Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn giáo dục công dân

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn GDCD ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan

trọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bao gồm kiến thức

của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm

chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ

và hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức, phẩm chất

năng lực; phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp

hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực

tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học;

trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ tương

lai của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao

động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai.

Nhìn nhận đúng về bộ môn là như vậy , tuy nhiên vai trò, vị trí của bộ môn

và dưới con mắt nhìn nhận của giáo viên và học sinh thì như thế nào? Đã từ lâu,

môn GDCD thường bị học sinh xem nhẹ và học đối phó bởi nó chỉ là môn phụ và

không nằm trong danh sách những môn thi tốt nghiệp ,thi đại học. Ngay cả giáo

viên cũng vậy ,không ít giáo viên dạy bộ môn cũng có cái nhìn về bộ môn như

vậy nên nhiều khi cũng dạy qua loa ,đại khái ,không tìm tòi, không đầu tư .

Năm 2017 Bộ GD và ĐT đã chính thức công bố đưa bộ môn GDCD vào kì thi

tốt nghiệp THPT quốc gia ,điều này đã khẳng định được phần nào vị thế của môn

GDCD trong trường học. Quả là đáng mừng khi môn GDCD được khẳng định

đúng vị trí ,vai trò của nó. Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kì thi tốt nghiệp

THPTQG cũng đã làm cho nhiều giáo viên , học sinh lo lắng : học như thế nào và

ôn như thế nào để đạt chất lượng như mong muốn ?

Đây chính là lí do thôi thúc tôi , một giáo viên dạy bộ môn GDCD lâu năm ở

trường THPT Hướng Hóa ,chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp

THPT môn giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm.

Kinh nghiệm này được tôi đúc rút trong 3 năm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

(2017,2018,2019) và tôi nhận thấy nếu học và ôn như thế này chắc chắn kết quả

sẽ có những chuyển biến tích cực ,chất lượng và điểm số của bài thi sẽ thay đổi.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh có ý thức trong việc học ,ôn thi bộ môn, đi học chuyên cần , tìm 
kiếm tài liệu , dám mạnh dạn hỏi giáo viên những kiến thức không hiểu, mơ hồ. 
 - Số lượng học sinh đăng kí thi tổ hợp khoa học xã hội khá đông ,mổi năm 
khoảng 6 lớp ,tương đương 250 học sinh . Chính là động lực cho giáo viên phải 
tìm tòi, trau dồi kiến thức ,ôn thi tận tâm,tận lực và đầy trách nhiệm. 
 2. Khó khăn 
- Là một bộ môn mới được đưa vào kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nên kinh 
nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều, đa số lặp lại những kiến thức ở sách giáo 
khoa, chưa thiên về hướng dẫn vận dụng và kĩ năng làm bài , các nguồn tài liệu 
tham khảo còn ít và chủ yếu là tự mày mò ,tìm tòi ,cho nên đôi khi, đôi lúc chưa 
thực sự tự tin và hài lòng với những gì mình làm được. 
 - Vẫn còn những học sinh đi học chưa chuyên cần, ý thức học tập còn kém, còn 
chủ quan trong học tập ,chưa thực sự coi việc học là học cho mình và vì tương lai 
của bản thân. 
 3. Vai trò của việc ôn thi kiến thức cho học sinh trước mỗi kì thi tốt nghiệp. 
 - Nhằm củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức cho học sinh. 
 - Giúp các em có kĩ năng làm bài thi và có kiến thức tự tin chọn lựa phương án 
đúng. 
 - Giúp các em có tâm thế tốt nhất trong việc đón chờ mùa thi. 
II. NỘI DUNG: 
1. Lập kế hoạch, chương trình, nội dung ôn thi 
 - Giáo viên: Có kế hoạch ôn thi ,xây dựng khung chương trình , chuẩn bị nội 
dung ôn thi kĩ càng trước khi lên lớp. 
 - Học sinh: đặt ra mục tiêu, có kế hoạch , phương pháp học tập phù hợp. 
 2. Nguyên tắc trong quá trình ôn thi 
 Trong quá trình ôn cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị cắt xén. 
- Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho học sinh. 
- Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn. 
- Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận 
dụng và vận dụng cao. 
- Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
[5] 
- Bám sát Tài liệu GDCD 11( phần kinh tế),GDCD 12. 
- Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 11,GDCD 12. 
- Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. 
- Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống pháp luật trong thực 
tiễn. 
- Bám sát đề thi minh họa của bộ GD và ĐT, đề của các Sở. 
3. Xác định nội dung kiến thức trọng tâm 
a. Ở chương trình lớp 12, các bài học đều liên quan mật thiết đến nhau, hệ thống 
kiến thức cơ bản, học sinh đều phải ôn tập.Cụ thể 3 bài đầu gồm: Pháp luật và đời 
sống; Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước pháp luật được cô đúc lại 
giống như phần pháp luật đại cương, còn những bài sau là cụ thể hóa phần pháp 
luật đại cương. 
Đối với kiến thức lớp 12 ôn trong 9 bài ( bài 1 đến bài 9), các em cần nắm kiến 
thức lý thuyết cơ bản của tất cả các bài, trong đó tập trung vào 5 bài chính là: Bài 
2, 4, 5, 6, 7. Các câu hỏi lý thuyết và tình huống cũng thường tập trung chủ yếu 
trong 5 bài này. Cụ thể: 
- Ở bài 2: cần phân biệt được các hình thức vi phạm: vi phạm hình sự, vi phạm 
hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật. Trong bài này, do kiến thức gắn liền 
với đời sống thực tế nên các câu hỏi tình huống thường được đề cập rất nhiều. 
- Ở bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã 
hội: * Bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình , nội dung cơ bản : Khái niệm và nội 
dung ( gồm 4 nội dung trong 4 mối quan hệ cơ bản trong gia đình) ; *Bình đẳng 
trong lao động ,nội dung cơ bản : khái niệm và nội dung (gồm 3 nội dung cơ bản) 
; * Bình đẳng trong kinh doanh, nội dung cơ bản : khái niệm và nội dung (5 nội 
dung). Các bài tập tình huống rơi nhiều ở bài này . 
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, học sinh cần nắm các kiến 
thức lý thuyết về bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế 
giữa các dân tộc. Về bình đẳng tôn giáo cần nhấn mạnh phần kiến thức Nhà nước 
tôn trọng tất cả các tôn giáo và đảm bảo về mặt pháp luật cho các tôn giáo hoạt 
động trong phạm vi pháp luật cho phép. 
- Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản, các kiến thức trọng tâm cần nắm là 
quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền 
được bảo vệ tính mạng,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền được đảm bảo bí 
mật về thư tín ,điện tín ,điện thoại; quyền tự do ngôn luận. Trong đó các quyền 
bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, quyền được bảo vệ tính mạng ,sức khỏe, 
nhân phẩm và danh dự thường được sử dụng trong các bài tập tình huống. 
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ cơ bản, đây là phần kiến thức gần gũi 
với thực tế. Học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về quyền công dân sau 18 
tuổi như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; 
quyền khiếu nại và tố cáo. Kiến thức bài này cũng thường được đưa vào các câu 
hỏi tình huống. 
[6] 
b. Ở chương trình lớp 11, số câu hỏi chỉ khoảng 10-15% kiến thức chủ yếu rơi 
vào bài 1 đến bài 5, phần kinh tế. 
c. Chương trình lớp 10, trong đề thi của các năm chưa có ( không ôn). 
Môn GDCD không khó, vì vậy học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết vận 
dụng để làm các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, cộng 
thêm những hiểu biết từ thực tế là có thể tự tin ,vững vàng bước vào kì thi. 
 4. Ôn cho học sinh cái gì? 
a. Khi ôn cho học sinh giáo viên cần giới thiệu một cách tổng quát chương trình 
môn GDCD gồm các phần chính: 
 - Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa 
học. 
- Phần II: Công dân với đạo đức 
- Phần III: Công dân với kinh tế 
- Phần IV: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội 
 - Phần V: Công dân với pháp luật 
 Từ nội dung của các phần trong chương trình GDCD THPT, giáo viên có thể 
định hướng nhiều nội dung để giúp các em trở thành những người công dân có 
ích trong xã hội. 
- Phần công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. 
Phần này sẽ trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương 
pháp luận trong cuộc sống. Từ đó, giúp các em định hướng tương lai mình sẽ làm 
gì và giúp các em khát vọng trong cuộc sống để nỗ lực cố gắng trên nhiều lĩnh 
vực. 
 - Phần công dân với đạo đức: Cung cấp cho học sinh một số giá trị đạo đức của 
con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những chuẩn mực đạo đức được 
nâng lên thành những giá trị đạo đức, tư tưởng chính trị lối sống của con người 
Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH. Các em thấy được truyền thống văn hóa tốt đẹp 
của dân tộc Việt Nam. 
 - Phần công dân với kinh tế: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, tối 
thiểu về phương hướng phát triển kinh tế. 
 - Phần công dân với các vấn đề chính trị -xã hội: cung cấp cho học sinh những 
hiểu biết về một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 
- Phần công dân với pháp luật: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai 
trò, vị trí của pháp luật nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh 
hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền hạn và 
nghĩa vụ của công dân. 
b. Ôn lại kiến thức cơ bản của từng bài và cho học sinh làm các dạng câu hỏi 
trắc nghiệm sau mổi bài học. 
Ví dụ : Ôn kiến thức bài 2 .Thực hiện pháp luật (GDCD12). 
[7] 
* Kiến thức cơ bản: 
 - Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: 
+ Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho 
những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, 
tổ chức. 
+ Các hình thức thực hiện pháp luật: 
 Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm 
những gì pháp luật cho phép làm. 
 Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động 
làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. 
 Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. 
 Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào 
pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực 
hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: 
+ Vi phạm pháp luật: 
Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL: 
 Hành vi trái pháp luật. 
 Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. 
 Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. 
 Khái niệm VPPL: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực 
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ. 
+ Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu 
những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng. 
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 
 Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm 
và quy định tại Bộ luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu 
trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của 
Toà án.Hình phạt chính : phạt tù. 
 Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã 
hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm 
hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi 
phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được dùng để vi 
phạm, 
 Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản 
và quan hệ nhân thân. Người vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự : chủ 
yếu là bồi thường thiệt hại. 
[8] 
 Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ 
nhà nước,Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương thôi việc, 
chuyển công tác khác,. 
*Cho học sinh vận dụng kiến thức để làm một số câu hỏi trắc nghiệm: 
 Câu 1: Ông A bị bắt vì tội buôn bán ma túy .Ông A phải chịu trách nhiệm pháp 
lí nào? 
 A.Trách nhiệm dân sự. B.Trách nhiệm hành chính. 
 C.Trách nhiệm hình sự. D.Trách nhiệm kỉ luật. 
 Câu 2: Trong khi đốt nương để làm rẫy, do bất cẩn nên ông H đã làm cháy 15ha 
rừng đặc dụng. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với ông H là? 
 A. hành chính . B. hình sự . C. kỉ luật. D. dân sự. 
Câu 3: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp 
luật? 
 A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ 
