Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi

1. Lý do chọn đề tài:

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về Kinh tế - Văn hoá-

Chính trị và xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục

con người phát triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát

triển của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường

cho sự phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá. Đại hội VIII của Đảng ta

khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây

dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai

được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm

quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình

thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện

có hiệu quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học

vô cùng quan trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách

của lớp trẻ Việt Nam. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực

trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn

Âm nhạc.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt

hàng ngày từ khi con người xuất hiện. Ở Việt Nam một số loại hình nghệ thuật

âm nhạc như: Nhã nhạc Cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên; Ca trù; Hát xoang . đã được UNESCO công nhận là: “Di sản văn hóa

phi vật thể của nhân loại”.

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 878Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 11 
 Dạy cho học sinh hát một bài hát mang tính chất giáo dục âm nhạc là 
một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn các em hát hay, hát đúngvà có truyền 
cảm các em phải được nghe, được xem bài hát trước khi học. Trước khi bắt đầu 
dạy hát, khâu đầu tiên có ý nghĩa qua trọng là phải tạo được trong ý thức các em 
hình tượng đầy đủ trọn vẹn bài hát các em học. Trong bước giới thiệu ngắn gọn 
về bài hát chú ý 2 phần: 
 - Giới thiệu bài hát sắp học cho học sinh nắm. 
 - Cho học sinh nghe toàn bộ bài hát 
 + Giới thiệu bài hát 
 - Bước vào học hát, giáo viên tóm tắt ngắn gọn chủ đề tư tưởng, nội 
dung đặc điểm nghệ thuật, thể loại, xuất xứ và tác giả của bài hát 
 - Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để toát lên nội dung, tính chất của bài 
hát. 
 - Chọn lọc những ý cơ bản sinh động nói về hoàn cảnh ra đời của bài 
hát và ý đồ của tác giả, và những gì tác giả muốn truyền tải cho người nghe qua 
bài hát. 
 - Kết hợp dùng các phương tiện trực quan như: xem ảnh diễn tả nội 
dung bài hát hoặc xem ảnh tác giả (nếu có). 
 Các bước trên giáo viên phải vận dụng sáng tạo phù hợp với từng bài 
hát sao cho dễ hiểu, có hiệu quả nhằm thu hút học sinh tập trung cao độ khi học 
hát, hát đúng và hiểu rõ nội dung của bài hát để diễn tả nhiệt tình từng bước nâng 
cao nhận thức cho học sinh khi học hát. 
 + Phần cho học sinh nghe hát mẫu: 
 Đây là việc quan trọng gắn lí luận với thực tiễn trong dạy hát của giáo viên 
cho học sinh. người giáo viên phải hát đúng, diễn cảm, trình bày hấp dẫnLưu ý 
những chỗ khó, phải nhắc bảo các em để các em có ấn tượng và cảm xúc đối với 
bài hát, giúp các em cảm nhận về nội dung tính chất âm nhạc qua giai điệu, lời 
ca, sắc thái tình cảm của bài hát. Khi giáo viên trình bày lần đầu tiên bài hát 
chuẩn bị cho học sinh nếu có chất lượng cao sẽ gây ngay ấn tượng mạnh mẽ, tác 
động nhiều mặt tạo nên hưng phấn sự yêu thích và tự có nhu cầu say mê học bài 
hát đó. 
 * Hát mẫu thể hiện các hình thức: 
 - Giáo viên trực tiếp trình bày bài hát, hát một cách nhiệt tình bằng 
giọng hát tốt, đúng, giàu sức biểu cảm mới gây được sự ham thích của các em 
học sinh. Giáo viên dạy hát phải sử dụng nhạc cụ để tăng thêm sự hấp dẫn và lí 
thú đối với các em, tránh lối hát “chay” trong tiết dạy. 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 12 
 - Khi dạy hát giáo viên cũng có thể cho các em nghe tách biệt phần 
nhạc, phần lời và phân tích rõ cho các em hiểu để các em xác nhận được tính chất 
âm nhạc của bài hát như: hùng hồn, trang nghiêm, sôi nổi hay nhẹ nhàng, tình 
cảmSau khi nghe nhạc, giáo viên mới hát lời ca cho các em để các em tiếp thu 
một các trọn vẹn. 
 - Trong lúc dạy, giáo viên phát hiện có học sinh hát đúng bài hát đang 
dạy, thì giáo viên sẽ lấy em đó hát trình bày cho cả lớp nghe, đó là một hình thức 
hay làm cho khoảng cách giữa người dạy hát và người học hát gần nhau hơn. Đây 
cũng là hình thức tốt để lôi cuốn nhiều học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc. 
 * Trao đổi sau khi đã được nghe hát mẫu, giới thiệu bài hát: 
 Mục đích chính của việc trao đổi sau khi nghe hát là để các em nói lên 
những hiểu biết của mình về bài hát, qua đó giáo viên phát hiện ra năng lực cảm 
thụ âm nhạc, bài hát của từng em mà tập cho học sinh có khả năng phát biểu cảm 
xúc của mình, nhận biết các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, 
sắc tháiĐể mô tả tính chất của âm nhạc, nội dung bài hát. Qua đó giúp cho học 
sinh mở rộng thêm hiểu biết khả năng nhận thức, đánh giá, nhận xét một tác 
phẩm âm nhạc từ chi tiết đến khái quát. 
 * Nghe hát lại: 
 Đây là công việc cần quan tâm để củng cố những gì các em đã nhận 
thức được là rất bổ ích. Để cuộc trao đổi có chiều sâu, giáo viên nên cho các em 
nghe hoàn chỉnh một bài hát lần nữa sau khi trao đổi. 
1.5.2. Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy: 
 Do nhiệm vụ dạy học âm nhạc ở trường THCS có những đặc trưng 
khác hẳn cách dạy và học ở các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hoặc các 
câu lạc bộ và Nhà Văn hoá nên người giáo viên phải thực hiện đầy đủ các quy 
định của ngành giáo dục. Sử dụng triệt để hướng dẫn trong sách giáo khoa và tài 
liệu giảng dạy của Bộ GD&ĐT phục vụ cho mục tiêu giảng dạy. Sử dụng có hiệu 
quả tri thức của bản thân đã được học ở các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm 
âm nhạc để vận dụng vào bài giảng phù hợp với cấp học, bậc học. Âm nhạc trong 
trường THCS không phải dành riêng dạy cho những em có năng khiếu mà phải 
dạy cho tất cả học sinh nên phải căn cứ vào sách và tài liệu hướng dẫn để soạn 
giáo án cụ thể, chi tiết giúp khi giảng dạy các em dễ hiểu, nghiêm cấm việc dạy 
chay không có giáo án hoặc bê sao chép giáo án cũ để dạy. Việc soạn giáo án mới 
giúp cho giáo viên ôn lại kiến thức một lần nữa gắn lời của bài giảng vào đúng 
những yêu cầu mới nhất mà trong sách, tài liệu hướng dẫn đề ra. Quả thực, muốn 
giảng dạy môn Âm nhạc và phân môn học hát tốt thì giáo viên phải đầu tư nghiên 
cứu, tham khảo đọc nhiều sách tài liệu để soạn giáo án. Các tạp chí, tài liệu, sách, 
báo có liên quan tới bộ môn Âm nhạc 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 13 
 1.5.3. Phương pháp dạy hát: 
 Trong phương pháp dạy hát cho học sinh, bất cứ một người giáo viên 
nào cũng phải nắm vững và tiến hành các bước trình tự trong dạy hát. Ta phải ghi 
nhận rằng: âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em ham thích và hứng thú, có sức 
thu hút mạnh đối với tuổi học sinh, nhưng việc giảng dạy truyền thụ như thế nào 
để các em tiếp thu có hiệu quả cao nhất. Điều này người giáo viên cần phải có 
được kể từ khi bước vào lớp. Đó là: cử chỉ, nét mặt vui tươi, tự nhiên, tâm hồn 
thoải máiđể đi vào nội dung bài giảng. Trong nội dung bài giảng gắn kết hài 
hoà với sử dụng trực quan sinh động để minh hoạ ý tứ của bài giảng nhằm thu hút 
học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát mẫu đến đọc một câu nhạc có sắc thái. 
Khi lên lớp cũng như vào giảng bài giáo viên phải chuẩn bị rất chu đáo, đây là sự 
tôn trọng học sinh. Bản thân việc thể hiện phần âm nhạc là sinh động và hấp dẫn, 
do vậy giáo viên phải tận dụng triệt để sức mạnh đó làm cho giờ học thêm sinh 
động tạo thành niềm say mê của học sinh. Tất cả các kĩ năng ca hát, đọc nhạc, 
trình bày nhạc cụ minh hoạ đều yêu cầu giáo viên phải thành thạo trước các em. 
Cũng cần tôn trọng quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em đó là tính 
không đồng đều của sự phát triển tâm lí trẻ em ở mỗi cá thể, không nên đòi hỏi 
kết quả như nhau. 
 Dạy phân môn Học hát ở học sinh Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi là 
xây dựng cho các em những kĩ năng học hát tối thiểu, tuy nhiên quan trọng hơn là 
thức tỉnh trong các em những cảm xúc nội tâm, sự ham thích hào hứng say mê 
với môn học hát cũng như các hoạt động bổ ích mà các em tham gia một cách tự 
giác và sáng tạo. 
 Trước khi dạy hát cần tiến hành luyện thanh mang tính chất khởi động 
giọng. Dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát. Biết thể hiện tình 
cảm kết hợp với rèn luyện các kĩ năng ca hát là yêu câù đầu tiên của việc dạy hát. 
Tuỳ mức độ khó dễ, dài ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát giáo viên có thể 
lựa chọn cách tiến hành dạy hát phù hợp nhất, để giúp học sinh hát trôi chảy, 
giọng được mở. Khi vào học hát, giáo viên giúp cho các em biết cách luyện thanh 
là hát theo một giai điệu với một số mẫu âm nhất định, bắt đầu từ âm khu thuận 
lợi nhất của học sinh. Để làm được điều này giáo viên cần nắm được âm vực 
giọng của học sinh THCS là từ lớp 6 đến lớp 9 có độ tuổi từ 11-15 tuổi. Vì thế 
giáo viên cần lưu ý cho từng khối lớp. Đa số học sinh Trường PTDTBT-THCS 
Đăk Kôi có xu hướng hát bằng giọng ngực, âm thanh vẫn trong sáng nhưng mạnh 
mẽ và dày dặn hơn. Âm vực của các em khá rộng, càng lớn âm sắc giọng càng ổn 
định, âm vực giọng mở rộng dần. 
 Có thể nói, giọng các em ở lớp 8, 9 độ tuổi 14-15 là tương đối đều, các 
em hát trôi chảy. Các em khối 6, 7 có chất giọng trong trẻo nhưng cao độ và âm 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 14 
vực còn yếu. Khi đã xác định được tầm cử giọng của học sinh thì giáo viên tiến 
hành hướng dẫn cho các em luyện thanh. 
 Các bài tập thực hiện như sau: 
 + Chuẩn bị tư thế đứng hát vững vàng, tự nhiên. 
 + Hát với nhịp độ vừa phải, không vội vàng. 
 + Hát với âm lượng vừa phải, không cố gắng hát to quá. 
 + Hát giai điệu, câu luyện thanh theo tên nốt chính xác. 
 + Tập bật môi, lưỡi khi hát các phụ âm và mở khẩu hình theo các 
nguyên âm khi hát các từ: ma, mê, mi, mô. 
 + Tập hít hơi bằng mũi vào bụng một cách nhẹ nhàng, lấy vào đủ hơi 
dể hát trôi chảy từng hai nhịp một. Không lấy hơi vào ngực vì khi hát như thế các 
em dễ bị đuối hơi và khô họng. 
 * Sau khi tiến hành luyện thanh, giáo viên phân câu hát thành từng đoạn ngắn để 
các em đủ hơi và không mệt khi tập, giáo viên hát mẫu từng câu, sau đó cho các 
em nhắc lại. Sau khi hát mẫu, mỗi câu chừng hai đến ba lần, giáo viên đàn lại giai 
điệu để các em lắng nghe thêm một vài lần nữa trước khi tập hát tiếp theo. Dạy 
hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài rồi quay lại từ đầu là phương pháp 
thường dùng, không cần dạy câu trước thuộc rồi mới dạy câu sau. Dạy hát từng 
câu nhưng liên tiếp sẽ giúp học sinh nhận biết trọn vẹn bài hát. Việc gọt giũa, trau 
chuốt nên dành đến khi luyện tập, củng cố. 
 Có thể dùng đàn kết hợp nhưng chỉ nên đàn giai điệu sau khi đã được 
nghe hát mẫu và đệm theo khi các em đã thuộc bài. Hướng dẫn hát kết thúc bài là 
một yêu cầu đáng quan tâm. Thông thường khi hát đến câu cuối cùng và tiếng 
cuối cùng của bài, các em ngắt giọng ngay. Đó là thói quen cần khắc phục. Phải 
hát câu cuối cùng của bài thật đầy đủ, chú trọng đến âm kết để câu kết thúc được 
khắc hoạ đậm nét, rõ ràng, có tác dụng mạnh đến tình cảm và nhận thức của 
chính bản thân người hát và người nghe. 
 Khi dạy hát, giáo viên không nên hát cùng học sinh. Lúc các em tái 
hiện các câu hát mẫu là lúc giáo viên tạm nghỉ ngơi tích cực bằng cách lắng nghe 
để phát hiện những chỗ các em hát sai, kịp thời chỉ ra và sửa chữa. Giáo viên cần 
luôn nhắc nhở các em khi hát phải biết tự kiểm tra chính bản thân mình, lắng 
nghe và tự điều chỉnh, việc này không phải em nào cũng làm được. Do đó, giáo 
viên phải biết sửa sai. Khi sửa sai giáo viên nên động viên khuyến khích tinh thần 
cho các em là chính. Tránh chê bai nặng lời, khiến các em thiếu tự tin. 
 Sau khi đã học hát, giáo viên dành thời gian củng cố, ôn luyện cho các 
em, vừa làm cho các em thuộc bài hát, hát chính xác và nâng cao kĩ năng thể hiện 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 15 
tình cảm, sắc thái của bài và một số yêu cầu khác. Phần củng cố ôn luyện có thể 
thực hiện một vài công việc như sau: 
 - Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, 
chậm dần, ngân tự do 
 - Phát âm rõ các âm tiết, các từ trong lời ca. 
 - Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ. 
 - Hát hoà giọng và hát đồng đều. 
 - Tập hát cùng với phần đệm của nhạc cụ có nhạc dạo. 
 - Tìm hiểu sâu hơn nội dung nghệ thuật của bài hát. 
 - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu. Mỗi bài hát 
được xây dựng trên từng dạng âm hình tiết tấu khác nhau. Vì thế, tập gõ hoặc vỗ 
tay đệm theo có tác củng cố cảm giác về nhịp phách, tiết tấu sẽ có ích khi vận 
dụng để học tập. 
 - Tập hát theo lối hát đối đáp (hát nối tiếp) hoặc hát có lĩnh xướng và 
lời ca. 
 - Hát kết hợp vận động, phụ hoạ (hoặc múa đơn giản). 
 Kết quả của việc học hát được đánh giá rõ nhất thông qua một hoạt 
động cụ thể là trình bày, biểu diễn bài hát. Tập biểu diễn bài hát giúp cho các em 
mạnh dạn, tự tin có ý thức cố gắng trong quá trình học tập, để có thể biểu diễn 
được, các em có ý thức về một giá trị thẩm mỹ do chính bản thân mình cùng góp 
sức sáng tạo thực hiện, nhất là tính đồng đội trong biểu diễn tập thể được nâng 
cao. Việc biểu diễn có thể tiến hành dưới hình thức hát cá nhân, hát 2-3 người, 
hoặc một nhóm 5-8 người hoặc đồng ca. 
 Giờ học hát là dịp để các em tập biểu diễn , tập làm quen với việc hát 
trước mọi người, qua đó các em tự khẳng định mình và đồng cảm với sự ngưỡng 
mộ hưởng ứng của tập thể. 
1.5.4. Ban giám hiệu: 
 Ban giám hiệu trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi rất quan tâm tới bộ 
môn Âm nhạc. Có được sự quan tâm như vậy thì bản thân người giáo viên Âm 
nhạc phải thật sự có năng lực chuyên môn, trình độ, lòng yêu nghề để đẩy mạnh 
công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. 
1.5.5. Kết quả dạy hát trong trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi những năm gần 
đây: 
 BGH Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi đã nắm bắt được tinh thần chỉ 
đạo của Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy từ 
năm học 2005-2006 cho đến nay. 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 16 
 Kết quả giảng dạy qua những năm học gần đây môn Âm nhạc ở nhà 
trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi giáo viên 
áp dụng các phương pháp đổi mới làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt 
ở các môn học khác nữa. Từ đó chất lượng dạy và học của Nhà trường cũng được 
nâng cao. 
 Kết quả đánh giá xếp loại HS môn âm nhạc năm học 2008-2009: 
Tên 
lớp 
Sĩ 
số 
Kết quả HK I Kết quả HK II Cả năm 
 Đạt Khá Đạt Khá Giỏi Đạt Khá Giỏi 
7A 25 11 13 5 9 12 5 9 12 
8A 24 10 14 6 8 10 6 8 10 
8B 25 9 16 4 10 9 4 10 9 
9A 37 18 17 5 14 18 5 14 18 
 Kết quả đánh giá xếp loại môn âm nhạc năm học: 2009-2010: 
Tên 
lớp 
Sĩ số Kết quả HK I Kết quả HK II 
 Đạt Khá Giỏi Đạt Khá Giỏi 
7A 35 9 14 12 6 10 19 
8A 25 6 9 10 5 8 12 
9B 25 6 13 6 4 10 11 
9A 24 5 10 9 4 8 12 
 Ở chương trình âm nhạc Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi các em 
cũng được học 8 bài hát trong chương trình, trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 5 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 17 
bài của thiếu nhi, 1 hát của nước ngoài. Các em đều đã học thuộc và hát đúng giai 
điệu, đạt được kết quả rất tốt. 
 Kết phần 1: 
 Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống 
văn hoá cơ sở. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ quan trọng 
để toàn Đảng toàn dân nhận thức đúng đắn và cùng thực hiện một cách có hiệu 
qủa nhất đó là: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà âm nhạc cũng 
chính là văn hoá. 
 Để môn Âm nhạc và phân môn học hát ở các trường PTDTBT-THCS 
Đăk Kôi đạt yêu cầu như mong muốn của sở GD&ĐT, và Phòng GD&ĐT. Giáo 
viên dạy môn âm nhạc ngoài sự nhiệt tình yêu nghề, yêu học sinh, có tinh thần 
trách nhiệm cao, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn giỏi và sự ham mê yêu thích 
. 
Phần 2: 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN 
MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG PTDTBT-THCS ĐĂK KÔI 
1.Nâng cao nhận thức : 
1.1. Đối với cán bộ quản lý: 
 - Cán bộ quản lý phải không ngừng nâng cao nhận thức một cách toàn 
diện để quản lý, hướng dẫn cho giáo viên âm nhạc . 
 - Trước hết người quản lý phải nhận thức chuyên sâu về chuyên môn 
nghiệp vụ có khả năng đánh giá một tiết dạy của giáo viên như thế nào, đánh giá 
về công tác chuẩn bị của giáo viên như: soạn giáo án đúng quy định chưa, các nội 
dung bài dạy có sát thực không 
 - Đánh giá về nội dung giảng dạy của giáo viên có khoa học và chính 
xác không. 
 - Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giáo viên đã phát huy tính 
tích cực của học sinh hay chưa, phương pháp đổi mới giảng dạy trong mỗi tiết 
học, khả năng bao quát lớp, sử dụng đồ dùng dạy học 
 - Đánh giá về nghệ thuật sư phạm của giáo viên: tư thế, tác phong, ứng 
xử sư phạm của giáo viên âm nhạc. 
 - Nắm được những khó khăn và thuận lợi của bộ môn Âm nhạc để có 
đề xuất kiến nghị với các ngành chức năng cấp trên. Biết thông cảm và chia sẻ 
với những khó khăn, thuận lợi của giáo viên. Từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi 
cho giáo viên âm nhạc yên tâm giảng dạy mang lại hiệu quả cao, nâng cao được 
chất lượng của giáo viên. 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 18 
 - Tăng cường công tác thao giảng liên trường giúp cho giáo viên âm 
nhạc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. 
 - Việc sắp xếp Thời khoá biểu dạy học môn âm nhạc cũng cần chú 
trọng. Ở trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi mùa đông rất lạnh, nên sắp xếp các tiết 
học âm nhạc vào tiết 3 hoặc tiết 4. Khi đó cơ thể các em ấm hơn, các dây thanh 
đới, thanh quãng hoạt động dễ dàng giúp các em hát tốt hơn. Tránh dạy âm nhạc 
vào tiết 1,2 vào mùa đông. 
1.2. Đội ngũ giáo viên âm nhạc: 
 Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT đã đưa môn Âm nhạc vào chương trình 
học tập của học sinh trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi là hoàn toàn phù hợp với 
đường lối phát triển con người của Tỉnh nhà. Đó là một nhận thức rất đúng đắn 
bởi ca hát luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, là món ăn tinh thần không 
thể thiếu, ca hát phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nó đem đến cho các em những 
cảm xúc chân thực ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của các em. 
 Giáo viên âm nhạc trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi cần tăng cường 
giao lưu, học hỏi để bổ sung cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm trong giảng 
dạy, trau dồi nghiệp vụ sư phạm phấn đấu trở thành người giáo viên âm nhạc 
giỏi. 
 Muốn được như vậy trước hết phải có lòng yêu nghề, có tinh thần trách 
nhiệm cao về môn học mình giảng dạy. Đối với người giáo viên môn âm nhạc thì 
không chỉ là một người giáo viên truyền thụ cho các em kiến thức mà còn mang 
lại cho các em một đời sống tinh thần phong phú. Bởi vậy nâng cao chất lượng 
đội ngũ giáo viên âm nhạc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. 
Người giáo viên âm nhạc phải thực sự là người “vừa hồng, vừa chuyên” theo 
định hướng phát triển về GD&ĐT của chủ nghĩa xã hội khoa học. 
 - Giáo viên phải thường xuyên học hỏi nhằm trang bị cho mình một 
lượng kiến thức đầy đủ để truyền dạy cho học sinh. 
 - Giáo viên phải tìm hiểu kĩ các dạng bài học để truyền dạy cho học 
sinh có hướng giải quyết phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
 - Phải luân phiên thay đổi hình thức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy 
học phù hợp với đặc trưng bộ môn để gây hứng thú cho học sinh. 
 - Phải nắm bắt hiểu được tâm sinh lý của học sinh, đặc biệt là học sinh 
DTTS. 
 Muốn có được kết quả cao trong việc dạy học, ngoài vốn tri thức mà 
mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình thì người giáo viên cần phải nhiệt tình 
năng động sáng tạo và linh hoạt, luôn có sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, quyết tâm kiên 
trì khám phá cái mới, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. 
Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi” 
Trần Văn Ngân – GV trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi trang 19 
2.Những phương pháp đổi mới trong dạy học ; 
2.1 Những lập luận: 
 Việc dạy học Âm nhạc ở trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi là dạy học 
cho tất cả học sinh, không phân biệt có năng khiếu âm nhạc hay không có năng 
khiếu âm nhạc, không phân biệt học sinh người DTTS hay người Kinh. Dạy và 
học âm nhạc phổ thông là thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện góp phần tích 
cực hoàn thiện nhân cách người lao động mới. Âm nhạc mang lại cho học sinh 
những kiến thức mang tính văn hoá. Chính vì vậy việc dạy âm nhạc cho học sinh 
không tập trung vào việc rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo như dạy cho người sẽ 
theo con đường âm nhạc sau này, mà dạy âm nhạc làm tác động đến cả thế giới 
tinh thần của học sinh, giúp các em phát triển về tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí 
tuệ góp phần làm cân bằng, hài hoà

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf