I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài
Đội ngũ Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới
GD&ĐT, họ chính là những người triển khai và thực hiện các mục tiêu giáo dục, là
những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu như họ không có đủ năng lực để thực hiện
các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Chính vì vậy,
bất kể lúc nào, việc phát triển một đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn chất lượng, đủ về số
lượng và đồng bộ về trình độ cho các cấp học, bậc học là một việc hết sức cần thiết và
quan trọng và cần phải được thực hiện quyết liệt trong nhiều năm mới có được.
Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng là
lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai
trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Bởi
vậy phải nhanh chóng cũng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn
vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm
đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc
thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay.
Là một cán bộ quản lý, tôi được cấp trên bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng thực
hiện nhiệm vụ quản lý một ngôi trường mới đi vào hoạt động năm 2018. Tiếp nhận
đội ngũ giáo viên tại một số trường mầm non trong quận, đa số giáo viên trẻ, nhiều
giáo viên mới ra trường nên nên kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ cũng như các
mặt công tác còn hạn chế.
Với đặc thù của trường như trên tôi nhận thấy việc tiếp tục bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực
hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình
hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm
vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt
động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến
thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu, từ đó nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.
Từ thực tiễn cũng như đặc điểm tình hình của trường, bản thân tôi rút ra
được một số nội dung tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng
cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non” nhằm nâng cao công tác quản lý,
nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong Nhà trường đạt hiệu quả cao.
ướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế “. Chỉ thị số 33 của Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; Thựchiện Thông báo kết luận số 787-TB/QU ngày 20/8/2019của Thường trực Quận uỷ Long Biên về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên năm học 2019 - 2020 Một số văn bản của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT, Thông tư 06/2015/TT- BGDĐT, Bộ nội vụ ngày 16/3/2015/ Quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở Giáo dục mầm non công lập. Thông tư Số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của Sở GDĐT Hà Nội, Phòng GDĐT Long Biên và kế hoạch hiệm vụ năm học 2019-2020 của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2. 1. Thuận lợi: - Trường có đội ngũ CBGV trẻ, 2/3 số lượng giáo viên tuổi Đoàn thanh niên. Chính vì thế trường có sức bật lớn, thuận lợi trong việc tiếp cận cái mới để xây dựng giáo viên giỏi toàn diện. - Trình độ chuyên môn cao: 100% CB-GV-NV đạt trình độ chuẩn trở lên trong đó 90% giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng và Đại học, 85% đội ngũ giáo viên có bằng A, B về tin học và ngoại ngữ , 50% giáo viên giỏi cấp Quận. - Một thuận lợi vô cùng quan trọng là trường luôn được Phòng GD – ĐT Quận Long Biên quan tâm, được đầu tư về cơ sở vật chất, các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của cha mẹ học sinh và của nhân dân địa phương của lãnh đạo phường và quận Long Biên. 2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng gặp không ít khó khăn: - Sự đòi hỏi của xã hội và của nhân dân, của các bậc phụ huynh về tiêu chuẩn của một người thầy ngày càng cao. - Do đặc thù công việc của ngành nên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ từng lúc gặp khó khăn về bố trí, sắp xếp thời gian . - Do mới thành lập, chuyển công tác sang trường mới nên một số giáo viên bị ảnh hưởng bởi tâm lý chưa tự tin, thiếu bình tĩnh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ . 4/10 - Đối với giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm về chăm sóc trẻ nhưng còn hạn chế trong việc tiếp nhận cái mới dẫn đến các tiết dạy và hoạt động chưa có sự sáng tạo, khô cứng, trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế. - Số lượng học sinh trên một lớp đông trung bình 50 trẻ/lớp, đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc của cô ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục yêu cầu đổi mới càng rõ nét. Chính vì thế gây nên áp lực lớn đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, đáp ứng với công cuộc đổi mới giáo dục không phải một sớm một chiều có thể làm được. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1 Biện pháp 1: Thực hiện sự gương mẫu của người quản lý trong việc điều hành và tổ chức trong nhà trường. Trước hết cần xác định rõ vai trò của người cán bộ quản lý là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi trường, là trung tâm liên kết chỉ đạo phối hợp các đoàn thể trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đạo đức khó nhất của cán bộ quản lý giáo dục là gương mẫu để được mọi người tin yêu, đó là cán bộ giáo viên và học sinh. Gương mẫu là lời nói để làm, làm để chứng minh lời nói. Tiêu chuẩn bao trùm của đạo đức cán bộ quản lý là thực sự dân chủ, tôn trọng trong các mối quan hệ. Tôn trọng là cách tốt nhất để tập hợp trí tuệ của mọi người xung quanh. Tôn trọng người khác là mục tiêu để đoàn kết nội bộ, đặc biệt trong giáo dục khi làm việc với con người – đội ngũ tri thức bậc cao và học sinh – những nhân cách đang phát triển thì tôn trọng càng phải được thể hiện. Tất cả các nội dung từ mục tiêu, kế hoạch đến các biện pháp đều được bàn bạc và thống nhất trong nhà trường trước khi triển khai thực hiện. Ý kiến của tập thể giúp cho công việc được triển khai hiệu quả và theo kế hoạch. Luôn tông trọng các ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu, các giáo viên, nhân viên trong trường. Bản thân cá nhân tôi luôn có ý thức kỷ luật, sẵn sàng tìm tòi vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích lý tưởng của mình. Tôi luôn gương mẫu cho đội ngũ giáo viên về lề lối làm việc, tác phong lối sống, cách giao tiếp với các bậc phụ huynh học sinh và đồng nghiệp. Một điều luôn có trong tôi đó là luôn chân thành, cởi mở chia sẻ với mọi người và thực sự tin tưởng vào đồng nghiệp. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn ý thức được mình cần phải làm gì để vừa đúng nguyên tắc của chính quyền nhưng vừa thúc đẩy chia sẻ quyền làm chủ của cán bộ - giáo viên trên cơ sở pháp luật và chế độ chính sách. Cho nên trong năm qua nhiệm vụ trọng tâm và phương hướng đề ra trường chúng tôi đã hoàn thành tốt. Bản thân tôi được nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. (Ảnh minh họa 1: Họp triển khai các nội dung của nhà trường) 3.2 Biện pháp 2: Sắp xếp, phân công đội ngũ giáo viên hợp lý. Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy đủ những mặt xấu, hay tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Để có thể làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, là cán bộ quản lý, tôi phải hiểu được từng con người, nắm rõ được năng lực của giáo viên giỏi, khá, trung bình, giáo viên có đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả, giáo viên có thể tự mình hoàn thành mọi công việc mà 5/10 không ai thường trực giúp đỡ, giáo viên có tư duy sáng tạo, tâm huyết với công việc... Từ những tìm hiểu đó mới có thể giúp người quản lý có cách phân loại, sắp xếp giáo viên phù hợp và quan trọng là thúc đẩy được những mặt mạnh của giáo viên đó. Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng lớp kèm nhau trong 1 lớp ( Từ 2-3 GV/lớp), nhiều giáo viên cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm sẽ dễ dàng hơn một người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu giáo viên trái ngược tính cách, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ không đạt hiệu quả cao. Do đó, phân 2- 3 giáo viên đứng một lớp là việc phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt, đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lại bản thân mình được, mất những gì. Từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn. Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau. Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. ( Ảnh minh họa 2: Giáo viên tổ chức các hoạt động) 3.3 Biện pháp 3: Thường xuyên tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng với thời kỳ đổi mới. Như chúng ta đã biết kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên với những lo toan về vật chất, về cuộc sống hàng ngày. Một số đối tượng họ không giữ vững được lập trường của bản thân, đánh mất mình chạy theo những cám dỗ của đồng tiền, hoặc có những hành vi thô bạo thiếu văn hoá trong cách ứng xử..vv...Do vậy hơn lúc nào hết vấn đề chỉnh đốn tư cách đạo đức và phẩm chất của người giáo viên được trường tôi đặc biệt quan tâm đó là giáo viên phải có hành vi ứng xử đúng mực, gương mẫu trước trẻ. Nhận thức được điều đó Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng qui ước" Giao tiếp ứng xử có văn hoá giữa cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường với cha mẹ học sinh". Sau một năm thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đều có ý thức nề nếp. Sự phối hợp của phụ huynh đặc biệt là học sinh đã khắc sâu hơn nề nếp, lễ giáo, cách xưng hô, ứng xử văn hoá. Xây dựng mối quan hệ thân 6/10 thiện giữa cô và mẹ tôn trọng lẫn nhau, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng trong quá trình thực hiện chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn như: Một số phụ huynh còn quá trẻ, thiếu hợp tác trong khi giao tiếp. Cách giáo dục của một số gia đình còn quá chiều chuộng trẻ tự do, đôi khi còn vô lễ. Hoặc đội ngũ giáo viên một số cô giáo thế hệ ( 9X ) kỹ năng sống còn đơn giản, thiếu hiểu biết, chưa linh hoạt dẫn tới phụ huynh còn chưa tin tưởng. Tất cả các trường hợp trên đều cần phải có thời gian để thay đổi và điều chỉnh và tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng chính trị về đạo đức là hết sức cần thiết, là việc làm thường xuyên và liên tục. Việc tuyên truyền được lồng ghép trong các cuộc họp chuyên môn, tổ chức các chuyên đề một cách khéo léo để giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức một cách hiệu quả, không bị gò bó hoặc gây áp lực. Phối kết hợp với các tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên trong công tác tuyên truyền và giáo dục tư tưởng cho CBGVNV để nắm bắt kịp thời các văn bản hướng dẫn, các chỉ thị, các chế dộ cũng như nhưng thay đổi mới. Việc giáo dục tư tưởng chính trị trong nhà trường là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng lý tưởng, nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhằm hình thành những lớp công dân sống có lý tưởng, có bản lĩnh, nhân cách và kỹ năng sống chủ động, tích cực, hướng thiện. Điều này tác động rất mạnh mẽ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, hình thành văn hóa trong nhà trường. 3.4 Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ giáo viên bằng công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn Từ nhận thức về việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những kiến thức khoa học về nuôi và dạy trẻ để trở thành một giáo viên giỏi toàn diện đã trở thành động lực phấn đấu của nhiều cô giáo, là nhiệm vụ trọng tâm của công tác bồi dưỡng đội ngũ của các nhà trường. Đây cũng là một trong những mũi nhọn chỉ đạo của Ban giám hiệu – BCH Công đoàn trường. Quán triệt tinh thần nhiệm vụ của năm học, tôi đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyên môn là làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Bố trí thời gian đi học để được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên theo học các chuyên đề, tổ chức thi lý thuyết, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khoá khọc ngắn hạn và dài hạn để nâng cao nghệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học. Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cụ thể theo từng giai đoạn : * Bồi dưỡng dài hạn: Đối với giáo viên tham gia học CĐ, ĐH trường sẽ phân công, phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học và bản thân các đồng chí đó phải cố gắng nổ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao: - Dự kiến thời gian: từ tháng 12/2020 + 02 đ/c hiệu phó theo học lớp Trung cấp lý luận. + 02 giáo viên theo học lớp Đại học nâng cao trình độ chuyên môn. Kế hoạch quy hoạch, đào tạo dài hạn: Quy hoạch đào tạo 2018 2019 2020 Chính trị Trung cấp 0 0 02 CC, CN 7/10 Chuyên môn Đại học 17 17 19 Sau đại học 01 Quản lý QLNN 0 0 02 QLGD 0 01 02 Tin học Cơ bản 17 18 19 Nâng cao 0 3 5 Ngoại ngữ A2 18 18 19 B1 0 01 02 * Bồi dưỡng ngắn hạn: Nhà trường phân công giáo viên, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ khi phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tại trường năm học 2019- 2020. Ngoài việc tham gia các khoá học đào tạo dài hạn, từng CBGVNV tự bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí; năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy. Các cô còn tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn như học múa, học đàn, học vẽ tại các khoá đào tạo của Quận, của Trường. Vì thế đội ngũ giáo viên trường tôi không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về CNTT ứng dụng bài giảng trên các tiết học. Đến nay có 17/19 giáo viên có trình độ trên chuẩn, 90% giáo viên soạn bài trên máy vi tính. Kỹ năng soạn bài giảng trên máy của giáo viên được nâng lên rõ rệt, chất lượng bài giảng đã đi vào chiều sâu và được đánh giá cao trong các hội thi của trường cũng như của Quận. Trên 80% giáo viên có trình độ ngoại ngữ, thành thạo trong việc dạy trẻ làm quen với tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc tăng cường bồi dưỡng cho 100% đội ngũ giáo viên thông qua kiến tập chuyên đề cũng được nhà trường quan tâm và tổ chức thường xuyên. Thông qua các buổi kiến tập như tổ chức các hoạt động: giờ ăn, ngủ, các hoạt động giáo dục một phần nhằm nâng cao năng lực và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, T T Nội dung đào tạo bồi dưỡng Đối tượng Thời gian Lãnh đạo, CB - phụ trách 1 Bồi dưỡng phương pháp Lĩnh vực thẩm mỹ Giáo viên Khối MGN và Bé 8/2019 Đ/c Hiệu phó 1 và TTCM 2 Bồi dưỡng kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, lựa chọn kỹ năng tự phục vụ Giáo viên toàn trường 8/2019 Đ/c Hiệu phó 1 và GV lớp điểm 3 Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn đề tài và viết SKKN Giáo viên toàn trường 10/2019 Đ/c Hiệu trưởng + hiệu phó 1 4 Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài trên cổng thông tin điện tử CBGVNV toàn trường 5/2020 Đ/c Hiệu trưởng 5 Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng bài giảng Elearning Giáo viên toàn trường 07/2020 Đ/c Hiệu phó 1 và TTCM 6 Tham gia các lớp bồi dưỡng do phòng, sở GD-ĐT tổ chức Giáo viên toàn trường 08/2020 Đ/c Hiệu trưởng ;GV năng khiếu 8/10 một mặt tập trung vào những nội dung mà giáo viên còn yếu, lắng nghe nguyện vọng và nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên. Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được sát thực và đạt được hiệu quả cao. * Bồi dưỡng thường xuyên: - Nhà trường tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức như sau: + Tăng cường việc dự giờ thăm lớp. + Tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên mới được dự giờ học tập rút kinh nghiệm qua các chuyên đề kiến tập cấp trường , cấp quận. + Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài thành phố. Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, lấy đơn vị tổ nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học.Tiếp tục tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, tổ cốt cán trong kiểm tra, bồi đưỡng cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng nội dung về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại các tổ chuyên môn, cấp trường và giao lưu học tập các trường bạn. Ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn đã lên kế hoạch cụ thể cả năm, theo tháng, tuần. Triển khai kế hoạch sinh hoạt chuyên môn chung và theo khối ít nhất 2/ tháng với các hình thức khác nhau: Dự giờ, trao đổi rút kinh nhiệm theo các lĩnh vực, sinh hoạt chuyên đề, phương pháp đổi mới... Thông qua việc học tập sinh hoạt chuyên môn hàng tuần các cô nắm bắt rõ hơn một số kinh nghiệm vể giáo dục học sinh, phương pháp dạy từng bộ môn của từng lứa tuổi. Các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi yêu cầu giáo viên trên lớp soạn bài trước một tuần, phát hiện và bổ sung những kiến thức cơ bản để cùng trao đổi thống nhất cách dạy. Đồng thời kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng dạy học giúp cho trẻ học bài tốt hơn. Ngay cả những giờ dạy trực tiếp trên lớp có những tình huống sư phạm đặc biệt nảy sinh, tổ chuyên môn trao đổi rút kinh nghiệm. Tôi luôn luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng giáo viên còn yếu. Tạo điều kiện cho giáo viên đó thời gian dự giờ mẫu và được đi tham quan kiến tập nhiều hơn để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ. Tôi bàn bạc với tổ, nhóm có kế hoạch kèm cặp đồng nghiệp còn yếu về soạn bài, về phương pháp sư phạm, về qui chế chuyên môn ...,với tinh thần đoàn kết, chân thành. (Ảnh minh họa 3: Giáo viên cùng trao đổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn) 3.5 Biện pháp 5: Việc xây dựng đội ngũ giáo viên phải gắn với công tác thi đua Xây dựng đội ngũ gắn với công tác thi đua có ý nghĩa thúc đẩy sự phấn đấu rèn luyện của bản thân mỗi giáo viên. Hiểu được điều đó, tôi đã thực hiện các biện pháp và việc làm cụ thể như sau: Tổ chức nghiên cứu tiêu chí " Giao tiếp ứng xử có văn hoá giữ CBGVNV nhà trường với cha mẹ học sinh" và “ Mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” được thông qua trong Hội đồng giáo dục vào đầu năm học và được tổng kết vào cuối năm để khen thưởng. Ban giám hiệu kết hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng kế hoạch thi đua với những nội dung và tiêu chí cụ thể nhằm xây dựng nhà trường văn hoá. Việc xây dựng nhà trường văn hoá là điều kiện cần để góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo. Trên cơ sở phân công hợp lý, đảm bảo yêu cầu công việc và phù hợp với năng lực cá 9/10 nhân giáo viên góp phần xây dựng từng khối lớp điểm về từng mặt. Từ đó sau mỗi học kỳ chúng tôi luôn kiểm tra, rà soát lại đội ngũ giáo viên. Động viên và tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độ như: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ, tổ chức kiến tập các tiết dạy hay tổ chức tham gia hội giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, tạo điều kiện để nhiều giáo viên được phát huy các năng lực về chuyên môn, góp phần nâng cao khả năng sư phạm cho các cô giáo. Kết hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội CMHS các hoạt động giáo dục truyền thông, các hoạt động tập thể trong nhà trường được diễn ra một cách nghiêm túc như: Tham gia các hoạt động văn nghệ, Hội thi giải cầu lông – bóng bàn, khiêu vũ thể thao cấp Quận, Hội thi nữ công gia chánh và đặc biệt tham gia hội thi “ Tuyên truyền viên giỏi về ATGT ”. Thông qua các hội thi đã tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường, tạo không khí thi đua sôi nổi giữ các khối lớp. Sau một thời gian thực hiện, chúng tôi đã thu được một số kết quả rất tốt: 100% cán bộ giáo viên gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng về ATGT, qui chế chuyên môn, qui định của ngành. Và đặc biệt đã tạo được bầu không khí thi đua mới, giáo viên gắn bó và trách nhiệm hơn với trường, với đồng nghiệp và các cháu. Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua như: Tổ chức các hội thi, Hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, tự tin khi lên lớp. Để đạt được được những thành tích cao đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật thu hút trẻ, phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp. Hàng năm trường đã tổ chức các hội thi: Xây dựng môi trường lớp, Thi thiết kế bài giảng điện tử, Thi giáo viên dạy giỏi, Thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, qua việc tổ chức tốt các hội thi trong nhà trường đã có tác động thú
Tài liệu đính kèm: