Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS

• Đối với những lớp tôi không chủ nhiệm, tôi luôn gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm. Với sự nắm bắt thông tin từ hai phía, giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho giáo viên bộ môn về đặc điểm, hoàn cảnh sống cụ thể của các em học sinh ấy, và giáo viên bộ môn cho giáo viên chủ nhiệm biết về tình hình học tập của học sinh ấy, nhằm điều chỉnh và tìm ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp với các em học sinh đó.

+ Trong giờ học: Giáo viên phải thường xuyên gọi các em có học lực trung bình, yếu phát biểu ý kiến hoặc đại diện nhóm của mình trình bày kết quả thảo luận để cho các em thấy rằng việc học của các em luôn được thầy cô quan tâm.

Bước 5:

Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ các bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra nhóm học tập, thi đua có học sinh trung bình,yếu như “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm học tập” Bước này rất quan trọng và hiệu quả vì một số học sinh không hiểu bài cảm thấy e dè khi hỏi lại thầy cô giáo nhưng các em lại thấy dễ dàng khi trao đổi và hỏi lại từ bạn bè của mình,

 

doc 22 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 912Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yếu hoặc con em các gia đình lao động và buôn bán nhỏ kinh tế khó khăn nên việc quan tâm, đầu tư cho các em ăn học chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đế việc học của con em mình, còn phó thác hết trách nhiệm cho nhà trường trong việc học tập.
 Trường THCS Lương Thế Vinh có nhiều học sinh đến từ các xã không thuộc địa bàn Thị trấn Quảng Phú cho nên điều kiện đi lại khó khăn, một số em học sinh sống xa gia đình, phải ở trọ đi học, nên không có sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ. Một số em sống cùng thì cha mẹ lại bận buôn bán làm ăn nên không có thời gian quán xuyến, đôn đốc con mình học tập.
Có nhiều học sinh không có ý thức học tập, mất kiến thức căn bản, không có phương pháp, lúng túng trong học tập, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Tình hình dân trí, tập quán và ý thức học tập còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến khả năng tư duy và sự lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là môn tiếng Anh của học sinh.
Đa số học sinh sống trong địa bàn thị trấn Quảng Phú và các xã nên việc tham gia học các trung tâm học Tiếng Anh tương đối khó khăn, không có điều kiện để giao lưu Tiếng Anh với người bản xứ do đó kỹ năng nghe nói còn hạn chế. Phát âm còn chưa chuẩn nên còn ngại nói, sợ nói, thiếu tự tin trong giao tiếp
Thành công – hạn chế :
Thành công:
 Sau khi tôi áp dụng các biện pháp giúp đỡ cho học sinh trung bình, yếu tôi nhận thấy đa số đối tượng học sinh này của lớp tôi phụ trách đã giảm đi rất nhanh so với đầu năm học, học sinh có học lực trung bình cũng tiến bộ rõ rệt.
Hạn chế.
 Một số phụ huynh học sinh do điều kiện, hoàn cảnh gia đình nên đã không thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo, gây khó khăn cho giáo viên trong việc phối hợp với gia đình để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giúp đỡ học sinh, do đó hiệu quả đạt được còn hạn chế.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Tuy tất cả các em học sinh đều học chung một lớp, với cùng một nội dung chương trình giáo dục giống nhau nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, năng lực học tập và khả năng tiếp thu của mỗi học sinh cũng khác nhau. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trình độ giữa các học sinh với nhau , tạo ra kết quả học sinh giỏi, khá,trung bình, yếu, kém.
Với kết quả đó cho thấy rằng nguyên nhân là do một số học sinh đã chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc. Bên cạnh đó, học sinh lại lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới còn hạn chế, thường không chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên.Một số học sinh đọc và viết còn chậm nên không theo kịp tiến độ của bài giảng.
Thêm vào đó phải kể đến yếu tố gia đình, một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập còn phó thác cho nhà trường và thầy cô. Một số em học sinh sống xa trường, đi lại khó khăn hoặc không có phương tiện đi lại. Từ các nguyên nhân trên, các em học đâm ra chán học và mất đi niềm cảm hứng trong học tập. Sau khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh trung bình-yếu.
Cụ thể vào năm học 2016-2017 khi nhận giảng dạy lớp 9A1,2,8 và chủ nhiệm lớp 9A8 sau khi quan sát và tìm hiểu, tôi đã nhận thấy rằng bên cạnh những em có học lực khá, giỏi thì vẫn còn tồn tại một số em có học lực ở mức độ trung bình, yếu. Với tình hình như thế tôi quyết định áp dụng một số kinh nghiệm của mình qua những năm đứng lớp và suốt thời gian sau này tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình được trình bày sau đây để tiếp tục giúp đỡ các em học sinh trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
Mục tiêu của biện pháp, giải pháp.
Giải pháp của tôi đưa ra áp dụng nhằm làm hạn chế và khắc phục học sinh yếu,kém bộ môn Tiếng Anh giúp cho học sinh tiến bộ hơn trong học tập.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết các học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh trung bình-yếu là việc làm cần thiết, từ đó để tìm ra giải pháp phù hợp để giúp đỡ các em, tuy nhiên giáo viên không được nóng vội, phải có lộ trình hợp lí, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. Để giúp đỡ học sinh trung bình-yếu có kết quả, theo tôi chúng ta cần phải tiến hành các bước sau đây:
Bước 1. 
Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phải phối hợp phân tích, đánh giá kết quả để đưa ra dự báo về học sinh trung bình, yếu. Phân loại đối tượng học sinh để lựa chọn biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội để trình bày trước lớp. Tạo bầu không khí vui vẻ, nhẹ nhàng,thoải mái trong lớp học để các em dễ dàng bày tỏ những khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải. 
Bước 2.
Nhận diện học sinh trung bình, yếu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng dẫn đến học sinh trung bình, yếu từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các em.
Nguyên nhân từ phía gia đình: Do kinh tế khó khăn nên việc đầu tư cho các em rất ít, thậm chí một số phụ huynh đã coi việc giảng dạy là của nhà trường nên không quan tâm. Một số gia đình cả bố và mẹ phải đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà cô chú trông nom giúp nên đã không thể quán xuyến các em một cách thường xuyên, điều này dẫn đến tình trạng học sinh lêu lổng, không chịu đầu tư cho việc học ở nhà như học bài và làm bài tập, các em có thể đưa ra lí do để vắng học mà cha mẹ hay người thân không thể kiểm soát được.
 Giải pháp: Để biết được điều này thì tôi đã phải tìm hiểu và nắm bắt được hoàn cảnh sống cụ thể của các em học sinh bằng cách gặp gỡ và trò chuyện, tiếp xúc với gia đình học sinh, từ đó đưa ra biện pháp hợp lý để giúp đỡ các em về điều kiện học tập, như tạo ra một góc học tập, sắp xếp sách vở, bút viết, sắp xếp thời gian học tập hợp lý như: học bài, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên theo dõi và kiểm tra bài vở của các em, bên cạnh đó không quên động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm và gia đình thường xuyên liên lạc để nắm được kết quả học tập của học sinh, từ đó biết được sự tiến bộ của các em.
Nguyên nhân từ phía học sinh: Hầu hết các em không đọc được Tiếng Anh, vốn từ vựng và ngữ pháp còn hạn chế, nhút nhát, còn ngại giao tiếp điều này gây trở ngại cho các em trong việc vận dụng và lĩnh hội kiến thức tối thiểu khiến cho các em khó có thể tiếp thu những kiến thức mới. Bên cạnh đó yếu tố lười học, thụ động trong các tiết học cũng góp phần không kém. Các em còn trông chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn khá giỏi trong lớp như đợi đưa ra kết quả hoặc có câu trả lời đúng rồi chép vào vở của mình mà bản thân không tự giác nỗ lực để suy nghĩ. Trong các tiết học, học sinh thường không chú ý vào bài giảng, hoặc viết còn chậm nên không theo kịp tiến độ của bài giảng so với lớp, từ đó các em đâm ra chán nản và chậm hẳn so với các bạn khác trong lớp, về nhà các em lại lười học bài và làm bài tập ở nhà, không chuẩn bị bài cho các tiết học tiếp theo nên lại càng trở nên yếu hơn nữa. Yếu tố thiếu tự tin và không dám hỏi khi bản thân không hiểu vấn đề cũng khiến cho các em càng tụt dần so với các bạn. Điều này giáo viên dễ nhận ra khi quan sát và kiểm tra học sinh trong các tiết học.
Giải pháp:
Khi nắm rõ được nguyên nhân này, giáo viên phải tìm một thời gian hợp lý để trao đổi, trò chuyện với học sinh nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như những khó khăn mà các em gặp phải. Phân tích cho các em thấy rằng mỗi em đều có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình, để từ đó các em mạnh dạn khám phá ra ưu điểm của bản thân mình và phát huy có hiệu quả. Khuyến khích các em mạnh dạn tham gia xây dựng bài dù là đúng hay sai nhằm tập trung sự chú ý của học sinh trong giờ học, từ đó giúp cho học sinh dần có được sự hứng thú và làm giảm đi áp lực và sự khó khăn đối với các em trong các tiết học.
Giáo viên cần phân loại rõ xem các em yếu kếm ở kỹ năng nào từ đó đưa ra kế hoạch giảng dạy cho phù hợp trong tiết dạy chính thức và tiết dạy phụ đạo. Từng bước giúp học sinh yếu kém tự tin hơn trong việc học Tiếng Anh bằng các bài tập phù hợp , các câu hỏi từ đễ đến khó. Thường xuyên gọi các em lên phát biểu tạo cho các em tính tích cực,tác phong nhanh nhẹn, niềm đam mê trong học tập 
Giáo viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập, trong đó tự học ở nhà đóng vai trò quan trọng vì thời gian học ở trường chỉ từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, còn lại là thời gian ở nhà, vì vậy việc xem bài, củng cố lại bài và làm bài tập ở nhà là vô cùng quan trọng, nó giúp các em khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó giáo viên nên xây dựng các “ đôi bạn cùng tiến” nhằm giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu có điều kiện tiến bộ trong học tập. Thường xuyên kiểm tra kết quả từ các “ đôi bạn cùng tiến” này hàng tuần, hàng tháng và khen thưởng kịp thời khi các em có sự tiến bộ, điều này theo tôi rất quan trọng vì nó giúp các em cảm thấy tự tin hơn vào chính bản thân mình, dần dần sẽ kích thích được sự tự giác và ham học ở các em. Khi các em đã có sự tự giác và ham học thì chắc chắn kết quả sẽ khá lên rất nhiều.
Bước 3: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh:
 Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh, mỗi con người đều có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, đặc biệt đối với đối tượng học sinh yếu thì tâm sinh lý của các em lại càng khác thường hơn, chính vì vậy giáo viên phải tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh yếu để từ đó có các biện pháp phù hợp cho mỗi học sinh. Giáo viên cần gần gũi, động viên để các em có sự tin tưởng và dám chia sẻ những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học tập, qua đó giáo viên có thể hiểu rõ hơn nữa về các em để giúp các em khắc phục được những khó khăn đó.
Bước 4:
Giáo viên phải có sự điều chỉnh phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Trong từng tiết dạy học bình thường : khi giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh trung bình-yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức quá cao khiến các em khó lĩnh hội và tiếp thu. Trong tiết dạy có thể lồng ghép vào đó các trò chơi hoặc các câu hỏi thú vị. Ví dụ: Trong tiết học Tiếng Anh để giúp cho các em có học lực trung bình-yếu có thể tiếp thu và khắc ghi từ mới nhanh hơn, tôi cho lớp chơi các trò chơi liên quan đến từ vựng. Ví dụ như: Tìm từ trái nghĩa với tính từ “big->small”. Hoặc có thể cho các em chơi trò chơi nối từ vựng với các nghĩa tiếng việt tương ứng, hoặc đoán từ qua các bức tranh. Các trò chơi này giúp cho các em học sinh trung bình-yếu đều có thể tham gia, tạo ra hứng thú và giúp các em giảm đi căng thẳng và áp lực trong tiết học. Bên cạnh đó giáo viên nên đặt cho các em những câu hỏi dễ hơn các học sinh khá, giỏi để giúp các em tự tin trả lời.
Đối với những lớp tôi không chủ nhiệm, tôi luôn gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm. Với sự nắm bắt thông tin từ hai phía, giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho giáo viên bộ môn về đặc điểm, hoàn cảnh sống cụ thể của các em học sinh ấy, và giáo viên bộ môn cho giáo viên chủ nhiệm biết về tình hình học tập của học sinh ấy, nhằm điều chỉnh và tìm ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp với các em học sinh đó. 
+ Trong giờ học: Giáo viên phải thường xuyên gọi các em có học lực trung bình, yếu phát biểu ý kiến hoặc đại diện nhóm của mình trình bày kết quả thảo luận để cho các em thấy rằng việc học của các em luôn được thầy cô quan tâm.
Bước 5:
Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ các bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra nhóm học tập, thi đua có học sinh trung bình,yếu như “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm học tập”Bước này rất quan trọng và hiệu quả vì một số học sinh không hiểu bài cảm thấy e dè khi hỏi lại thầy cô giáo nhưng các em lại thấy dễ dàng khi trao đổi và hỏi lại từ bạn bè của mình, Khi các em giảng giải và chia sẻ cho nhau cũng chính là cơ hội để các em hiểu rõ và khắc sâu thêm kiến thức đã học. Tôi đã xây dựng các “đôi bạn cùng tiến”(các em học sinh khá, giỏi trong lớp sẽ giúp đỡ các em học sinh yếu) như sau:
1.Hồ Mai Anh Nhân kèm em Nguyễn Thị Giang Nam
2. Trịnh Thái Ngọc Hải kèm em Lê Ngọc Ánh
3. Huỳnh Thị Ngọc Trâm kèm em Trần Văn Sơn
4. Trần Thị Vân kèm em Thân Trọng Đạt
5. Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh kèm em Quách Hữu Hùng
6. Trần Thị Khánh Ly kèm em Nguyễn Đức Miền
7. Nguyễn Thị Thu Ngân kèm em Mai Thu Hiền
8. Lê Duy Phương kèm em Đậu Ngọc Anh Tuấn
Bước 6:
Giáo viên phải động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ, dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít, có làm như vậy thì các em mới thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập. Chính nhờ vào sự cố gắng của các em để được thầy cô và các bạn khen ngợi thì sức học của các em sẽ tự nâng dần lên. Với sự giúp đỡ, quan tâm của thầy, cô giáo cùng với sự cố gắng , nỗ lực của chính bản thân các em thì sau một tháng đầu tiên thực hiện, 4 em học sinh yếu trong các “đôi bạn cùng tiến” đã có sự tiến bộ thấy rõ, và tôi đã khen ngợi, khích lệ các em bằng chính những món quà nho nhỏ từ chính kinh phí của bản thân tôi như cây bút bi xinh xắn, một vài quyển vở hoặc cuốn sổ taydù rằng các món quà ấy không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về mặt tinh thần, nó khiến các em cảm thấy vui và hãnh diện về kết quả mà bản thân các em đạt được và đặc biệt đó chính là sự khích lệ cho các em học sinh yếu trong các “đôi bạn cùng tiến” khác phấn đấu.
Bước 7: Tạo ra nhiều sân chơi thu hút các em:
 Kết hợp với Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm hàng tháng, giáo viên xây dựng các chương trình bằng Tiếng Anh để tạo ra nhiều sân chơi đa dạng để các em luyện nói tiếng Anh, tạo được thói quen và sự tự tin khi đứng nói trước tập thể. Đặc biệt là luyện được kỹ năng dẫn chương trình bằng tiếng Anh cho những em học sinh khá, giỏi, rút ngắn được khoảng cách với các em học sinh trung bình, yếu vì đây là những cuộc chơi không đặt nặng vấn đề thi đua hay điểm số. 
Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp 6A1
Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của lớp 9A2
Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của lớp 9A8
 Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của lớp 9A2
Bước 8: 
+ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra từ vựng . Vào 15 phút đầu giờ 4 buổi mỗi tuần tôi nhờ cán sự bộ môn kiểm tra từ vựng của các em trong lớp bằng cách ghi từ vựng các em đã học vào bảng phụ. Sau mỗi lầ kiểm tra cán sự bộ môn báo cáo kết quả cho tôi. Những học sinh nào không thuộc bài giáo viên có hình thức nhắc nhở, động viên các em kịp thời và liên lạc với phụ huynh . Từ việc kiểm tra bài cũ này vốn từ vựng của các em được nâng lên rõ rệt.
Kiểm tra từ vựng 15 phút đầu giờ
 Kiểm tra từ vựng 15 phút đầu giờ lớp 6A1 
+ Giáo viên bộ môn kèm thêm cho các em yếu về kỹ năng đọc trong tiết học, ngoài ra 15 phút đầu giờ giáo viên bộ môn phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và cán sự bộ môn Tiếng Anh hướng dẫn cho các em tập đọc dựa trên phiên âm quốc tế và giới thiệu cho các em một số trang web học phát âm Tiếng Anh
+ Có nhiều học sinh viết không được bài viết theo yêu cầu, hoặc không biết viết những câu đơn giản. Khi giáo viên dạy tiết kỹ năng viết thì cần lưu ý tới các em đó, không thể để các em đó ngoài tiết học. Ví dụ khi giáo viên nêu lên yêu cầu của bài viết với cả lớp, thì đối với học sinh yếu giáo viên cho các em đó tham khảo một số bài mẫu để các em tập viết, hoặc yêu cầu những học sinh đó viết vài câu trọng tâm của bài viết có sự giúp đỡ của giáo viên. Từ đó học sinh yếu sẽ quen dần và kỹ năng viết của các em dần được cải thiện.
+ Trong một tiết học Tiếng Anh chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động, dù học sinh yếu hay học sinh giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em vào các hoạt động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh yếu ra ngoài lề. Ví dụ trong tiết học Language Focus phần bài tập giáo viên phân ra cho từng đối tượng học sinh. Bài luyện tập khó thì yêu cầu học sinh khá, giỏi, bài tập vừa thì yêu cầu những em trung bình, bài tập dễ dành cho các em yếu. Từ đó tất cả các học sinh trong lớp đều phải hoạt động nên các em sẽ rất hứng thú trong học tập.
Tiết học phụ đạo học sinh trung bình,yếu lớp 6A5
Tiết học Tiếng Anh của lớp 9A2
 Phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình phải chia sẻ trách nhiệm với nhà trường bằng cách quan tâm đúng mức đến con em mình, thường xuyên theo dõi và kiểm tra bài vở, dành thời gian giúp đỡ con em mình trong quá trình học tập ở nhà. Bên cạnh đó phụ huynh phải thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.
Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện được các biện pháp, giải pháp này thì theo tôi nghĩ người giáo viên trước tiên cần phải có sự nhiệt tình, tâm huyết trong công tác giảng dạy, có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn mong muốn cho các em có sự tiến bộ. Bên cạnh đó thì sự giúp đỡ và phối hợp của phụ huynh học sinh là điều kiện quan trọng góp phần giúp giáo viên thực hiện được giải pháp này.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Tất cả các giải pháp biện pháp trên theo tôi đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết , khăng khít với nhau, không thể tách rời được. Để giúp đỡ học sinh trung bình, yếu tiến bộ và vươn lên trong học tập thì người giáo viên nhất thiết phải tiến hành đầy đủ các biện pháp, giải pháp nêu trên. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế của lớp học và đặc điểm của từng đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp, giải pháp này sao cho phù hợp và hiệu quả.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
 Qua khảo nghiệm, tôi nhận thấy hầu như đối tượng học sinh yếu lớp tôi phụ trách đã giảm so với đầu năm, còn học sinh trung bình thì học lực đã được nâng lên rõ rệt và với cách áp dụng các biện pháp trên thì đa số phụ huynh học sinh đều hài lòng với kết quả tiến bộ của con em mình.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
 Kết quả thu được sau khi tôi tiến hành áp dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh là các em này đã có sự tiến bộ đáng kể, các em đã củng cố lại được các kiến thức cơ bản, bổ trợ được những kiến thức bị hổng từ các lớp dưới từ việc kết hợp các “đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và việc giáo viên có kế hoạch giảng dạy hợp lý trong các tiết học, phối hợp với sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh, từ đó đã giúp các em có tinh thần trách nhiệm và sự tự giác trong học tập, có thể theo kịp có thể theo kịp các bạn trong lớp, cụ thể như sau:
Vào đầu năm học 2016-2017, lớp 9A1, 9A2 và lớp 9A8 có số lượng học sinh trung bình là 40 em chiếm tỉ lệ 39,2 % số lượng học sinh yếu là 04 chiếm tỉ lệ: 3,9 % thì đến cuối học kì 1 số lượng học sinh trung bình là 35 chiếm tỉ lệ 34,3 % không có học sinh yếu và đến cuối năm học thì học sinh trung bình là 18 em chiếm tỉ lệ 17,6 % không còn học sinh yếu. Với 8 “đôi bạn cùng tiến” xây dựng ở đầu năm học thì đến cuối năm học kết quả là: 8 học sinh trung bình, yếu trong 8 “đôi bạn cùng tiến” đã có sự tiến bộ và cả 8 em đó đều đạt kết quả học lực trung bình. Bên cạnh số lượng học sinh trung bình, yếu giảm thì học sinh khá, giỏi tăng lên. Học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh năm học 2016-2017 đạt :5/5 em và năm 2017-2018 đạt 6/6 em (trong đó 1 em giải nhì và một em giải ba)
Qua kết quả cuối năm đạt được so sánh với kết quả ban đầu, bản thân tôi nhận thấy rằng một số phương pháp mà tôi đã áp dụng để giúp đỡ các em học sinh có năng lực trung bình, yếu đã mang lại kết quả tốt. Với vấn đề nghiên cứu trên đã giúp cho bản thân tôi nói riêng và góp phần cho nhà trường nói chung hạn chế và giảm số lượng học sinh yếu kém hàng năm.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
III.1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_ye.doc