Giải pháp 3: Rèn kỹ năng nói qua các chủ đề của bài học
Mỗi bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh thường được gắn với một chủ đề, như là nghề nghiệp, nơi chốn, môn học, thời tiết, hoạt động, Và sau mỗi bài học, học sinh đều có bài tập viết chủ đề đó về chính mình hoặc gia đình mình. Việc đầu tiên cần làm là giáo viên sẽ hướng dẫn các em viết chủ để trong yêu cầu của bài, sau đó các em sẽ được rèn kỹ năng nói bằng cách trình bày bài viết của mình trước lớp. Hoạt động rèn nói này sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi thuyết trình trước đám đông và ghi nhớ được nội dung bài học cũng như phát triển được khả năng phát âm và ngữ điệu nói tiếng Anh của mình.
Ví dụ: Khi học phần 5 - Lesson 3 - Unit 12: What does your father do? Học sinh được yêu cầu bài tập sau: Write about the jobs of your family members and where they work (Viết về nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình em và nơi làm việc của họ).
Học sinh sẽ tiến hành viết bài cá nhân, sau khi các em hoàn thành tôi sẽ mời một vài em trình bày bài viết của mình trước lớp. Giáo viên có thể hỏi thêm 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến chủ đề em vừa trình bày xem em đã thực sự nắm được nội dung của bài hay chưa.
% SL % SL % SL % 4A 31 7 22.6 24 77.4 7 22.6 14 45.1 10 32.3 4B 33 10 30.3 23 69.7 10 30.3 15 45.5 8 24.2 4C 32 9 28.1 23 71.9 9 28.1 15 46.9 8 25.0 4D 31 9 29 22 71.0 9 29.0 17 54.8 5 16.1 4E 28 6 21.4 22 78.6 6 21.4 15 53.6 7 25.0 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Rèn kỹ năng phát âm chuẩn và nói đúng ngữ điệu 1.1. Rèn kỹ năng phát âm Để nói được tiếng Anh tốt thì việc phát âm tiếng Anh chuẩn là điều cực kì quan trọng. Kỹ năng phát âm tiếng Anh là một trong những kỹ năng tương đối khó đối với người Việt khi học tiếng Anh. Để rèn được kỹ năng phát âm tiếng Anh chuẩn cho học sinh thì người giáo viên phải nắm vững lý thuyết phát âm cũng như thực hành tốt để có thể hướng dẫn chính xác cho học sinh. Điều đầu tiên và tối thiểu để rèn luyện cách phát âm cho học sinh là các em phải học bảng chữ cái tiếng Anh, học được cách phát âm chuẩn của từng chữ cái và rèn luyện một số âm khó cũng như âm tiết dễ gây nhầm lẫn. Hình 1. Bảng chữ cái tiếng Anh Giáo viên dạy phát âm cần dựa trên hệ thống phiên âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet), là kiến thức nền tảng để có kỹ năng phát âm tiếng Anh chuẩn. Dù là những người chuẩn gốc Mỹ, Anh hay những người nước ngoài học tiếng Anh thì cũng đều học và tuân thủ theo bảng hệ thống phiên âm quốc tế này. Bảng IPA gồm 44 âm. Phần trên là nguyên âm và phần dưới là phụ âm. Nguyên âm gồm có 20 âm được chia làm 2 nửa, bên phải là nguyên âm đôi và bên trái là nguyên âm đơn. Nguyên âm đơn sẽ được xếp theo từng cặp, với độ mở miệng lớn dần từ trên xuống dưới. Phụ âm cũng được xếp theo cặp âm mờ là phụ âm không rung và âm đậm là phụ âm rung. Hình 2. Bảng phiên âm quốc tế IPA Trong sách tiếng Anh lớp 4, phần ngữ âm được thiết kế ở Lesson 3, phần 1 - Listen and repeat trong tất cả các bài (Unit). Chính vì vậy khi dạy phần này, giáo viên cần nắm vững nguyên tắc phát âm, bảng phiên âm quốc tế, nghe và thực hành trước các âm để chính xác hơn trong việc hướng dẫn cho học sinh. Bên cạnh đó, để dạy phát âm một cách hiệu quả, giáo viên nên sử dụng những video ngắn về hướng dẫn cách phát âm, để học sinh có thể theo dõi cũng như vị trí đặt lưỡi, răng, môi một cách chính xác nhất. Ví dụ: Khi dạy phần ngữ âm của Unit 1: Nice to see you again – Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 4 Đầu tiên tôi sẽ giới thiệu chữ cái “l” và “n”, từ đó mới đưa ra âm của 2 chữ cái đó. Lần lượt hướng dẫn học sinh cách đọc âm của từng chữ cái, rồi đến từ và sau đó là câu. Sau mỗi lần hướng dẫn tôi sẽ cho học sinh luyện tập cá nhân và đồng thanh. Trong phần hướng dẫn phát âm 2 âm trên, tôi sẽ cho học sinh xem video phát âm của người bản xứ, từ đó các em có thể dễ dàng hiểu và làm theo một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, tôi có thể dạy phần ngữ âm cho học sinh dựa vào bài giảng trên trang web: tienganh123.com. Trong các bài dạy này, đội ngũ xây dựng phần mềm cũng đưa ra những hướng dẫn chi tiết cách phát âm cho học sinh qua cách đọc của người bản xứ. Hình 3. Hình ảnh cắt trong video phát âm của người bản xứ với 2 âm /l/ và /n/ Sau khi hướng dẫn học sinh học âm, từ và câu. Tôi thường cho các em thảo luận và tìm thêm các từ bắt đầu bằng các âm trên sau đó thực hành đọc. Để củng cố, tôi sẽ tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: Slap the board, jumping, Ngoài ra, để có thể phát âm giống người bản xứ, giáo viên cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm từ có các âm cuối (final sounds). Ví dụ: like /laɪk/, cook /kʊk/, map /mæp/, desk /desk/ Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm, nhấn mạnh đuôi số nhiều : + Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /f/, /θ/. Ví dụ: cups, cats, books.... + Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. Ví dụ: toys, lessons, answers, + Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như: /z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/. Ví dụ: villages, watches, oranges, boxes - Đối với hình thức động từ ở quá khứ có quy tắc, tập cho học sinh cách phát âm âm đuôi “ed”. + Đuôi /ed/ được phát âm là /id/ khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/. Ví dụ: painted, visited, chatted, needed .... + Đuôi /ed/ được phát âm là /t/ khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/,/ʃ/,/tʃ/,/k/. Ví dụ: cooked, watched, washed, asked,... + Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với các trường hợp còn lại. Ví dụ: played, enjoyed, cleaned, 1.2. Hướng dẫn học sinh cách nhấn trọng âm Trọng âm tiếng Anh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Có 2 loại trọng âm trong tiếng Anh, đó là trọng âm từ và trọng âm câu. Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ không có dấu nên dựa vào trọng âm của từ và của câu để người nghe có thể hiểu chính xác người nói muốn nói gì. Qua quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu bản thân tôi đã chắt lọc được những kiến thức, quy tắc về nhấn trọng âm từ, trọng âm câu mà giáo viên tiếng Anh nào cũng cần trang bị cho mình để có thể tự tin hướng dẫn cho học sinh một cách chính xác nhất. Trọng âm từ: Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Một từ có một trọng âm. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm. Một số quy tắc: - Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất + Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết. Ví dụ: 'present, 'China, 'table, + Với hầu hết các tính từ có hai âm tiết. Ví dụ: 'clever, 'happy, .. - Trọng âm rơi vào âm cuối: Với hầu hết các động từ có hai âm tiết. Ví dụ: re'peat, in'vite, en'joy, - Trọng âm rơi vào âm áp chót (Là âm thứ hai trở đi) + Với các từ kết thúc là -ic. Ví dụ: scien'tific + Với các từ kết thúc là -sion và -tion. Ví dụ: tele'vision - Trọng âm rơi vào âm tiền giáp cuối (Là âm thứ ba từ cuối lên) + Với các từ kết thúc là -cy, -ty, -phy and –gy. Ví dụ: pho'tography, ge'ography, + Với các từ kết thúc là - al. Ví dụ: geo'logical, - Với các từ ghép + Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên của từ. Ví dụ: 'bookshop, + Với các tính từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai của từ. Ví dụ: old - 'fashioned, + Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba của từ. Ví dụ: under'stand, Trọng âm câu: Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại trong câu. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu. - Từ thuộc về mặt nội dung: được nhấn trọng âm Những từ mang nghĩa Ví dụ Động từ chính go, talk, swim, talking, Danh từ car, music, desk, Tính từ big, good, interesting, clever, Trạng từ quickly, loudly, never, Trợ động từ (dạng phủ định) don’t, can’t, aren’t, didn't, Đại từ chỉ định this, that, those, these, Từ để hỏi Who, Which, Where, When, How, - Từ thuộc về mặt cấu trúc: không được nhấn trọng âm Từ đúng về mặt cấu trúc Ví dụ Đại từ he, we, they, Giới từ on, at, in, into, Mạo từ a, an, the, Từ nối and, but, because, Trợ động từ can, should, must, Động từ ‘to be’ am, is, was, were, Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu, làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp. Chúng thường ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói. Nếu trong một câu, các từ thuộc về mặt cấu trúc bị lược bỏ đi, chỉ còn những từ thuộc về mặt nội dung thì người nghe vẫn hiểu được nghĩa của câu. Ngược lại nếu bỏ đi các từ thuộc về mặt nội dung thì người nghe không thể hiểu được ý nghĩa của câu. Ví dụ: I want to buy a book. She likes cooking and swimming. Những từ được in đậm trong những ví dụ bên là các từ thuộc về mặt nội dung và được nhấn trọng âm. Những từ không in đậm là các từ thuộc về mặt cấu trúc, không được nhấn trọng âm. 1.3. Hướng dẫn học sinh nói đúng ngữ điệu Ngữ điệu trong tiếng Anh là cách lên xuống giọng, ngắt nghỉ khi nói, khi giao tiếp khiến cho kĩ năng nói trôi chảy hơn, hấp dẫn và tự nhiên hơn. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. Một số quy tắc về ngữ điệu tiếng Anh cơ bản: - Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao cuối câu ở trong các trường hợp sau: Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi. Ví dụ: This is you book?➚ Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “cókhông”. Ví dụ: Is she your friend?➚ - Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp cuối câu ở trong các trường hợp sau: Dùng trong câu trần thuật, câu bình thường. Ví dụ: I’m a student.➘ Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh, đề nghị. Ví dụ: Close the door!➘ Dùng trong câu chào. Ví dụ: Hello!➘ Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whom, what, which, when, where, why, whose, và how).Ví dụ: What is your name?➘ Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh phát âm chuẩn và nói đúng ngữ điệu, giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Việc đọc nối giúp cho câu nói trở nên trôi chảy, lưu loát hơn, nghe tự nhiên hơn. Ví dụ: get‿up, look‿at; This‿is‿a pen, 2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng nói qua các hoạt động bài học 2.1. Rèn kỹ năng nói qua phần giới thiệu ngữ cảnh Trước khi bước vào bất kỳ hoạt động nào giáo viên cũng nên đưa ra ngữ cảnh dẫn dắt vào bài để học sinh có thể ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học. Giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh trả lời, sau đó giới thiệu bài. Việc này giúp học sinh quen với các câu hỏi và trả lời một cách tự nhiên, dần dần sẽ phát triển kĩ năng nói cho các em. Giới thiệu ngữ cảnh bài thường được thực hiện trước khi bắt đầu các hoạt động như “Look, listen and repeat”, “Point and say”, “Listen and tick”, “Read and complete”, ... được thiết kế trong tất cả các bài ở sách tiếng Anh. Ví dụ: Khi dạy Unit 9: What are they doing? Part 1. Look, listen and repeat ở Lesson 1- Tiếng Anh 4. Tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi để khai thác các bức tranh như: Who are they?/ Where are they? What are they doing?... Từ đó học sinh luyện được cách trả lời câu hỏi. Hình 4. Unit 9: What are they doing? Lesson 1 - Part 1- Tiếng Anh 4 2.2. Rèn kĩ năng nói qua hoạt động “Point and say” (Chỉ và nói) Đây là hoạt động luyện nói có kiểm soát (controlled practiced). Ở hoạt động này học sinh được luyện nói với mẫu câu của bài, các em sẽ luyện nói theo nội dung của sách giáo khoa và thực hành theo cặp. Để học sinh luyện tốt phần này thì giáo viên cần giới thiệu và hướng dẫn học sinh đọc tốt từ mới, luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời lưu loát. Sau đó học sinh sẽ được thực hành với bạn của mình. Hình 5. Học sinh lớp 4A thực hành theo cặp phần 2. Point and say Khi học sinh thực hành, giáo viên cần đi quanh lớp quan sát và đưa ra sự giúp đỡ khi cần thiết như sữa lỗi phát âm, hướng dẫn đọc nối hay nói theo ngữ điệu,... Nếu được luyện tập nói tốt phần này, học sinh sẽ tự tin và mạnh dạn hơn khi áp dụng mẫu câu để nói trong thực tế. 2.3. Luyện nói qua hoạt động “Let’s talk” (Chúng ta hãy nói) Trong phần này học sinh tiếp tục sử dụng mẫu câu trên để luyện nói nhưng sẽ thực hiện một cách tự do (Free Practice), tức là học sinh sẽ dựa vào mẫu câu nhưng nói về thông tin của chính mình. Đây là phần thực hành quan trọng trong tiết dạy bởi ở phần này giáo viên sẽ biết được học sinh có thể vận dụng mẫu câu đã được học ở những phần trước tới đâu. Em nào có thể nói tốt hay em nào còn chậm, từ đó đưa ra sự giúp đỡ hướng dẫn kịp thời. Ví dụ: Học sinh hỏi và trả lời về ngày tháng thực tế hôm nay và sinh nhật của chính các em. Hình 6: Học sinh lớp 4C thực hành phần 3. Let’s talk 2.4. Rèn kỹ năng nói qua hoạt động đóng vai Để rèn nói tiếng Anh tốt thì hoạt động đóng vai là hoạt động không thể thiếu, bởi vì học sinh sẽ được tập kỹ năng giao tiếp theo đoạn hội thoại hoặc một câu chuyện, từ đó giúp các em hình thành thói quen nói theo đúng ngữ điệu. Hoạt động đóng vai thường được thực hiện trong phần 1. Look, listen and repeat ở Lesson 1 và Lesson 2 trong tất cả các bài học và Short story: Cat and Mouse sau mỗi 5 bài học. Học sinh sẽ được hóa thân vào nhân vật và thực hành đoạn hội thoại hoặc câu chuyện. Để hoạt động đóng vai có hiệu quả, giáo viên cần dạy từ mới, cho học sinh lắng nghe và lặp lại bài hội thoại cũng như câu chuyện trước khi các em thực hành đóng vai. Đây là hoạt động thú vị, lôi cuốn và tạo hứng thú học tập rất lớn cho học sinh. Các em được hòa mình vào đoạn hội thoại hoặc câu chuyện, được đóng vai với những nhân vật khác nhau. Giáo viên có thể tạo cho câu chuyện, đoạn hội thoại thêm sinh động như yêu cầu học sinh thể hiện giọng nói và điệu bộ của từng nhân vật. Ví dụ, đóng vai mẹ thì giọng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng, đóng vai con thì giọng điệu trong trẻo, bay bổng, Hay giọng điệu thay đổi theo ngữ cảnh của câu chuyện, như lúc buồn, vui, tức giận, Bên cạnh đó, giáo viên có thể cuốn hút học sinh vào hoạt động đóng vai bằng cách chuẩn bị những đạo cụ, đồ dùng hỗ trợ cho câu chuyện, đoạn hội thoại. Như mũ đội đầu hình các con vật mèo, chuột để thực hành câu chuyện chuột và mèo. Hay râu giả, gậy, áo dài, cà vạt, cặp học sinh, để đóng vai các nhân vật như đàn ông, người già, cô giáo, thầy giáo, hay học sinh. Những điều này sẽ tạo cho các em có cảm giác câu chuyện sống động hơn, chân thật hơn và thực hành nói thoải mái và tự nhiên hơn. Hình 7. Học sinh lớp 4D thực hành câu chuyện Cat and Mouse 1 3. Giải pháp 3: Rèn kỹ năng nói qua các chủ đề của bài học Mỗi bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh thường được gắn với một chủ đề, như là nghề nghiệp, nơi chốn, môn học, thời tiết, hoạt động, Và sau mỗi bài học, học sinh đều có bài tập viết chủ đề đó về chính mình hoặc gia đình mình. Việc đầu tiên cần làm là giáo viên sẽ hướng dẫn các em viết chủ để trong yêu cầu của bài, sau đó các em sẽ được rèn kỹ năng nói bằng cách trình bày bài viết của mình trước lớp. Hoạt động rèn nói này sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi thuyết trình trước đám đông và ghi nhớ được nội dung bài học cũng như phát triển được khả năng phát âm và ngữ điệu nói tiếng Anh của mình. Ví dụ: Khi học phần 5 - Lesson 3 - Unit 12: What does your father do? Học sinh được yêu cầu bài tập sau: Write about the jobs of your family members and where they work (Viết về nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình em và nơi làm việc của họ). Học sinh sẽ tiến hành viết bài cá nhân, sau khi các em hoàn thành tôi sẽ mời một vài em trình bày bài viết của mình trước lớp. Giáo viên có thể hỏi thêm 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến chủ đề em vừa trình bày xem em đã thực sự nắm được nội dung của bài hay chưa. Bài làm của học sinh: There are four people in my family. My father is a doctor. He works in a hospital. My mother is a teacher. She works in a school. My brother is a worker. He works in a factory. And I am a student at Krong Ana primary school. Giáo viên có thể hỏi thêm: How many people are there in your family? Is your mother a teacher?; Hình 8. Học sinh thực hành nói chủ đề sau khi hoàn thành bài viết 4. Giải pháp 4: Tạo môi trường nói tiếng Anh Bất cứ ngôn ngữ nào cũng thế, để có thể sử dụng lưu loát thì đều cần có môi trường luyện tập thường xuyên, nghe nhiều sẽ thành quen, thành phản xạ và lời nói sẽ tự động phát ra một cách tự nhiên. Chính vì vậy tạo môi trường nói tiếng Anh cho học sinh là rất cần thiết để rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho các em. Nhưng làm như thế nào để tạo môi trường nói tiếng Anh? Đó chính là sử dụng hầu hết tiếng Anh trong giờ học tiếng Anh, và giáo viên tiếng Anh chính là người phải tạo ra môi trường đó. Có thể ngày 1, ngày 2 nhiều học sinh sẽ không hiểu giáo viên đang nói gì thì giáo viên có thể sử dụng song ngữ, nhưng dần dần khi các em quen rồi, giáo viên và các em có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học tiếng Anh. Để làm tốt điều này, vào đầu năm học giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lắng nghe và luyện tập ngôn ngữ mà giáo viên sẽ dùng trong giờ học, để học sinh không quá bở ngỡ khi giáo viên vào lớp và nói tiếng Anh. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ trong lớp học (Languages in the classroom). Dưới đây là một số câu tôi thường sử dụng để giao tiếp trong lớp học: Greeting (chào hỏi) Hello/ Hi every one / How are you today?/ How is every one today?... Discussing the Date and the weather (Thảo luận về ngày tháng và thời tiết) What day is it today?/ What is the date today? What’s the weather like?/ How is the weather? Taking attendance (Điểm danh) Who’s absent today? / Who’s not here today? Please say “yes” when I call your name. Reviewing and collecting student work (Xem xét và thu thập công việc của học sinh). Let’s check your homework./ What’s answer to question 1?/ Please take out your homework. / Please pass your papers to me./ Checking the student understanding (Kiểm tra việc hiểu bài của học sinh) Is that clear?/ Do you understand the isnstructions?/ Are there any questions?/ So what are we going to do?/ Encouraging participation (Khuyến khích sự tham gia) Who wants to volunteer?/ Who knows the answer?/ Can you read number 1, please./ Assigning Homework (Giao bài tập về nhà) Remember to learn by heart the chant./ Review the vocabulary in lesson 1./ Dismissing the class Goodbye, see you next time./ Good job today./ You can finish exercise at home/ Ngôn ngữ trong lớp học đóng vai trò rất quan trọng trọng việc khuyến khích học sinh quen với việc sử dụng tiếng Anh, tạo cho học sinh một môi trường để rèn luyện kĩ năng nghe nói. Từ đó giúp các em tự tin hơn khi áp dụng kiến thức ngôn ngữ vào giao tiếp. Chính vì vậy giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, để trả lời câu hỏi, để thảo luận trong giờ học tiếng Anh. Bên cạnh tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp học, giáo viên tiếng Anh cũng cần tạo cho các em những sân chơi tiếng Anh bổ ích, giúp cho các em thể hiện năng lực ngôn ngữ của mình như giao lưu tài năng tiếng Anh, hùng biện tiếng Anh, Đây cũng chính là môi trường tốt để các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình, nơi các em có thể học, có thể chơi và giao lưu cùng với tất cả các bạn bè. Hình 9. Học sinh tham gia giao lưu “Tài năng tiếng Anh”cấp trường năm học 2018-2019 Hình 10. Học sinh tham gia giao lưu “Hùng biện tiếng Anh cấp Tỉnh” năm học 2018-2019 5. Giải pháp 5: Rèn kỹ năng nói qua các trò chơi ngôn ngữ Trò chơi ngôn ngữ là một loại hình hoạt động vừa chơi vừa học có nhiều tác dụng trong giờ học tiếng Anh của học sinh tiểu học. Trò chơi có thể làm tăng động cơ học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh, làm cho việc học Tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thực tế hơn. Khi tham gia trò chơi, học sinh sẽ có tâm lý thoải mái, thể hiện hết năng lực của bản thân để dành chiến thắng về cho mình hoặc cho đội của mình. Chính vì vậy để phát triển kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, giáo viên không thể bỏ qua những trò chơi rèn kỹ năng nói cho học sinh. 5.1. Trò chơi “Secret word” (Từ bí mật) Chuẩn bị: Thẻ từ vựng Cách chơi: Học sinh được chia thành 2 đội, mỗi đội lần lượt đặt câu hỏi dạng đúng/sai cho giáo viên để có được các gợi ý liên quan để tìm ra đáp án đúng, cho đến khi cả đội đoán đúng từ được ghi trong tấm thẻ và giành điểm. Trò chơi sẽ kết thúc khi thẻ từ cuối cùng được mở ra và đội giành số điểm cao hơn sẽ chiến thắng. Ví dụ: Từ trong thẻ là “lion”, các thành viên trong đội có thể đặt câu hỏi như “Is it a pet?”, “Is it an animal?”, “Is
Tài liệu đính kèm: