Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở khoa học

Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, cả loài người đã và đang chờ đón nền

văn minh thứ ba của nhân loại - Văn minh tin học và một xã hội mà giáo dục

được chú ý phát triển. Bởi giáo dục và khoa học công nghệ làm sản sinh ra tri

thức mới, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là “chìa khóa để tiến

vào tương lai”.

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã rất chú ý đến phát triển giáo dục

nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ vững bước tiến vào tương lai. Ngay từ những năm

60, 70 của thế kỷ XX, trong khi ở Việt Nam, nền giáo dục vẫn còn đang dạy học

theo phương pháp truyền thống “thầy đọc - trò chép”, học sinh thụ động, giáo

viên trở thành trung tâm duy nhất của giờ học, thì ở Liên Xô cũ, nhà nghiên cứu

giáo dục nổi tiếng I.F.Khalamop đã xuất bản hai tập sách với tiêu đề “Phát huy

tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?”. Trong tác phẩm của mình

tác giả đã rất tâm đắc với ý kiến của N.K.Crupxcaia: “Điều quan trọng là dạy

cho học sinh học tập mà không chờ đợi người khác làm điều đó thay mình. Giáo

viên không chỉ là diễn giả còn học sinh không chỉ là thính giả, không những cần

dạy họ biết “nghe” mặc dù đó là một điều hoàn toàn cần thiết mà còn dạy họ biết

tự mình làm việc như đọc, hiểu điều đã đọc”

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 680Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây, xem các đường xích đạo và 
các đường chí tuyến chạy qua phần nào của châu lục. Đường xích đạo chạy 
ngang qua gần giữa châu lục chứng tỏ Châu Phi nằm ở cả hai nửa cầu Bắc và 
Nam do đó mùa sẽ trái ngược nhau ở hai phía của đường xích đạo. Phần lớn 
lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến nên Châu Phi có khí hậu 
nóng... 
 Sau đó tôi cho học sinh nhận xét: Châu Phi được bao bọc bởi những đại 
dương và biển nào? Có những dòng biển nào chảy ven bờ? Ảnh hưởng của các 
nhân tố trên? Những nhân tố này đều nằm bên ngoài lục địa Phi nhưng lại ảnh 
hưởng rất rõ rệt đến tự nhiên của Châu Phi. 
 * Xác định vị trí địa lí kinh tế của một quốc gia, một khu vực, tôi cũng 
hướng dẫn học sinh dựa vào những yếu tố tự nhiên như biển, dòng biển, núi, 
sông, đồng bằng ... và phân tích ý nghĩa của chúng đối với hoạt động kinh tế của 
quốc gia hoặc khu vực đó. 
 Ví dụ: Địa lí 7 - Bài 56: Khu vực Bắc Âu. Tôi đưa ra câu hỏi: Tại sao hoạt 
động kinh tế biển của Bắc Âu lại phát triển mạnh? 
 Học sinh sẽ nói được rằng: vì các biển bao quanh khu vực Bắc Âu (trừ 
biển Bantich) không bị đóng băng nhờ có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương 
chảy qua. Do đó tàu bè đi lại, buôn bán tấp nập quanh năm. Mặt khác, dòng biển 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 13
nóng này cũng đem lại nhiều cá nên tàu đánh cá của các nước trong khu vực 
quanh năm hoạt động. 
 * Với vị trí địa lí chính trị và an ninh quốc phòng tôi thường hướng dẫn 
học sinh xem xét trong mối quan hệ không gian của nó với khu vực ổn định hay 
bất ổn về chính trị, với những nước thù địch hay những nước bè bạn ... 
 Có thể nói vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế và vị trí địa lí chính trị, 
an ninh quốc phòng luôn luôn gắn bó nhau đem lại bản sắc riêng cho mỗi quốc 
gia, mỗi khu vực. Vì thế khi nghiên cứu một châu lục, một khu vực hay một 
quốc gia điều đầu tiên cần phải làm là xác định vị trí địa lí của nó. 
 e) Kỹ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ như địa hình, khí 
hậu, sông ngòi 
 * Khi mô tả địa hình tôi thường cho học sinh quan sát trên bản đồ tự 
nhiên, tập phân tích xem quốc gia hay châu lục nào đó có những dạng địa hình 
nào, phân bố ra sao, dạng địa hình nào chiếm ưu thế... Từ việc nhận xét, mô tả 
những nét chung của địa hình, rồi mô tả từng dạng địa hình, nêu lên những đặc 
điểm của mỗi dạng. Sau đó có thể ghi dàn ý mô tả vào sổ tay địa lí. 
 * Mô tả khí hậu trên bản đồ cho phép phân tích, phát hiện được đặc điểm 
khí hậu của mỗi địa phương và từ đấy tìm ra những nét chung về tự nhiên nơi 
đó. 
 Mô tả khí hậu trên bản đồ tức là chỉ ra đặc điểm của các yếu tố nhiệt độ, 
lượng mưa, gió... 
 Để mô tả những yếu tố trên tôi hướng dẫn học sinh trên bản đồ khí hậu: 
 - Nhiệt độ được biểu hiện bằng các chữ số, chữ số màu đỏ chỉ nhiệt độ 
trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất ở nửa cầu Bắc), chữ số màu đen chỉ nhiệt 
độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất ở nửa cầu Bắc). Những nơi có cùng nhiệt 
độ được nối với nhau bằng đường cong gọi là đường đẳng nhiệt. Thông thường 
đường đẳng nhiệt tháng 7 biểu hiện bằng màu đỏ, đường đẳng nhiệt tháng 1 biểu 
hiện bằng màu đen. 
 - Lượng mưa thường được thể hiện bằng màu xanh trên bản đồ, tôi hướng 
dẫn học sinh dựa vào bảng chú giải, sau đó đối chiếu từ bảng chú giải lên bản đồ 
để xác định lượng mưa. 
 - Gió được hiểu hiện trên bản đồ bằng những mũi tên, mũi tên màu đỏ chỉ 
gió thịnh hành tháng 7, mũi tên màu xanh chỉ gió thịnh hành tháng 1. 
 Ngoài ra, trên bản đồ khí hậu thường có biểu đồ kèm theo chỉ diễn biến 
của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm ở một số địa điểm tiêu biểu, 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 14
dựa vào đó học sinh có thể phân tích cụ thể hơn đặc điểm và sự phân hoá khí 
hậu trên lãnh thổ. 
 Sau khi mô tả từng yếu tố thành phần của khí hậu, học sinh cần phải sâu 
chuỗi các thành phần đó để tìm ra đặc điểm chung của khí hậu. 
 * Mô tả sông ngòi trên bản đồ cho chúng ta thấy rõ đặc điểm thuỷ văn của 
mỗi khu vực và cả những yếu tố về khí hậu, địa hình, thực - động vật và dân cư 
khu vực đó. 
 Khi mô tả sông ngòi trên bản đồ tôi hướng dẫn học sinh mô tả những nét 
chung của sông ngòi bằng cách đặt các câu hỏi như: Mạng lưới sông ngòi ra sao 
(dày hay thưa, phân bố đều khắp hay không đều, sông nhỏ hay lớn...) và nguyên 
nhân? Sông chảy theo những hướng nào và đổ nước vào những biển và đại 
dương nào? Nguồn cung cấp nước cho sông và chế độ nước của sông? Sau đó 
tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các hệ thống sông chính cũng bằng cách đặt các 
câu hỏi dẫn dắt: Sông chính lớn hay nhỏ? Bắt nguồn từ đâu? Chảy theo hướng 
nào, qua những miền địa hình nào? Chế độ nước của sông ra sao và ý nghĩa kinh 
tế của nó? 
 g) Kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ 
 Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng được rèn luyện dần dần cho học 
sinh qua những ví dụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới lên các lớp 
trên. Kỹ năng này được rèn luyện không tách rời các kỹ năng khác. Chẳng hạn 
khi rèn luyện kỹ năng nhận biết các đối tượng địa lí trên bản đồ thì đồng thời các 
em cũng được rèn luyện kỹ năng xác lập mối liên hệ không gian giữa các đối 
tượng địa lí. Hay khi rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lí học sinh cũng được 
rèn luyện kỹ năng xác lập mối liên hệ nhân - quả giữa vị trí địa lí và khí hậu, 
sông ngòi... 
 Rèn kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cho học sinh, tôi 
thường chỉ ra và phân biệt cho học sinh một số mối liên hệ địa lí: 
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau như: mối liên hệ giữa 
khí hậu với vị trí địa lí, địa hình, các dòng biển bao quanh hay mối liên hệ giữa 
sông ngòi với địa hình, khí hậu... 
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế với nhau như: các nhà máy 
chế biến gỗ, bột giấy thường đặt ở cửa sông có liên quan đến việc khai thác gỗ ở 
đầu nguồn. Hay mối liên hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp: nông nghiệp cung 
cấp lương thực, thực phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp, công nghiệp cung 
cấp cho nông nghiệp các thiết bị máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 15
- Mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế như: địa hình đồng bằng thuận lợi 
cho phát triển giao thông, trồng cây lương thực. Địa hình miền núi cản trở sự 
phát triển giao thông. Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp: khí hậu 
ôn đới có thể trồng lúa mì, khí hậu nhiệt đới có thể trồng lúa gạo ... 
Mối liên hệ thứ nhất là mối liên hệ nhân - quả, hai mối liên hệ sau không 
phải là mối liên hệ nhân - quả mà chỉ là những mối liên hệ thông thường. Điều 
quan trọng phải làm cho học sinh phân biệt được mối liên hệ nhân - quả và mối 
liên hệ thông thường. Vì vậy tôi chỉ rõ cho học sinh: mối liên hệ nhân - quả là 
mối liên hệ mang tính quy luật (tức là “có cái này” thì phải “có cái kia”), ví dụ: 
những nước nằm ở vùng vĩ độ cao là những nước có khí hậu lạnh. Nó khác với 
mối liên hệ thông thường, ví dụ: những nước ở cạnh biển có thể phát triển kinh 
tế biển nhưng cũng có thể không. 
h) Kỹ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực trên bản đồ 
Tất cả những kỹ năng đã được trình bày ở trên thực ra chỉ là những bước để đi 
đến kỹ năng này - kỹ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực trên bản đồ chính 
là kỹ năng đọc bản đồ địa lí. Đạt được kỹ năng này thì bản đồ mới thật sự trở 
thành nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. 
3. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa 
 Sách giáo khoa địa lí là nguồn cung cấp những kiến thức địa lí cơ bản, cần 
thiết nhất do chương trình quy định đối với mỗi lớp học, giúp học sinh rèn luyện 
kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn. 
 Sách giáo khoa địa lí bao gồm kênh chữ và kênh hình (lược đồ, sơ đồ, 
biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh, hình vẽ) gắn bó với nhau chặt chẽ để tạo nên 
bài học cơ bản. Đi liền với các bài học này là hệ thống câu hỏi, bài tập và bài 
thực hành. Các câu hỏi thường dẫn dắt học sinh đến việc tìm hiểu kiến thức mới 
hoặc củng cố những kiến thức cơ bản giúp học sinh nắm chắc và nhớ lâu hơn. 
Bài tập có mục đích cao hơn: bên cạnh việc củng cố còn mở rộng, vận dụng kiến 
thức và bước đầu rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Còn các bài thực hành đòi hỏi 
ở học sinh năng lực độc lập, sáng tạo nhiều hơn, các em phải vận dụng tổng hợp 
những kiến thức và kỹ năng đã học, phát huy trí lực để phân tích, so sánh... 
 Có thể nói sách giáo khoa là một phương tiện đặc biệt, bao gồm nhiều yếu 
tố, tổng hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau như: Lược đồ, biểu đồ, tranh 
ảnh... Nó là người bạn đồng hành luôn ở bên học sinh, giúp các em học tập và 
rèn luyện ở trên lớp cũng như ở nhà. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh phương 
pháp làm việc với sách giáo khoa không chỉ giúp học sinh chủ động khai thác 
được nguồn kiến thức quan trọng từ phương tiện học tập này mà qua đó còn 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 16
giúp học sinh biết liên hệ và giải quyết những vấn đề thực tế, có kỹ năng đọc 
sách, tra cứu sách, thu thập tri thức từ các loại sách khác nhau. Để học sinh có 
phương pháp làm việc với sách giáo khoa, tôi đã trang bị cho các em một số kỹ 
năng sau: 
a) Kỹ năng làm việc với kênh chữ trong sách giáo khoa 
 Kênh chữ trong sách giáo khoa gồm: Bài đọc chính, bảng thống kê (bảng 
số liệu), hệ thống câu hỏi và bài tập ... Mỗi một phần trên yêu cầu học sinh phải 
có những kỹ năng làm việc riêng. 
 * Kỹ năng làm việc với bài đọc chính 
 Với bài đọc chính, tôi thường hướng dẫn các em đọc lướt qua một lần, 
gạch chân những từ hoặc thuật ngữ khó hiểu, sau đó tra cứu những từ, thuật ngữ 
đó ở phần phụ lục của sách hoặc từ điển... Đọc lại lần thứ hai, học sinh phải cố 
gắng nắm được những nội dung cơ bản. Với các địa danh có trong bài, khi đọc 
cần phát âm đúng và hình dung trong đầu vị trí của địa danh đó hoặc xác định 
trên bản đồ ngay sau khi đọc xong. 
 Khi gặp câu hỏi xen kẽ trong bài, học sinh cần phải dừng lại suy nghĩ tìm 
câu trả lời hoặc làm theo gợi ý, như vậy các em sẽ hiểu được nội dung của bài và 
nắm được các khái niệm cần thiết. 
 Sau khi đọc và nắm được nội dung của bài đọc chính tôi thường hướng 
dẫn các em ghi ngắn gọn vào sổ tay địa lí. Làm như vậy sẽ giúp cho việc ôn tập, 
hệ thống hoá kiến thức được dễ dàng, thuận lợi. 
 * Kỹ năng làm việc với số liệu và bảng số liệu 
 Số liệu và bảng số liệu có vai trò rất quan trọng, giúp học sinh hiểu được 
một cách cụ thể, chính xác về mặt số lượng như: Diện tích, số dân, mật độ dân 
số, cơ cấu kinh tế, sản lượng các ngành kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu 
người, nhiệt độ, lượng mưa... của một vùng, một quốc gia hay một châu lục. 
 Ví dụ: Địa lí 7 - Bài 29: Dân cư, xã hội Châu Phi. Khi dạy mục 2: Sự 
bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi, tôi yêu cầu học sinh: Dựa vào 
sách giáo khoa, cho biết số dân và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở Châu Phi? 
Ngay lập tức học sinh sẽ trả lời được câu hỏi trên. Nhưng không dừng lại ở đó, 
tôi thường hướng dẫn các em sử dụng số liệu này để so sánh với những số liệu 
tương ứng của các châu lục khác để rút ra nội dung kiến thức mà ngay đề mục 
đã nói tới. Việc so sánh như vậy không chỉ giúp các em nhớ số liệu mà còn biết 
làm việc với các số liệu một cách có hiệu quả nhất. 
 Đối với bảng số liệu, tôi hướng dẫn các em: 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 17
 - Đọc kỹ nhan đề bảng số liệu để xem nội dung nói cái gì và nhằm mục 
đích gì? 
 - Xem các số liệu trong bảng được biểu hiện bằng những đơn vị nào, 
thống kê vào thời gian nào? 
 - Đọc kĩ nhan đề và số liệu theo hàng dọc và theo hàng ngang. 
 - Phân tích, so sánh các số liệu theo mối quan hệ hàng dọc, hàng ngang và 
rút ra nhận xét, kết luận cần thiết. 
 Ví dụ: Địa lí 8 - Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. Mục 2: 
Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. Tôi hình thành kỹ năng phân tích bảng 
số liệu cho học sinh từ bảng 16.2: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong 
nước của một số nước Đông Nam Á. 
 Dùng phương pháp đàm thoại, tôi hướng dẫn học sinh đọc bảng số liệu 
theo các bước như trên. Để biết được cơ cấu kinh tế của từng quốc gia, học sinh 
phải chỉ ra được tỉ trọng của từng ngành kinh tế tại thời điểm nhất định. Để thấy 
được sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Đông Nam Á, học sinh phải chỉ ra được sự 
thay đổi cơ cấu kinh tế của từng quốc gia (từ năm 1980 đến năm 2000) và sau đó 
rút ra nhận xét. 
Như vậy, sử dụng số liệu và bảng số liệu cho phép học sinh chủ động rút 
ra được kết luận về một vấn đề cụ thể. 
 * Kỹ năng làm việc với hệ thống câu hỏi, bài tập 
 Hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa địa lí không chỉ giúp việc 
ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học mà còn là cơ sở để đánh giá trình 
độ kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được. 
 Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa có nhiều mức độ khác nhau. Có 
những câu hỏi và bài tập chỉ đòi hỏi vận dụng kiến thức trong bài vừa học, có 
những câu hỏi và bài tập đòi hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức đã học trong nhiều 
bài, trong thực tế... 
 Phần này tôi thường giao cho các em tự làm việc ở nhà. Với những câu 
hỏi khó, bài tập mới, tôi thường gợi ý, hướng dẫn để các em về nhà làm có kết 
quả. Tôi cũng thường xuyên kiểm tra, uốn nắn phần việc làm này của các em và 
luôn nhắc nhở các em phải tự giác làm bài, tự giác bổ sung kiến thức. Những 
phần nào còn khó khăn, những kĩ năng nào còn chưa tốt cần phải mạnh dạn trao 
đổi với thầy, cô và các bạn ... 
b) Kỹ năng làm việc với kênh hình trong sách giáo khoa 
 Kênh hình trong sách giáo khoa bao gồm: Các tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, 
lược đồ, biểu đồ, lát cắt địa hình. 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 18
* Kỹ năng làm việc với tranh ảnh 
 Địa lí thường nói đến các hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa ... nói 
đến các hoạt động kinh tế ở nơi này, nơi kia...học sinh lại không phải lúc nào 
cũng có điều kiện tiếp xúc, nhìn tận mắt tất cả những cái đó. Tranh ảnh là một 
trong những phương tiện quan trọng giúp các em hình thành những biểu tượng 
và khái niệm địa lí cụ thể, làm cơ sở cho việc lĩnh hội kiến thức địa lí. 
 Với những tranh ảnh trong sách giáo khoa địa lí, tôi thường dùng phương 
pháp đàm thoại để hướng dẫn học sinh theo các bước: 
 - Bước 1: Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và nhìn bao quát bức 
tranh, xác định đối tượng địa lí được biểu hiện. 
 - Bước 2: Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ. 
 - Bước 3: Cho học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh, tập trung vào 
những nét đặc trưng nhất của đối tượng địa lí được biểu hiện trong tranh. 
 - Bước 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc 
sâu biểu tượng địa lí. 
 * Kỹ năng làm việc với biểu đồ 
 Biểu đồ là hình vẽ mà các số liệu đã được cụ thể hóa trên đó. 
 Biểu đồ có thể được xây dựng theo nhiều hình thức, bao gồm: biểu đồ 
hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình vuông... Về mặt nội 
dung, các biểu đồ gồm 3 loại: biểu đồ về các hiện tượng tự nhiên (diễn biến 
nhiệt độ, lượng mưa...), biểu đồ về dân số (biểu đồ gia tăng dân số, biểu đồ kết 
cấu dân số...), biểu đồ về kinh tế (biểu đồ sản lượng của các ngành kinh tế, biểu 
đồ cơ cấu nền kinh tế...). 
 Mỗi loại biểu đồ học sinh có một cách làm việc riêng song tôi thường 
hướng dẫn các em làm việc với biểu đồ phải tuân thủ theo 3 bước: 
 - Bước 1: Học sinh phải nắm được nội dung của biểu đồ, đo tính đọc các 
đại lượng được biểu hiện trên biểu đồ. 
 - Bước 2: Đòi hỏi học sinh phát triển các thao tác tư duy như đối chiếu, so 
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các số liệu có trên biểu đồ. 
 - Bước 3: Dựa vào bước 2, học sinh phải nhận định chung và rút ra kết 
luận cần thiết. 
 Ví dụ: Địa lí 9 - Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. Khi 
dạy mục 2 - Sử dụng lao động, tôi yêu cầu học sinh: Dựa vào biểu đồ H4.2, hãy 
nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo ngành ở nước ta? 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 19
 Học sinh sau khi quan sát đã nắm được nội dung và cách thể hiện nội 
dung của biểu đồ. Tôi hướng dẫn các em so sánh, phân tích để rút ra kết luận: 
Việc sử dụng lao động ở nước ta tập trung chủ yếu trong lĩnh vực Nông - Lâm - 
Ngư nghiệp. Nhưng từ năm 1989 đến năm 2003 cơ cấu sử dụng lao động có sự 
thay đổi theo hướng tích cực (dẫn chứng bằng số liệu trên biểu đồ). 
* Kỹ năng làm việc với lược đồ, bản đồ 
 Tôi thường hướng dẫn các em làm việc từ dễ đến khó theo 3 mức độ: 
 - Mức 1: Học sinh phải đọc được vị trí các đối tượng địa lí, có được biểu 
tượng về các đối tượng địa lí thông qua các kí hiệu ghi trong bảng chú giải. 
 - Mức thứ hai cao hơn, đòi hỏi học sinh phải dựa vào những kiến thức đã 
học, dựa vào kiến thức bản đồ, biểu đồ để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ 
ràng của đối tượng địa lí trên bản đồ. Hay có thể mô tả được các đối tượng địa lí 
trên bản đồ với các đặc điểm của chúng. 
 - Mức thứ 3: Khi đọc bản đồ, lược đồ học sinh phải biết tổng hợp kiến 
thức để so sánh, phân tích, tìm ra được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên 
bản đồ, lược đồ. 
 Có thể nói làm việc với bản đồ, lược đồ là một kỹ năng khó. Ngay một lúc 
không thể đòi hỏi học sinh vận dụng cả 3 mức độ trên nên tôi thường hướng dẫn 
học sinh bằng những yêu cầu từ dễ đến khó, và tôi cũng thường yêu cầu học sinh 
đọc bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa chí ít cũng phải nắm được những cái 
đơn giản (mức 1 hoặc 2). 
 * Kỹ năng làm việc với lát cắt địa hình 
 Trong giảng dạy địa lí, lát cắt địa hình là một phương tiện trực quan cần 
thiết, bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp học sinh hình thành được khái niệm cụ 
thể, chính xác về địa hình các khu vực được nghiên cứu. 
 Với một lát cắt địa hình, sau khi làm cho học sinh nắm chắc khái niệm và 
ý nghĩa của lát cắt địa hình, tôi thường hướng dẫn các em: 
 - Xác định tuyến cắt (đi từ đâu đến đâu?). 
 - Xác định hướng của lát cắt. 
 - Xác định xem lát cắt đi qua những khu vực nào? Địa hình, nham thạch 
ra sao? 
 4. Phương pháp thảo luận nhóm 
 Thảo luận nhóm hay dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là phương pháp để 
học sinh trao đổi, bàn bạc với nhau xoay quanh một vấn đề đặt ra dưới dạng câu 
Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 
 20
hỏi hoặc bài tập. Phương pháp này khá nhiều ưu điểm vì nó dễ vận dụng và giáo 
viên chuẩn bị không mất nhiều thời gian. 
 Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm phát huy được tính tích cực, 
tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, tạo điều 
kiện để tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho 
các em được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Qua cách học 
này, nhiều kỹ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển như kỹ năng giao 
tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng nói, diễn đạt, kỹ năng tập hợp và ghi chép dữ 
liệu, kỹ năng báo cáo, kỹ năng hợp tác và phân công lao động trong cộng đồng. 
 Khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, tôi thường: 
 - Lựa chọn chủ đề thảo luận có nhiều tình huống, cần tới sự chia sẻ, hợp 
tác giải quyết. 
 - Chuẩn bị tài liệu, phương tiện để học sinh làm việc nhóm: giấy, bút, 
phiếu học tập, bảng phụ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu... 
 - Tổ chức các nhóm học sinh: Số lượng học sinh trong mỗi nhóm từ 4 đến 
5 em (nhóm nhỏ) hoặc 8 đến 9 em (nhóm lớn). Trong mỗi nhóm có một nhóm 
trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm. 
 - Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm: Có trường hợp tất cả các nhóm 
cùng nghiên cứu một vấn đề, nhưng có những trường hợp mỗi nhóm nghiên cứu 
một vấn đề riêng. 
 - Quy định thời gian cho các nhóm hoàn thành công việc. 
 - Trong khi các nhóm làm việc, tôi di chuyển q

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_ti.pdf