Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ : Dạy bài “Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa” (bài 14) hoặc “Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa” (bài 15) Địa lí 7.
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2005). Xuất phát từ thực trạng môi trường mà Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề đang được quan tâm sâu sắc. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) cho toàn xã hội, thông qua chỉ thị 36/ CT – TƯ đưa ra vào ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị về “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đã nêu công tác GDBVMT là giải pháp đầu tiên “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”. Vì vậy mục tiêu GDBVMT trong nhà trường là hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực để các em tham gia một cách có hiệu quả vào việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường ở trường học, gia đình và địa phương. Phần lớn các bộ môn trong nhà trường phổ thông đều có khả năng tích hợp nội dung GDMT, nhưng có những môn có nhiều thuận lợi hơn bởi chính nội dung của chúng đã liên quan đến những kiến thức về môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, luật pháp BVMT...như các môn Sinh học, Hoá học, Giáo dục công dân, Công nghệ (Kỹ thuật nông nghiệp)...Nhưng hơn cả vẫn là tích hợp vào bộ môn Địa lí. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là lớp vỏ địa lí của Trái Đất – nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, hệ thống tri thức được chuyển tải từ khoa học Địa lí vào Địa lí nhà trường có quan hệ mật thiết với các tri thức của khoa học môi trường. Các kiến thức về các yếu tố của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người cũng là một phần của kiến thức Địa lí. Với lí do đó, môn Địa lí nhà trường có nhiều thuận lợi để GDBVMT cho học sinh hơn các các môn học khác. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường THCS”. II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận của vấn đề Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường: - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường: + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. + Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp phổ thông. - Nghị quyết 41/NQ/TƯ xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại...góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. - Quyết định 1363/ QĐ – TTg với mục tiêu “ Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Xuất phát từ việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước như trên, tôi thấy việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa lí là cần thiết với các lí do sau: - “GDMT là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của nhân loại...” ( Định nghĩa về GDMT được nêu trong bản báo cáo cuối cùng của Hội nghị GDMT ở Tbilisi, 1977). - Tích hợp trong dạy học Địa lí là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của các phân môn của Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp về Địa lí các châu lục, một khu vực một quốc gia. Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có liên quan với nhau như: Lịch Sử, Sinh Học vào dạy học Địa lí, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Tích hợp GDMT là làm cho học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình môi trường hiện nay ở nước ta và trên thế giới, nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của môi trường đối với chất lượng quộc sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai. 2. Thực trạng của vấn đề a) Đặc điểm giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất ở trường Phổ thông DTNT – THCS Huyện Tân Sơn + Giáo viên: Tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng với nhiệt tình tuổi trẻ vì thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là muốn giúp các em học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số có thể tiếp cận với nguồn tri thức mới, không bị tụt hậu so với những nơi có đủ điều kiện sinh sống, học tập. Tôi yêu thích môn Địa lí mình đã lựa chọn học tập và giảng dạy, tôi hiểu cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí. Đồng thời để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường phổ thông tôi mong muốn có thể giúp các em có kiến thức, kỹ năng về môi trường để áp dụng vào thực tế cuộc sống của chính các em. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để ứng dụng vào giảng dạy ở trường PT DTNT - THCS Huyện Tân Sơn. + Học sinh: Học sinh nhìn chung năng động, ham học hỏi, nhiều phụ huynh quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học của con em mình. Tuy nhiên, do tính chất là trường nội trú, học sinh đến từ nhiều nơi trong huyện nên cũng có sự phân hoá rõ nét giữa các em. Những em ở bản làng xa xôi, điều kiện sống khó khăn có trình độ nhận thức kém hơn các em ở những khu vực điều kiện kinh tế cao hơn. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới việc giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng. Thực tế cho thấy, các em tỏ ra có hứng thú học tập nhưng do 100% các em đều là con em các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các thông tin về môi trường hạn chế, các hành vi bảo vệ môi trường nơi sinh sống hầu như chưa có cho nên việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng với môi trường cho các em là điều cần thiết. Bên cạnh khó khăn thì cũng có nhiều thuận lợi: các em sinh sống ở vùng trung du, miền núi do đó các em dễ dàng liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó các em đều ở nội trú nên có nhiều thời gian học tập và tổ chức các hình thức học tập khác nhau nên giáo viên cũng dễ dàng truyền đạt kiến thức. + Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đang được đầu tư hiện đại ( các lớp học đều được trang bị máy chiếu), HS trong lớp đều có SGK, Atlat Địa lí. Tuy nhiên, những tài liệu về môi trường phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy vẫn chưa có. Vì vậy, việc dạy và học chủ yếu thông qua việc sử dụng máy chiếu, những tài liệu, thông tin mà tôi tự tìm tòi, sưu tầm. Mặc dù sử dụng thiết bị hiện đại nhưng phải phụ thuộc vào nguồn điện, và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của GV do đó quá trình giảng dạy chưa được chủ động. b) Tình hình thực tế việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Qua tìm hiểu tôi nhận thấy: Có nhiều giáo viên chưa thực sự nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường giáo dục cho học sinh có kiến thức, thái độ, hành vi và những kỹ năng về môi trường. Bên cạnh đó, các nhà trường còn thiếu tài liệu, giáo trình, thư viện phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu về môi trường. Giáo dục môi trường liên quan đến ngoại khoá nhưng kinh phí cho họat động này còn hạn chế. Điều đáng nói là thực tế, nhiều trường học chưa hội đủ điều kiện để đảm bảo học đi đôi với hành. Vấn đề nhà vệ sinh và nước uống học đường đang là hai vấn đề nhức nhối của các trường học vùng khó, các điểm trường nhỏ lẻ. Thực tế này đã trở thành rào cản giữa lý thuyết và thực hành của học sinh. Do vậy để đảm bảo hiệu quả giáo dục môi trường, nhà trường phải là nơi đầu tiên và tốt nhất đủ điều kiện để giảng dạy và thực hành. Cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay để bảo vệ môi trường không chỉ là bài học, mà đòi hỏi phải trở thành hành vi, nhân cách học sinh. 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có các phương pháp mang tính đặc thù. Và mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí lớp 7 tại trường PT DTNT – THCS Tân Sơn. a) Phương pháp đàm thoại Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại. Ví dụ: Dạy Mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị; Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa. Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên những hậu quả xấu gì cho môi trường? Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể dựa vào H11.2 Sgk/ Tr37. Hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ Từ đó học sinh thấy những tác hại của đô thị hoá tự phát đến môi trường, sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Sau đó cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổng hợp ý kiến và két luận chuẩn kiến thức. b) Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc... Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, khi dạy địa lí giáo viên nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. Ví dụ: Hình 17.2 gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí? Hình 17.2 - Cây cối bị chết khô vì mưa axit Quan sát hình 17.2, nhận xét về tai hoạ do mưa axit gây ra? Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung. Trong dạy học Địa lí, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa, bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4 - yêu cầu học sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển. Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Hình 17.4 – Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi ở ngoại ô Pari (Pháp) Hình17.3 – “ Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu trở dầu Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đẫ học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh. Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7. - Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. - Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu”. Bức ảnh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương. - Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển. - Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu. - Hậu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển. c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau: Ví dụ : Dạy bài “Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa” (bài 14) hoặc “Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa” (bài 15) Địa lí 7. - Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề: Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Hình 8.1 - Đốt rừng làm nương rẫy - Bước 2: Giải quyết vấn đề. Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, các nước phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; các nước phát triển là những nước có nền công nghiệp hiện đại, sự phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp - Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước .... Nước thải, chất thải của các khu công nghiệp d) Phương pháp thảo luận Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận (theo lớp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận. Bước 2: Học sinh thảo luận ( cả lớp hoặc nhóm) Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính. Ví dụ: Bài tập 3 của Bài 18: Thực Hành - Địa lí 7. - Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận. Giải thích nguyên nhân và phân tích tác hại của lượng khí thải ngày càng tăng? Bước 2: Học sinh thảo luận. Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luân. Giải thích nguyên nhân: + Do quá trình công nghiệp hóa. + Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá. + Hiện tượng cháy rừng Phân tích tác hại của khí thải: Lỗ thủng tầng Ôzôn + Đối với thiên nhiên: làm thủng tầng ôzôn, sự nóng lên của Trái Đất, sự biến đổi và suy thoái môi trường sinh thái,... + Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đấn sức khỏe do bức xạ tia cực tím, phá hủy các công trình xây dựng do mưa axit, e) Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi trường Hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi trường có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào nội dung hoạt động và các điều kiện cần thiết khác như: sự sẵn có của hiện trường thực hiện, các vật dụng cần thiết, điều kiện thời tiết, ... Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức sau: + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường: - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường địa phương. - Tổ chức các cuộc thi đố vui với chủ đề môi trường. + Báo cáo chuyên đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. + Thảo luận nhóm. + Đóng vai/trò chơi. + Tổ chức tham quan thực tế. Đối với điều kiện thực tế của trường, tôi đã áp dụng hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường; thảo luận nhóm; kết quả đạt được là các em rất có hứng thú với vấn đề mang tính toàn cầu này. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua 2 năm thực hiện sáng kiến ( năm học 2011 – 2012; năm học 2012 - 2013) và học kỳ I năm học 2013 – 2014 đối với học sinh khối lớp 7, Trường Phổ thông DTNT – THCS Huyện Tân Sơn, kết quả mà tôi thu được là: + Kiến thức: - Mối quan hệ giữa dân cư ( bùng nổ dân số, đô thị hoá, hoạt động sản xuất của con người) và môi trường. - Một số vấn đề cơ bản về môi trường cần phải quan tâm ở từng môi trường địa lí. + Kỹ năng – Hành vi: - Phát hiện được các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. - Hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh khu kí túc, trường học. + Thái độ - Tình cảm: - Tôn trọng, yêu quý thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên xung quanh. - Ủng hộ các hoạt động, chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ngay từ đầu năm học 2011 – 2012 cùng với kế hoạch khảo sát chất lượng đầu năm của nhà trường, tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát việc nắm bắt kiến thức của học sinh, kết quả đạt được như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 70 3 4.3 30 42.9 28 40.0 9 12.8 Qua quá trình thực hiện chuyên đề trong năm học (từ tháng 8/2011 – 05/2012) kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, tôi đã đạt được kết quả như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 70 5 7.1 40 57.2 24 34.3 1 1.4 Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, học sinh trung bình giảm đáng kể, không còn có học sinh yếu. Cụ thể: học sinh giỏi tăng 2 học sinh, từ 3 lên 5 học sinh, tức tăng 2.8%; học sinh khá tăng 10 học sinh, tăng 14.3%, chiếm số lượng cao nhất; học sinh trung bình giảm 4 học sinh, tức giảm 5.7 % và học sinh yếu giảm mạnh, từ 9 học sinh xuống còn 1 học sinh, giảm 11.4%. Tiếp tục áp dụng sáng kiến vào năm học 2012 – 2013, kết quả của năm học như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 70 7 10.0 43 61.4 20 28.6 Như vậy, so với năm học trước ta thấy: Học sinh giỏi tăng 2 học sinh ( tăng 2.9%); học sinh khá tăng 3 học sinh (tăng 4.2%); học sinh trung bình giảm 4 học sinh (giảm 5.7%) và không còn học sinh yếu. Từ kết quả trên cùng quá trình giảng dạy trong học kỳ I, năm học 2013 – 2014 thì kết quả mà tôi đạt được là: Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 70 6 8.6 45 64.3 19 27.1 Như vậy so với năm trước thì kết quả nhìn chung vẫn khả quan mặc dù có giảm số học sinh giỏi do yếu tố khách quan ( giảm 1.4%) thì số học sinh khá tăng lên 2.9% và học sinh trung bình giảm xuống 1.5%, không có học sinh yếu. Từ đó, tôi thấy chuyên đề rất có tính khả thi nên tôi sẽ tiếp tục thực hiện chuyên đề vào trong giảng dạy Địa lí 7, cố gắng rút kinh nghiệm để có kết quả tốt hơn. Và ứng dụng cho các năm học sau không chỉ với khối 7 mà còn với các khối lớp khác ở trường PT DTNT – THCS Tân Sơn. III. Kết luận và kiến nghị Kết luận 1.1) Kết quả nghiên cứu Bảo vệ môi trường không chỉ là giải pháp trước mắt, mà mỗi hành động có ích sẽ tích lũy thành giải pháp hoàn chỉnh. Hàng ngày, mỗi chúng ta đều có những hành động để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trường, lớp, nơi công cộng và tiêu dùng tiết kiệm, đó chính là lúc chúng ta đóng góp một phần vào việc cứu nguy cho Trái đất – Ngôi nhà chung của mọi người hôm nay và cho thế hệ tương
Tài liệu đính kèm: