I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, chiếm một vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ
xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con
người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất. Trẻ em như tờ giấy trắng
uốn nắn thế nào là do người lớn chúng ta. Quá trình phát triển tâm lý của trẻ
khác nhau qua từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi các cháu thích làm
mọi việc mình thích, thích làm những công việc giúp người lớn. Vì vậy, vai trò
của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên mầm non là
người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi những thói hư tật xấu.
Một ngày của trẻ đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinh hoạt học hành ăn
ngủ đều do cô giáo hướng dẫn. Chính vì thế, cô giáo sẽ là người dạy trẻ và rèn
cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớp mẫu giáo.
Bản thân tôi là giáo viên mầm non lại trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi. Qua
một năm học, tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ là người
hướng dẫn cho các cháu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt. Trong thời gian
đầu, qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều
trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại, lười vận động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có
tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ
đâu trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi
hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Vì vậy, tôi thấy rằng cần
hình thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả
năng tự phục vụ bản thân. Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi đã chọn đề tài
“Một số kinh nghiệm trong việc rèn tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm giúp trẻ
tự lập, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động
háu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt. Trong thời gian đầu, qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại, lười vận động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâu trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Vì vậy, tôi thấy rằng cần hình thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả năng tự phục vụ bản thân. Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc rèn tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm giúp trẻ tự lập, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ nại hay nhờ vả vào người khác. Rèn tính tự lập cho trẻ tạo cho trẻ về mặt tinh thần có thể tự mình làm một việc gì đó mà không phải dựa dẫm nhờ vả người khác. Khi trẻ có tính tự lập, trẻ sẽ biết vị trí của mình trong xã hội sau đó trẻ mới tìm hiểu mối quan hệ giữa những người xung quanh. Phát triển năng lực thực hiện những nhiệm vụ nhận thức một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên của trẻ, chúng ta nhận thấy việc rèn tính tự lập cho trẻ có ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến trí tuệ, xúc cảm của trẻ, xét về tự lập trong quá trình hoạt động trẻ tự nhận ra xúc cảm của 2/10 mình. Tự tin vào khả năng điều khiển, tự kiểm soát được mình. Tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ xúc cảm của trẻ. Theo giáo sư tiến sĩ Vũ Gia Hiền, trẻ 5-6 tuổi đã hình thành nhân cách. Các bé đã bắt đầu khám phá được khả năng và phẩm chất của mình, hiểu được thái độ của mọi người xung quanh, có phản xạ vui buồn về thành công và thất bại, về ưu khuyết điểm của bản thân. Tuy nhiên, khả năng hiểu của các em chỉ ở mức độ đơn giản. Hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa vô cùng to lớn nó quyết định cho tương lai của trẻ sau này. Mục đích chung của giáo dục Mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người “cần phát triển một số giá trị, nét tính cách và phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, tạo cho trẻ tham gia vào đời sống”. Chính vì thế, người lớn mà nhất là giáo viên mầm non và phụ huynh trẻ cần phải tôn trọng những biểu hiện tự lập của trẻ đi đôi với những biện pháp tác động đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện giúp trẻ có những phẩm chất quý báu cần thiết cho trẻ trước ngưỡng cửa bước vào cuộc đời. 2. Thực trạng vấn đề 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu về chuyên môn đã giúp tôi xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các kỹ năng tự phục vụ nhằm rèn tính tự lập cho trẻ. Đây cũng chính là mục tiêu nâng cao của nhà trường - Trẻ 5-6 tuổi có đủ sức khoẻ để làm những công việc tự phục vụ bản thân, cũng như có ý thức hơn về việc tự phục vụ bản thân và các cháu cũng thích làm những công việc để giúp người lớn hay muốn làm người lớn. - Bản thân tôi luôn gần gũi hoà nhập với trẻ, hơn nữa tôi quan sát nắm bắt được đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. - Nhà trường xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng “mở” kích thích sự tập chung, chú ý, tư duy, cảm xúc tích cực của trẻ thúc đẩy trẻ tham gia hoạt động có hiệu quả. - Môi trường vật chất trong lớp học cũng như ngoài trời phong phú đa dạng về chủng loại, các khu vực chơi được quy hoạch tận dụng các không gian với nhiều trò chơi phù hợp, mọi hoạt động linh hoạt. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi vô cùng quan trọng trong việc rèn tính tự lập cho trẻ. - Được sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như phối hợp chặt chẽ với tôi trong việc rèn tính tự lập cho trẻ. 3/10 2.1 Khó khăn: - Số lượng học sinh nhiều, trẻ xuất thân ở nhiều thành phần gia đình khác nhau nên việc giáo dục cho trẻ khó đồng đều. - Đa số phụ huynh của lớp tôi đi làm nhà nước và kinh doanh thời gian lớn trẻ ở nhà cùng ông bà. Chính vì thế, trẻ được chiều chuộng thích gì được đấy nên trẻ ỷ nại chưa có thói quen tự lập. - Một số trẻ thì lại được tự lập làm những công việc của mình nhưng không có người lớn dẫn dắt nên chưa có nề nếp. - Một số trẻ còn nhút nhát rụt rè, chưa linh hoạt, chưa biết diễn đạt ý muốn của mình. Bảng khảo sát tính tự lập của trẻ đầu năm: Số trẻ Tốt Khá Trung bình Yếu 36 (100%) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 7 19,4 17 47,2 10 27,8 2 5,6 3. Những biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục rèn tính tự lập cho trẻ Để có kết quả rèn luyện tính tự lập cho trẻ tốt, đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch giáo dục các kỹ năng tự lập cho trẻ. Các kỹ năng này sẽ được thực hiện và rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong cả năm học Hoạt động Một số kỹ năng tự lập HĐ đón, trả trẻ, thể dục sáng - Tự cất (lấy) ba lô, cất (lấy) dép khi đến lớp và khi ra về - Tự lấy dụng cụ thể dục và về hàng tập thể dục khi có hiệu lệnh; cất dụng cụ khi tập xong. HĐ học - Tự kê bàn học bài, tự kê ghế - Tự lấy đồ dùng học tập, lấy hồ sơ cho các bạn của bàn mình - Tự thu bài nộp cho cô theo bàn và cất đồ dùng khi học xong (Có sự phân công trực nhật) HĐ góc - Tự xoay góc theo hướng dẫn của cô 4/10 - Tự lựa chọn góc chơi, lấy đồ dùng, đồ chơi, bài tập theo như cầu, sở thích của mình - Sau HĐ tự cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định - Cuối tuần có sự phân công trực nhật lau dọn các góc HĐ ngoài trời - Tự lựa chọn nhóm chơi, tự lấy đồ dùng và cất dọn đồ dùng sau khi chơi xong - Phân công lao động nhặt rác trên sân trường, chăm sóc các bồn cây (nhặt cỏ, lá úa, tưới cây, lau lá cây) HĐ ăn, ngủ, vệ sinh - Tự rửa tay, lau mặt trước khi ăn, súc miệng nước muối và lau miệng sau khi ăn xong - Tự kê bàn ăn, tự lấy ghế và cất bàn, ghế sau khi ăn xong - Phân công trực nhật lau bàn ăn trước và sau khi ăn xong, lấy khay thìa, bê cơm cho các bạn trong bàn mình - Tự cất bát, thìa sau khi ăn - Phân công trực nhật kê giường/đệm, xếp gối chuẩn bị giờ ngủ - Sau khi ngủ dậy tự cất giường/đệm, gối của mình - Tự có ý thức rửa tay khi bẩn - Tự có ý thức vứt rác vào thùng rác khi nhìn thấy rác trong lớp và ngoài sân trường, cũng như nơi công cộng - Phân công lao động vệ sinh lớp cùng cô 1 tuần /lần HĐ chiều - Tự lấy đồ dùng, đồ chơi khi cô cho phép - Tự cất đồ dùng, đồ chơi của mình trước khi ra về - Tự cất ghế của mình trước khi ra về 3.2. Biện pháp 2: Rèn tính tự lập cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hàng ngày tới giờ đón trả trẻ cô là người nhắc nhở trẻ cất, lấy đồ dùng cá nhân của mình, động viên và khuyến khích trẻ tự làm mà không cần tới sự hỗ trợ của ông bà hay bố mẹ. Từ đó tạo cho trẻ thói quen tự lấy và cất đồ dùng của mình. Trẻ sẽ thấy mình đã lớn và tự phục được bản thân một số việc đơn giản, phù hợp với độ tuổi. 5/10 * Trong các hoạt động có chủ đích: Cô luôn khuyến khích động viên trẻ tự tin, mạnh dạn, biết hoạt động độc lập và hoàn thành công việc của mình. Cô giáo là người dẫn dắt trẻ hoạt động từ đó trẻ nắm được vai trò nhiệm vụ của mình. Trẻ hứng thú và tích cực hơn, hoạt động vận động nhanh nhẹn hoạt bát hơn, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ chủ động trong mọi hoạt động không ỷ nại người khác. Biết tự mình hoàn thành một bức tranh theo ý tưởng của mình, một bài tập, một vai chơi. Mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về một sự vật hiện tượng. Đồng thời cô hướng dẫn và rèn cho trẻ cách tự lấy và cất đồ dùng học tập đúng nơi quy định, hình thành thói quen tự phục vụ trong các hoạt động có chủ đích. Ví dụ: - Trong hoạt động KPKH, XH: Chủ đề bản thân các bộ phận cơ thể cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân biết rửa mặt, tắm, thay quần áo - Toán, Chữ cái: Nhờ sự dẫn dắt của cô, trẻ có thể nói lên ý kiến của mình, nhận định của mình về nội dung đúng mục đích yêu cầu. Hay trẻ sẽ tự mình đi lấy và cất rổ đồ dùng toán hay rổ chữ cái phục vụ cho hoạt động của trẻ trong giờ học dưới sự hướng dẫn của cô. - Trong hoạt động âm nhạc: Qua bài hát “Vui đến trường” dạy trẻ trước khi đi học cháu biết đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chuẩn bị đồ dùng để đi học mà không cần ỷ nại tới ông bà, bố mẹ... * Hoạt động vui chơi: Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thần, để phát triển nhân cách một cách toàn diện, chơi cũng là cách để trẻ rèn luyện và phát huy tính tự lập. Trong HĐVC trẻ hoàn thành vai chơi, sản phẩm vai chơi. Trẻ có thể làm chủ trò chơi để dẫn dắt vào quá trình chơi, định hướng mục đích chơi và chơi có kết quả. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ hình thành được tính tự lập một cách rõ ràng. Ví dụ: - Trong hoạt động góc: Trẻ tự xoay góc chơi với hướng dẫn của cô, tự lấy bài tập, đồ dùng mà mình tích, làm xong tự cất đồ dùng đúng nơi quy định - Trong hoạt động ngoài trời: Trẻ giúp cô bày các nhóm chơi, lau lá cây ngoài sảnh và sân trường (Hình ảnh 1,2) *Trong hoạt động lao động: Cô thường xuyên phân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của những trẻ trực nhật. Người thực hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phân công. Tổ trực nhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, thu dọn và cất đồ dùng, đồ chơi. Rèn cho trẻ thói quen nề nếp, sự cố gắng, sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của mình với tập thể. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp 6/10 học, lau dọn đồ dùng đồ chơi, nhổ cỏ, nhặt rác quanh lớp học, sân trường. Khi được giúp cô, trẻ thấy mình được làm việc có ích, thích được làm việc, từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung. Ví dụ: Lấy đồ dùng học tập cho bàn của mình trong giờ học; Cuối tuần lau dọn các góc (Hình ảnh 3, 4) * Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ: Cô thường xuyên nhắc nhở và tạo thói quen cho trẻ tự phục vụ bản thân từ việc vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, chuẩn bị chỗ ngủ cho mình khi trên lớp cũng như ở nhà. Ví dụ: - Trước giờ ăn, nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ, lau mặt trước khi ăn cơm. Cô phân công trẻ trực nhật bưng khay thìa và bưng bát cho các bạn của bàn mình. Ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau miệng, uống nước, súc miệng, lau bàn giúp cô....(Hình ảnh 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14) - Trẻ tự bê đệm, xếp gối chuẩn bị cho giờ ngủ ( Hình ảnh 15, 16) - Trong hoạt động chiều, cô cho trẻ ôn lại kỹ năng lau mặt đúng cách ( Hình ảnh 17, 18) Từ các hoạt động học giáo dục, trẻ có nề nếp thói quen tốt, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Biết làm những việc tự phục vụ mình. Rèn cho trẻ một thói quen tốt tự lập không ỷ lại vào người khác. 3.3. Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các buổi trải nghiệm, hội thi, các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. - Ngoài các giờ sinh hoạt ngoài trời, nêu gương cuối tuần... tôi luôn thực hiện thêm loại hình sinh hoạt văn nghệ. Nhằm thực hiện tốt các bài hát đã được học đồng thời qua sinh hoạt này phát huy cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Dám thể hiện cái trẻ biết và độc lập trong suy nghĩ và dám khẳng định chính bản thân mình. Song trong đó cũng giúp cô phát hiện năng khiếu của trẻ giúp trẻ cảm nhận tốt âm nhạc. - Khi thực hiện chương trình sinh hoạt văn nghệ: nhạc được sử dụng là nghe nhạc không lời để bé hát theo nhạc. Qua những hình thức trên, bé được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên, cùng sinh hoạt với lớp thường xuyên sẽ tạo cho bé tự tin, vui tươi, mạnh dạn hồn nhiên và gần gũi thân thiết cùng cô và các bạn. Bé sẽ dần mất sự thụ động và nhút nhát. Ví dụ: Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, mặc dù không được tổ chức văn nghệ dưới sân trường, nhưng các con vẫn được tổ chức văn nghệ trên 7/10 lớp trong các ngày lễ khai giảng, Trung thu, noel, trẻ thể hiện mình bằng các hình thức như hát múa, tập eropic, làm người mẫu....; Biểu diễn văn nghệ trong hoạt động âm nhạc, nêu gương bé ngoan... Chính những hoạt động thực tế này giúp trẻ thêm hiểu biết, tự tin, mạnh dạn. (Hình ảnh 19, 20, 21) 3.4. Cho trẻ được tự do và hành động theo suy nghĩ của mình. - Ở mọi lúc mọi nơi trong mọi việc làm của trẻ, cô kịp thời khen ngợi trẻ “Con giỏi lắm, con đã lớn thật rồi”. Tạo cho trẻ một ý nghĩ mình đã lớn đã làm được nhiều việc và mình là người có ích. Từ đó, trẻ sẽ hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. - Nếu có ai nói rằng “cho trẻ hành động theo ý thích và suy nghĩ trẻ là sai lầm”, tôi nghĩ chính người nói như thế mới sai lầm. Bởi với vai trò là một người lớn, một giáo viên thì nhiệm vụ chính của chúng ta là giúp trẻ khi gặp khó khăn, hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng. Tuyệt đối không để ý nghĩ là mình bảo trẻ làm gì thì trẻ làm đó, mọi việc là có người lớn chuẩn bị sẳn chỉ cần làm theo y như vậy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Vô hình chung vì những suy nghĩ này mà ta đã để lại sự chủ quan, ỷ lại vào người lớn nơi trẻ. - Vì thế cho nên với vai trò là giáo viên chủ nhiệm của lớp hàng tuần trước khi nghỉ ngày thứ 7 tôi giao trẻ một nhiệm vụ để trẻ được vừa chơi với hai ngày nghỉ đồng thời trẻ được chứng tỏ với bố mẹ ở nhà những gì trẻ đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với bố mẹ trẻ lại một lần nữa được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Và xem như đây là ta đã giúp cho trẻ được rất nhiều qua hình thức trẻ được giao tiếp, trao đổi với nhiều người lớn và học được cách trình bày ngôn ngữ của bản thân một cách mạnh dạn, tự tin. Ví dụ: Cô giáo cho trẻ đề tài “bé hãy nói một nghề mà bé biết. Đồng thời nói lên: ước mơ của chính bản thân mình sau này thích làm nghề gì? Tại sao?” Với đề tài này, cô giáo cho bé được về nhà hỏi những người thân quen về một nghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả việc trò chuyện với người đang làm các nghề để trẻ được trực tiếp quan sát rồi suy nghĩ và nêu được lý do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc đã làm, trẻ sẽ có vốn kiến thức rất nhiều và đây cũng chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển những lời nói của mình một cách hồn nhiên ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện. Qua những việc trẻ được nói và hành động theo suy nghĩ của mình cũng chính là nền tảng rèn tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ. 3.5. Kết hợp với gia đình trong việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ. 8/10 - Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy, việc giáo dục trẻ phải kết hợp nhà trường với gia đình và phụ huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu - Thông qua các buổi họp phụ huynh để đưa ra các nội dung giáo dục trẻ trong năm học - Tuyên truyền với phụ huynh về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, nội quy nề nếp lớp học. Trao đổi thực tế nhận thức và khả năng của từng cháu cho phụ huynh thấy khả năng của con mình và từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để rèn cho trẻ một thói quen một nề nếp tốt. Ví dụ: Trong các giờ đón và trả trẻ, họp phụ huynh, cô trao đổi và nắm bắt tình hình của các cháu ở nhà và từ đó cô sẽ có những biện pháp với từng đối tượng từng trẻ của lớp. - Cô trao đổi với phụ huynh về thời gian của trẻ ở nhà, phụ huynh luôn khuyến khích trẻ tự phục vụ không làm làm hộ trẻ để trẻ không ỷ nại. Phụ huynh khuyến khích trẻ biết giúp bố, mẹ những công việc nhà vừa sức với trẻ như trông em, nhặt rau, quét nhà Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được tình hình của trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.(Hình ảnh 22) Ví dụ: Trong giờ nêu gương cô nêu tên những bạn chăm ngoan biết giúp đỡ bố mẹ để các bạn noi theo. - Gửi bài tập cho trẻ thông qua zalo lớp, từ đó rèn cho trẻ có ý thức cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Mẹ và cô là những người mẹ những người bạn của trẻ. Chúng ta phải lắng nghe tâm tư của trẻ để hiểu được nguyện vọng mong muốn của chúng và từ đó hướng chúng có những suy nghĩ tốt những hành vi đúng. Và chúng ta chính là môi trường để hình thành cho trẻ một nhân cách tốt để trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. 4. Hiệu quả SKKN Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG THỐNG KÊ SO SÁNH SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN Số trẻ 36 (100%) Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 9/10 Trước khi thực hiện 7 19,4 17 47,2 10 27,8 2 5,6 Sau khi thực hiện 11 30,5 19 52,8 6 16,7 0 0 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 5 tuổi đã có kết quả rõ rệt. Ngoài ra tôi thấy: - Trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, tự lập, trẻ 5- 6 tuổi được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường tiểu học hiệu quả ngày càng cao. - Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ. - Trong các hoạt động trên lớp, trẻ được đóng vai trò là trung tâm, được hoạt động một cách tích cực, phát huy hết khả năng tự lập của mình. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của SKKN: Trẻ 5-6 tuổi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. Để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về các mặt đức - trí- thể - mỹ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có cách chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp cũng như đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để tìm ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Việc rèn cho trẻ 5-6 tuổi có tính tự lập là vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay cho thấy, trẻ 5-6 tuổi thể hiện tính tự lập của mình chưa cao, bên cạnh đó các biện pháp giáo dục rèn tính tự lập của trẻ mà cha mẹ và giáo viên đang áp dụng chưa phù hợp với trẻ. Trong quá trình giáo dục, rèn tính tự lập cho trẻ những khó khăn mà giáo viên và phụ huynh gặp phải khá nhiều. Nếu như giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ rèn được tính tự lập thì sẽ là tiền đề tốt cho hình thành nhân cách của trẻ sau này. Đất nước Việt Nam đang cần những con người mới những con người tự tin, sáng tạo, tự lập để đưa đất nước phát triển. Vì vậy, chúng ta những giáo viên Mầm non những người sẽ đào tạo ra thế hệ tương lai của đất nước cần phải biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc rèn tính tự lập cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Với sáng kiến này sẽ giúp 10/10 cho người giáo viên Mầm non có những kinh nghiệm trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi rèn tính tự lập một cách đúng đắn nhất. 2. Bài học kinh nghiệm: Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi rút ra được kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần gũi với trẻ, tạo một môi trường thân thiện với trẻ. - Cô là tấm gương tốt để trẻ noi theo, trẻ làm cùng cô, làm theo cô. Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm được các việc hợp với khả năng của trẻ để trẻ biết mình có thể tự lập. Kịp thời nắm bắt để chấn chỉnh, nhắc nhở trẻ trong mọi hoạt động, phát huy những hành vi tốt, thói quen tốt của trẻ. Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi phải chú ý đển trẻ chậm trẻ cá biệt. - Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với gia đình trẻ. Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì mà trẻ chưa thực hiện được để tìm ra cách dạy trẻ tốt hơn - Luôn luôn quán triệt và xác định tầm quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ trong trường Mầm non để giúp trẻ hoạt bát, mạnh dạn, tự tin, tự lập, nhanh nhẹn. - Phải coi trọ
Tài liệu đính kèm: