1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu
cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc
đời của mỗi con người.
Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia
đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó,
các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em
được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.
Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra
trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực
học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ
huynh dân chủ quá trớn . tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên
qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền
giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một
ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là
động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh
phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn
vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng
nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH
PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT” để tìm ra câu trả lời thiết
thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn . tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh. 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua việc nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT” với mục đích: - Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. - Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người. - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Học sinh lớp 2A5 - Thời điểm: Năm học 2020 – 2021 - Tình hình lớp: Tổng số học sinh là 49 em, trong đó có 28 học sinh nữ, 1 học sinh dân tộc, 1 học sinh tự kỉ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúccó liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp sử dụng toán thống kê - Phương pháp so sánh. 3 I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: 1.1 Khái niệm về hạnh phúc: - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. - Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: + Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng. + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách ứng xử của mình. + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần. + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình. 1.2 Lớp học hạnh phúc Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp. 4 Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để học sinh được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và học sinh thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Kết quả khảo sát của trường Đại học sư phạm Hà Nội trên 180 học sinh tiểu học, 10 điều học sinh mong muốn ở giáo viên để việc học được hạnh phúc hơn đã cho kết quả thật bất ngờ. Kết quả thống kê như sau: Mong muốn của học sinh Kết quả 1 Mong cô giáo cười nhiều hơn. 92,8% 2 Mong được học tập xen lẫn vui chơi. 85% 3 Mong cô nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai. 84% 4 Mong được khen thưởng nhiều hơn trách móc 79% 5 Mong cô không phê bình trước mặt bạn bè. 71% 6 Mong được khám phá thực tế 65% 1.3 Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc Theo tôi, để xây dựng một lớp học hạnh phúc cần đảm bảo 3 tiêu chí sau Tiêu chí 1: Về môi trường lớp học và phát triển cá nhân - Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian trong lớp, trong trường; được học tập và tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của học sinh. - Phòng học được sắp xếp, bài trí gọn gàng, đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. 5 - Phối hợp với phụ huynh phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện và cởi mở. - GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỉ luật tích cực. Phát huy hiệu quả vai trò của công tác tư vấn học đường tại lớp. - Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày tại trường. - Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên, tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ hơn so với chính mình. Tiêu chí 2: Về dạy và học - Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo. - Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. - Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực. - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, thể chất, hoàn cảnh của từng em. - Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho các con được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác. - Thầy cô không gây áp lực cho học sinh trong việc quản lý lớp và giảng dạy kiến thức. Học tập với tinh thần “học – vui; vui – học” Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp - Học sinh và giáo viên biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao của lớp. - Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự phân biệt, đối xử kì thị. - Thầy cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình huống với CMHS và học sinh. 6 Và để xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc, đúng như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, có ba tiêu chí để xây dựng nên một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng; đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo – người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Đây được xem là một hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục từ năm học 2018 – 2019 đến những năm tiếp theo, nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh về mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà. 2. Thực trạng: 2.1 Về giáo viên: Đầu năm, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ giáo viên với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” Kết quả đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: - Khối lượng kiến thức, nội dung chương trình. - Kết quả thi, thành tích trong giáo dục. - Áp lực từ phía phụ huynh, từ phía xã hội. - Áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên: Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt những điều mà mình đã lập trình sẵn và khi học sinh không đạt được những kì vọng ấy, chúng ta trở nên chán nản, mệt mỏi, nhiệt huyết với nghề giảm sút, thậm chí có giáo viên còn có ý định bỏ nghề. Và thế là, với giáo viên và học sinh, mỗi ngày đến trường không còn là một ngày vui, lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. 2.2 Về học sinh: Tính đến nay, tôi đã gắn bó với mái trường Phương Liệt được hơn 10 năm. Tôi thấy học sinh Phương Liệt nhìn chung cơ bản ngoan, tuy nhiên ý thức học 7 tập của một bộ phận học sinh chưa cao, phụ huynh do mưu sinh nên chưa thật quan tâm đến việc học của con. Tôi đã tiến hành khảo sát tâm lý của hai lứa học sinh lớp 2 tôi đã dạy gần đây nhất, đó là lứa học sinh niên khoá 2019 – 2020 và lứa học sinh hiện tại của năm học 2020 – 2021 vào tháng 12/2020 với câu hỏi “ Con có hạnh phúc khi đến trường không?”. Tôi nhận được kết quả như sau: Mức độ 3A5 2A5 1 Chưa bao giờ hạnh phúc (%) 4,9 2,5 2 Hiếm khi hạnh phúc (%) 34,1 30,7 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc (%) 43,9 46,1 4 Thường xuyên hạnh phúc (%) 17,1 20,5 Từ kết quả trên, ta nhận thấy vẫn có học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường, tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn nhiều so với tỉ lệ học sinh thường xuyên hạnh phúc. Ở hai lứa tuổi, hai lớp khác nhau nhưng cảm giác hạnh phúc khi được đến trường ở cả lớp đều rất ít. Nguyên nhân chủ quan: - Ý thức học tập chưa cao, hiếu động, nghịch ngợm. - Thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân. - Một số bạn bị thú vui lôi kéo như nghiện game, chơi đánh bài. Nguyên nhân khách quan: - Do áp lực thi cử, học hành và sự kì vọng của thầy cô, cha mẹ. - Do bạo lực học đường. - Do tiết học của thầy cô không gây được hứng thú. 3. Giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương Liệt Dựa trên những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc (mục 1.3), tôi thấy rằng, để có một lớp học hạnh phúc thực sự, ngoài giải pháp vĩ mô thì cần có những giải pháp vi mô, đó là những việc khả thi chúng ta có thể làm được ngay, nằm 8 trong tầm tay của ngành Giáo dục, của mỗi thầy cô và học sinh. Từ thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện hạnh phúc của giáo viên và học sinh trong mỗi lớp học mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện ngay tại lớp học của mình. 3.1 Giải pháp 1: Giáo viên thay đổi bản thân, kiến tạo hạnh phúc Thật ra, ai cũng có thể nhận ra và tạo ra hạnh phúc của riêng mình. Đó là hãy quan tâm đến việc làm cho mình khỏe, duy trì cảm xúc tích cực để từ đó làm việc tốt, sống tốt. việc duy trì cảm xúc tích cực rất hữu hiệu. Đó là việc tìm ra những điều tốt ngay cả trong sự việc tiêu cực, không mấy tốt đẹp vừa xảy ra; đó là mong muốn cải tiến để giúp ta làm gì cũng có khả năng hoàn thiện. Mỗi thầy cô có thể tạo ra sức khỏe của mình bằng cách duy trì tập thể dục, lao động có kế hoạch, hợp lý, ưu tiên việc quan trọng. Ở ngôi trường của chúng tôi, việc duy trì và phát triển phong trào TDTT luôn được quan tâm chú trọng. Ngoài các giờ lên lớp, cả thầy và trò đều tích cực tham gia các hoạt động TDTT rèn luyện sức khỏe cũng như giao lưu gắn kết các thành viên với nhau. Cô đồng hành cùng các con trong một tiết Thể dục Thầy cô tham gia chơi kéo co (26/3/2021) 9 Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước nhưng chúng ta sẽ làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như những đứa con của mình. Cụ thể: - Tôi chào đón học sinh của mình từ cổng trường với nụ cười thật tươi và cái bắt tay, cái ôm thật thân thiện, làm cho các con cảm thấy được chào đón, được thấy mình là một phần của lớp, của trường (Hình 1) - Vào các giờ ra chơi, tôi tham gia trò chuyện, tâm sự với các con, tạo sự gần gũi, thoải mái, xoá bỏ đi bức tường ngăn cách giữa cô và trò (Hình 2) - Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên.Ví dụ, khi học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay sửa lại, tôi thường làm khuôn mặt khôi hài để giúp học sinh nhìn ra được lỗi của mình mà sửa sai. Hoặc đó có thể là một câu bình luận khôi hài, lời nói thú vị diễn ra tự phát trong các tình huống xảy ra trong giờ học. Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Cụ thể: - Tâm lí chung của học sinh là sợ trả lời sai, có em còn hỏi “ Làm sai có bị sao không ạ?” Trong tình huống đó, tôi có thể nói vui rằng: “Sai à? Không sao, cô cảm ơn”. Cảm ơn ở đây là cảm ơn em đã dũng cảm sửa lỗi sai, đó là bài học sâu sắc cho mỗi học sinh trong lớp. - Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy cô sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. - Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen. 10 Đối với gia đình, làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, người con, luôn quan tâm, chia sẻ và tạo niềm vui cho các thành viên trong gia đình là những việc tôi luôn cố gắng thực hiện tốt để trở thành người hạnh phúc. Mỗi sáng đến trường, tôi đều tự hỏi bản thân hôm nay mình có đủ bình yên, mình có đủ hạnh phúc không? Nếu chưa đủ, tôi cần nhanh chóng làm dịu bản thân lại để lên lớp tưới tẩm những điều tốt lành đến học sinh. Để xứng đáng với sứ mệnh vẻ vang và cao cả trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội, bản thân mỗi nhà giáo chúng ta phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị thế của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, ứng xử nhân văn để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. Hãy yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho các con niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình. Và tôi rất tâm đắc một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. Hình 1 Hình 2 3.2 Giải pháp 2: Phòng học thân thiện Không gian học tập là môi trường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thoải mái của học sinh. 11 - Lớp học của tôi được nhà trường cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được các nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Ngoài ra, các con còn được học tập và vui chơi trong không gian thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Lớp được thiết kế các góc “xanh” giúp giáo viên và học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng. - Môi trường lý tưởng là việc chúng ta thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực; bao dung với học trò; duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Học sinh được quan tâm, được bày tỏ và được đáp ứng mong muốn, nguyện vọng về vui chơi, về học tập. Vui Noel 2020 Hội chợ Xuân 2019 Đọc truyện thư giãn trước giờ ngủ trưa 12 - Để tích cực hoá bản thân theo mong muốn chính đáng của học sinh, tôi đã đặt một hòm thư với tên gọi “Lời muốn nói” ngay tại lớp để các con gửi cô những lời nhắn nhủ yêu thương, thậm chí là những lời góp ý, những mong muốn cô thay đổi của mình. 3.3 Giải pháp 3: Tiết học hạnh phúc Giáo viên cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng sử dụng ứng dụng CNTT vào bài dạy, có phương pháp dạy học hiệu quả, tạo hứng thú, lôi cuốn người đọc. Một lớp học hạnh phúc được xây dựng chủ yếu dựa trên các mối quan hệ tích cực. Bởi vậy, trong mỗi giờ học, tôi đã mạnh dạn thực hiện những việc làm sau: - Bắt đầu vào tiết học, tôi cho học sinh khởi động bằng một số việc làm đơn giản như vài động tác thể dục, một bài hátđể kích thích những cảm xúc tích cực trong học sinh, từ đó các con thu nhận kiến thức dễ dàng hơn. - Tiêu chí về dạy và học, trong đó tập trung vào việc tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh. Tôi rất tâm đắc với một câu nói về sự đánh giá, đó là: đừng đánh giá khả năng của một con cá qua việc leo cây. Mỗi 1 học sinh sẽ có một đặc điểm, hoàn cảnh cũng như khả năng khác nhau. Vì vậy, mỗi người làm giáo dục như chúng ta là phải biết làm thế nào để học trò của mình có thể phát triển theo đặc điểm, hoàn cảnh và khả năng đó. - Với tôi, mỗi giờ lên lớp là một sự đổi mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được chú trọng, trong mỗi tiết học, học sinh được phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo trong việc hình thành và tiếp nhận kiến thức mới cũng như vận dụng vào thực tiễn. Mọi đối tượng học sinh đều được quan tâm và được ghi nhận kết quả làm việc trong mỗi giờ học. 13 - Trò chơi là một phần không thể thiếu trong mỗi tiết học, đặc biệt với lứa tuổi trẻ tiểu học. Vì vậy, không một tiết học nào của tôi là không có trò chơi. Trò chơi khởi động, trò chơi củng cố hay trò chơi giữa giờ đều giúp các em cảm thấy thoải mái, từ đó phấn khích, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Chẳng hạn, trong các tiết dạy môn Toán, tôi lồng ghép một số trò chơi như sau: + Trò chơi Nhanh tay, nhanh mắt: Tuỳ vào lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa các bài toán có lời giải sai ở một vài bước học sinh thường mắc phải, các nhóm thảo luận tìm ra chỗ sai và sửa sai. Nhóm nào tìm nhanh nhất và sửa lại cho đúng là đội dành chiến thắng. + Trò chơi Nhà nghiên cứu trẻ tuổi: Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh về nhà nghiên cứu trước nội dung bài học theo cách hiểu của mình, sau một thời gian quy định nộp lại và tổ chức thảo luận, đánh giá kết quả. + Trò chơi Tập là hoạ sĩ: Sau mỗi bài học hoặc mỗi chương, giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, lập sơ đồ từ duy hệ thống lại kiến thức của bài học đó vào giấy A0 với hình vẽ sáng tạo của nhóm mình. Nhóm nào hoàn thành nhanh, đẹp mắt, đảm bảo đúng và đủ kiến thức sẽ dành chiến thắng. Thông qua trò chơi, tôi nhận ra rằng học sinh sẽ hứng tú hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, các em được thảo luận, hợp tác, dần dần tìm được tiếng nói chung. Giáo viên lúc này sẽ là người quan sát, tư vấn, kiểm định kết quả và hoàn thiện câu trả lời. 14 - Giáo viên giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân phẩm của
Tài liệu đính kèm: