Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở khối lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở khối lớp 2

Tổ chức tích hợp kiến thức cho học sinh qua sân chơi trí tuệ:

 Việc tăng thời lượng học tăng buổi, mục đích là để giảm áp học cho các em và tạo điều kiện cho các em được hoạt động vui chơi và phát triển toàn diện. ngoài những tiết ôn luyện kiến thức Toán, tiếng Việt trên lớp thì việc tạo những sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng vô cùng quan trọng bời lúc đó cá s em được ôn kiến thức, được luyện kĩ năng, được phát triển toàn diện trong không khí thi đua sôi nổi, vui tươi, lành mạnh.

 Để làm được điều đó thì giáo viên cần xây dựng tốt các tiết hoạt động tập thể nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, cụ thể giáo viên có thể đan xen các tiết tạo thành một buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ toán học, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Mỹ thuật, ), một buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, một sân chơi trí tuệ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tập trung giáo dục đạo đức lối sống kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Theo HD số 80 PGD ngày 1/10/2018 về hướng dẫn nhiệm vụ GDTH 2018 – 2019. Từ những việc làm từ những năm trước dưới sự lãnh đạo của BGH nhà trường, các khối, Đội TNTP đã tổ chức cho học sinh các cuộc thi: Rung chuông vàng, Chúng em yêu thích Tiếng anh, Hoạt động Ngoại khóa theo Chủ đề chủ điểm, Rèn Kĩ năng sống, .Những tiết học như thế giáo viên nên tổ chức 1- 2 tháng / lần để tránh nhàm chán.

 

docx 33 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở khối lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiếp thu kiến thức của học sinh xem ở buổi 1 các em đã tiếp thu kiến thức đến mức độ nào? Những gì đặt được so với chuẩn và những gì cần bồi dưỡng thêm? Nắm bắt được những vấn đề đó thì giáo viên sẽ biết mình cần làm gì trong tiết học tăng buổi. Cụ thể: học sinh Hoàn thành, chưa Hoàn thành cần gì trong tăng buổi? em nào chưa nắm được chuẩn? em nào hổng kiến thức, em nào cần luyện kỹ năng? Nguyên nhân do đâu? Cần đưa nội dung kiến thức nào vào dạy với lượng bài bao nhiêu? Còn học sinh Hoàn thành tốt cần mở rộng, khắc sâu hoặc nâng cao đến đâu? Nên đưa dạng bài nào vào dạy ở phần nào là hợp lý là tạo được điều kiện tốt nhất cho các em được cọ xát, phát triển năng khiếu. Với suy nghĩ như vậy và thực trạng của các đối tượng học sinh là:
 *Đối với học sinh chưa hoàn thành
 Đây là đối tượng học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản hay nói cách khác là các em chưa nắm được chuẩn kiến thức cần đạt. Với đối tượng này thì giáo viên cần chú ý hơn và hướng dẫn các em bằng những lời động viên, hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩn kiến thức cần đạt. Giáo viên không ra thêm kiến thức mới cho các em.
* Đối với học sinh hoàn thành: 
 Với học sinh hoàn thành thì qua tiết học chính khóa các em cơ bản đã nắm được nội dung kiến thức và biết vận dụng để làm các bài tập song các em cũng chỉ mới dừng lại ở tính rập khuôn, máy móc chứ chưa thành thạo kỹ năng làm bái. Cho nên đối với học sinh Hoàn thành thì giáo viên cần chú ý đưa ra những nội dung kiến thức mang tính củng cố nhằm hình thành kĩ năng vận dụng để làm bài tốt.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt (Học sinh Khá, Giỏi)
 Đây là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, sau tiết học chính khóa các em đac có kỹ năng vận dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập. Chính vì thế ở tiết học tăng buổi, ngoài việc tèn kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập thì cần tạo điều kiện để các em được phát triển những năng khiếu của mình. Để phát triền năng khiếu cho học sinh thì giáo viên chú ý khi đưa ra nội dung kiến thức phải dựa vào kiến thức cơ bản và nâng dần lên tùy vào mức độ nhận thức, tư duy của học sinh. Tránh quá khó gây sự chán nản của học sinh trong khi làm bài.
 - Việc chọn nội dung kiến thức cho từng tiết học tăng buổi là một công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm giúp cho giáo viên có định hướng trong quá trình giảng dạy (Tùy vào điều kiện và trình độ của học sinh lớp minh mà giáo viên cần linh hoạt vận dụng và đưa nội dung kiến thức vào trong từng tiết học cho phù hợp).
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
 - Trong dạy học không có giải pháp, biện pháp dạy học nào là vạn năng, không có hình thức dạy học nào là chuẩn cả. Vì thế chúng ta cần phải biết phối kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt để phát huy tốt nhất vai trò chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh.
 - Chẳng hạn, trong một tiết học tăng buổi, giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học tập cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm, bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dung các đồ dung học tập như bằng con, phiếu bài tập, vở ô li, cụ thể một số tiết trên lớp, cụ thể có một số tiết ngoài không gian phòng học, hay qua các sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi
- Thế nhưng dù ở hình thức nào, phương pháp hay giải pháp nào cũng cần phải tạo niềm tin, ổn định tâm lý, tạo hứng khởi và nhu cầu học cho học sinh.
 Đối với các tiết học tăng buổi là chương trình thuộc phần mềm nên giáo viên có tham khảo và xây dựng cho mình kế hoạch bài giảng theo quy trình sau:
* Mục tiêu (Cần nêu rõ cho từng đối tượng)
* Đồ dùng dạy học
* Các hoạt động dạy học.
- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức cần luyện) (5-7 phút)
- Hoạt động 2: Luyện kĩ năng (thực hành luyện tập) (23-27 phút)
(hệ thống bài tập đưa ra phải theo từng đối tượng và trình độ nhận thức của các em)
- Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3 phút)
Sau đây là một số ví dụ minh họa các tiết học tăng buổi (dạy theo đối tượng học sinh)
Ví dụ 1: GIÚP HỌC SINH LỚP 2 TÍNH NHẨM NHANH
a.Phép cộng: Các bài dạng: 9 + 5, 29 + 5, 49+ 25
Bài: 9 cộng với một số 9 + 5
I.Mục tiêu:
 * Đối với học buổi chính khóa:
 - Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính.
 - Học thuộc công thức và vận dụng.
 Cho học sinh nhận xét về các phép tính? (số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1ở số sau để có 9 cộng 1 bằng 10 rồi lấy 10 cộng với số còn lại của số sau. Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức tránh lạm dụng đến trực quan gây nhàm chán.
 * Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành giáo viên không ra thêm kiến thức mới cho các em mà hướng dẫn các em bằng những lời động viên, hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩn kiến thức cần đạt.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hành nhiều hơn vể tách 1 ở số sau để có 9 + 1= 10 rồi lấy 10 cộng với số còn lại của số sau.
 Giáo viên giúp học sinh hiểu học thuộc công thức cũng là bước đầu chiếm lĩnh kiến thứC. Học không phải chỉ để biết mà còn học đề làm, để vận dụng những kiến thức cơ bản để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách nhận xét đư đưa ra kết quả nhanh nhất.
Hay như Bài 3. Tính (trang 15)
9 + 6 + 3 = 9 + 9 + 1 = 9+ 4+2 = 9 + 5 + 3 =
Giáo viên cho học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn:
9 + 9 +1= 18 +1 = 19 Hay 9 + 9+1= 9 +10 = 19
 * Bài 29 + 5
I. Mục tiêu:
 - Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK) 29 + 5 =?
 29 * 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1
+ * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 5
 34
- Đối với tiết học tăng buổi:
Với học sinh Chưa hoàn thành tiếp tục cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm tính, giải toán.Tổ chức làm bài theo nhiều hình thức giúp nhau cùng tiến bộ.
Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt mở rộng rộng kiến thức dạng cơ bản đã học trên lớp và cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9 + 5 các em có thể tính như sau: 
29 + 5 = 29 + 1+ 4= 30 + 4= 34
* Bài 49 + 25
- Đối với học buổi chính khóa:
 Cách 1: (SGK) 49 + 25 =?
49 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
+ * 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7
25
74
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Đối tượng học sinh chưa hoàn thành chưa nắm vững kiến thức cơ bản giáo viên đưa ra hệ thống bài tập luyện tập lại.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt nên mở rộng kiến thức bằng một số bài tập cho học sinh hoặc cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Tính nhẩm 49 + 25 = 49 + 1 + 24 = 50 + 24 =74
 * Các bài dạng 8 + 5, 7 +5, 6+ 5, 28 + 5, 47 + 25,26 + 5, 38 + 25, 47 + 25, 36 + 15 Thực hiện tương tự như trên.
 ** Giúp học sinh ghi nhớ: Muốn cộng nhẩm hai số: Ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơnvị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
Phép trừ: Các bài dạng: 11 – 5, 31-5, 51-15
 Bài: 11 trừ đi một số 11 -5
- Đối với học buổi chính khóa:
 Thực hiện tính 11- 5 bằng thao tác que tính, có thể trả lời bằng nhiều cách để tìm ra kết quả 11-5. Sau đó cho học sinh đặt tính. 
 Dựa vào hình vẽ SGK để tìm ra cách nhẩm: 11 – 5 = 11 -1 -4 = 10 – 4 = 6
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành tiếp tục cho học sinh luyện tập lại nhiều lần bằng các bài tập vận dụng kiến thức đã học vào làm tính, giải toán.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hiện thêm:
Hướng dẫn thực hiện các thao tác: 
11 – 5 = (11 + 50 – (5 + 5) = 16 -10 = 6
 ** Giúp học sinh phát hiện cách trừ nhẩm: Muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ, khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị.
Hay như bài 1. Tính nhẩm trang 48
9 + 2 = 8 + 3 = 7 + 4 = 6 + 5 = 2 + 9 = 3 + 8 = 7 + 4 = 5 + 6 =
11- 9= 11- 2= 11- 8= 11- 3= 11- 7= 11- 4 = 11- 5= 11-6 =
Phép tính 11 -9, 11-2 cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11,
2 + 9 =11cách tìm một số khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại học sinh thực hiện tương tự.
* Bài 31 - 15
- Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK)Đặt tính 31 - 15 =?
 31 * 1 không trừ được 5, lấy 11-5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- * 3 thêm 1 bằng 2, viết 2.
 5
 26
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành tiếp tục cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm tính, giải toán. Nhận xét bài làm cụ thể để các em biết được mình còn làm chưa đúng ở vế nào từ đó học sinh nhanh tiến bộ hơn.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Tính nhẩm: 31 – 5 = (35 + 5) – (5 + 5) = 36-10 =26
* Bài 51 - 15
- Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK) Đặt tính 51 - 15 =?
 51 * 1 không trừ được 5, lấy 11-5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 15
 36
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành giáo viên ra hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩn kiến thức cần đạt. Giáo viên không ra thêm kiến thức mới cho các em.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Tính nhẩm: 51 – 15 = (51 + 5) – (15 + 5) = 56-20 =36
 * Các dạng bài 12 – 8, 32 – 8, 52 – 28, 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15, 14 – 8, 34 – 8, 54– 18, 
 Ví dụ 2: LUYỆN TIẾNG VIỆT Lớp 2- Tuần 3)
 ( Phần Luyện từ và câu)
* Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của tiết dạy chính khóa bài này là:
- Biết đặt câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
* Vậy việc dạy tăng buổi của dạng bài này ta có thể lên kế hoạch như sau:
I. Mục tiêu:
* Đối với học sinh chưa hoàn thành:
- Biết đặt câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
Hiểu được câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
*Đối với học sinh hoàn thành
- Hiểu và tìm đặt được một số câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
- Luyện kỹ năng làm bài.
* Đối với học sinh Giỏi (năng khiếu)
 Ngoài những mục tiêu như học sinh Hoàn thành còn yêu cầu cao hơn đó là Vận dụng kiến thức để đặt được câu và hiểu được cấu trúc câu theo mẫu ( Ai hoặc cái gì , con gì, cây gì ) là gì? 
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức cần luyện)
 ? Hãy tìm đặt được câu theo mẫu( Ai hoặc cái gì , con gì ) là gì? (3-5 HS nêu)
 2. Hoạt động 2: Luyện kỹ năng (Thực hành luyện tập)
 Chia lớp thành các nhóm đối tương học sinh như trên
* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Củng cố lại kiến thức cơ bản ở tiết học chính khóa.
Bài 1: Hãy đặt câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
 + Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng nhau trao đổi về những yêu cầu của bài tập ( Hai em đặt câu cho nhau nghe).
 + Tổ chức cho học sinh trình bày miệng.
 + Học sinh đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
 + Giáo viên nhận xét đánh giá chốt lại và nhấn mạnh cho học sinh hiểu về ý nghĩa của mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
* Đối với học sinh Hoàn thành: Luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập
Bài 1: Nối câu với mẫu của câu đó:
 Cô Lan là bạn của mẹ em. Cái gì- là gì?
 Thước là đồ dùng học tập. Con gì- là gì?
 Chích Bông là con chim bé xinh đẹp. Ai – là gì?
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp cùng nhau trao đổi về những yêu cầu của bài tập .
+Nhóm trình bày kết quả.
 + Giáo viên nhận xét đánh giá 
 Bài 2: Em hãy đặt 3 câu theo mẫu( Ai hoặc cái gì , con gì ) là gì? 
 + Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh hoàn thành bài tập thì chuyển sang hình thức nhóm để trao đổi thông tin hai chiều.
 + Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính cũng cố kiến thức giáo viên nên gọi những học sinh Hoàn thành và Chưa hoàn thành trình bày tránh chỉ học sinh khá giỏi.
 * Đối với học sinh hoàn thành trở lên: Ngoài việc luyện kỹ năng thì giúp học sinh phát triển năng khiếu.
 Ngoài các bài tập như học sinh Hoàn thành thì giáo viên đưa thêm một bài tập như sau:
 Bài 3: Đặt câu theo từng yêu cầu sau rồi viết câu đã đặt vào chỗ trống:
 a.Câu có mẫu Ai – là gì? 
 b. Câu có mẫu Cái gì – là gì?...............................................................................
 c. Câu có mẫu Con gì – là gì?...........................................................................
Bài 4: Em hãy đặt 1 đến 2 câu theo mẫu ( Ai hoặc Cái gì ,Con gì, Cây gì ) là gì? 
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, các em tự tranh luận để đưa ra ý hay và đúng nhất.
 + Giáo viên tổng kết đánh giá.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò:
 Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh – Ai đúng.
 GV: Ai nhanh nhất, đặt được nhiều câu theo mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
Là người thắng cuộc.
 - Đại diện 3 tổ, 3 em nói nhanh (sau 1 phút). Nhận xét, động viên học sinh.
 Củng cố lại kiến thức cơ bản ở tiết học chính khóa Đối với học sinh chưa hoàn thành.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
* Tổ chức tích hợp kiến thức cho học sinh qua sân chơi trí tuệ:
 Việc tăng thời lượng học tăng buổi, mục đích là để giảm áp học cho các em và tạo điều kiện cho các em được hoạt động vui chơi và phát triển toàn diện. ngoài những tiết ôn luyện kiến thức Toán, tiếng Việt trên lớp thì việc tạo những sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng vô cùng quan trọng bời lúc đó cá s em được ôn kiến thức, được luyện kĩ năng, được phát triển toàn diện trong không khí thi đua sôi nổi, vui tươi, lành mạnh.
 Để làm được điều đó thì giáo viên cần xây dựng tốt các tiết hoạt động tập thể nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, cụ thể giáo viên có thể đan xen các tiết tạo thành một buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ toán học, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Mỹ thuật,), một buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, một sân chơi trí tuệ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tập trung giáo dục đạo đức lối sống kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Theo HD số 80 PGD ngày 1/10/2018 về hướng dẫn nhiệm vụ GDTH 2018 – 2019. Từ những việc làm từ những năm trước dưới sự lãnh đạo của BGH nhà trường, các khối, Đội TNTP đã tổ chức cho học sinh các cuộc thi: Rung chuông vàng, Chúng em yêu thích Tiếng anh, Hoạt động Ngoại khóa theo Chủ đề chủ điểm, Rèn Kĩ năng sống, .Những tiết học như thế giáo viên nên tổ chức 1- 2 tháng / lần để tránh nhàm chán.
 Sau đây là một ví dụ minh họa cho việc tổ chức tích hợp kiến thức qua sân chơi trí tuệ.
 Ví dụ 5: Cuộc thi Rung chuông vàng (dành cho học sinh khối lớp 2)
I.Mục đích yêu cầu:
- Giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Tạo không khí thi đua học tập giao lưu lẫn nhau. Qua đó kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như khả năng ghi nhớ kiến thức đó học ở nhiều môn, phân môn.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: bảng con, phấn, giẻ lau.
- GV: còi, chuông, bảng phụ 
III. Tiến trình: Giáo viên nêu từng câu hỏi xen kẽ nhiều lĩnh vực khác nhau, học sinh ghi đáp án vào bảng con. 
 1. Ổn định nề nếp:
2.Giới thiệu hoạt động:
3.Nội dung cụ thể ( Một số câu hỏi ở một số lĩnh vực có thể là:)
* Hoạt động 1: (Vòng 1). Khởi động
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào không chỉ sự vật ?
Cá rô	B. Phượng vĩ.	C. Chạy nhảy 	D.Sư tử
- Đáp án: C
Câu 2: Trong các số Trong các số 86; 89; 99; 90 số lớn nhất là số?là số?
90 	B.89	C. 86	D. 99
 - Đáp án: D
Câu 3: Khi đi xe đạp, xe máy cần làm gì để được an toàn ?
A. Đội mũ bảo hiểm B. Cần đi với tốc độ nhanh C. Cần lạng lách đánh võng 
 - Đáp án: A
Câu 4: Lớp 2A có tất cả 27 học sinh, xếp thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ?
 A. 6 B. 9 C. 8 D. 7
- Đáp án: B
Câu 5: Từ nào trong những từ sau không dùng để trả lời cho câu hỏi: Cây cau thế nào ?
 A. cao B. thẳng C. chạy D. xanh tốt 
 - Đáp án: C
* Hoạt động 2: ( Vòng 2) Tăng tốc
Câu 6: Khi gặp người lớn tuổi em cần làm gì ?
A. Chào hỏi lễ phép B. Chạy đi chỗ khác C. Đứng nhìn
- Đáp án: A
Câu 7: Ba màu cơ bản trong vẽ mỹ thuật là những màu nào ?
A. đỏ, xanh, tím B. nâu, đen, vàng C. vàng, đỏ, lam xanh.la
 - Đáp án: C
Câu 8: Nghe giai điệu bài hát ? Cho biết tên bài hát là gì ? 
 - Đáp án: Chim chích bông
Câu 9: Bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng” của tác giả 
An-đec-xen em hiểu câu chuyện muốn nói điều gì ?
A. Hãy để chim tự do ca hát, bay lượn để hoa tự do tắm nắng mặt trời.
B. Hãy để chim tự do ca hát, bay lượn
C. Hãy để hoa tự do tắm nắng mặt trời
 - Đáp án: A
Câu 10: Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?
 - Đáp án: 3hình
* Hoạt động 3: Khán giả:
Câu 1:Tìm một từ để điền vào các chỗ trống sau cho đúng:
Học thầy không tày.. bạn
- Đáp án: học
Câu 2. Khi vẽ lá cờ Tổ quốc em cần những màu nào?
- Đáp án: Đỏ+ vàng
Câu 3: Phương tiện giao thông đi trên biển là:
 A. Tàu hỏa B. Tàu thủy C. Máy bay 
 - Đáp án: B. Tàu thủy 
* Hoạt động 3: (Vòng 3).Về đích
Câu 11: Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa ?
 A. Lững thững - nặng nề B. Cổ kính - chót vót C. Yên lặng - ồn ào
- Đáp án: C. Yên lặng - ồn ào
Câu 12: Tiếng Anh What animal is it ?
 A. Rocket B. Robot C. fish
 - Đáp án: C
 Câ u 13: Từ “chăm chỉ” ghép được với từ Nào thích hợp sau đây ?
A. Trốn học B. Học bài C. Nghỉ học
 - Đáp án: B. Học bài
Câu 14: Hình vuông và hình chữ nhật là hình tứ giác đúng hay sai ?
- Đáp án: Đúng
Câu 15: Thầy cô đã dìu dắt chúng em.......người Hãy viết từ đúng điền vào chỗ chấm ở câu trên ? (nên/lên) 
- Đáp án: Đáp án: nên
Câu 16: Khi viết hết câu em phải dùng dấu gì ?
 A. dấu phẩy B. dấu hai chấm C. dấu chấm
 - Đáp án: C
Câu 17: Chọn từ khác loại. Odd the one out:
a.rabbit b. bird c. drum
- Đáp án: c
Câu 18: Câu “Cậu bé khản tiếng gọi mẹ” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai - làm gì ? B. Ai - Thế nào C. Khi nào?
 - Đáp án: Ai - làm gì?
Câu 19: Chúng ta cùng xem các hình ảnh sau và cho biết đây là địa danh nào?
 - Đáp án: Buôn Ma Thuột- Đăk lăk
Câu 20: Ba bạn Lan, Mai, Cúc xếp hàng biết rằng Lan không đứng giữa, Cúc không đứng cạnh Lan.Hỏi bạn nào đứng giữa hai bạn còn lại?
 - Đáp án: Mai
4. Phần kết thúc : Tuyên bố người chiến thắng (Tuyên dương khen thưởng)
5. Dặn dò: Nhận xét cuộc thi
Ví dụ : Hoạt động ngoại khóa Chủ đề Mẹ và cô cho học sinh khối lớp 2
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết ý nghĩa của ngày 20/10, 8/3 biết kính trọng , yêu quý người phụ nữ trong đó có mẹ và cô.
- Thể hiện hành động và việc làm có ý nghĩa đối với mẹ và cô.
- Giáo dục học sinh biết dành lời nói , việc làm nhân ngày 20/10.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Ghế ngồi
- GV: Loa, máy
III. Tiến trình: 
1. Ổn định nề nêp:
2. Giới thiệu nội dung hình thức sinh hoạt
3.Nội dung cụ thể ( Một số câu hỏi ở một số lĩnh vực có thể là:)
* Hoạt động 1: Khởi động Toàn trường hát bài Mẹ của em ở trường
 Giáo viên nêu từng câu hỏi xen kẽ nhiều lĩnh vực khác nhau học sinh xung phong trả lời các câu hỏi tham gia văn nghệ và trò chơi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu
 Hỏi: - Ngày 20/10 là ngày gì? ( Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
- Phụ nữ việt Nam rất đảm đang anh hùng em hãy kể tên một số nữ anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến và trong thời kì đổi mới ? ( Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Thị Định, Bùi Thị Xuân, Võ Thị Sáu, ).
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo? ( Hai Bà Trưng)
( Giáo viên cho học sinh biết thêm về cuộc khởi nghĩa và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.)
- Nêu vai trò của người mẹ, người cô trong cuộc sống của em? ( Mẹ yêu thương, nuôi nâng, chăm sóc cô quan tâm, dạy dỗ em nên người.)
- Ai là người mang nặng đẻ đau sinh ra em ? ( Mẹ )
- Trẻ em có quyền và bổn phận gì? ( Được nuôi dưỡng chăm sóc)
- Hãy kể những kỉ niệm sâu sắc về mẹ hoặc cô? ( (Học sinh kể)
- Em nên làm gì để thể hiện lòng kính trọng , biết ơn mẹ và cô ? ( Ngoan, chăm hoc,.)
-Tại sao em lại yêu quý mẹ và cô? ( Học sinh trả lời)
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ
 Thi múa, hát, đọc thơ về chủ đề Mẹ và cô
- Để tỏ lòng biết ơn các nữ anh hùng dân tộc biết ơn mẹ , cô em hãy hát những bài hát có chủ đề Mẹ và cô?
* Hoạt động 4: Kiến thức
- Bài Lý cây xanh thuộc dân ca nào? ( Nam Bộ )
- Hàm răng của trẻ em khi chưa thay gọi là răng gì? ( Răng sữa)
- Số lớn nhất có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó là 10 là số nào? ( Số 91)
4. Phần kết thúc : Để tỏ lòng biết ơn các nữ anh hùng dân tộc biết ơn mẹ , cô em đã làm được những gì? Và em sẽ làm gì trong thời gian tới?
5. Dặn dò : Hát tập thể
Nhận xét hoạt động ( Tuyên dương – Nhắc nhở)
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx