên, thể hiện sự thờ ơ, ít tình cảm với người mẹ, mặc dù nội dung câu nói vẫn là thương mẹ. Giọng nói của Sóc con khi nói với cô chị Cả, chị Hai cần phải được thể hiện bằng ngữ điệu cao và gay gắt, ngắt giọng ngắn, biểu lộ thái độ phê phán trước sự thiếu trách nhiệm đối với người mẹ của hai cô chị. Nhưng giọng của Sóc với cô thứ ba lại được thể hiện với ngữ điệu trầm ấm, tình cảm thể hiện sự yêu mến trân trọng trước tình cảm của cô Út. Ngữ điệu thay đổi của Sóc con khi nói với các nhân vật đã góp phần thể hiện một cách rõ nét chủ đề tư tưởng của truyện. Trong việc đọc kể tác phẩm văn học, ngắt giọng là một việc làm cần thiết, ngắt giọng là cách ghỉ, dừng lại giây lát khi đọc kể. Nhưng nó không đơn giản là nghỉ là dừng lại mà ngắt giọng là một phương tiện để bộc lộ tư tưởng của tác phẩm văn học, khi kể chuyện trẻ nghe giáo viên phải chú ý đến một số hình thức gắt giọng: Ngắt giọng lôgic là chỗ dừng lại, nghỉ lại dây lát sau các dấu chấm, dấu phẩy của câu văn. Ngắt giọng lôgic làm cho việc đọc tác phẩm được rõ ràng, mạch lạc. Ngắt giọng tâm lý: Là sự im lặng có tác dụng truyền cảm. Ngắt giọng tâm lý bắt nguồn từ trạng thái tâm hồn người đọc (kể). Nó phản ánh tâm trạng, thái độ và sự am hiểu của người đọc (kể) đối với các chi tiết các tính cách, các hình tượng trong tác phẩm. Ví dụ: Trong truyện “Dê con nhanh trí”, khi kể đến đoạn chó Sói đến nhà Dê con, lần thứ nhất Dê con định ra mở cửa vì nghe đúng câu mẹ dặn. Đây là chi tiết mà trẻ hồi hộp nhất, cho nên lúc đọc (kể) tôi sử dụng ngắt giọng tâm lý sau câu “Nhưng sao nó thấy tiếng ồm ồm chứ không phải là tiếng mẹ” và Dê con quyết định ra điều tra thêm. Sự gắt giọng tâm lý ở đoạn trên có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ đến trẻ. Ngắt giọng tâm lý còn được sử dụng sau khi đọc kể xong một tác phẩm văn học, để bài thơ, câu chuyện còn lắng đọng trong tâm hồn người nghe. Khi sử dụng ngắt giọng tâm lý tác động rất mạnh đến tình cảm của trẻ vì vậy giáo viên cần tránh lạm dụng, vì lạm dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm mất tính sắc bén của ngắt giọng tâm lý, không bảo đảm được tính nhất quán của nội dung tác phẩm. Để trẻ chú ý vào tác phẩm và có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm thì thủ thuật ngắt giọng thi ca và cường độ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.
 Ngắt giọng thi ca: Là chỗ dừng lại ở cuối mỗi câu thơ, có tác dụng giữ vững nhịp điệu là tốc độ nhanh hay chậm của giọng đọc, giọng kể, nhịp điệu là phương tiện hiệu nghiệm của tính truyền cảm nghệ thuật. Sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời đọc kể một sức mạnh đặc biệt, đó là sự sinh động khi thể hiện nội dung tác phẩm. Ví dụ truyện “Tích Chu” khi kể cho trẻ nghe đến đoạn Tích Chu thấy bà hoá thành chim bay đi tìm nước, Tích Chu chạy đi theo gọi bà lại, giọng đọc kể lúc này phải thể hiện nhịp điệu nhanh, gấp gáp thể hiện đúng tâm trạng hoảng hốt ân hận của Tích Chu.
	 Cường độ là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng làm cho nó có thể tạo ra được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ, và ngược lại từ nhỏ ra to trong quá trình đọc (kể) nội dung tác phẩm Cường độ giọng phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Dựa vào đặc điểm, tính cách của nhân vật, ta có thể định được cường độ giọng lúc trình bày Ví dụ: Truyện “Chú Dê Đen” Khi đọc đoạn đầu giới thiệu hoàn cảnh, giáo viên đọc (kể) với giọng vừa phải. Đoạn tiếp theo, Dê Trắng gặp Chó Sói, lúc này cường độ giọng đọc phải thay đổi cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Dê Trắng nhút nhát. Lời nói của Dê Trắng phải thể hiện sự yếu đuối, nhút nhát nên đọc (kể) bằng cường độ nhẹ, độ vang yếu. Chó Sói hống hách, doạ dẫm, nên lời nói của chó Sói thể hiện rõ sự hống hách, đọc (kể) bằng cường độ mạnh, có độ vang. Giống như nhịp điệu, cường độ của giọng là một yếu tố của ngữ điệu giúp cho người giáo viên minh hoạ được rõ nét và sinh động hình tượng các nhân vật, tính cách và hành vi của họ. Khi sử dụng cường độ của giọng tôi luôn chú ý đến s

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_mot_so_thu_thuat_giup_tre_hung_thu_trong_mon_van_hoc_lop_la.doc