Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt các dạng bài tập Luyện từ và câu - Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt các dạng bài tập Luyện từ và câu - Lớp 4

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều

tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước mắt các

em. Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất.

Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học.

Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng tư duy. Ngôn ngữ là thứ công cụ

có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra,

nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn

tới được. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục

toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng

khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập,

có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn.song song tồn tại với

các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần

thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở

hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức

mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập

nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong môn Luyện từ và

câu lớp 4.

Vì vậy, với một số kinh nghiệm được đúc rút qua những năm giảng dạy tại

trường, tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm về “Một số kinh nghiệm giúp học2/20

sinh làm tốt các dạng bài tập Luyện từ và câu - Lớp 4” hy vọng góp phần tích

cực cho việc nghiên cứu và giảng dạy tại nhà trường

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1017Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt các dạng bài tập Luyện từ và câu - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, 
dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. 
Học sinh còn nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép ví dụ: Từ dẻo dai, chí khí một 
số em lại cho là từ láy nhưng thực tế nó là từ ghép bởi vì các tiếng trong từng từ 
có quan hệ với nhau về nghĩa, các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên 
giống từ láy nhưng không phải là từ láy. 
Qua khảo sát tại lớp 4D do tôi giảng dạy, tôi thu được kết quả như sau: 
Phân loại 
Lớp 
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 
SL % SL % SL % 
4D (58HS) 10 17 28 48.5 20 34.5 
Từ bảng phân loại khảo sát trên cho thấy trình độ học sinh chưa hoàn thành 
còn nhiều, cần nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. 
Qua giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân cả hai phía: 
Người dạy và người học. Do vậy tôi rất cần phải trau dồi kiến thức tìm ra phương 
pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên để kết quả 
dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động học. 
4. Sơ lược một số dạng bài tập Luyện từ và câu điển hình. 
+ Phân tích cấu tạo của tiếng. 
+ Tìm các từ ngữ nói về chủ đề. 
 6/20
+ Tìm lời khuyên trong các câu tục ngữ, ca dao. 
+ Đặt dấu chấm phẩy vào đoạn văn cho phù hợp. 
+ Tìm từ đơn, từ phức và đặt câu với từ tìm được 
+ Tìm từ ghép, từ láy và đặt câu với từ đó. 
+ Phân biệt động từ, danh từ, tính từ trong đoạn văn. 
+ Phân biệt các kiểu câu chia theo mục đích nói, tác dụng của nó. 
+ Viết thêm trạng ngữ cho câu... 
B. Đề ra các biện pháp nghiên cứu, áp dụng phương pháp tổ chức dạy 
các Dạng bài tập “ Luyện từ và câu”. 
I. Biện pháp 1: Củng cố, nâng cao kiến thức kỹ năng làm các bài tập 
luyện từ và câu. 
Với đặc trưng của môn Luyện từ và câu cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu 
của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo 
viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, 
kỹ năng làm các bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu 
và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết tôi 
yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau. 
1. Đọc thật kỹ đề bài. 
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho 
và yếu tố phải tìm. 
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài. 
4. Kiểm tra đánh giá. 
Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp 
rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Muốn học sinh làm bài 
một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước 
quan trọng cho cả giáo viên và học sinh. 
Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức 
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với 
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh. 
Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội 
dung các chủ điểm mà phân môn Luyện từ và câu cần cung cấp. 
- Qua các bài mở rộng vốn từ học sinh được: 
- Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố hán 
việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm; rèn luyện sử dụng từ, 
sử dụng thành ngữ tục ngữ. 
- Thông qua các bài tập cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từng học sinh được: 
Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng, nhận diện được hiện tượng bắt đầu từ vấn đề 
 7/20
trong thơ, tìm hiểu phương thức tạo từ mới để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. 
Học sinh cần tìm hiểu được: 
Có 2 cách để tạo từ phức: 
1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép. 
2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống 
nhau đó là từ láy. 
- Thông qua các bài tập về từ loại: Học sinh được cung cấp kiến thức sơ 
giản về danh từ, động từ, tính từ gắn bó với các tình huống sử dụng. Cần lưu ý: 
+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. 
+ Thêm vào các từ rất, quá, lắm...vào trước hoặc sau tính từ. 
+ Tạo ra phép so sánh. 
Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng 
các kiểu câu tuỳ theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp. 
Ví dụ: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện: 
1. Thái độ khen, chê. 
2. Sự khẳng định, phủ định 
3. Yêu cầu, mong muốn... 
- Đặc biệt rất chú trọng đến việc dạy học sinh biết giữ phép lịch sự trong 
giao tiếp. Cụ thể: Khi hỏi chuyện người khác cần giữ phép lịch sự. 
Câu hỏi: 
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người được hỏi. 
2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
Câu khiến: 
1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự 
2. Muốn cho lời yêu cầu, được đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho 
phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: Làm ơn, giùm, giúp... 
3. Có thể dùng câu hỏi, kiểu câu nếu yêu cầu đề nghị. 
II. Biện pháp 2: Tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập luyện từ và câu. 
Các kiểu hình thức và kĩ năng cần học trong phân môn Luyện từ và câu 
được rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên. 
a. Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ. 
Ví dụ: Tìm các từ ngữ: 
- Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. 
- Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. 
- Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. 
- Trái nghĩa với với đùm bọc hoặc giúp đỡ. 
Ngoài việc sử dụng hướng mẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu 
 8/20
học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện 
nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. 
Nhóm 1: Lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ... 
Nêu ý nghĩa của các từ em tìm được. Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên 
chốt lại ý kiến đúng. 
Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình 
học tập. 
b. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy. 
Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây. 
 - Ngay 
 - Thẳng 
 - Thật 
Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tư duy để thu nạp rất nhiều 
từ, từ quá trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, 
thẳng, thật). 
Từ Từ láy Từ ghép 
Ngay Ngay ngáy Ngay thẳng, ngay ngắn... 
Thẳng Thẳng thắn Ngay thẳng, thẳng tắp... 
Thật Thật thà Sự thật, thẳng thật... 
Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo 
viên cho học sinh làm việc cá nhân. 
* Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép: 
Giáo viên chốt: 
Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. 
Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ 
âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những 
tiếng có nghĩa lại với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có 
thể xác định từ ghép và từ láy. 
Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ: 
+ Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa... 
+ Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ... 
c. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ. 
Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống 
giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh. 
Ví dụ 1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các 
bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao? 
 9/20
Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết, ghi 
rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng. 
Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường 
hay mắc lỗi ở vạch danh từ chung. 
Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép suy luận để học 
sinh áp dụng vào bài của mình. 
Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau: 
Yiết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông 
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí 
Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt 
Nhà vua: Để làm gì ? 
Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ 
dưới nước. 
Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận 
nêu trước lớp. 
Lưu ý có 2 từ dùi từ nào là động từ ? Lấy ví dụ trường hợp khác. Người ta 
lấy cái đục là cái lỗ để nước đục chảy ra. 
Ví dụ 3: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được 
gạch chân trong đoạn văn sau: 
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt lên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. 
Nhà thơ Xuân Diệu chỉ có một lần đến đây ngắm nhìn của cà phê đã phải thốt lên. 
 Hoa cà phê thơm lắm em ơi 
 Hoa cùng một điệu với hoa nhài 
 Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng. 
 Như miệng em cười đâu đây thôi... 
Đây là bài tập để rèn luyện về tính từ và bài này hơi trừu tượng với học sinh 
Cho các em phân tích đề bài trước vì yều cầu của bài không quen thuộc với 
học sinh; các em đã hiểu . 
Tìm những từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất của cá từ gạch chân 
cụ thể: Hoà cà phê thơm như thế nào? (thơm đậm và ngọt ) nên mùi hương bay 
đi rất xa. Lần lượt học sinh tìm (trả lời cá nhân theo phương pháp tư duy): 
 Thơm – lắm 
 Trong – ngà 
 Trắng – ngọc 
Như vậy các em thấy quen thuộc với cách làm của bài này. 
d. Củng cố khắc sâu mở rộng luyện các dạng bài tập về câu. 
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để 
 10/20 
học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự 
khi đặt câu. 
1. Câu kể. 
Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để: 
a) Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về. 
b) Tả chiếc bút em đang dùng. 
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn. 
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt. 
Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm... 
Lưu ý học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc cho 
học sinh trong lớp nhận xét bổ sung. 
Nội dung của các yêu cầu trên khác nhau: Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm 
vui... 
Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
+ Tả kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật 
+ Bày tỏ ý kiến – yêu mến, gắn bó như thế nào? 
+ Nói lên niềm vui – vui sướng như thế nào khi được điểm tốt. 
Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào? 
a) Cho mượn cái bút! 
b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút! 
c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không? 
Cho học sinh trả lời cá nhân, học sinh chọn trường hợp c, vì nó thể hiện sự 
lịch sự trong giao tiếp. 
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực hành 
lời yêu cầu lịch sự. 
2. Câu hỏi: 
Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng rất 
cụ thể: 
Ví dụ: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ 
hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao? 
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các bạn 
dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp 
mắt lộ rõ vẻ u sầu. 
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp 
lời bàn tán sôi nổi: 
- Chắc là cụ bị ốm. 
- Hay là cụ đánh mất cái gì? 
 11/20 
- Chúng mình thử hỏi xem đi? 
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi: 
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không? 
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải 
xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho 
học sinh so sánh. 
Các câu các em hỏi nhau: - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? 
 - Chắc là cụ bị ốm. 
 - Hay cụ đánh mất cái gì? 
Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già: 
 - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không? 
Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất 
phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như 
thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ 
(chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc 
sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm 
phiền lòng người khác. 
Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn 
các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể. 
Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống 
như trong bài tập trên ở ngoài thực tế. 
3. Câu khiến 
- Dạng bài tập cho mảng kiến thức này gồm: 
- Chuyển các câu kể thành câu khiến. 
- Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống. 
- Đặt câu khiến theo yêu cầu có hãy trước động từ 
 đi hoặc nào sau động từ 
 Xin hoặc mong trước chủ ngữ 
- Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên. 
Ví dụ : Chuyển các câu kể thành câu khiến 
- Nam đi học 
- Thanh đi lao động 
- Ngân chăm chỉ 
- Giang phấn đấu học giỏi. 
Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu: - Nam đi học! 
 - Nam phải đi học! 
 - Nam hãy đi học! 
 12/20 
Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm các từ đi, phải, hãy 
ứng với lời yêu cầu ở mức nặng - nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu. 
- Nam đi học đi ! (yêu cầu nhẹ nhàng) 
- Nam phải đi học! ( yêu cầu bắt buộc) 
- Nam hãy đi học đi! ( yêu cầu mang tính ra lệnh) 
Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ( 3 nhóm ứng với 3 tổ), 
mỗi tổ một câu rồi nêu miệng nhận xét. 
Tôi chốt lại học sinh: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách 
sau: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu 
dùng dấu chấm than (!). 
4. Câu cảm: (câu cảm thán) 
Yêu cầu học sinh hiểu câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, 
thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói. 
Lưu ý trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, 
thật...Khi viết câu cảm cuối câu thường có dấu chấm than (!). 
Ví dụ : Đặt câu cảm cho các tình huống sau: 
a. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ một bạn làm được. Hãy đặt câu 
cảm để bày tỏ sự thán phục. 
b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng 
nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng. 
Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi và đóng vai trò trong tình 
huống, một bạn nêu, một bạn trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung. 
a. Ôi, bạn giỏi quá! 
b. Ôi, bất ngờ quá, tớ cảm ơn bạn! 
Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các tình huống khác đặt câu cảm, nêu 
cảm nhận để các bạn nhận xét. 
d. Mở rộng khắc sâu cách dùng trạng ngữ trong câu. 
Dạng bài tập: 
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. 
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. 
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. 
- Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. 
- Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
Ví dụ 1: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu: 
a................, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình 
b................, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. 
c................., hoa đã nở. 
 13/20 
Theo tôi, vì phần này tôi chưa trực tiếp giảng dạy nhưng ở chương trình lớp 
4 cũ không có những chi tiết cụ thể rõ ràng như vậy nên việc hình thành kiến 
thức khó khăn hơn. Còn đối với dạng bài tập này tôi sẽ tổ chức cho học sinh làm 
việc theo nhóm (3 nhóm ứng với 3 tổ), mỗi tổ một câu. Tôi có gợi ý (với học 
sinh yếu): Em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình tại đâu? 
Học sinh rất dễ phát hiện vì đây là các tình huống rất quen thuộc với học 
sinh nên cũng không nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể. 
Tương tự như vậy là trạng ngữ chỉ thời gian cũng rất đơn giản. 
Với trạng ngữ chỉ mục đích học sinh có thể mắc. 
Ví dụ 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: 
a).............., xã em vừa đào một con mương. 
b).............., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. 
c)..............., em phải năng tập thể dục. 
Giáo viên cần hướng dẫn h/s đến việc hiểu: Mục đích của đào mương để 
làm gì? 
 Quyết tâm..........tốt để dành được gì? 
 Tập thể dục có lợi gì? 
Ví dụ 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện có dạng bài tập: 
Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau 
- Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài 
đầy đủ. 
- Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã 
sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng. 
Học sinh đã biết: Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ 
“bằng, với và trả lời cho các câu hỏi: bằng cái gì, với cái gì? 
Nên bài này tôi chi cho học sinh dùng bút chì gạch chân trạng ngữ cá nhân 
và nêu miệng trước lớp, theo tôi học sinh sẽ không khó khăn gì?. 
Như vậy mức độ khó của bài tập khong phụ thuộc vào các loại, các dạng 
bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập 
Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Nhiều yêu cầu trong sách giáo khoa tôi cũng 
cần phân tích cho nhiều đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi tôi 
thường gài thêm hoạt động tiếp nối. Với học sinh trung bình, học sinh yếu chọn 
những ngữ liệu cụ thể rõ ràng để học sinh dễ xác nhận. 
Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc 
nâng cao chất lượng học sinh giỏi để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đại trà. 
Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. 
 14/20 
Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em 
làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của học sinh còn là cả 
một vấn đề cần chấn chỉnh. 
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ 
chức cho học sinh làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu.” Trải qua một học kỳ 
ôn tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát 
để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi trong giờ 
luyện từ và câu giải quyết các bài tập với lớp 4 do tôi chủ nhiệm. 
III. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập để giúp học sinh làm các bài 
tập Luyện từ và câu. 
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ 
yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. 
Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể được rèn luyện thể lực, các giác quan, tạo 
cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, 
trong tổ. Bước vào trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, một loạt hoạt 
động được chương trình hóa với những yêu cầu chính rất cao. Vậy nếu sử dụng 
hình thức trong trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, trò chơi 
được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình 
thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở lên thoải mái, dễ chịu, 
tiếp thu bài của HS tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. 
Mục đích của trò chơi học tập: không chỉ nhằm giải trí mà còn nhằm góp 
phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. 
Nội dung trò chơi học tập gắn với tri thức và kĩ năng của một nhóm học 
hoặc một lĩnh vực tri thức kĩ năng nào đó. Vậy khi sáng tạo trò chơi học tập giáo 
viên cần dựa vào kiến thức kĩ năng của phân môn, môn học cần củng cố để xây 
dựng trò chơi. 
Luật chơi: Trò chơi học tập có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực 
hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho huấn luyện. 
Ví dụ: Thi Ai nhanh ai đúng 
 Trò chơi: Tiếp sức 
 Trò chơi: Đi tìm đồng đội 
 Trò chơi: Truyền điện 
1. Trò chơi: Ai nhanh ai đúng 
Trong một thời gian cố định, 2 đội (5 đến 6 người) thi tìm nhanh từ phù 
hợp với chủ điểm, nội dung cho trước. 
Sau đó kiểm tra: Giáo viên, học sinh làm trọng tài. 
2. Trò chơi: Tiếp sức - Tìm từ, điền từ... 
 15/20 
Diễn ra 2 nhóm, khi có hiệu lệnh xuất phát, từng em lần lượt thay nhau lên 
bảng tìm từ, điền từ. 
Sau đó kiểm tra, đội nào làm đúng, tìm nhiều từ là thắng. 
Ví dụ: Thi tìm nhanh từ chỉ đặc điểm. 
3. Trò chơi: Truyền điện 
Hai đội (5 người/1 đội), (2 đội) cùng tham gia. 
Đội 1 nêu 1 từ chỉ sự vật, đội 2 nêu 1 từ khác chỉ đặc điểm của sự vật đó. 
Nếu đúng được đố ngược lại. 
4. Trò chơi: Đi tìm đồng đội 
Một, hai học sinh cầm chủ điểm. 
Số học sinh còn lại cầm bảng ghi từ. 
Sau hiệu lệnh 2 phút các từ tìm về đúng chủ điểm của mình. 
Kiểm tra nhận xét. 
C. Kết quả nghiên cứu đạt được. 
Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và 
rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “L

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lam_t.pdf