 B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước . 
 C.Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. 
 D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. 
Câu 4: Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm 
A. hình sự. B. hành chính. C. kỷ luật. D. dân sự. 
 Câu 5: Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho 
A. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
B. Các quan hệ chính trị của nhà nước. 
C. Các lợi ích của tổ chức, cá nhân. 
D. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân. 
 Câu 6:Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành 
chính của người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? 
 A.Đủ 12 tuổi trở lên. B.Đủ 14 tuổi trở lên. 
 C.Đủ 16 tuổi trở lên. D.Đủ 18 tuổi trở lên. 
 Câu 7:Tuân thủ pháp luật là : 
A.Các cá nhân tổ chức chấp hành tốt các quy định của pháp luật: 
B.Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. 
C.Các cá nhân, tổ chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. 
D.Các cá nhân, tổ chức chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật quy định. 
Câu 8: Hành vi nào dưới đây bị coi là vi phạm pháp luật? 
A.Bạn T 10 tuổi , tuần trước cậu ăn trộm bút của bạn cùng lớp. 
B.Bạn B 20 tuổi là bệnh nhân tâm thần,anh đã đập phá quán của nhà bà M. 
C.Anh H 19 tuổi, có hành vi cướp giật dây chuyền của người đi đường. 
[9] 
D.An,Tuấn ,Minh đều đang là học sinh lớp 9. Ba bạn tham gia đua xe. 
* Và cứ như thế ôn lần lượt kiến thức của các bài học lớp 11( bài 1 đến 5),12 ( bài 
1 đến bài 9) và vận dụng làm các câu hỏi trắc nghiệm sau mổi bài( mổi bài của 
lớp 12 ôn khoảng 2 tiết , lớp 11 ôn khoảng 1 tiết, bám theo giới hạn để ôn , phần 
nào không có trong giới hạn thì không ôn) 
c. Giải tất cả các đề của các kì thi trước giúp các em định hình được 1 đề hoàn 
chỉnh là như thế nào? 
-Ví dụ : giải đề năm 2017- năm 2018- năm 2019. 
- Đề hoàn chỉnh gồm 40 câu ,thời gian làm bài 50 phút. 
- Số lượng câu hỏi trong một đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chủ yếu là kiến 
thức 12 ,kiến thức 11 ít và chưa có kiến thức lớp 10. ( cụ thể đề 2017 chỉ có kiến 
thức 12; đề 2018 gồm 34 câu hỏi thuộc kiến thức 12, 6 câu hỏi kiến thức 11; đề 
2019 gồm 36 câu hỏi kiến thúc 12 và 4 câu hỏi kiến thức 11) 
- Trước mỗi kì thi ,thông thường Bộ Giáo dục và đào tạo ,các Sở có ra một số đề 
minh họa và giới hạn ôn tập , nhất thiết giáo viên phải cho học sinh giải các đề 
minh họa đó .Còn về kiến thức thì cho học sinh ôn theo giới hạn của Bộ. 
- Ví dụ : nếu trong đề minh họa không có kiến thức lớp 10 thì không ôn phần lớp 
10; kiến thức lớp 11 chỉ có phần kinh tế thì chỉ ôn từ bài 1 đến bài 5 ; dành phần 
lớn thời gian ôn kiến thức 12 và hướng dẫn các em phương pháp ôn bài và 
phương pháp làm bài thi. 
5. Ôn như thế nào? 
a. Phương pháp ôn bài 
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK): hiện tại, môn GDCD 
gần như là không có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cần nắm vững tất cả 
các kiến thức cơ bản trong SGK 11( phần kinh tế) và SGK 12 là có thể làm tốt 
được bài thi (kiến thức SGK chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tế chiếm 30%). 
 - Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nội 
dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. 
Ví dụ: như khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật (bài 2, SGK GDCD 
12), học sinh cần phân biệt: sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền - được 
làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ - phải làm); tuân thủ pháp 
luật (công dân không làm điều pháp luật cấm), từ đó học sinh dễ dàng nhận ra đáp 
án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối. 
Ví dụ : Ông A là người có thu nhập cao , hàng năm ông A chủ động đến cơ quan 
thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trong trường hợp này ông A đã thực hiện pháp 
luật theo hình thức nào? 
 A.Sử dụng pháp luật. B.Thi hành pháp luật. 
 C.Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
[10] 
 - Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp học tập 
đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh 
nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản. 
 Ví dụ : khi ôn kiến thức các quyền tự do cơ bản của công dân: 
 Ví dụ:Khi ôn kiến thức bài 8 :Pháp luật với sự phát triển của công dân. 
[11] 
Ví dụ: Khi ôn các trường hợp được phép bắt, giam và giữ người: 
 - Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm 
theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách hiệu quả nhất là 
chiếu câu hỏi, các phương án A,B,C,D, sau đó cho học sinh trả lời và lí giải cơ sở 
nào để chọn phương án đó, nếu sai giáo viên cần sửa sai ngay để học sinh hiểu và 
[12] 
ghi nhớ. 
 Ví dụ: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh 
vực xã hội là 
A. thúc đẩy phân hóa giàu - nghèo. B. hạn chế cung cấp thông tin. 
C. duy trì tỉ lệ lạm phát. D. bài trừ tệ nạn xã hội. 
 Với câu hỏi này học sinh sẽ làm như thế nào? Học sinh có thể dễ dàng loại trừ 3 
phương án A.B.C.và chọn D là phương án đúng .Để chắc chắn đó là phương án 
đúng thì khi ôn bài HS đối chiếu SGK các nội dung của pháp luật về phát triển 
các lĩnh vực xã hội gồm: Xóa đói, giảm nghèo, vấn đề dân số, vấn đề phòng 
chống tệ nạn xã hội. Kết quả được kiểm chứng và giúp HS ghi nhớ. 
- Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để 
vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn. 
Ví dụ 1: Vụ việc công ty Fomosa làm ô nhiễm môi trường biển của 5 tỉnh miền 
trung thuộc loại vi phạm gì? 
 A. Hình sự. B.Hành chính. C.dân sự . D. kỉ luật. 
Nếu cập nhật thông tin thì HS sẽ lựa chọn phương án C. Nếu không cập nhật 
thông tin thì HS sẽ lựa chọn phương án A( hành vi gây hậu quả nghiêm trọng). 
 Ví dụ 2: Từ khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát đến nay, Chính phủ đã ban 
hành những chỉ thị nào để phòng chống? 
 A. Chỉ thị 05, 15, 16, 19. B. Chỉ thị 05, 15, 16. 
C. Chỉ thị 15, 16, 19. D. Chỉ thị 05, 15, 19. 
Nếu có cập nhật thông tin thì học sinh sẽ lựa chọn phương án A. Nếu không cập 
nhật thông tin thì học sinh sẽ chọn hên xui. 
b. Kỹ năng làm bài thi 
- Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa": Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiện nội 
dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Thường 
thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm và gạch chân, từ 
đó học sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn 
liền với từ khóa ấy. 
 Ví dụ: khi đọc câu hỏi "Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm 
phạm đến các quan hệ”: 
 A. tài sản và lao động. B. nhân thân và hợp đồng. 
C. lao động và công vụ nhà nước. D. nhân thân và tài sản. 
từ khóa của câu hỏi là dân sự, học sinh dễ dàng loại trừ các trường hợp vi phạm 
hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật, sau đó tập trung nhớ lại kiến 
thức đã học về vi phạm dân sự là hành vi vi phạm đến hai mối quan hệ: nhân thân 
và tài sản (đáp án D). 
- Tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau": 
[13] 
+ Sau khi nhận đề, học sinh cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những 
câu nào dễ đối với mình,những câu hỏi quen thuộc ,đã từng làm rồi thì nên 
khoanh ngay đáp án trong đề và bôi đen phương án lựa chọn trong phiếu trả lời 
trắc nghiệm. 
+ Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ", học sinh tiếp tục chọn làm những câu 
hỏi còn lại (vì đối với bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có thang điểm như 
nhau, không giống như bài thi tự luận). Do vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có 
chung phổ điểm, nên chọn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. 
+ Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào, trường hợp nếu 
học sinh không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương án phán đoán, dự báo, 
loại trừ..., đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh. 
 Ví dụ: Các cá nhân tổ chức phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp 
luật của mình là thực hiện trách nhiệm 
A.đạo đức . B.cộng đồng . C. pháp lí. D.gia tộc. 
+ Với câu hỏi này nếu không biết chính xác đáp án thì HS có thể dùng phương án 
loại trừ , “hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật” thì không thể nói đến đạo 
đức,cộng đồng ,gia tộc , mà phải là “ pháp lí”. 
+ Sau khi đã chắc chắn chọn đáp án đúng cho những câu hỏi thuộc mức độ nhận 
biết và thông hiểu, học sinh bắt đầu đọc và nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu 
hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao . 
- Kỹ năng giải quyết các câu hỏi tình huống: 
+ Bước 1: đọc kỹ phần dẫn để xác định: các chủ thể vi phạm (không vi phạm 
pháp luật); các hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý. 
+ Bước 2: đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏi đề 
cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu. 
+ Bước 3: loại trừ những chủ thể, hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý mà 
câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng. 
 (Chú ý: nên gạch chân những dữ liệu quan trọng) 
 Ví dụ: Trong cuộc họp tổng kết của xã X , kế toán M từ chối công khai việc 
thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối.Ông K yêu cầu được chất vấn trực 
tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng 
đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 
A.Chủ tịch xã và ông K. B. Người dân xã X và ông K. 
C.Chủ tịch và người dân xã X. D.Kế toán M ,ông K và người dân xã X. 
- Với câu hỏi này xác định chủ thể thực hiện đúng quyền tham gia quản lí nhà 
nước và xã hội? 
- Đọc kỹ câu hỏi để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến. 
- Loại trừ những chủ thể vi phạm ,cuối cùng là chọn đáp án đúng. 
[14] 
- Trong câu hỏi này thì sẽ loại phương án A và C vì cả 2 phương án đều có “chủ 
tịch” vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Còn phương án D cũng 
loại vì có “kế toán M” vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Như 
vậy ,phương án đúng chỉ còn là phương án B. 
- Giúp HS xác đ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_on_thi_tot_nghiep_t.pdf