Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

Thực tế cho thấy, học sinh tích cực trong học lịch sử, đặc biệt là khả năng

phản biện vấn đề ở học sinh THPT ở nông thôn còn tồn tại dưới dạng tiềm năng,

chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biện

nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng.

Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng này chưa trở thành kỹ năng. Phát huy

được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là khả năng phản biện vấn đề của học sinh,

chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên một mức đáng kể. Trong môi

trường giáo dục ở nông thôn hiện nay, các trường THPT không ngừng đổi mới

phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành năng lực phản biện

cho học sinh, tạo kỹ năng tự chủ cho học sinh. Trên thực tế giảng dạy, học sinh

trường THPT Phạm Công Bình còn yếu về kỹ năng phản biện, thiếu sự chủ động tư

duy trong giờ học. Học còn mang tính thụ động, một chiều.

Trong khi đó, xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới

là xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Phản biện của học sinh trong quá

trình dạy học là một biểu hiện tích cực của một giờ học dân chủ và một nền giáo

dục dân chủ. Phát huy khả năng phản biện của học sinh là một trong những cách

góp phần xây dựng những giờ học dân chủ và một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới cách dạy

học và kiểm tra - đánh giá, thay vì giáo viên truyền đạt tri thức một cách thụ động

cho học sinh, mà cần phải hình thành các năng lực và phẩm chất cho người học.

Đồng thời, với mong muốn “hiện đại hóa” giờ học lịch sử, khiến cho giờ học hấp

dẫn hơn và tạo cơ hội cho học sinh có điều kiện thể hiện bản thân, rèn luyện kĩ

năng thuyết trình, tranh luận, và tự tin bảo vệ chính kiến của mình trên cơ sở những

tài liệu khoa học, tôi lựa chọn chủ đề: Một số phương pháp phát triển tư duy phản

biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong

trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.

pdf 57 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với ý thức hệ 
phong kiến cuối thế kỉ XIX. 
- Xã hội: có sự ra đời của các lực lƣợng xã hội mới (công nhân, tƣ sản, tiểu tƣ sản). 
- Tƣ tƣởng: nhận thấy đƣợc sự thối nát của chế độ phong kiến, muốn xây dựng một 
xã hội dân chủ mới tiến bộ hơn; gắn liền cứu nƣớc với cứu dân. 
- Lãnh đạo: Bộ phận văn thân sĩ phu tiến bộ, tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản từ bên 
ngoài vào. 
- Lực lƣợng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân. 
- Phƣơng pháp đấu tranh: không hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang, phƣơng pháp 
đấu tranh phong phú (bạo động, cải cách) 
III. Sự phát triển của khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản từ 1919 đến năm 1930 
1. Tình hình xã hội Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
22 
* Trên thế giới 
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một trật tự thế giới mới hình thành: 
Trật tự Vecxai – Oasinhtơn. 
- Cuộc cách mạng tháng Mƣời Nga giành thắng lợi năm 1917 đã tác động mạnh mẽ 
đến phong trào cách mạng thế giới. 
- Sự phát triển của phong trào công nhân trên thế giới, với sự ra đời của các đảng 
cộng sản (Đảng công sản Pháp) đã dẫn đến sự ra đời của Quốc tế Cộng sản nhằm 
lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. 
- Thực dân Pháp là nƣớc thắng trận nhƣng bị tàn phá nặng nề. Để khắc phục hậu 
quả chiến tranh và khôi phục vị thế của Pháp trƣớc chiến tranh, một mặt Pháp tăng 
cƣờng bóc lột nhân dân lao động trong nƣớc, mặt khác đẩy mạnh khai thác hệ 
thống thuộc địa, trong đó có Việt Nam. 
* Trong nước 
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919- 1929) đã tác động 
mạnh mẽ đến nền kinh tế và dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc của xã hội Việt Nam. 
- Về kinh tế: quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa có bƣớc phát triển nhƣng chỉ mang 
tính chất cục bộ ở một số thành thị; về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế 
lạc hậu với phƣơng thức sản xuất phong kiến là chủ yếu, mất cân đối và phụ thuộc 
chặt chẽ vào kinh tế chính quốc. 
- Về xã hội: phân hóa sâu sắc 
 + Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận: đại địa chủ ngày càng 
giàu có, trở thành tay sai của thực dân Pháp; trung tiểu địa chủ: ít nhiều có tinh thần 
kháng Pháp. 
23 
 + Nông dân: tiếp tục bị bần cùng hóa; là lực lƣợng cách mạng to lớn và chỉ 
phát huy đƣợc sức mạnh khi đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. 
 + Công nhân: phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng; sớm tiếp 
thu tƣ tƣởng tiến bộ, trở thành lực lƣợng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam 
với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. 
 + Tƣ sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, còn non trẻ và sớm bị tƣ 
bản Pháp chèn ép nên bị phân hóa thành hai bộ phận: Tƣ sản mại bản có quyền lợi 
kinh tế gắn chặt với Pháp, là tay sai của Pháp; Tƣ sản dân tộc có tinh thần kinh 
doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên có tinh thần kháng chiến chống Pháp. 
 + Tiểu tƣ sản: là lực lƣợng tiếp cận sớm nhất với tƣ tƣởng tiến bộ trên thế 
giới, là lực lƣợng tham gia nhiệt tình phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 
20 của thế kỉ XX. 
 Sự ra đời và phát triển của các giai cấp trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là giai 
cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh theo khuynh 
hƣớng dân chủ tƣ sản tiếp tục phát triển trong những năm 1919-1930. 
- Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là phong 
trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ theo hai khuynh hƣớng song song:khuynh 
hƣớng dân chủ tƣ sản và khuynh hƣớng vô sản. Đây là giai đoạn đấu tranh giành 
quyền lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam giữa hai khuynh hƣớng trên. 
2. Sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong giai đoạn 1919- 1930 
a. Các cuộc đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1925 
* Cuộc đấu tranh của tư sản 
- Mục đích: chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế. 
- Tính chất: cải lƣơng, dễ thỏa hiệp; không triệt để. 
24 
- Phƣơng pháp đấu tranh: mittinh, đƣa ra yêu sách, xuất bản sách báo tiến bộ, thành 
lập tổ chức chính trị... 
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: 
 + 1919: Mở cuộc vận động tẩy chay hàng hóa ngƣời Hoa “chấn hƣng nội hóa, 
bài trừ ngoại hóa” . 
 +1923: Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo của Pháp 
ở Nam Kì. 
+Tƣ sản và địa chủ Nam Kì thành lập “Đảng Lập hiến” (1923). 
* Cuộc đấu tranh của tiểu tư sản 
- Mục đích: đòi các quyền tự do, dân chủ. 
- Tính chất: sôi nổi, quyết liệt, lôi kéo đƣợc các tầng lớp khác tham gia. 
- Phƣơng pháp đấu tranh: mittinh, đƣa ra yêu sách, xuất bản sách báo tiến bộ, thành 
lập tổ chức chính trị... 
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: 
+ Thành lập một số tổ chức chính trị nhƣ: “Việt Nam nghĩa đoàn”, “Hội Phục 
Việt”, “Đảng Thanh niên”. 
+ Sáng lập nhiều tờ báo ra đời nhƣ An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè 
+ Hoạt động mít tinh biểu tình, bãi khóa. Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi trả tự 
do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926). 
b. Sự thành lập và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng. 
* Sự ra đời: 
25 
- Ngày 25-12-1927: trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là nhà xuất bản tiến bộ “Nam đồng 
thƣ xã”, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... thành lập “Việt Nam Quốc dân đảng”. 
- Đây là tổ chức đại diện cho tƣ sản dân tộc 
* Nền tảng tư tưởng 
- Lúc mới thành lập còn chung chung chƣa rõ ràng. 
- Sau đó chịu ảnh hƣởng của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc theo khuynh hƣớng dân 
chủ tƣ sản. 
* Mục đích: không rõ ràng 
- Lúc đầu, nêu chung chung “trƣớc làm cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới”. 
- Năm 1929: đƣa ra bản “chƣơng trình hành động”, nêu rõ: 
 + Cách mạng Việt Nam chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn cuối tiến hành đánh 
đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thiết lập dân quyền. 
 + Nguyên tắc tƣ tƣởng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” 
* Chủ trương: tiến hành cách mạng bằng bạo lực  tiến bộ. 
* Thành phần 
- Phức tạp, gồm: tiểu thƣơng, tiểu chủ, phú nông,... chủ yếu là binh lính ngƣời Việt 
trong quân đội Pháp; kết nạp ồ ạt. 
- Bị thực dân Pháp đƣa ngƣời vào theo dõi hoạt động của hội. 
* Tổ chức 
- Thiếu chặt chẽ, chỉ xây dựng đƣợc ít cơ sở trong quần chúng nhân dân ở một số 
địa phƣơng Bắc Kì. 
26 
* Hoạt động 
- Tháng 2-1929: Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh 
- Tháng 2//1930: Tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái 
+ Nguyên nhân: thực dân Pháp tiến hành khủng bố cách mạng Việt Nam, hội 
Việt Nam quốc dân đảng bị thiệt hại nặng nề, các cơ sở bị phá vỡ. Nguyễn Thái Học 
quyết định dồn lực lƣợng cuối cùng tiến hành khởi nghĩa “không thành công thì cũng 
thành nhân”. 
 khởi nghĩa trên thế bị động. 
+ Diễn biến: 9-2-1930: khởi nghĩa bùng nổ, bắt đầu ở Yên Bái sau đó lan 
rộng ra Phú Thọ, Hải Dƣơng, Thái Bình, nhƣng nhanh chóng thất bại. 
+ Nguyên nhân thất bại:Quá non nớt, mang nhiều yếu tố sai lầm; tổ chức, lực 
lƣợng ô hợp, phức tạp, lỏng lẻo, không có sự liên kết giữa 3 kì; hành động quá manh 
động, liều lĩnh. Trong khi đó, thực dân Pháp còn mạnh. 
+ Ý nghĩa:Cổ vũ tinh thần yêu nƣớc, chí căm thù giặc của nhân dân.Nối tiếp 
tinh thần yêu nƣớc, bất khuất của dân tộc Việt Nam. 
 Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt hoạt động của hội Việt Nam 
quốc dân đảng, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt vai trò của khuynh hƣớng dân chủ tƣ 
sản trong phong trào cách mạng Việt Nam. 
3. Bước phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến năm 
1930 
Nội dung Khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản đầu 
thế kỉ XX 
Khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản từ 
năm 1919- 1930 
Lãnh đạo Một bộ phận sĩ phu tiến bộ Giai cấp tƣ sản, tiểu tƣ sản tri thức 
27 
Lực lƣợng 
tham gia 
Sĩ phu tiến bộ, nông dân Tƣ sản, tiểu tƣ sản trí thức, công 
nhân, nông dân. 
Hình thức 
đấu tranh 
Theo 2 xu hƣớng bạo động và cải 
cách 
Phong phú: biểu tình, mít tinh, 
xuất bản sách báo tiến bộ, thành 
lập tổ chức chính trị tiến bộ... 
Tổ chức 
hoạt động 
Mang tính chất manh động Có tổ chức 
4. Hạn chế của khuynh hướng dân chủ tư sản so với khuynh hướng vô sản trong 
những năm 1919-1930. 
- Tƣ tƣởng: Không còn phù hợp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu giải phóng 
dân tộc của dân tộc Việt Nam. 
- Mục đích: chƣa rõ ràng. 
- Lãnh đạo: Còn non yếu về kinh tế và chính trị, mang tƣ tƣởng cải lƣơng, dễ 
thỏa hiệp. 
- Tổ chức: thiếu chặt chẽ, chƣa chú trọng xây dựng cơ sở trong quần chúng 
nhân dân. 
- Hành động: mang tính chất manh động, thiếu quyết liệt. 
5. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở 
Việt Nam 
a. Ý nghĩa lịch sử 
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ 
nghĩa yêu nƣớc Việt Nam. 
- Góp phần khảo nghiệm một con đƣờng cứu nƣớc mới của cách mạng Việt Nam. 
28 
- Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nƣớc cho các phong trào đấu tranh 
mới về sau. 
- Chứng tỏ con đƣờng giải phóng dân tộc theo khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản không 
phải con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam, chấm dứt vai trò của nó trong phong 
trào cách mạng Việt Nam. 
b. Nguyên nhân thất bại 
* Chủ quan 
- Giai cấp tƣ sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức 
giữ vững ngọn cờ giải phóng dân tộc. 
- Ngọn cờ tƣ tƣởng tƣ sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi 
kiếp nô lệ. 
- Giai cấp tƣ sản Việt Nam còn thiếu một đƣờng lối chính trị đúng đắn và một 
phƣơng pháp cách mạng khoa học. 
- Tổ chức chính trị của giai cấp tƣ sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân 
đảng, rất lỏng lẻo về phƣơng pháp tổ chức, lại thiếu cơ sở trong quần chúng nên 
không đủ sức chống đỡ trƣớc sự tiến công của đế quốc Pháp. 
* Khách quan 
- Đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố đƣợc nền thống trị ở Đông 
Dƣơng. So sánh lực lƣợng chƣa có lợi cho phong trào yêu nƣớc, thời cơ cách mạng 
cũng chƣa xuất hiện, vì thế cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng 
lãnh đạo bị thất bại nhanh chóng. 
Khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế 
kỉ XX đến năm 1930 không ngừng phát triển (thể hiện thông qua mục đích đấu 
tranh, phƣơng pháp đấu tranh, lực lƣợng tham gia) nhƣng cuối cùng thất bại. Sự 
29 
thất bại của khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản trong phong trào giải phóng dân tộc đã 
chứng minh sự sàng lọc khắt khe của lịch sử. 
3. Các phƣơng pháp nhằm phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học chủ 
đề Khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ 
đầu thế kỉ XX đến năm 1930 
3.1. Sử dụng tình huống có vấn đề kích thích học sinh tự đặt câu hỏi hoài nghi. 
Tự đặt câu hỏi là quá trình HS nảy sinh thắc mắc và có mong muốn tìm hiểu 
về vấn đề đó, thực chất đó là quá trình tìm kiếm tri thức. Việc HS tự đặt câu hỏi 
hoài nghi, thắc mắc về bài học là mức độ cao của việc sử dụng câu hỏi trong dạy 
học. Tự đặt câu hỏi là cách để HS “khiêu khích” tƣ duy của chính mình. Kĩ năng tự 
đặt câu hỏi không chỉ là kĩ năng quan trọng của TDPB mà còn là công cụ học tập 
hiệu quả, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức. Nhà triết học thời cổ đại Aristole 
nói: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cả cái chưa 
biết”. Nhƣ vậy, HS sẽ chỉ nêu ra thắc mắc, nghi vấn khi các em đã biết nhƣng biết 
chƣa đầy đủ, cần biết thêm. Vai trò của việc tự đặt, tự nêu ra câu hỏi đã đƣợc nhà 
bác học Đề Các phát biểu: không có câu hỏi thì không có tƣ duy cá nhân cũng nhƣ 
không có tƣ duy nhân loại. 
Theo tác giả Nguyễn Thị Thế Bình, kĩ năng tự đặt câu hỏi của HS bao gồm: 
phát hiện những điều chƣa hiểu, suy nghĩ vấn đề và nêu thành câu hỏi; tự suy nghĩ, 
tự tìm câu trả lời hay trao đổi với bạn bè, hỏi GV để tìm cách lí giải. Tự đặt câu hỏi 
chính là chất xúc tác cho tƣ duy. Vậy, làm thế nào để giúp HS tự đặt câu hỏi? Có 
nhiều phƣơng pháp kích thích HS đƣa ra câu hỏi hoài nghi song tạo ra tình huống 
có vấn đề là cách thức hiệu quả nhất bởi vì ngƣời ta chỉ có thể thắc mắc khi họ gặp 
vấn đề trở ngại trong tƣ duy. Trở ngại trong tƣ duy tạo ra nhu cầu trong nhận thức. 
Tình huống có vấn đề trong dạy học là tình huống trong đó mâu thuẫn khách 
quan đƣợc HS biến thành mâu thuẫn chủ quan, HS chấp nhận nhƣ một vấn đề cần 
giải quyết và có thể giải quyết đƣợc bằng sự cố gắng phù hợp với khả năng của các 
em. Nhƣ vậy, tình huống có vấn đề là: Những điều kiện sƣ phạm khi HS đứng 
trƣớc sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chƣa biết và tìm ra cái đó chính trong kết 
quả của hoạt động tƣ duy. Tình huống có vấn đề và câu hỏi hoài nghi, thắc mắc có 
mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau. Tình huống có vấn đề làm xuất hiện câu 
30 
hỏi và câu hỏi chính là vấn đề cần giải quyết, là điều mâu thuẫn trong tƣ duy cần 
giải đáp. 
Trong dạy học có nhiều loại tình huống có vấn đề nhƣ: 
Tình huống mâu thuẫn: Tình huống này xuất hiện khi GV tạo ra mâu thuẫn 
giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, mâu thuẫn giữa kiến thức thực tế và nội dung 
bài mới. HS đối diện với những vấn đề, hiện tƣợng, quy luật trái với quan niệm 
thông thƣờng hay ngƣợc lại với những kiến thức mình đã biết. Loại tình huống này 
tạo ra sự bất ngờ, nghịch lí so với những gì HS đã hiểu (trƣớc đó) khiến HS đặt ra 
câu hỏi: Tại sao lại nhƣ thế nhỉ? không thể nhƣ thế đƣợc? Sự bất ngờ dễ lôi cuốn sự 
tò mò, gây hứng thú khiến HS đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc và mong muốn tìm 
hiểu bài học. Tình huống này thƣờng đƣợc tạo ra ở đầu bài để định hƣớng cho toàn 
bộ bài học. 
Ví dụ: Khi dạy học phần nội dung“Phong trào dân chủ tƣ sản đầu thế kỉ XX” 
GV có thể tạo tình huống mâu thuẫn trƣớc khi vào bài học qua hình ảnh về những 
con đƣờng, ngôi trƣờng mang tên những nhân vật LS trong bài: GV trình chiếu và 
giới thiệu cho HS xem những con đƣờng và những ngôi trƣờng mang tên Pham Bội 
Châu, Phan Châu Trinh. Khi đƣợc xem những hình ảnh thông tin nhƣ vậy, HS sẽ tự 
đặt câu hỏi: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là ai? Tại sao họ lại được nhân dân 
yêu mến đặt tên cho những con đường đẹp, những ngôi trường lớn như vậy? 
GV đặt ra câu hỏi tình huống: con đƣờng cứu nƣớc của 2 ông có khác nhau 
hay không? Có mâu thuẫn với nhau hay không? 
HS sẽ tự đặt ra vấn đề: tại sao 2 con đƣờng cứu nƣớc khác nhau lại cùng 
chung một khuynh hƣớng... 
Tình huống xung đột: Tình huống này xuất hiện khi có mâu thuẫn xung đột 
giữa các tƣ tƣởng các quan điểm, các sự kiện khác nhau. Câu hỏi phát sinh: Đâu là 
sự thật? 
Khi đƣợc tiếp xúc với hai hay nhiều quan điểm trái ngƣợc nhau nhƣ vậy, HS 
sẽ thấy hoang mang, không biết ai đúng ai sai, đâu là sự thật. Điều đó làm nảy sinh 
nhu cầu đọc tƣ liệu, tìm kiếm chứng cứ truy tìm sự thực trong các em. 
Tình huống lựa chọn: Tình huống này đặt HS trƣớc một vấn đề phải lựa 
chọn. Câu hỏi xuất hiện là: câu trả lời nào là chính xác nhất? Mình sẽ theo quan 
31 
điểm nào? Nếu làthì thế nào? Loại tình huống này đòi hỏi HS phải giải quyết 
xung đột trong nhận thức. Tình huống này thƣờng áp dụng sau khi kết thúc buổi 
thảo luận, tranh luận GV yêu cầu HS quyết định lựa chọn của mình: Cuối cùng em 
đồng ý với ý kiến nào? Quan điểm của em về sự kiện, nhân vật đó nhƣ thế nào? 
Việc phân loại các tình huống có vấn đề nhƣ trên chỉ mang tính tƣơng đối. 
Trong thực tiễn dạy học GV có thể sử dụng hay tạo ra những tình huống có vấn đề 
khác nhƣng vẫn có tác dụng tốt trong việc kích thích ham muốn khám phá tri thức 
của HS. Khi xây dựng các tình huống có vấn đề GV cần lƣu ý: tình huống đó có 
kích thích HS suy nghĩ và tự đặt ra các câu hỏi khác nhau không. HS sẽ nảy sinh 
câu hỏi gì, thắc mắc gì khi gặp tình huống này tức là GV phải dự đoán trƣớc câu 
hỏi và suy nghĩ của HS. Từ đó, GV hƣớng dẫn cho các em biết cách đặt câu hỏi 
đúng trọng tâm, đúng chỗ và đúng lúc. 
3.2. Sử dụng phương pháp WebQuest (khám phá trên mạng) giúp HS tìm kiếm, 
thu thập và đánh giá thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử. 
Một trong những biểu hiện của ngƣời có TDPB là có kĩ năng tìm kiếm và 
đánh giá thông tin. Ngày nay, với sự phát triển và phổ biến rộng rãi của internet thì 
việc thu thập và xử lí thông tin trên mạng là một kĩ năng cần thiết trọng học tập 
cũng nhƣ trong cuộc sống. HS của chúng ta có thể học tập, tiếp nhận thông tin từ 
nhiều phía, nhiều phƣơng tiện và ở bất cứ nơi đâu. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet trong dạy học ngày 
càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc HS truy cập và tiếp xúc tự do với các 
luồng thông tin trên mạng đã đặt ra nhiều vấn đề: Mất nhiều thời gian vì lƣợng 
thông tin quá phong phú; Dễ đi chệch hƣớng với vấn đề cần tìm hiểu; Nhiều thông 
tin, tài liệu không chính xác; Việc tiếp thu kiến thức qua truy thập thông tin trên 
mạng mang tính thụ động, thiếu sự đánh giá, phê phán. Vì thế, đánh giá tính xác 
thực của thông tin, lọc ra những thông tin cần thiết, chất lƣợng, đáng tin cậy, hợp lí, 
có lợi và đã đƣợc kiểm chứng là một kĩ năng quan trọng hàng đầu. 
Để khắc phục những vấn đề mà HS gặp phải khi tiếp xúc với internet trong 
dạy học các nhà giáo dục đã phát triển phƣơng pháp WebQuest (theo thuật ngữ 
tiếng anh, tiếng việt đƣợc gọi là phƣơng pháp “khám phá trên mạng”). 
WebQuest là phƣơng pháp do Bernie Dodge ở trƣờng đại học San Diego 
32 
State University (Mỹ) xây dựng năm 1995, sau đó đƣợc phát triển bởi các nhà giáo 
dục Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thuỵ Sĩ). Ngày nay, nó đƣợc sử dụng rộng 
rãi trên thế giới trong giáo dục phổ thông và đại học. Với tƣ cách là một phƣơng 
pháp dạy học, WebQuest đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “WebQuest là một phương 
pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ 
đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được 
truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học 
tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày 
và đánh giá”. 
WebQuest có thể sử dụng cho mọi môn học, trong dạy học Lịch sử, phƣơng 
pháp này có thể áp dụng với những hiện tƣợng Lịch sử mang tính điển hình hoặc 
những vấn đề Lịch sử mang tính thời sự. Khác với việc truy cập thông tin thông 
thƣờng. Phƣơng pháp này yêu cầu HS cần có quan điểm riêng trên cơ sở lập luận 
để trả lời hoặc giải quyết vấn đề. Hình thức làm việc chủ yếu của HS khi học tập 
theo phƣơng pháp này là theo nhóm. 
Sơ đồ tiến trình và vai trò của GV, HS trong quá trình dạy học WebQuest 
nhƣ sau: 
Ví dụ: 
Chủ đề của WebQuest “Hội thảo bàn về vai trò của khuynh hướng dân 
33 
chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 
1930 ”. Đây là vấn đề quan trọng nằm trong nội dung bài học. 
GV chia cả lớp làm các nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm sẽ đóng vai trò là đại 
diện các nhà nghiên cứu trình bày quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề và cùng 
nhau thảo luận. 
Xác định nhiệm vụ: Để giải quyết đƣợc vấn đề trên, các nhóm HS cần trả lời 
câu hỏi dƣới đây: 
 - Sau thất bại của khuynh hƣớng đấu tranh theo hệ tƣ tƣởng phong kiến, 
khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản đã có những hoạt động đấu tranh gì? 
- Khuynh hƣớng đó có tiến bộ gì không? 
- Khuynh hƣớng đó có giải quyết đƣợc những yêu cầu của cách mạng Việt 
Nam lúc bấy giờ không? 
- Những tồn tại của khuynh hƣớng đó? 
Hướng dẫn HS tìm kiếm, thu thập thông tin: GV giới thiệu cho HS một số 
bài nghiên cứu, tạp chí đƣợc đăng tải trên internet, các trang web có bài viết về vấn 
đề này. 
GV hƣớng dẫn HS thu thập, đánh giá thông tin bằng cách đọc nhiều bài viết 
về cùng một vấn đề để xem họ nói về vấn đề đó có thống nhất không ; có điểm gì 
khác biệt không ; họ dựa vào tƣ liệu nào để nhận định nhƣ thế ; nhận định đó có 
chính xác không ; điều gì có thể chấp nhận, điều gì không đáng tinYêu cầu HS 
khi tiếp nhận quan điểm, trích dẫn ý kiến của ai phải dẫn nguồn và phải giải thích 
đƣợc vì sao họ lại nói nhƣ vậy? Nó có nghĩa nhƣ thế nào? 
HS làm việc theo nhóm, tìm kiếm thông tin chủ yếu trên internet, các trang 
web đã chỉ dẫn và những trang web do HS tự tìm kiếm, truy cập. 
Báo cáo kết quả và đưa ra kết luận: Mỗi nhóm cần làm một bài báo cáo 
tham luận để trình bày trong giờ học Hội thảo bàn về vai trò của khuynh hướng 
dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 
1930 ”, sau đó tiến hành thảo luận toàn lớp. Cuối giờ học GV đánh giá, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_phat_trien_tu_duy_p.pdf