Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh lớp 10 ở trường THPT số 2 Bát Xát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh lớp 10 ở trường THPT số 2 Bát Xát

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn trên, song nguyên nhân cơ bản nhất theo tôi là:

- Khó khăn, rào cản đầu tiên trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ đối với các em học sinh vùng cao là vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ văn học là yếu tố quan trọng bậc nhất để kết dệt nên tác phẩm văn chương. Những bài thơ hay được chọn giảng trong nhà trường phổ thông đều in bằng tiếng Việt. Trong khi đó đa số các em học sinh ở trường tôi lại là học sinh dân tộc vùng cao, các em quen giao tiếp bằng thứ tiếng của dân tộc mình. Vì vậy, vốn ngôn ngữ phổ thông của các em rất nghèo nàn. Trong khi đó nghĩa của từ trong tác phẩm thơ thì phong phú, đa dạng, không thể hiện hết trong lời mà chủ yếu ở ngoài lời. Vậy làm thế nào, bằng cách gì giúp các em vượt qua hàng rào ngôn ngữ để “khơi thông dòng suối cảm xúc” giúp các em khi tiếp nhận được tác phẩm thơ. Hẳn đó là điều mà nhiều giáo viên dạy văn ở miền núi quan tâm, trăn trở nhưng chưa tháo gỡ được.

Thứ hai là học sinh vùng núi có khoảng cách xa về vốn sống, tầm văn hoá, tầm hiểu biết. Trong khi chất liệu, hình tượng, ngôn ngữ để xây dựng những áng thơ bất hủ mà các em học trong nhà trường hầu hết là hình tượng quen thuộc của người kinh, người miền xuôi nhưng với các em học sinh vùng núi, đặc biệt lại là người dân tộc thì không biết. Ví dụ: người miền xuôi nói “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo” là biểu hiện cho tình yêu tha thiết, lòng kiên quyết vì người yêu. Nhưng với người miền núi đó chỉ là chuyện nói đùa vì trong cuộc sống hàng ngày các em phải lên dốc, trèo đèo là chuyện thường tình lại còn những chất liệu hoàn toàn xa lạ với các em như mái đình, cầu ao, cái bống Vì vậy học sinh miền núi không cảm thụ được một cách sâu sắc hệ thống hình ảnh mang tính truyền thống phô diễn của nền văn học quốc gia, cho nên các em học yếu, học kém môn văn. Sự học kém này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các em chưa hứng thú với môn văn

Thứ ba, đa số giáo viên dạy văn chúng ta chưa am hiểu sâu sắc hệ thống chất liệu thiết kế mình đang giảng dạy. Rồi có những giáo viên dạy văn thì phân tích từ ngữ một cách sơ sài, chưa được chú ý và đầu tư đúng mức. Trong khi yêu cầu của việc đánh giá cho từ này là “ thần”, từ kia “đắt” hay “giàu gợi cảm”. luôn phải được khảo sát dựa trên cơ sở phân tích khoa học và thấu đáo về nhiều mặt, trong đó không thể thiếu mặt ngôn ngữ. Nhiều khi phân tích từ giáo viên còn dựa vào cảm tính chủ quan của bản thân, thiếu căn cứ khoa học Bên cạnh đó một số giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi còn quá dài và khó đối với học sinh. Khi được hỏi lý do vì sao trong giờ học các em không phát biểu, nhiều em cho rằng câu hỏi quá khó, nên các em không trả lời được.

 

doc 29 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 614Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh lớp 10 ở trường THPT số 2 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h qua các năm giảng dạy ở trường tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh lớp 10 như sau:
I. Giải pháp cụ thể:
Tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Bản chất của tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở mỗi người lại có những cảm nhận khác nhau. Các em học thơ là phải được sống trong tác phẩm với những cảm nhận của riêng mình chứ không phải sống trong cái khuôn vàng thước ngọc có sẵn với những cảm nhận áp đặt của người khác. Và nếu như xã hội đang thay đổi từng ngày từng giờ cùng với những quan niệm về lối sống, đạo đức, thẩm mĩ... của con người thì tại sao lại bắt các em phải coi giá trị của những tác phẩm văn học là bất biến, là trường tồn mãi với thời gian. Văn học không thể mang trong nó những đặc tính có tính chất xác định rõ ràng. Giá trị của tác phẩm văn học không bất biến theo thời gian mà có những giá trị biến đổi trong những thời đại khác nhau, trong những thế hệ hay những con người khác nhau. Chính phương pháp giáo dục áp đặt bắt học trò phải cảm nhận văn học theo khuôn khổ đã giết chết sự hứng thú học văn của các em học sinh. Vì vậy, dạy văn nói chung và tác phẩm thơ nói riêng phải tạo điều kiện cho học sinh qua môi giới của từ ngữ tái hiện được hình tượng nghệ thuật, nội dung tác phẩm trong tâm trí các em. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bình từng nói “ Quá trình dạy tác phẩm chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu lực thật sự khi nào nội dung tác phẩm được tái hiện trong trí tưởng tượng và trở thành một sự kiện trong tâm hồn” các em. Bởi vì một khi các em chưa tái hiện được hình ảnh trong tâm trí của mình thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa lạ, bên ngoài. Nhưng để các em cảm thụ được, rồi cảm thụ tốt thì người giáo viên phải kiên trì, thực hiện từng bước một: 
1. Làm giàu ngôn ngữ:
 Ngôn ngữ là cái vốn khởi đầu cho những ai muốn cảm thụ được môn văn và học giỏi văn. Và cảm thụ tác phẩm văn chương thông qua thế giới hình tượng, kể cả quan điểm của tác giả tất cả đều phải bắt đầu hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm vì “ trong dạy văn thì từ là rất quan trọng phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả các cách dùng từ”. Do đó việc giải toả hàng rào ngôn ngữ trong quá trình dạy tác phẩm thơ là nhiệm vụ, là yêu cầu đối với tất cả các giáo viên dạy văn. Và đối với những trường THPT ở vùng cao có nhiều học sinh dân tộc thì nhiệm vụ đó, yêu cầu đó cần phải được chú trọng hơn, sát hợp hơn. Để làm được điều ấy, người giáo viên chúng ta phải như con ong chăm chỉ giúp đỡ từng em một. Có thể thực hiện một số cách làm như sau: 
- Cần tạo ra trong các nhà trường một môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt. Ở trường vùng cao số học sinh dân tộc rất đông, hầu hết các em mới xuống học ngại nói tiếng Việt, bởi các em thường phát âm không chuẩn, sử dụng câu không chuẩn nên hay e dè, xấu hổ. Chỉ trong giờ lên lớp do bắt buộc phải trả lời, phải nói nên các em dùng tiếng Việt, hết giờ học lại nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc của mình. Vì vậy cần phải cải tạo và xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt để nâng cao khả năng sử dụng từ của học sinh, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng học tập môn văn và các môn học khác. Để tạo được môi trường đó, giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp; trong các giờ học tích cực gọi các em trả lời câu hỏi để nâng cao khả năng sử dụng từ, khả năng diễn đạt...
- Muốn bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Việt văn học thì người giáo viên phải có những biện pháp tỉ mỉ, cụ thể và kiên trì đối với từng em học sinh. Chẳng hạn hướng dẫn các em lập sổ tay văn học ghi lại những từ khó có nhiều cách hiểu và các từ hay, câu hay để học lối diễn đạt. Siêng đọc sách báo để bồi dưỡng tâm hồn mình phong phú hơn. 
Đồng thời, chúng ta cũng cần làm cho các em hiểu rằng “Hiểu văn học không đơn giản chỉ là sự phản ánh cuộc sống dưới ánh sáng lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của nhà văn”. Phải dạy cho các em biết thông qua tác phẩm mà thấy được thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn.
2. Nhiệm vụ then chốt tiếp theo là phải làm cho các em đọc tác phẩm: 
Đọc là chiếc cầu nối để nối tác giả với bạn đọc thông qua văn bản. Con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải bắt đầu từ đọc. "Đọc văn gắn liền hữu cơ với tiếp nhận. Vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học không còn con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau, dưới những bình diện khác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự nhằm tự khám phá bản thân và hướng thiện"( Nguyễn Thanh Hùng " Hiểu văn dạy văn”). Công việc đọc là quan trọng như vậy nên để nâng cao việc hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ cho các em, thầy cô giáo chúng ta phải bắt đầu từ việc đọc của các em. 
Việc đọc thơ trong giờ giảng văn được thực hiện ở cả thầy và trò. Nhưng riêng đối với người thầy, trong thiên chức sáng tạo của mình việc đọc thơ lại sáng tạo đến hai lần: vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân vừa thức tỉnh sự quan tâm tò mò của bản thân học sinh. Thế nên khi đọc thơ, chúng ta phải đặc biệt chú ý và thực hiện tốt các yêu của việc đọc:
- Phát âm rõ ràng chính xác 
- Giản dị và tự nhiên 
- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng ở mức dễ hiểu với học sinh. 
- Truyền đạt được loại thể hiện và phong cách nghệ thuật. 
- Truyền đạt rõ tư tưởng tác giả. 
- Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm đọc. 
- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe. 
- Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình. 
Cứ theo những yêu cầu của đọc văn như trên thì mới thấy việc đọc thơ không hề đơn giản. Không phải cứ lên lớp mở sách ra là có thể đọc, coi nó như một việc bình thường phải có. Việc đọc thơ của người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú và ấn tượng ban đầu của học trò đối với tác phẩm. Thầy đọc hay - chưa biết tác phẩm hay như thế nào nhưng học sinh cũng thấy hay và đây là những ấn tượng ban đầu cực kì cần thiết . 
Thầy và trò muốn đọc được thơ hay, ngoài chất giọng riêng ra còn là vấn đề thầy, trò phải hiểu về tác phẩm, hiểu về giọng điệu riêng của nhà văn, nhà thơ, lối ngắt nhịp, vắt dòng của tác phẩm.
3. Chú giải sâu về tác phẩm: 
Chú giải là giải thích để làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị che đậy hoặc ẩn tàng dưới một hình thức ngôn ngữ biến chúng trở thành cụ thể, dễ hiểu. Đây là công việc mà người giáo viên vẫn thường làm sau khi đọc mỗi tác phẩm. Có giáo viên đã làm rất kĩ, rất chi tiết nhưng hầu hết các giáo viên chỉ giải thích qua loa đại khái theo chú thích dưới chân trang và hậu quả là hầu hết em học sinh không hiểu gì hoặc chỉ hiểu một cách mơ hồ. 
Giải thích sâu là biện pháp quan trọng trong dạy tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm thơ nói riêng. Đặc biệt là thơ trung đại vốn dùng chữ Hán, chữ Nôm đã khó hiểu lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho các bài thơ đó trở nên xa lạ và khó tiếp nhận. Chú giải sâu sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa các em học sinh và tác phẩm, giúp các em tái hiện được nội dung, ý nghĩa của từng từ ngữ và cả câu thơ. Việc chú giải bao gồm: 
- Chú giải từ: khi chú giải cần chú ý vào ý nghĩa của từng từ, tách ra từng tiếng mà giảng giải. Phải đặt từ trong câu thơ, trong bài thơ để hiểu một cách chính xác.
- Với tác phẩm thơ trung đại thì cần chú thích điển cố: vì người xưa thường hay dùng điển cố để cho câu thơ hàm súc, chuyển tải được lượng thông tin lớn. Dùng điển cố là lấy xưa để nói nay, cụm từ chỉ có vài chữ mà nói lên, mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa. Chú giải điển cố bao gồm: 
+ Chú giải nghĩa đen của điển cố: làm cho học sinh biết sự tích của điển cố. Chẳng hạn trong câu thơ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: Vũ Hầu chỉ Gia Cát Lượng, một người nổi tiếng về trí tuệ, mưa lược dưới thời Tam Quốc, giúp Lưu Bị và được phong tước Vũ Lượng hầu. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình không bằng Vũ Hầu để hoàn thành sứ mệnh đối với đất nước. ..
+ Sau khi chú giải nghĩa đen, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải thêm giá trị của điển cố, đặt nó trong văn bản để phân tích, cắt nghĩa để hiểu sâu sắc hơn. 
4. Hướng dẫn các em biết cắt nghĩa và phân tích 	
Cắt nghĩa là giải thích có suy nghĩ để tìm ra ý nghĩa của văn bản. thông qua việc cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, các từ, câu, bộ phận trong chỉnh thể của mạch thơ, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩa riêng của từng thành phần. Song mọi yếu tố nội dung trong văn bản đều có quan hệ với hình thức. Chúng xác định lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Do đó, cắt nghĩa phải luôn đối chiếu với bộ phận, các thành phần được cắt nghĩa với chỉnh thể của văn bản, làm bộc lộ ý nghĩa chung của toàn bộ văn bản. 
Cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá trình cắt nghĩa, phân tích và làm sáng rõ những nét độc đáo của tác phẩm sẽ góp phần làm phát triển ngày càng cao năng lực cảm thụ và tiếp nhận độc lập. Đồng thời làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về văn học nghệ thuật của các em học sinh. 
Nếu đọc thơ mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp cận được ý đồ của các giả. Do đó người cắt nghĩa phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, về nếp sống, văn hoá, lịch sử, xã hội: có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ thì mới có sự cắt nghĩa một cách chính xác, sâu sắc. Với thơ cổ, để việc cắt nghĩa chính xác và có hiệu quả cần nắm được đặc trưng thi pháp của thơ cổ, nắm được những vấn đề về nội dung, tư tưởng, phương tiện nghệ thuật của người xưa. Việc cắt nghĩa bao gồm: 
- Cắt nghĩa từ: Nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn. Ví dụ: ở đoạn trích Trao duyên cần cắt nghĩa từ “cậy”, “chịu”, “lạy” trong hai câu đầu: “ Cậy em, em có chịu lời – Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền.Nguyễn Du đã dùng từ “cậy”, vì chỉ từ “cậy” mới hàm nghĩa nội dung nhờ và tin tưởng. Lại nữa, nhà thơ dùng “chịu lời” mà không dùng “nhận lời”, phải chịu lời trước rồi mới thưa sau. Nhưng để cắt nghĩa được từ ngữ này cần dựa vào hoàn cảnh của Kiều. Nếu Kiều trình bày việc trao duyên trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” tức là là người nhận đã đồng ý, có sự tự nguyện. Còn nói “chịu lời” là Kiều đang nài ép Vân, đưa Vân đến hoàn cảnh không thể không nhận. Do vậy cách dùng từ “ Chịu lời” thật chính xác với hoàn cảnh của Thuý Vân và Thuý Kiều. Vì rơi vào hoàn cảnh éo le, Kiều mới trao duyên cho em. Các từ ngữ trên biểu thị sự trân trọng, tin tưởng của Kiều đối với em gái. 
- Cắt nghĩa câu: cắt nghĩa cấu trúc ngữ pháp của câu để từ hình thức biểu đạt chỉ ra cái được biểu đạt trong câu: ví dụ: 
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
Bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập: người về - kẻ đi, nhà thơ đã khắc hoạ được tâm trạng của hai con người, họ đang đi về bến bờ cô đơn, vô vọng, thăm thẳm. 
- Cắt nghĩa hình ảnh: để làm bật sáng hình ảnh trong bài thơ, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ví dụ: trong câu thơ trên ta phải phân tích hình ảnh “chiếc bóng năm canh” và “muôn dặm một mình” tạo sự tương phản, chia li, mở ra hai khung trời cô đơn. Dù đi hướng nào họ cũng chỉ có một, lẻ loi,đơn chiếc. 
- Cắt nghĩa hình tượng: Ví dụ: Cảnh ngày hè không hoàn toàn là một bài thơ tả cảnh. Cảnh ấy là cảnh tác giả nhìn qua cảm nhận của mình, với tình cảm và tâm tư của bản thân mình. Qua cảnh được tả ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
5. Phải có hệ thống câu hỏi phù hợp và khoa học: 
Dạy văn nói chung, thơ nói riêng là phải trao đổi, đàm luận nhằm tạo bầu không khí văn chương, đồng thời phát huy khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở các em học sinh. Và trong bầu không khí văn chương ấy, các em có thể khẳng định những suy nghĩ có tính chất phát hiện, độc đáo và phù hợp với nội dung bài học hoặc có thể hình thành những cảm xúc mới, đạt mức trí tuệ và thay đổi cách nghĩ cũ. Với học sinh vùng cao, bằng cách này có thể rèn luyện cho các em bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. Muốn thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khoa học, phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò, sức nặng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối câu hỏi đồng thời giáo viên cũng cần dự kiến các phương án trả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, dẫn dắt qua các câu hỏi phụ Để sử dụng câu hỏi có hiệu quả thì hệ thống câu hỏi phải đạt một số yêu cầu sau: 
- Câu hỏi phải hướng học sinh vào tác phẩm, vào vấn đề trung tâm là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, làm bật sáng tư tưởng, chủ đề tác phẩm 
- Câu hỏi phải có tính lô gíc, phải có mối quan hệ giữa yếu tố cụ thể và yếu tố tổng hợp của tác phẩm. 
- Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, phức tạp để học sinh từng bước tìm ra chiều sâu của tác phẩm 
- Câu hỏi phải có nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh đáp ứng các nhu cầu và có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết. 
 	*Trong một giờ học, giáo viên có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau, vừa tạo ra sự sinh động, tránh nhàm chán, vừa đưa học sinh tiếp cận vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát. Các loại câu hỏi khi sử dụng rất đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung có những loại sau: 
- Câu hỏi tái hiện: Nhằm giúp học sinh tái hiện kiến thức đã học, đã biết. loại câu hỏi này giúp học sinh củng cố, hiểu sâu hơn những kiến thức cũ, làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Ví dụ khi học đoạn trích Trao duyên, có thể hỏi những câu liên quan đến Truyện Kiều đã học trong chương trình lớp 9: Em hãy nêu khái quát nội dung của tác phẩm truyện Kiều? 
- Câu hỏi phát hiện: trong giờ giảng văn nói chung và thơ nói riêng , giáo viên phải sử dụng và phát huy một cách tối đa hiệu quả của loại câu hỏi phát hiện bởi loại câu hỏi này có vai trò rất quan trọng trong việc hướng các em chú ý vào tìm tòi và tự phát hiện ra "những tín hiệu nghệ thuật” đặc biệt của tác phẩm. 
- Câu hỏi nêu vấn đề: Loại câu hỏi này tạo nên mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh và ý đồ nghệ thuật của tác giả.Có thể nói một cách ngắn gọn : Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa tình huống có vấn đề. Và những tình huống có vấn đề ở câu hỏi nêu vấn đề thường rất nhạy cảm với tâm lí thích cắt nghĩa lí giải để chinh phục, để giải toả thắc mắc hay đơn giản chỉ là thoả trí tò mò của học sinh hiện nay. Khi ra câu hỏi nêu vấn đề chúng ta cần lưu ý : 
+ Câu hỏi nêu vấn đề làm sao phải thể hiện được nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm góp phần làm sáng tỏ những ý nghĩa sâu sắc của chi tiết , của tác phẩm, tạo được ấn tượng sâu đậm trong học sinh . 
+ Tình huống có vấn đề của câu hỏi nêu vấn đề sao cho phải "đánh trúng " vào giao điểm của tuyến phát triển logic của tác phẩm với niềm hứng thú của học sinh 
- Câu hỏi gợi mở: Giúp các em hiểu và phân tích sâu hơn. Câu hỏi gợi mở hỗ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo, giúp các em mở rộng và đào sâu hoạt động nhận thức, khơi sâu năng lực cảm thụ ban đầu. Theo tôi, chúng ta nên quan tâm tới những em yếu kém. Và khi đưa ra câu hỏi, nên đồng thời có cả những lời động viên các em khác phát biểu và cũng nên mạnh dạn gọi cả những em không giơ tay. Khi các em ấp úng hoặc không trả lời được, lúc ấy thường một số thầy cô vì sợ mất thời gian nên cho các em ngồi xuống nhưng theo tôi, như thế là chúng ta chưa thể hiện rõ được vai trò người "nhạc trưởng" là người "thắp sáng lên những ngọn lửa". Những lúc như thế, chúng ta nên sử dụng những câu hỏi gợi mở, vừa hỏi vừa gợi từ từ, từ dễ đến khó. Như thế học sinh sẽ cảm thấy được trân trọng và chúng ta cùng các em vẫn đi đến được vấn đề đáp ứng đúng được tinh thần đổi mới phương pháp. 
Trong quá trình hướng học sinh vào cùng phát hiện - phân tích "những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt" của tác phẩm ta phải có sự phối kết hợp liên hoàn và liền mạch giữa câu hỏi gợi mở với ba loại câu hỏi trên. Khi đưa ra câu hỏi phát hiện và câu hỏi nêu vấn đề ta cần có những câu hỏi gợi mở kèm theo sau (khi thấy các em có biểu hiện không trả lời được). Điều này tránh được không khí căng thẳng, nặng nề khi giáo viên phát vấn, nhất là với những lớp có nhiều học sinh dân tộc.
6. Dạy thơ thì phải bình thơ: 
Bình thơ là phương pháp quen thuộc, là phương pháp đặc thù của cảm thụ và truyền đạt thơ văn. Không có bình giảng thơ sẽ trở nên khô khan. Người bình giảng phải từ chỗ mình thấy hay mà truyền đến cho người khác những rung động, khám phá của mình để họ cùng thưởng thức cái hay, cái đẹp ấy và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
	Bình giảng tuy mang dấu ấn chủ quan của người bình nhưng việc bình giảng phải đi từ sự phân tích nghệ thuật đến nội dung, phải kết hợp linh hoạt giảng với bình. Lời bình sâu sắc sẽ làm cho bài thơ lắng đọng, khơi gợi trí tưởng tượng, sự xúc cảm của học sinh. 
Song trong quá trình bình người giáo viên phải biết cách, không phải từ nào, câu nào cũng bình mà phải có sự lựa chọn thoả đáng. Nghĩa là chỉ tập trung vào những điểm sáng thẩm mỹ, những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết hàm chứa sự khác biệt, xác định năng lượng và ý nghĩa của "sự có mặt" - sự tồn tại của tác phẩm. Và nếu chúng ta thành công trong việc làm rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng của các chi tiết đó trong nội dung của lời giảng giải, phân tích chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong việc tạo và các em sẽ cảm thụ được nhiều vấn đề. 
7. Giọng điệu người thầy khi giảng giải phân tích và khi phát vấn, nhận xét câu trả lời của học sinh có vai trò rất quan trọng: 
Khi giảng giải, phân tích, giọng điệu người thầy phải thể hiện được tính chất giao tiếp của giọng giảng văn, phải cho học sinh cảm nhận được, một nhiệt huyết trao gửi và truyền đạt. Chúng ta phải biết chế ngự hay phát huy, biết giảm hay tăng tốc, biết to tát hay nhỏ nhẹ ái ưu, cái nhược của từng loại âm thanh hội nhập trong một chính mình sao cho: “Mỗi chuỗi lời giảng phải thực sự là chuỗi âm thanh sóng sánh, hoà hợp tuyệt vời rót vào tai học sinh, rót cả vào trí óc và tâm hồn nữa”. 
Khi phát vấn và nhận xét câu trả lời của học sinh người thầy phải thể hiện được sự trân trọng, động viên khích lệ. Cùng với ngữ điệu, giọng điệu của mình, chúng ta có thể kết hợp với ánh mắt chăm chú, đợi chờ, hi vọng, chia sẻ, và phải cho học sinh thấy được tình cảm, sự thân thiện cởi mở của người thầy Điều này sẽ tạo cho học sinh sự mạnh dạn tự tin cho các em. Đặc biệt là đối với các em học sinh dân tộc vốn rất nhút nhát, rụt rè. 
Chúng ta cũng cần lưu ý: trong khi học sinh trả lời, không nên làm những việc khác như: đọc sách, nhìn giáo án hay lau bảng ... Như thế sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng không tốt, các em dễ cảm thấy bị coi thường, không được tôn trọng và dễ sinh chán nản, không còn hứng thú . 
Vẫn biết giọng điệu của người thầy nó là cái riêng của mỗi người và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: địa phương, tâm lí, tính cách ... Nhưng mỗi chúng ta đều phải trau dồi luyện tập để có thể trở thành "Ca sĩ ưu tú của giọng điệu văn chương giáo dục" (Trần Quang Chiểu - Văn học tuổi trẻ 1998). 
II. Thiết kế minh họa:
Trong thời gian nghiên cứu một năm học tôi đã tiết hành thiết kế và dạy thử nghiệm cho các em học sinh một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi chỉ trình bày một thiết kế để đồng nghiệp cùng chia sẻ. 
Tiết 41,42: ĐỌC TIỂU THANH KÍ
 (Độc Tiểu Thanh kí) 
 Nguyễn Du
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
Cảm nhận được niềm thương cảm mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ; Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong thơ trữ tình Nguyễn Du.
2. Kĩ năng: 
Đọc- hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: 
 	 Trân trọng tài năng của những con người có tài nhưng mệnh bạc. Có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần và những người sáng tạo ra chúng.
B. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức(1P):
2. Kiểm tra bài cũ (3p):
Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ Nhàn, nêu quan niệm của nhà thơ về lối sống nhàn?
3. Bài mới: HĐ1: Khởi động(1P)
Trong tiết tha

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_kha_nan.doc
  • docBao cáo tóm tắt hiệu quả SK - Hương.doc
  • docbáo cáo thành tích 2014.doc
  • docDon de nghi cong nhan SKKN.doc