Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Tiểu học

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

* Tình trạng hiện nay.

- Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học

Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 16 máy dành cho HS. Các máy

được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy.

- Nhà trường đã trang bị cho GV đầy đủ SGK và các phần mềm kèm theo.

Một số thuận lợi và khó khăn khi trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường:

* Một số điều kiện thuận lợi.

- Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, sách giáo khoa và các

phần mềm kèm theo tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc giảng dạy.

- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến giáo viên và học sinh.

- Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực

hành rất phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học.- HS khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học.

- HS yêu thích môn học

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1545Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG
------
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
 MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC
Lĩnh vực / Cấp học : Toán / Tiểu học
Tác giả: NGUYỄN THỊ TƯƠI
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng
Nam Định, ngày 13 tháng 5 năm 2021
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở 
Tiểu học
2. Lĩnh vực / cấp học : Tin học / Tiểu học 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2021
4. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi
Năm sinh: 1989
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học B Nghĩa Hồng
Điện thoại: 0988364325
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng
Địa chỉ: Xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 
 Để hình thành và phát triển cho HS những kỹ năng cơ bản, thiết thực với
cuộc sống, đồi dưỡng trí thông minh, yêu thích môn Tin học, vận dụng các kiến
thức vào thực tiễn. Đó chính là một trong những mục tiêu cần đạt được của giáo
dục các cấp.
 Theo xu hướng ngày một đổi mới về phương pháp dạy và học đáp ứng được
sự phát triển thời đại của khoa học và công nghệ vừa đáp ứng được nhu cầu phát
triển năng lực cá nhân. Trong đó việc quan tâm đến vai trò của người học được đặt
lên vị trí trung tâm, học sinh có thể tự tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài " Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn 
Tin học ở Tiểu học" 
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Tình trạng hiện nay. 
- Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học
Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 16 máy dành cho HS. Các máy
được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy.
- Nhà trường đã trang bị cho GV đầy đủ SGK và các phần mềm kèm theo.
Một số thuận lợi và khó khăn khi trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường:
* Một số điều kiện thuận lợi.
- Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, sách giáo khoa và các
phần mềm kèm theo tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc giảng dạy. 
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến giáo viên và học sinh.
- Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực
hành rất phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học.
- HS khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. 
- HS yêu thích môn học
* Một số khó khăn và tồn tại:
+ Về phía giáo viên:
- Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học 
nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và
đang hoàn chỉnh
- Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi thực
hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến
học sinh thiếu máy, không thực hành được. 
- Do mới là môn tự chọn nên giáo viên dạy Tin học tiểu học thường là giáo
viên trẻ chưa có nhiều kinh nên cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất
lượng dạy và học. 
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những
tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn
gặp nhiều khó khăn do:
+ GV chưa sử dụng thành thạo phần mềm nhạc.
+ Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế.
+ Về phía học sinh: 
- HS mới được tiếp xúc với môn học nên còn nhiều bỡ ngỡ
- Đa số HS không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của HS chưa
được thành thạo.
- Đây là môn học phụ nên một số HS chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa
quan tâm.
- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do HS
không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
+ Những khó khăn khác:
- Sự cố về kỹ thuật nhiều máy bị hỏng do đã sử dụng lâu, nhiều do đó không đủ
máy để học sinh thực hành.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Cải thiện chất lượng phòng máy:
Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa
chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là GV. Để có một
tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các
máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính,
chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó,
những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi
động được.làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo
trì tới sửa, là một GV Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật
cơ bản nhất để xử lí kịp thời.
Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta
tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn:
* Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu)
để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
a) Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự
cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm,
bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động
bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên
bảo trì tiếp tục làm sau đó.
b) Chạy các chương trình diệt virút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt bạn
phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt
nhất hiện nay như: Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus
c) Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường
xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám
trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào,
bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ
gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.
d) Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp
mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt
động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau
sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram
ở các vị trí khác nhau để kiểm tra.
e) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình
đang sử dụng tốt khác để thử.
Tóm lại : Là GV Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu GV có thể
khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn
trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
2.2 Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp,
hiệu quả.
Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3. Nội
dung rất phù hợp, lôi cuốn HS. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực
hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau: 
* Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) Khám phá máy tính ( lớp 4, 5) 
Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, GV cần giúp cho HS xác định rõ
và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách
cho HS quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm
nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím,
Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím,
GV cho HS nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn
phím. Trong đó có trò chơi Pi-an no( phần mềm Pianito). Nhưng theo tôi phần
mềm này không đạt hiệu quả vì các máy của HS không có tai nghe hay loa nên HS
dễ nhàm chán vì gõ mà không thấy có kết quả gì. Vì thế, theo tôi ngay từ bài học
này GV có thể hướng dẫn HS làm quen luôn với phần mềm Mario. Như thế HS vừa
nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Còn phần
mềm đó GV nên giới thiệu cho HS và khuyến khích các em chơi ở nhà.
Ví dụ : Bài Chuột máy tính: Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác
ngay trong tiết học GV cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi
Stickhoặc mội vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục ( thay vì đợi đến
Phần trò chơi HS mới được chơi) . Đối với những HS yếu GV cần đến tận nơi
hướng dẫn cụ thể chi tiết. Với phương pháp này, HS nắm bắt rất nhanh, rất hứng
thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên
GV sẽ có những yêu cầu cao hơn. HS phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo
hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin. 
Ví dụ : Lớp 5 GV yêu cầu mỗi HS phải tạo được cho mình một thư mục
riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ
được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
* Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính 
GV yêu cầu HS cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính,
không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. GV cần liên hệ thực tế
để giúp HS nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày.
Ví dụ: + Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột qua trò chơi
Dots, Stiks, 
+ Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán. 
+ Chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua trò chơi Golf, Khám phá
rừng nhiệt đới.
Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. GV nên
chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. 
* Phần 3: Em tập gõ bàn phím : 
Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có
sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. GV cần giúp HS hiểu
được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó HS có ý thức hơn trong việc
rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến
khích HS luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú
trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phímthì
đến lớp 4 - 5 HS mới có thói quen gõ 10 ngón.
* Phần 4: Em tập vẽ:
Với phần học này, HS rất có hứng thú học tập. Ở phần học này GV cần chú
trọng cho HS thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay
trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc
dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK. Nếu có điều kiện GV có thể thiết kế các bài
tập khác để phần học này thêm phong phú.
Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: SGK yêu cầu HS vẽ con cá và chiếc lá. Gv có thể
giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như Cái nôi em bé, Sóng biển, cái
quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành
cho những HS đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu.
Ở lớp 4 - 5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản
cần đạt được ra, GV cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó
vào bài vẽ.
Ví dụ : Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn. HS có thể
sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều thời gian. 
* Phần 5: Em tập soạn thảo:
Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho HS những kiến thức cơ bản nhất để
soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này GV cũng chú ý đến dạy thực hành
hơn, dạy xong lý thuyết là cho HS thực hành ngay như vậy HS mới nắm được. 
Ở lớp 3 HS được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Gv cần
cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để
việc soạn thảo dễ dàng hơn. 
Ở lớp 4 và 5 HS đã được học cách trình bày văn bản. GV hãy tạo điều kiện
cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông
thường .
Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) GV đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao
tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà HS đã học ở trên
lớp để các em thực hành.
 * Phần 6: Thế giới Logo của em:
Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ
máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn
ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích
HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt
chẽ. 
Ở lớp 4 và lớp 5 HS mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là
lần đầu tiên HS được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành
những câu lệnh của Logo GV cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh,
tránh để HS hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu
lệnh. 
Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, GV luôn luôn yêu cầu HS chia công
việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ
bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện
cho HS cách nhìn tổng hợp bài toán. 
Khuyến khích HS làm việc tập thể, làm việc theo nhóm .
Ví dụ: 
B2/123 SGK . Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí
theo mẫu.
Để làm được bài tập này, GV cho HS thảo luận nhóm 4 và chia việc cho
từng HS cụ thể như:
Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90]
Thủ tục 2: Vẽ tam giác: Repeat 3 [FD 50 RT 120]
Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 trong thân thủ tục 3.
Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3).
2.3 Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho
quá trình dạy và học.
2.4 Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 
Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được
hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS sử dụng thạo máy tính một tăng lên. Tiết dạy
cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh
trong quá trình tiếp thu bài.
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin
Học ở Tiểu Học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm
nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học còn mới mẻ trong
trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn
Tin học trong trường Tiểu học.
 Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta. Bất
cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào
cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học
sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của người giáo viên
đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong
cuộc đời dạy học của mình.
 Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý vị
đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh
nghiệm rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để sáng
kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. 
* Nhà trường:
 Môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có
giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành
và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và
học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất.
* Giáo viên:
- Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài cho HS 
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. 
- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị
dạy học. 
 * Phụ huynh học sinh: 
Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy
tính để các em thực hành ở nhà
Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy môn Tin
học. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý
kiến của của chuyên môn và các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt
hơn.
Nghĩa Hưng, ngày 13 tháng 5 năm 2021
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Nguyễn Thị Tươi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.pdf