Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn học hát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn học hát

II- PHẦN MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu của giáo dục tiểu học theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT

hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện gồm: Đức- Trí- Thể

Mỹ. Nghĩa là không chỉ giáo dục cho các em có đạo đức tốt, có trình độ hiểu

biết. mà còn phải giáo dục cho các em biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng

thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ

cho con người là con đường giáo dục nhanh và hiệu quả nhất thông qua các môn

học nghệ thuật. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.

Một yêu cầu không thể thiếu được là quan tâm đúng mực đến giáo dục

nghệ thuật cho các em mà môn âm nhạc là môn học mà các em thích nhất. Giúp

cho các em biết hát và có kỹ năng thể hiện tâm tư thông qua một bài hát. Song

trên thực tế không phải học sinh nào cũng thực sự có năng khiếu về âm nhạc.

Rất nhiều em chưa có năng khiếu trong vấn đề ca hát, còn rụt rè, hát chưa hay,

chưa đúng, chưa thể hiện được sắc thái của bài hát Từ những bất cập trên,

trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc, nhất là đối với phân môn Học hát ở lớp

5, bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy cho các em

học tốt hơn. Tôi quyết định lựa chọn để đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“Một số phương pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Học hát”.

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn học hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 
trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc, nhất là đối với phân môn Học hát ở lớp 
5, bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy cho các em 
học tốt hơn. Tôi quyết định lựa chọn để đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
“Một số phương pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Học hát”. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp học sinh hát đúng, thuộc và bước đầu thể hiện tốt sắc thái của bài 
hát. 
 - Giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính 
sáng tạo của học sinh. 
- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học 
hát. 
Đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên 
và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. 
- Giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng 
tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống. 
- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát 
triển toàn diện cân bằng và hài hoà. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Một số phương pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Học hát 
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
 - Học sinh lớp 5 
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 -Phương pháp điều tra, khảo sát. 
 - Phương pháp thực hành, luyện tập. 
 - Phương pháp trực quan, dùng lời. 
 - Phương pháp tổng hợp và thống kê. 
5 
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi – Thị xã Quảng Trị. 
 - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 
III- PHẦN NỘI DUNG 
 1. Đặc điểm của phân môn học hát: 
 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài: 
 Một vài đặc điểm của phân môn Học hát: 
 - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu. 
 - Thể hiện được sắc thái của bài hát. 
 - Hiểu được nội dung bài hát từ đó rút ra cho mình những bài học bổ ích 
 - Hát kết hợp gõ đệm theo 3 cách: Nhịp, phách, tiết tấu lời ca 
 - Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc hoặc các trò chơi âm nhạc khác. 
 - Tổ chức biểu diễn. 
 1.2 Cơ sở thưc tiễn: 
 Vấn đề dạy học bộ môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng 
trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm giáo dục hoàn thiện 
nhân cách cho các em. Giúp cho các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong 
cuộc sống. Tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể Song năng 
khiếu âm nhạc không phải em nào cũng có được. Để giúp đỡ những học sinh 
chưa thực sự mạnh dạn thể hiện bản thân mình, hát chưa hát, chưa chuẩnGiáo 
viên phải tìm cho mình những biện pháp, phương pháp thích hợp để điều chỉnh, 
uốn nắn và giúp đỡ các em hoàn thiện mình hơn. 
 2. Thực trạng: 
 2.1 Thuận lợi: 
 a. Về phía nhà trường: 
 - Được sự quan tâm thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường, phụ 
huynh và lãnh đạo địa phương nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học nói 
chung và bộ môn âm nhạc nói riêng rất thuận lợi. 
 - Nhà trường có kết nối mạng internet rất tiện cho việc tìm kiếm thông tin, 
có phòng học hát riêng tạo cho cô và trò có không gian học hát và biểu diễn 
thoải mái. 
 - Các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và học âm nhạc của nhà trường đầy 
đủ như: Đàn or-gan, máy cat-set, máy chiếu, tranh ảnh, một số nhạc cụ gõ.... 
Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác khá đầy đủ. 
 b. Về phía giáo viên: 
 - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. 
 - Kiến thức sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp tốt 
 - Học hỏi những bài học và kinh nghiệm quý báu ở các bạn đồng nghiệp. 
 - Tích cực tìm tòi những phương pháp mới vận dụng trong quá trình giảng 
dạy. 
 - Cố gắng để đưa phong trào của nhà trường cũng như chất lượng dạy học 
bộ môn âm nhạc ngày một đi lên. 
 - Được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin yêu. 
 c. Về phía học sinh: 
6 
 - Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Học sinh cảm 
nhận giai điệu và thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa khá tốt. 
 - Hầu hết các gia đình có điều kiện quan tâm và rất nhiều em thực sự có 
năng khiếu âm nhạc. 
- Nhiều em tuy năng khiếu chưa thực sự nổi trội nhưng bù lại các em có 
lòng yêu thích và niềm đam mê đối với môn âm nhạc nên đã học hát và biễu 
diễn rất say sưa, nhiệt tình. 
 Thông qua các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động của câu lạc bộ 
“Tiếng hát họa mi” đã mang đến cho các em một sân chơi vô cùng bổ ích, lý 
thú. Các em có cơ hội được thể hiện mình trước đám đông qua lời ca, tiếng hát, 
điệu múa nhịp nhàng của mình. Đây là dịp để nhà trường lựa chọn những em 
thực sự có năng khiếu về âm nhạc làm nồng cốt để tham gia các hội thi: “Khăn 
quàng thắm mãi vai em”, “Tiếng hát học đường”, “Tiếng hát họa mi”... và 
nhiều năm liền đạt giải nhất. 
2.2 Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp một số bất cập sau: 
 - Học sinh tiếp thu còn thụ động, không tạo cho mình được tính mạnh dạn 
khi biểu diễn, vẫn còn sợ, còn rụt rè, chưa tự tin. 
 - Một số học sinh điều kiện học tập chưa được đầy đủ, ít được quan tâm, 
hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em 
học tập. 
 - Một số em khả năng cảm nhận âm nhạc chưa cao, tầm cử giọng còn hẹp 
nên gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình học hát. 
 - Thời gian dành cho bộ môn chưa nhiều (1tiết/ tuần) 
 - Một số phụ huynh, học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như 
Tiếng Việt, Toán... mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc cứ nghĩ rằng đây 
chỉ là môn học phụ. 
 3. Khảo sát kết quả về phân môn Học hát: 
 Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy, tôi đã tìm hiểu 
khả năng học tập phân môn Học hát của học sinh khối 5. Bằng việc quan sát 
thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức phân môn Học hát 
và sự yêu thích học tập phân môn này chỉ rơi vào một số em có năng khiếu. Còn 
lại một số em khác năng khiếu Học hát chưa tốt nên ít có sự sáng tạo trong khi 
thể hiện. 
 Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học 
phân môn Học hát không? Em có thực sự mạnh dạn và tự tin khi biểu diễn bài 
hát? Phương pháp dạy của cô giáo như thế nào? Kết quả thu được như sau: 
NGUYÊN NHÂN 
KẾT QUẢ 
LỚP 5A LỚP 5B LỚP 5C 
Em thích học phân môn 
Học hát 
25/33 = 75,8% 27/35 = 77,1% 28/34= 82,4% 
Do em thực sự mạnh dạn, 
tự tin khi biểu diễn bài hát. 
15/33 = 45,5% 18/35 =51,4% 16/34=47,1% 
Do cô dạy dễ hiểu, hay 28/33 = 84,8% 29/35 = 82,9% 27/34=79,4% 
7 
Qua điều tra khảo sát về kết quả học tập dối với phân môn Học hát cho 
thấy đại đa số các em rất thích học phân môn này. Bên cạnh những em có phong 
cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh 
dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng, gần đúng giai điệu, chưa thể hiện tốt 
tính chất của bài hát. 
 4. Giải pháp: 
 4.1 Tạo hứng thú cho học sinh: 
 - Để có một tiết học Âm nhạc nói chung và giờ học hát nói riêng hiệu quả 
trước hết người giáo viên phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ giây phút đầu 
tiên khi bước chân vào lớp học bằng cách trang trí không gian lớp học theo đúng 
đặc trưng của bộ môn. Gồm: Tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ nước 
ngoài, chân dung một vài nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, bảng tổng 
hợp kiến thức âm nhạc, đàn Pi-a-no, một số nhạc cụ gõ khác 
 - Khởi động tiết học bằng một bài hát, một trò chơi hay một câu truyện kể 
âm nhạc 
 - Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phải hấp dẫn, thu hút sự chú ý và gây hứng 
thú học nhạc của học sinh. 
 - Chia lớp học thành nhiều nhóm với các tên gọi ngộ nghĩnh như: Nhóm 
Sơn Ca, nhóm Họa Mi, nhóm Vàng Anh để thuận tiện trong quá trình giáo 
viên gọi các nhóm biểu diễn cũng như các em nhận xét các nhóm lẫn nhau. Bên 
cạnh đó tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau. Những em có năng khiếu 
thực sự, mạnh dạn tự tin khi biểu diễn sẽ giúp các bạn còn rụt rè, ngại thể hiện 
mình trước tập thể được hoàn thiện mình hơn. Tạo nên không khí lớp học sôi 
động, nhịp nhàng và đồng đều hơn. 
 - Khi lên lớp với mục đích nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc cơ bản cho 
học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu 
biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan 
trong bài học hoặc trong cuộc sống hằng ngày... 
 4.2 Phương pháp dạy của giáo viên: 
 - Trước tiên giáo viên không chỉ biết hát hay, đàn giỏi mà còn phải có 
nghệ thuật sư phạm và kĩ năng nghề nghiệp tốt. 
 - Thường xuyên đổi mới để áp dụng và lựa chọn các phương pháp dạỵ 
học trong giờ dạy sao cho hợp lý đối với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh 
để các em không cảm thấy bị nhàm chán trong tiết học. 
 - Luôn trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng nghề nghiệp. 
Học hỏi những phương pháp hay ở các bạn đồng nghiệp. 
 - Quán xuyến lớp tốt và phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng 
cũng như những em còn chậm để hướng dẫn và kèm cặp thêm. 
 - Một số em còn mắc nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát tự 
do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng 
bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản 
8 
của việc học hát từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các 
tính chất Âm nhạc. 
 - Phải xây dựng nề nếp, xác định thái độ, ý thức học tập ngay từ bài học 
đầu tiên. 
 - Ở lớp 5, các kỹ năng ca hát như: Tư thế ngồi hát, phát âm, nhả chữ, nghe 
và cảm nhận âm nhạc, tầm cữ giọng... được duy trì và nâng cao hơn một bước. 
Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy 
để truyền thụ cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kĩ 
năng đã có của các em một cách tốt nhất. 
 4.3 Phối hợp với phụ huynh: 
 - Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh để giúp các em có năng khiếu âm 
nhạc phát huy năng lực, sở trường của mình để không chỉ hoàn thành tốt bộ môn 
âm nhạc mà còn tham gia vào câu lạc bộ “Tiếng hát họa mi” cũng như các 
phong trào văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường. 
 - Bên cạnh đó, nhằm giúp các em chưa thực sự có năng khiếu về âm nhạc, 
có ý thức học môn âm nhạc chưa cao, việc chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở 
theo yêu cầu của giáo viên chưa đầy đủ. Giáo viên sẽ báo với phụ huynh để họ 
đốc thúc, nhắc nhở, kèm cặp con em mình thêm. 
 - Thông qua công tác này giáo viên sẽ giúp phụ huynh và học sinh thấy 
được tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình hình thành và giáo dục 
nhân cách hoàn thiện cho học sinh. Không còn tư tưởng coi đây chỉ là môn phụ. 
 Để tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một 
số phương pháp dạy học như sau: 
4.4 Xây dựng phương pháp dạy hát: 
 4.4.1 Phương pháp luyện thanh: 
 - Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ 
quan cảm âm và phát âm của các em. Học sinh sẽ nhạy cảm với việc nghe đúng, 
hát đúng cao độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 - 3 
phút với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặc trưng của bài hát, sử 
dụng vài nguyên âm. 
 VD: 2 mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây: 
 Giáo viên đánh đàn cho học sinh luyện thanh, mẫu 1 giáo viên đánh ở giọng 
C- dur sau đó đàn lên giọng D- dur: R M F M R cứ thế khi thấy học sinh đọc cao 
độ vừa phải giáo viên lại đánh thấp giọng xuống. Mẫu 2 thực hiện tương tự. Các 
em chỉ nên hát với âm lượng từ nhỏ, tới mạnh vừa 
 Hình thức luyện thanh khác có thể bắt nhịp cho học sinh hát một bài tập thể. 
 4.4.2 Phương pháp uốn nắn những sai sót cho học sinh: 
9 
 Học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy, nhất là em ít tham gia ca 
hát, hát bài khó cũng làm các em bối rối. Bởi vậy giáo viên không nên nôn nóng, 
vội vàng. Sửa chữa có nhiều thủ pháp giáo viên không làm cho học sinh luống 
cuống và mặc cảm, cần giúp đỡ học sinh để các em cảm thấy thoải mái vượt 
qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu. Sau đó có thể kết hợp việc hát 
mẫu hoặc dùng đàn cho rõ ràng hơn với sự hỗ trợ của các hình dấu trên bảng 
hay thị phạm bằng tay gợi cho các em hiểu các âm như: “cao –thấp”, “trầm-
bỗng”, “ngắn- dài”, “luyến”, “ngắt” 
 Giáo viên tập cho học sinh cách lấy hơi và dùng hơi hợp lý. Bằng việc 
giáo viên phân câu, phân đoạn và kí hiệu lấy hơi sau mỗi câu hoặc ở các dấu 
lặng chính xác. 
 Về phía phát âm thì với học sinh chúng ta hiện nay phát âm vẫn còn sai 
nhiều do tiếng địa phương ở các từ như: Xanh, anh. Do vậy đòi hỏi giáo viên 
phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi hát. Muốn làm tốt điều đó 
giáo viên phải phát âm chuẩn, hát chuẩn. 
4.4.3 Phương pháp dạy hát hoà hợp tập thể: 
- Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều, em 
hát to, em hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Hình thức hát tập thể như: Đồng ca, tốp 
ca, hợp xướng, hòa giọng Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh 
biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó 
là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng. Giáo viên cần thường 
xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập 
luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp 
trong tập thể. 
4.4.4 Phương pháp dạy hát bài mới: 
 Sau khi luyện thanh khởi động giọng, giáo viên giới thiệu và dẫn dắt bài hát 
bằng những từ ngữ dùng để mô tả các hình ảnh sinh động trong bài hát ra, phải 
cho các em nghe giai điệu bài hát thông qua đĩa nhạc. Giáo viên nên trực tiếp hát 
mẫu trên nền nhạc không lời cho các em nghe kết hợp thể hiện cả các động tác 
phụ hoạ nhằm giúp các em cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài hát. Hơn 
nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho 
học sinh. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm 
tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc đồng thanh lời ca của bài hát, việc 
giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời 
ca là việc làm không thể thiếu. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần 
nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng 
dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ 
sau mỗi câu của bài hát. 
Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp 
là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của 
mình đúng cao độ của bài. 
 Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện 
tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm 
10 
nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài 
mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm 
cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của 
tiết học. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát 
gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tuy 
nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. 
 Sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ chức cho 
học sinh thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca và động viên, 
khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện 
được bài hát một cách chính xác và tốt nhất. 
 4.4.5 Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ: 
 Bắt đầu ở tiết thứ hai, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát 
phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản. 
Thông thường học tiết hai tiếp theo là sau khoảng thời gian một tuần. Việc 
nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm 
được. Giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu hoặc 
cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo 
viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát và phát hiện những câu, những từ 
trong bài hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện 
đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện 
tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những 
nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập bắt đầu từ từng nhóm, 
từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, 
cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó để các em nghe 
và tự sửa lỗi cho mình. 
 Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện 
theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo tiết tấu, giáo 
viên đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc điệu 
của bài. Hát, gõ đệm nhạc cụ theo 3 cách. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu 
quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ 
nhiệm vụ cho các em. 
 Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng, 
tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà giáo viên sử dụng, lựa chọn một phương 
pháp thích hợp. Dù có thực hiện phương pháp nào thì giáo viên vẫn phải luôn 
sử dụng nhạc cụ để giúp các em cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là 
gây sự hứng thú cho các em. 
 4.4.6 Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát: 
 Sau khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát, để 
khắc sâu trong tâm trí các em và để thể hiện bài hát thêm sinh động, giáo viên 
phải hướng dẫn các em thực hiện phụ hoạ cho bài hát, chỉ cần đơn giản nhưng 
phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao. Một số bài giáo viên có thể dạy học sinh 
một vài động tác múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi 
biểu diễn bài hát. Thông qua những tiết học như vậy học sinh sẽ có những áp 
dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt 
động ngoại khoá. 
11 
- Học sinh tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: Học sinh có thể nghĩ ra động 
tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp. 
 - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo điều kiện về 
thời gian cho học sinh chuẩn bị. Thông thường giáo viên thông báo trước một 
tuần để học sinh chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. 
 4.4.7 Hát kết hợp với chơi trò chơi: 
 Sau khi hát đúng giai điệu của bài hát giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò 
chơi. giáo viên làm kí hiệu tay theo các nguyên âm: A, U, I, O. Khi giáo viên đưa 
tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu giáo 
viên hướng dẫn trước lớp. 
*Ví dụ 1: Bài hát: Reo vang bình minh 
Câu 1, giáo viên đưa tay kí hiệu chữ A, học sinh hát "A" theo giai điệu của 
câu 1. “A a a, a a a, á a a a à a” 
Câu 2, giáo viên đưa tay kí hiệu chữ U, học sinh hát "U" theo giai điệu 
của câu 2. 
“U ù, u u u ,u u u,u ú ù u u u” 
Giáo viên tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát. 
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm 
tra việc ghi nhớ giai điệu bài hát của học sinh . 
- Trò chơi "Ai nhanh tai hơn” 
Sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết 
nhạc bất kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp học 
sinh nhanh thuộc lời ca, phát triển tai nghe. 
- Trò chơi “Tìm bài hát theo chủ đề” 
Con vật, nhà trường, mẹ, mùa xuân 
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh 
nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho 
giờ học hát, tạo hứng thú cho học sinh học môn Âm nhạc cũng như học các môn 
học khác. 
4.4.8 Sáng tác lời mới: 
Đối với những bài hát có tiết tấu tương đối đơn giản, giai điệu dễ giáo 
viên có thể khuyến khích các em tìm lới ca mới dựa trên giai điệu nhạc của bài 
hát đó. Rất nhiều em học sinh có năng khiếu và làm tốt việc này. 
 5. Kết quả đạt được: 
Với sự áp dụng các giải pháp nói trên, tôi nhận thấy không khí lớp học 
sinh động, sôi nổi hẳn lên. Đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, qua quá 
trình theo dõi đánh giá thường xuyên các em đã hoàn thành môn học hát với kết 
quả rất cao. Đặc biệt đã động viên và khuyến khích kịp thời những em chưa 
mạnh dạn, chưa tự tin ngày càng có niềm đam mê với âm nhạc hơn và tỏ ra có 
năng khiếu về phân môn. 
* Năm học 2017- 2018: 
LỚP SỐ HS HTT HT CHT 
12 
5A 33 18/ 33 = 54,5 % 15/ 33= 45,5 % 0/ 33 = 0 % 
 5

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_5.pdf