Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học. Từ chỗ giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Học sinh có thể khai thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Thực tế khi giảng dạy bài giới thiệu Ma túy. Muốn tạo sự hứng thú cũng như sự tìm tòi sáng tạo của học sinh giáo viên phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi gợi ý trước về một số nội dung mà bài học yêu cầu, sau đó phân công, chia nhóm cho học sinh tìm hiểu trước qua đó học sinh sẽ tự khám phá. Qua thực tế giảng dạy, Tôi nhận thấy rằng các em không những tìm hiểu được các câu hỏi giáo viên yêu cầu mà còn có rất nhiều thông tin mới, chi tiết, bởi vì khi giảng bài này các em rất tò mò muốn được nhìn thấy và cầm thử sem như thế nao. Trong quá trình lên lớp, học sinh mang những điều mới lạ, những điều còn chưa hiểu ra thắc mắc với giáo viên từ đó có thể thấy rằng không những nội dung bài học được đảm bảo mà còn có những thông tin mới, lạ, bổ ích giúp cho học sinh thực sự có hứng thú trong việc học tập.
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH” PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục quốc phòng là môn học nằm trong chương trình dạy học của các trường THPT và là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Tầm quan trọng của môn học này là ở chỗ nó còn góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Mặc dù có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên môn học giáo dục quốc phòng trong nhà trường trong thời gian qua chưa tạo được nhiều hứng thú cho các em học sinh. Chính vì lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH” Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, làm tăng sự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của toàn xã hội, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú và thu hút được sự ham mê môn học đối với học sinh,chính là vấn đề cốt yếu của đề tài này. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, kĩ thuật thông tin hiện đại, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và ủng hộ, hiện nay, số lượng giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào trong phương pháp giảng dạy rất đa dạng, sinh động, gây hứng thú cho học sinh nói chung, và đối với phương pháp giáo dục quốc phòng – an ninh nói riêng. Nghiên cứu đề tài này tôi có một tham vọng lớn nhất đó là tạo được hứng thú và lòng yêu thích môn học để từng bước nâng cao chất lượng môn học. 2. Tình hình nghiên cứu. - Về nhà trường đảm bảo về trang thiết bị cho môn học. - Về phía học sinh do các em mới tiếp cận với môn học nên khả năng nhận thức về môn học còn nhiều hạn chế. 3. Mục đích nghiên cứu. - Đề tài này có mục đích rất to lớn, nó sẽ tạo ra hứng thú và thu hút được niềm đam mê môn học của các em học sinh từ đó chất lượng học tập của các em học sinh cũng được nâng lên một cách rõ rệt. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn tư đó để các em hiểu đúng về môn học và yêu thích môn Giáo dục quốc phòng trong nhà trường hơn. 5. Đối tượng và phạm vi áp dụng. + Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT số1 Bảo Yên - Khảo sát kiểm tra đánh giá học sinh trước khi áp dụng: “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh” 10A1, 10A3, kết quả như sau: Lớp Tổng số học sinh Số học sinh yêu thích môn học Tỷ lệ % Số học sinh chưa yêu thích môn học Tỷ lệ % 10A1 37 27 73% 10 27% 10A3 37 28 76.7% 9 23.3% - Kết quả kiểm tra đánh giá về băng vết thương trước khi áp dụng “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh” 10A1, 10A3, kết quả như sau: Lớp Số học sinh Số em biết băng Tỷ lệ 10A1 37 12 34.4% 10A3 37 11 29.7% - Lớp tôi áp dụng “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh” là lớp 10A1. + Phạm vi áp dụng: Trong năm học 2013 - 2014 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY 1. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của của nghành cũng như nhà trường đã tạo điều kiện về mọi mặt nên công tác giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng trong nhà trường rất thuận lợi. - Học sinh hầu hết các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo. - Giáo viên có lòng tâm huyết và rất yêu nghề,về kiến thức cơ bản giáo viên đáp ứng được nội dung kiến thức của chương trình. 2. Khó khăn: - Về phía giáo viên: do trình độ chưa được đào tạo chuyên nghiệp về môn GDQP-AN nên đôi khi vẫn còn có giờ dạy chưa thực sự mang lại sự hứng thú học tập cho học sinh. - Về trang thiết bị môn học: Đáp ứng được yêu cầu môn học nhưng chất lượng thiết bị còn nhiều hạn chế. - Về phía học sinh: vẫn còn một số ít các em chưa thực sự chú ý và còn coi nhẹ môn học. II. GIẢI PHÁP 1. Nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp đổi mới phương pháp dạy và học: Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá; Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, thay đổi phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thích được sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP vào các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân v.v.. để tránh chồng chéo về nội dung. Kiến thức Quốc phòng, An ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là chính học sinh tếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản dẫn đến không ưa thích môn học; ví dụ như trong bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam những tấm gương như : anh hùng La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu ở chiến dịch biên giới.và những hình ảnh về Bom đạn cho học sinh sem một số đoạn phim về Bom mìn Khi giáo viên cung cấp những thông tin như thế đều thu hút được sự lắng nghe của các em, điều này không chỉ cung cấp thông tin cho học sinh mà còn trao dồi kiến thức cơ bản cho cuộc sống hiện tại và tự lập sau này. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt chẽ và logic phát triển của nội dung bài học. Hiểu được mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm, sinh lý học sinh để có cách tổ chức hợp lý từng hoạt động học tập. 2. Nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học. Từ chỗ giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Học sinh có thể khai thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Thực tế khi giảng dạy bài giới thiệu Ma túy. Muốn tạo sự hứng thú cũng như sự tìm tòi sáng tạo của học sinh giáo viên phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi gợi ý trước về một số nội dung mà bài học yêu cầu, sau đó phân công, chia nhóm cho học sinh tìm hiểu trước qua đó học sinh sẽ tự khám phá. Qua thực tế giảng dạy, Tôi nhận thấy rằng các em không những tìm hiểu được các câu hỏi giáo viên yêu cầu mà còn có rất nhiều thông tin mới, chi tiết, bởi vì khi giảng bài này các em rất tò mò muốn được nhìn thấy và cầm thử sem như thế nao. Trong quá trình lên lớp, học sinh mang những điều mới lạ, những điều còn chưa hiểu ra thắc mắc với giáo viên từ đó có thể thấy rằng không những nội dung bài học được đảm bảo mà còn có những thông tin mới, lạ, bổ ích giúp cho học sinh thực sự có hứng thú trong việc học tập. Bên cạnh đó một số bài dạy trừu tượng cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như bài Băng bó cứu thương, sự hỗ trợ về hình ảnh về băng bó giúp cho học sinh nhìn thấy rõ từng đường băng làm cho học sinh hứng thú khi học tâp. Học sinh vừa nhìn thấy chi tiết từng đường băng điều này thu hút khá nhiều học sinh tập trung chú ý so với trước đó chỉ giới thiệu qua sách giáo khoa cho học sinh sem một số vi deo về băng vết thương. Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì công nghệ thông tin (CNTT) đang có những vấn đề vượt bậc, các tiện ích của nó đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh trong cuộc sống. Riêng đối với các em học sinh thì CNTT luôn có sức hút to lớn. vấn đề còn lại là chúng ta ứng dụng CNTT sao cho phù hợp để tăng tính hấp dẫn ở bộ môn mình dạy. 3. Nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp cho các em xem các tư liệu qua tranh ảnh, mô hình, các đoạn phim. Song song với sử dụng CNTT thì giáo viên nên trình chiếu các loại tranh, ảnh, các thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, điều này nhằm kích thích tính tò mò, thích thú, tìm hiểu của các em. Ví dụ như ở khối 10 trong bài giới thiệu Ma túy và bài băng bó cứu thương bởi cần phải có tư liệu và thiết bị hỗ trợ cho bài học vì hết các em rất muốn tò mò, muốn nhìn tận mắt các hình ảnh cho nên giáo viên cho học sinh sem tranh anh về ma túy và hình ảnh về băng bó và các đoạn phim về ma túy. Hình ảnh về băng vết thương trong bài Băng bó cứu thương Hoặc bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam; giáo viên trình chiếu đoạn phim tư liệu về “Chiến tranh biên giới Tây Nam 1979” và cập nhật tình hình Biển, đảo của nước ta để các em kịp thời nắm bắt. Tất cả những tư liệu về hình ảnh, mô hình, những thước phim đó học sinh rất thích thú xem. Xuất phát từ điều đó chúng ta thấy rằng cho các em xem các tư liệu qua tranh ảnh, các mô hình, các đoạn phim. Sẽ làm tăng sự hưng phấn học của các em và chất lượng học sẽ được tăng lên. Để thực hiện được điều này đòi hỏi Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, chuẩn bị máy chiếu, âm thanh, mô hình học cụ thật chu đáo. 4. Nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi ngay trong tiết học để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hiện năng lực của mình: Môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh là môn học đặc thù vừa có lí thuyết, vừa có thực hành, vừa giáo dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy học sinh sau khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vân dụng kiến thức đó vào thực tế. Giáo viên phải