Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền Lớp 11

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1. Mục đích của đề tài .

- Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp giảng dạy vào trong quá trình

dạy học, qua đó để kiểm tra đánh giá kết quả tác dụng cũng như khẳng định tính

thiết thực của nó trong quá trình giảng dạy môn thể thao tự chọn bóng chuyền

nói riêng cũng như việc huấn luyện thể dục thể thao nói chung.

- Biết cách và thực hiện cơ bản đúng các kỹ thuật như: Tư thế chuẩn bị,

một số động tác di chuyển cơ bản, chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt,

chuyền bóng thấp tay, đệm bóng,

- Nhằm nâng cao kết quả môn thể dục nói chung và môn bóng chuyền nói

riêng, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu môn bóng chuyền.

- Thúc đẩy phong trào tập luyện môn bóng chuyền trong nhà trường cũng

như trên địa bàn trường đóng.

- Đề tài đã giả quyết được sự yếu kém về kỹ thuật và thể lực của học sinh

THPT nói chung và thể lực chuyên môn bóng chuyền nói riêng .

- Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm

mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao

thể lực và năng lực làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT .

- Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy môn Bóng chuyền

trong chương trình Thể dục THPT

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1473Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học 
tập chuyên môn môn bóng chuyền. 
- Học sinh khóa 2017 - 2020 Trường THPT Nguyễn Thị Giang, Huyện 
Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc. 
- Nghiên cứu kỹ thuật của học sinh thông qua kiểm tra chuyền bóng cao 
tay bằng hai tay (trước mặt), chuyền bóng thấp tay, phát bóng thấp tay ở học 
sinh lớp 10. 
- Nghiên cứu điều kiện và thực tiễn giảng dạy nội dung môn thể thao tự 
chọn bóng chuyền qua các năm. 
 - Nghiên cứu sức khoẻ, trình độ tập luyện, tâm sinh lí giới tính, từ đó tìm 
ra các phương pháp, biện pháp nhằm xây dựng tâm lí thoải mái, hứng thú trong 
học tập, từ đó phát huy tính tích cực, tự giác cho các em giúp cho các em nâng 
cao kỹ thuật cũng như số lần thực hiện động tác hay thành tích của các em trong 
tập luyện. 
 - So sánh kết quả giảng dạy theo phương pháp mới với phương pháp cũ. 
7.4. Trang thiết bị: 
 Bóng chuyền, cột lưới, sân bóng chuyền, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi. 
7.5. Nội dung 
7.5.1. Cơ sở lý luận. 
Để đất nước ta có nguồn lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt chuẩn 
về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo 
dục hiện nay và giáo dục thể chất nói riêng để xây dựng con người phát triển 
một cách cân đối và toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Vì vậy, 
muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho môn học thể 
dục trở thành môn học yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy 
giáo dục thể chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và 
sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì đã cũ kỉ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu 
giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học sinh tự trang bị cho mình những 
thiết bị học tập, những khó khăn, thiếu thốn đó chủ yếu ở các trường xa trung 
tâm và các trường ở miền núi càng khó khăn hơn so với các trường ở thành phố. 
Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen hai hay ba nội dung học tập 
lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo 
vận động ở học sinh và đa phần học sinh còn xem nhẹ môn học thể dục và coi 
 6 
thể dục là môn học phụ, còn e ngại và lười biếng trong tập luyện chính vì thế 
chất lượng của giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so 
với một số môn văn hoá khác. 
7.5.2. Thực trạng giảng dạy môn Bóng Chuyền hiện nay. 
Trường THPT Nguyễn Thị Giang đóng trên địa bàn nông thôn với đa số 
học sinh là con em nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất, sân 
bãi phục vụ cho giảng dạy và học tập trong trường đang còn thiếu thốn. Thời tiết 
khắc nghiệt, có những thời điểm mưa gió quá nhiều làm cho sân bãi ngập trong 
nước cũng có những thời điểm quá nắng nóng do đó ảnh hưởng lớn đến quá 
trình giảng dạy và học tập môn thể dục. Từ thực trạng đó việc dạy và học môn 
thể dục trở nên rời rạc không liên tục làm hạn chế sự hình thành kỹ năng vận 
động của học sinh. 
 Nội dung thể thao tự chọn bóng chuyền các em học sinh cấp dưới chỉ mới 
được tiếp xúc ít, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản. Nên khi lên lớp trên các 
em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tập 
luyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và 
học không đảm bảo sẽ tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, không 
chú trọng và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ thuật và số 
lần thực hiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn định. 
7.5.3. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn Bóng chuyền. 
- Các phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập như tranh ảnh, hệ 
thống sân bãi chật chội không đảm bảo, dụng cụ thiếu thốn. 
- Sân tập còn thiếu và chưa đạt chuẩn, nhiều giờ học gặp thời tiết không 
thuận lợi như rất nắng nóng hoặc mưa nhiều dẫn đến không học được và không 
gây được hứng thú cho học sinh khi tập luyện. 
- Các tiết học trong nội dung thể thao tự chọn thường bị gián đoạn bởi 
điều kiện thời tiết. 
- Thời gian của một tiết học hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn cho học 
sinh tập luyện kĩ thuật và từ đó học sinh tự tập là chính, không có điều kiện để 
giáo viên sửa sai nhiều cho các em, thời gian các em thi đấu tập ít và vui chơi 
hạn chế. 
- Đa số học sinh chưa làm quen với môn bóng chuyền. 
 7 
- Từ những tồn tại và khó khăn đó nên công tác giáo dục thể chất nói chung và 
công tác dạy và học chính khoá môn thể dục nói riêng hiệu quả không cao, chưa đáp 
ứng được mục tiêu giáo dục đề ra là phát triển con người toàn diện. 
- Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy nhiều năm tôi đã 
trăn trở, suy nghĩ nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng 
cao hiệu quả của nhiệm vụ dạy và học. 
7.5.4. Chọn đối tượng. 
Đối tượng tôi chọn là 2 lớp khối 11 với 80 em. Về trình độ cũng như tố 
chất của các em là ngang nhau và tôi chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 thực nghiệm 
và nhóm 2 đối chứng. 
- Học sinh các lớp 11A2, nhóm thực nghiệm 
- Học sinh lớp 11A3 nhóm đối chứng. 
- Học sinh trường THPT Nguyễn Thi Giang. 
- Nhóm thứ nhất áp dụng các phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu 
quả học môn bóng chuyền. 
- Nhóm 2 giữ nguyên phương pháp tập luyện cũ. 
7.5.4.1. Kết quả khảo sát đầu năm học. 
 Khảo sát kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyền 
bóng thấp tay, và phát bóng thấp tay chính diện thông qua kiểm tra các em học 
sinh đầu năm học lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thị Giang chưa áp dụng 
phương pháp gồm 2 lớp 11A2, 11A3 
Kết quả đạt như sau: 
  Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 
 Lớp 
Điểm 
11 A2 
(40 HS) 
11 A3 
(40 HS) 
(Đ) 7 17,5% 10 25% 
Chưa(Đ) 33 82,5% 30 75% 
 Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay 
 Lớp 
Điểm 
11 A2 
(40 HS) 
11 A3 
(40 HS) 
(Đ) 12 30% 15 37,5% 
Chưa(Đ) 28 70% 25 62,5% 
 8 
 Kĩ thuật phát bóng thấp tay 
 Lớp 
Điểm 
11 A2 
(40 HS) 
11 A3 
(40 HS) 
(Đ) 15 37,5% 19 47,5% 
Chưa(Đ) 27 62,5% 21 52,5% 
 Ghi chú: Điểm đạt (Đ) thực hiện tương đối đúng KT động tác. Điểm chưa đạt 
(CĐ) thực hiện chưa đúng KT động tác, hoặc chưa thực hiện được động tác 
 Nhận xét: 
Qua kết quả khảo sát ban đầu nhìn chung các em học sinh ở các lớp trên 
đạt kết quả rất thấp. Về kỹ thuật chỉ được một số em thực hiện tương đối tốt dẫn 
đến kết quả của những em đó có nổi trội hơn các em khác. Còn hầu hết các em 
khác do kỹ thuật chưa có nên kết quả không cao. Qua đó tôi nắm được các em 
đang còn yếu ở mặt nào, những kết quả trên là cơ sở để tôi đi sâu vào nghiên 
cứu “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn 
bóng chuyền ” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn giúp cho học 
sinh tập luyện tiến bộ và ngày càng yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần 
làm tốt hơn nữa trong công tác rèn luyện sức khỏe cho học sinh, từ đó các em 
chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập. 
7.5.4.2. Một số phuơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn 
Bóng Chuyền. 
  Phương pháp: 
 Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, 
phương pháp luyện tập. 
Đội hình dạy kỹ thuật . 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 9 
 + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật, tính năng, tác dụng cho 
học sinh. 
 + Thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý 
và những điểm sai cần chú ý trong luyện tập. Giáo viên kết hợp cho các em xem 
tranh ảnh về kỹ thuật động tác, đưa ra các bài tập khắc phục, sửa sai cho các em. 
 + Gọi 1 – 2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. 
 + Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho cả lớp. Sau đó giáo viên cho 
học sinh thực hiện theo nhóm học tập, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, 
giáo viên theo dõi quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. Cả lớp thực hiện 
theo khẩu lệnh chung. 
 + Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau, 
em học khá hơn sửa cho nhưng bạn chưa tực hiện kỹ thuật động tác tốt, các em 
tự trao đổi thảo luận những vấn đề đang còn thắc mắc. 
 * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại kỹ 
thuật động tác đó. Cho các em tự nhận xét bạn làm chỗ nào đúng chỗ nào đang 
còn sai, hướng khắc phục. Giáo viên lại kiến thức, nhắc cho học sinh những sai 
lầm thường mắc và cách sửa sai. 
 +Tư thế chuẩn bị: Sai vì đứng khoảng cách giữa hai chân quá lớn hoặc bàn 
chân chạm đất cả bàn, trọng tâm cơ thể dồn không đúng chân, nên khi di chuyển 
rất chậm và khó khăn. 
 Cách sửa: Chỉ dẫn cho các em tư thế của hai bàn chân và khoảng cách hai bàn 
chân, sau đó cho học sinh tập riêng tư thế chân để giáo viên kiểm tra và sửa sai. 
 + Di chuyển: Sai thân người nhấp nhô, không ổn định, bước chân quá cao, 
nhảy bước. Mất thăng bằng khi di chuyển. 
 Cách sửa: Không thay đổi tư thế thân trên, giữ góc độ đúng giữa cẳng chân 
và đùi. Thân trên hơi đổ về trước, không để trọng tâm rơi ra phía sau gót chân. 
 + Bước nhảy: Sai vì xuất phát chậm, do tư thế đứng chuẩn bị không đúng. 
Dừng lại không dừng được ngay, do không biết dùng gót chân chạm đất ở bước 
cuối cùng. 
 Cách sửa: Tập lại tư thế đứng chuẩn bị cơ bản, tập đứng tại chỗ đưa một 
chân ra trước chạm đất bằng gót chân, tập chạy và dừng lại hoặc thay đổi theo 
hướng tín hiệu. 
 10
 Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt): 
 Đội hình dạy kỹ thuật . 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt) thường được sử 
dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và trước mặt. Đây là cầu nối giữa phòng 
thủ và tấn công, và là giai đoạn trọng tâm để điều chỉnh và tổ chức các phối hợp 
chiến thuật trong tấn công cũng như trong phản công. Ở kỹ thuật này điều cốt lõi 
là học sinh phải nắm và hiểu được mẫu chốt kĩ thuật động tác và thực hiện một 
cách cơ bản đúng về kỹ thuật. 
 Khi bóng đến, tay tiếp xúc bóng ở phía sau và chếch xuống bên dưới của 
bóng. Tầm tiếp xúc ngang trán, cách trán khoảng 15 – 20cm. Tầm chuyền bóng 
có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ và đặc điểm cá nhân người tập. 
 Phương pháp: 
 Đội hình tập luyện không có bóng. 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương 
pháp luyện tập. 
 + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kĩ thuật, tính năng, tác dụng cho 
học sinh 
 11
 + Thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý 
và những điểm sai cần chú ý trong luyện tập. Giáo viên kết hợp cho các em xem 
tranh ảnh về kỹ thuật động tác, đưa ra các bài tập khắc phục, sửa sai cho các em. 
 + Gọi 1 – 2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. 
 + Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho cả lớp. Sau đó giáo viên cho 
học sinh thực hiện theo nhóm học tập, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, 
giáo viên theo dõi quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. Cả lớp thực hiện 
theo khẩu lệnh chung. 
 + Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau, 
em học khá hơn sửa cho nhưng bạn chưa tực hiện kỹ thuật động tác tốt, các em 
tự trao đổi thảo luận những vấn đề đang còn thắc mắc. 
 + Luyện tập hình tay chuyền bóng, tầm tiếp xúc bóng. Tập không có bóng 
và có bóng. 
 + Luyện tập kỹ thuật chuyền bóng mô phỏng từ hình tay tiếp xúc bóng đến 
phối hợp toàn thân chuyền bóng. 
Đội hình tập luyện với bóng. 
xxxxx 
X 
X 
xxxxxxxxxx 
 GV 
 + Tự tung bóng và đón bóng theo hình tay khi tiếp xúc bóng. 
 12
 + Cầm bóng theo hình tay khi chuyền bóng, phối hợp lực toàn thân và đẩy 
bóng đi theo hướng chuyền. 
 + Một người tung bóng, một người đón bóng theo tư thế chuyền (yêu cầu 
đúng về hình tay, tầm tiếp xúc, điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và bóng). 
 + Tự tung bóng, đón bóng đúng kỹ thuật và chuyền bóng đi. 
 + Một người tung bóng, một người chuyền bóng. 
 + Hai, ba người chuyền bóng cho nhau. 
 + Giáo viên triển khai tập đồng loạt cả lớp (không bóng). Giáo viên chia 
nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến 
có bóng và vào trong sân có lưới để tập. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho 
các em. 
 * Sau khi tập xong giáo viên củng cố bằng cách gọi một số em của các 
nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ 
thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu 
điểm,), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. 
 Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. 
Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. 
 + Chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt) sai như: Bóng đi thấp; 
Bóng không đi xa; Đau ngón tay khi chuyền bóng. 
 Cách sửa: Tập lại hình tay khi tiếp xúc bóng. Nâng góc độ hướng chuyển 
động của hai tay khi chuyền bóng. Tập lại tư thế tiếp xúc bóng, hướng phát lực 
đi qua tâm bóng. Hai người tự tập, một người tung bóng một người chuyền bóng 
trả lại, cự li chuyền bóng và tung bóng tăng dần. Phối hợp đạp chân, kết hợp với 
tay đẩy bóng đi. Tiếp xúc bóng không đúng, cần xèo rộng bàn tay để khi tiếp 
xúc bóng phần thân đốt các ngón tay ôm lấy bóng. 
 Kỹ thuật đệm bóng: 
 Đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phòng thủ, đồng thời cũng được 
yểm hộ tấn công. Đệm bóng gồm hai kỹ thuật chính: Đệm bóng bằng hai tay và 
một tay. Đệm bóng là cơ sở để phát triển thành nhiều kỹ thuật ứng dụng khác 
nhau: lăn ngã cứu bóng, cá nhảy, 
 Kỹ thuật cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu và cho những người 
mới tập là kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay. 
 13
 Lực để đánh bóng tùy thuộc vào tốc độ bóng đến và cự li (khoảng cách) vị 
trí cần đưa bóng đến. 
 Góc độ của đường bóng đến quyết định góc độ của tay (góc tạo thành giữa 
cẳng tay và mặt đất) khi bóng đến. 
 Phương pháp: 
 Đội hình tập luyện không có bóng. 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương 
pháp luyện tập. 
 + Giáo viên thị phạm, phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác ngắn gọn đủ ý, 
những điểm cần chú ý (tư thế chuẩn bị, động tác tiếp xúc bóng, đệm bóng đi, kết 
thúc động tác). 
 + Giáo viên kết hợp cho các em xem hình ảnh minh họa, học sinh chú ý 
nghe, quan sát giáo viên làm mẫu. 
 + Gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại theo động tác mẫu, cả lớp xem và nhận xét 
nhanh, giáo viên nhận xét lại. 
Đội hình tập luyện với bóng. 
xxxxx 
X 
X 
xxxxxxxxxx 
 GV 
 14
 + Một người tung cho một người đệm (tăng dần khoảng cách giữa hai 
người, tăng dần lực đánh bóng). 
 + Hai người cùng đệm hoặc một người chuyền, một người đệm. 
. + Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em và chú ý cự li tập luyện 
cho hợp lí tránh xẩy ra chấn thương. 
 * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực 
hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ thực hiện kỹ 
thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm,), cho các 
nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. 
 Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. 
Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. 
 + Đệm bóng sai vì di chuyển chậm, không kịp đến để đệm bóng; thân ngã 
quá nhiều về trước; hai tay gập ở khớp khuỷu; vị trí tiếp xúc bóng không đúng; 
bóng đi thấp; bóng không đi theo ý muốn; đánh bóng không có lực. 
 Cách sửa: Nhắc lại những kỹ thuật cơ bản của động tác, tay đánh bóng đưa 
từ dưới lên – ra trước, hạ thấp gối phối hợp đạp chân với tay đánh bóng. Tập lại 
tư thế mô phỏng hình tay, tập tiếp xúc bóng cố định, một người đứng bên cạch 
giữ bóng, phối hợp giữa tay và đạp chân, thân đẩy bóng đi. Một người tung bóng 
người kia đệm bóng. 
 Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện: 
 Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Phát 
bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mà nó còn là vũ khí tấn công 
sắc bén ở trong một trận đấu. Vì vậy kỹ thuật phát bóng cần được chú ý và tập 
luyện thật tốt. 
 Phương pháp: 
 Đội hình tập luyện không có bóng. 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x 
 15
Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương 
pháp luyện tập. 
 + Giáo viên thị phạm, phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác ngắn gọn đủ ý, 
về yêu cầu chung của từng yếu lĩnh, những điểm cần chú ý (tư thế chuẩn bị, 
động tác tay tiếp xúc bóng, kết thúc động tác). 
 + Bên cạch làm mẫu động tác thì giáo viên cho các em xem hình ảnh minh 
họa về kỹ thuật động tác. 
 + Gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại theo động tác mẫu, cả lớp xem và nhận xét 
nhanh, giáo viên nhận xét lai. 
 + Luyện tập TTCB và chuyển động của tay đánh bóng (không bóng). 
 + Luyện tập phối hợp kỹ thuật tung bóng và đánh bóng (không bóng). 
 + Tự tung bóng theo yêu cầu kỹ thuật và để bóng rơi xuống đất, học sinh tự 
kiểm tra độ cao của bóng khi tung và độ chính xác của điểm rơi khi bóng chạm đất. 
 + Tung bóng và mô phỏng kỹ thuật đánh bóng (tay không chạm vào bóng). 
 + Phát bóng và tường, phát bóng cho bạn ở cự li gần, tập trung chú ý điểm 
tay tiếp xúc bóng. 
 + Phát bóng qua lưới từ giữa sân, sau đó lùi dần về biên ngang. 
 + Luyện tập hoàn chỉnh kỹ thuật: khả năng dùng sức, phối hợp lực toàn thân. 
 + Điều chỉnh điển rơi của bóng khi phát theo đúng ý muốn. 
 - Một bên phát bóng còn bên kia các bạn phục vụ nhặt bóng và lăn sang cho 
bạn phát, sau đó đổi bên phát bóng. 
Đội hình tập luyện với bóng. 
 16
 X X X X X X X X X X X 
 X X X X X X X X X X X 
 * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực 
hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ thực hiện kỹ 
thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm,), cho các 
nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. 
 Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. 
Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. 
 + Những sai lầm thường mắc trong phát bóng thấp tay chính diện: Tung 
bóng không đúng; điểm tiếp xúc bóng chưa đúng nên bóng chỉ bay lên cao, 
không đi xa, bóng đi lệch hướng. 
 Cách sửa: Tại chỗ tập tư thế chuẩn bị (không bóng), tại chỗ tập động tác 
tung bóng nhiều lần và thẳng hướng, tay tiếp xúc bóng đúng vị trí (đánh vào 
giữa sau và dưới tâm bóng). Đứng mũi chân trước đúng hướng phát bóng. Tập 
phát bóng qua lưới vào các vị trí khác nhau ở bên kia sân. 
 17
 Đấu tập, thi đấu: 
 - Trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật thì giáo viên có thể vận dụng 
phương pháp đấu tập và thi đấu vào tổ chức cho các em vận dụng các kỹ thuật 
đã học vào thực tế, vận dụng các điểm luật vào đấu tập và tập làm công tác trọng 
tài, và đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động, thấy được 
điểm mạnh – yếu của mình. rèn luyện nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho 
các em. Ngoài ra tạo không khí vui chơi, rèn luyện thể lực. 
Phương pháp: 
 Giáo viên cho các em thành lập nhiều đội để thi đấu trong thời gian ngắn 
nhất định và thay nhau vào thi đấu tập. 
7.6. Kiểm tra đánh giá và kết quả thực hiện. 
 Qua kết quả thu được sau khi kiểm tra đánh giá giữa các lớp thực nghiệm 
nghiên cứu và các lớp đối chứng tôi thấy được sự khác biệt giữa các lớp. Lớp 
được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy 
thì các em hiểu và nắm bắt được kĩ thuật từ đó trong quá trình học tập và kiểm 
tra đánh giá đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không 
được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào học tập. 
Kết quả đạt được như sau: 
 Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 
Lớp 
Điểm 
Lớp áp dụng 
11A2( 40 HS) 
Lớp không áp dụng 
11A3( 40HS) 
Đạt 38 95% 12 30% 
Chưa đạt 2 5% 28 70% 
 Kỹ thuật đệm bóng 
 Lớp 
Điểm 
Lớp áp dụng 
11A2 (40HS) 
Lớp khôn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giang_day_nham_nang.pdf