năng động tổ chức các trò chơi ngay trong mỗi tiết học, cho lớp học chia thành nhiều nhóm thi đua với nhau thực hiện nội dung đã học . Qua thực tiễn cho thấy đa số học sinh hứng thú khi được thi đua với nhau, đây là một sân chơi vô cùng có ích. Học sinh vừa học vừa chơi, học đến đâu vận dụng ngay đến đó, phần thưởng có thể là một tràng vỗ tay hoặc chỉ là một lời khen , hình thức thua phải chịu phạt như thu dọn và cất các dụng cu học tập hoăc tiết sau chuẩn bị các dụng cụ cho tiết học.Học sinh sẽ không còn thấy tiết học khô khan căng thẳng, ngược lại sự vận động vui vẻ luôn luôn kèm theo tiếng cười sẽ giúp các em thư giãn đầu óc, đồng thời thể lực cũng được rèn luyện và yêu thích môn học hơn. Ví dụ như bài Băng bó cứu thương cho học sinh thi băng vết thương tính bằng giây. Ví dụ như bài Điều lệnh đội ngũ cho học sinh thi tập hợp đội hình tiểu đội một hàng ngang. Để giảng dạy được một giờ học hay và lôi quấn được sự chú ý của học sinh, giáo viên trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, Giáo viên luôn luôn phải có ý thức tự học và học hỏi đồng nghiệp, để ngày càng nâng cao tri thức phục vụ chuyên môn , ngoài ra giáo viên còn phải biết cách tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với tiết học để lôi quấn được các em học sinh thích học bộ môn của mình. . III. KẾT QUẢ Qua một thời gian áp dụng các phương pháp trên tôi nhận thấy kết quả thật khả quan, sự hứng thú trong học tập của các em trong môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh được nâng lên một cách rõ rệt. Tiết học không còn căng thẳng, khô khan hay nhàm chán. Ngược lại học sinh có sự chuyển biến tích cực rất nhiều. - Sau một thời gian áp dụng ‘Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh”kết quả cụ thể như sau: Lớp Tổng số học sinh Số học sinh yêu thích môn học Tỷ lệ % Số học sinh chưa yêu thích môn học Tỷ lệ % 10A1 37 37 100% 0 0% 10A3 37 31 83.8% 6 16.2% - Kết quả lớp được dạy ứng dụng công nghệ thông tin và lớp không sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy về băng bó Lớp Số học sinh Sử dụng CNTT trong giảng dạy về băng bó Số em biết băng bó Tỷ lệ 10A1 37 Có 37 100% 10A3 37 không 28 77.8% PHẦN III: KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết luận. Vận dụng một số phương pháp trên vào trong giảng dạy đã giúp giáo viên tích lũy thêm được những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng vào bài giảng một cách khoa học. Tiết học thực sự sinh động và lôi quấn được sư hứng thú và yêu thích môn học của học sinh, học sinh không còn bị nhàm chán trong tiết học. Do đó theo bản thân tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học có ý nghĩa hết sức quan trọng nó mang tính giáo dục cao,thông qua môn học nó còn giáo dục về đạo đức,lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết ý thức tổ chức kỉ luật cao. Trước hết, người thầy phải luôn có lòng yêu nghề , có ý thức trách nhiệm cao với công việc, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên mônđể nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình. Từ đó, giáo viên mới có thể lập một kế hoạch bài học cho mình một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học với nhau. Giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Cần tích cực áp dụng CNTT và sử dụng các loại tranh ảnh, các đoạn phim tư liệu vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút sự chú ý, tạo ra hứng thú học tập và hiểu bài nhanh hơn của các em. Đặc biệt Giáo viên cần tạo ra một không gian thân thiện trong các tiết học sẽ thu hút được tất cả các em tham gia, các em sẽ có hứng thú học hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10. 2. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10. 3. Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10. 4. Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh. MỤC LỤC Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1- 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 2.Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi áp dụng PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3 - 9 I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY 1. Thuận lợi 2. Khó khăn II. GIẢI PHÁP Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp đổi mới phương pháp dạy và học 2.Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Giáo dục Quốc, An ninh. Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp cho các em xem các tư liệu qua tranh ảnh, mô hình, các đoạn phim. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi Ngay trong tiết học để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hện năng lực của mình: III. KẾT QUẢ PHẦN III: KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 10 -11 1.Kết luận. 2. Bài học kinh nghiệm ĐIỂM VÀ XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Tài liệu đính kèm: