*Giải pháp 3:Làm đồ dùng đồ chơi.
Có thể nói, việc sử dụng nguyên vật liệu để làm để làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên. Điều đó không khó nhưng làm thế nào đạt được hiệu quả mới là điều cần quan tâm. Vì vậy tôi luôn sưu tầm nguyên vật liệu để tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng làm nhạc cụ gõ đệm như: Mõ dừa được đẽo, gọt từ vỏ bên trong của quả dừa già, phách tre được vót từ các đốt cây luồng, trống lắc được làm từ các vỏ lon bia kết hợp với hột hạt, xốp màu.
Tôi tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng trong hoạt động múa như: Vành nón cũ được cuốn theo giấy màu tạo ra những chiếc vòng múa. Xốp màu nan tre tạo ra những chiếc quạt múa. Mũ chóp, mũ các loại hoa, mũ các con vật bằng bìa cứng, xốp màu.
Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động âm nhạc ở các ngày lễ, ngày hội hoặc các buổi biểu diễn: Tận dụng vải vụn để may, khâu, cắt dán trang trí một số bộ váy hay ghép các cành khô, gắn lá xanh tạo thành các cây xanh với các kiểu dáng khác nhau làm cảnh trang trí ở các ngày lễ, ngày hội.
Tóm lại các đồ dùng, đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm, rẻ tiền cả giáo viên và trẻ đều có thể tham gia làm. Giáo viên làm phần chính, trẻ làm các phần phụ như: cắt trang trí mũ, làm hoa.Khi sử dụng giải pháp này đã giúp tôi thu hút được sự tập trung, hứng thú của trẻ vào các hoạt động âm nhạc. Từ đó, kết quả hoạt động âm nhạc của lớp luôn được cải thiện về môi trường sư phạm và chất lượng.
*Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi âm nhạc
Trẻ mầm non rất thích chơi các trò chơi âm nhạc thông qua trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng nhạy bén của cơ thể.
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được xem như một trong các hình thức vận động theo nhạc của hoạt động giáo dục âm nhạc, có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố kĩ năng ca hát, cảm nhận nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ tốt âm nhạc.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động, nghe.tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động. Khi chơi trẻ có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ: Để chơi trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” tôi thiết kế một ngôi nhà có 4 ô cửa có gắn thẻ số trên máy tính. Và cho trẻ lựa chọn ô cửa mà trẻ thích. Khi trẻ chọn ô cửa nào thì giai điệu của bài hát ở ô cửa đó sẽ được phát ra và trẻ sẽ đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào? Đoán đúng thì mặt cười sẽ xuất hiện và nếu đoán sai thì mặt mếu xuất hiện.
Ví dụ: Trò chơi “ Nghe thấu hát tài”
Cách chơi: Mỗi đội cử 1 bạn đại diện ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của hai đội một câu hát giống nhau. Sau đó hai trẻ đại diện hai đội có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ hai, bạn thứ hai nói thầm vào tai cho bạn thứ ba.và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
ầm non của Phạm Tuyên...tạo cho trẻ niềm tự tin khi đến trường. Để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin, bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở trẻ chào bố mẹ. *Vào giờ thể dục buổi sáng: Buổi sángquy định học sinh phải tập thể dục. Trước kia, để thay thế cho lối hô 1-2-3-4... trong khi thể dục của số đông trẻ, cô giáo dùng trống gõ “tùng, cắc” làm hiệu lệnh. Quan sát những cánh tay, bước chân còn vụng dại giơ lên hạ xuống như một cái máy, tôi thấy giờ thể dục qua khô cứng. Vì vậy tôi đã lồng ghép kết hợp âm nhạc trong giờ thể dục. Ví dụ: Để luyện hơi dài, tôi dạy trẻ giả làm gà gáy( hai tay khum trên miệng hướng sang phải, sang trái) vừa hát ò ó o...theo bài “Chú gà trống chọi” Để các cháu cùng tập đi đều, bước đều trong các đội hình khác nhau, yêu cầu phải có tiết tấu đơn giản, rõ ràng về nhịp phách, nhịp độ vừa phải, dùng bài Cùng đi đều. *Giờ làm quen với văn học: Ví dụ: Hoạt động học dạy thơ “Ảnh Bác” chủ đề Bác Hồ- Trường Tiều học Mở đầu hoạt động, tôi cho trẻ xếp hàng đi từ ngoài vào hát bài hát “Nhớ ơn Bác” và dẫn dắt trò chuyện với trẻ về chủ đề trong đó cô giáo gợi ý để trẻ trả lời, nói lên tình cảm của bản thân trẻ với Bác Hồ và dẫn dắt vào bài thơ. Kết thúc hoạt động, tôi hát cho trẻ nghe bài hát “ Bác Hồ người cho em tất cả” kết hợp múa minh họa, từ đó giúp trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn Bác Hồ. Với phương pháp vận dụng âm nhạc trong giờ học tương tự, khi các cháu đọc bài thơ “Bác Hồ của em” sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn, có thể kết hợp cho trẻ nghe “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu. Đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của Vũ Thùy Hương, cho trẻ nghe bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý hoặc đọc bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” của Khải Minh cho trẻ nghe hát bài “ Quà 8/3” của Hoàng Long...Sau khi kể chuyện Con Gà trống kiêu căng cho trẻ nghe bài hát Con gà trống của Tân Huyền. *Giờ tạo hình: Sự tham gia của âm nhạc trong giờ dạy trẻ hoạt động tạo hình đã kích thích sự sáng tạo, gợi mở, phát triển trí tưởng tượng khi trẻ vẽ, nặn, cắt, dán... Ví dụ: Đề tài: Vẽ người thân trong gia đình- Chủ đề Gia Đình Mở đầu hoạt động, tôi dẫn dắt cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” sau đó trò chuyện với trẻ về các nhân vật trong bài hát: ba, mẹ con....và giáo dục trẻ tình cảm yêu thương trong gia đình, lòng nhân ái, vị tha...Từ đó, dẫn dắt trẻ đến bức tranh có vẽ những người thân trong gia đình và tiếp tục hoạt động tạo hình. Ví dụ: Với đề tài: Vẽ ông mặt trời- Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên Tôi cho trẻ hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” của Tân Huyền. Qua bài hát, ông mặt trời trong trí tưởng tượng của trẻ có nhiều cách vẽ khác nhau: ông mặt trời đang tỏa nắng, ông mặt trời có mắt, mũi, miệng cười rất tươi, ông mặt trời cạnh đám mây...Từ đó kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. Khi trẻ hoạt động mệt mỏi, tôi lại cho trẻ chơi trò chơi thông qua bài hát “Tay thơm, tay ngoan” giúp trẻ thay đổi không khí và hoạt động tốt hơn. *Giờ khám phá khoa học: Khám phá khoa học trau dồi năng lực hoạt động trí tuệ, nhận biết cuộc sống xã hội. Việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ cảm xúc với các đối tượng. Ví dụ: Trong bài “Giới thiệu một số loài hoa”yêu cầu trẻ phân biệt được một số loài hoa và so sánh, nhận xét sự giống nhau về cấu tạo, hình dáng, màu sắc, hương thơm...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm của hoa và biết yêu quý, bảo vệ hoa. Cho trẻ nghe bài Đi cấy( dân ca Thanh Hóa) hoặc có thể cho các cháu nghe bài Ra chơi vườn hoa của Văn Tấn. Để trẻ nhận biết môi trường xã hội, hiểu công việc lao động của người lớn, với chủ đề Chú công nhân, yêu cầu trẻ nhận biết được một số công việc của người công nhân( xây dựng, dệt vải...)và ý nghĩa của công việc đó trong xã hội để từ đó biết kính trọng, yêu quý người lao động và biết giữ gìn đồ chơi. Kết hợp sử dụng cho trẻ nghe bài Cháu yêu cô chú công nhân của Hoàng Văn Yến. Ví dụ: Trong bài “Quan sát trò chuyện về một số con vật sống trong rừng”. Đối với trẻ mầm non, các con vật sống trong rừng còn rất xa lạ. Ở hoạt động này, tôi cho trẻ hát bài “Đố bạn”. Qua đó, trẻ dễ dàng nhớ được tên cũng như một vài đặc điểm của một số con vật sống trong rừng như: Trèo cây nhanh thoăn thoắt là con khỉ, đầu đội hai cái lá là chú hươu sao, bác voi có hai cái tai rất to, còn dáng đi phục phịch là bác gấu đen.... *Giờ làm quen với toán: Ví dụ: Đề tài: Ôn số lượng trong phạm vi 7. Tôi cho trẻ hát bài “Tập đếm” để thay đổi không khí không khí giúp trẻ nhanh nhẹn hơn hoặc kết thúc hoạt động, tôi cho cả lớp hát bài “ Đếm ngón tay” để trẻ khắc sâu kiến thức một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Sau đó, cho trẻ chơi, vừa hát vừa ôn đếm số lượng trên hai bàn tay của trẻ. *Giải pháp 2::Tổ chức “ Hội thi âm nhạc” Trẻ mầm non hay bắt chước người lớn, việc tham gia các hội thi là một điều kiện để rèn luyện các kĩ năng cho trẻ. Thông qua “ Hội thi âm nhạc” giúp trẻ khắc sâu nội dung, biết đến nhiều ca khúc hơn, trẻ được bước vào thế giới nghệ thuật nhiều hơn, biết hòa mình vào ca khúc, nhập tâm, thể hiện được tình cảm của ca khúc. Qua hội thi, trẻ được cô giáo và các bạn khích lệ tinh thần thi đua. Sử dụng biện pháp này, tôi thường lựa chọn những đề tài, chọn tên những trò chơi thích hợp vào các thời điểm hợp lí. Ví dụ: Hội thi văn nghệ “ Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”... Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non, tôi tổ chức cho trẻ thi “Ca sĩ tí hon” hát các bài hát về trường mầm non, về cô giáo, về các bạn... Khi trẻ đã hát thành thạo, tôi tổ chức cho trẻ thi hát kết hợp phân vai biểu diễn theo nhóm để trẻ thi đua giữa nhóm này với nhóm khác. Hoặc vào những dịp sinh nhật một số trẻ trong lớp, tôi tổ chức cho trẻ biểu diễn hát, múa văn nghệ với nội dung “ Chương trình biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật bạn” Mỗi lần tổ chức cho trẻ tham gia chơi trò chơi “Hội thi âm nhạc” tôi thường thay đổi tên gọi cho phù hợp và dí dỏm hơn. Chú ý khen thưởng, động viên, gợi ý trẻ kịp thời, lồng ghép hài hòa các nội dung hình thức như: ánh sáng, vị trí, đồ dùng, đồ chơi...Từ đó trẻ tích cực tham gia hoạt động và đạt kết quả cao. *Giải pháp 3:Làm đồ dùng đồ chơi. Có thể nói, việc sử dụng nguyên vật liệu để làm để làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên. Điều đó không khó nhưng làm thế nào đạt được hiệu quả mới là điều cần quan tâm. Vì vậy tôi luôn sưu tầm nguyên vật liệu để tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng làm nhạc cụ gõ đệm như: Mõ dừa được đẽo, gọt từ vỏ bên trong của quả dừa già, phách tre được vót từ các đốt cây luồng, trống lắc được làm từ các vỏ lon bia kết hợp với hột hạt, xốp màu. Tôi tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng trong hoạt động múa như: Vành nón cũ được cuốn theo giấy màu tạo ra những chiếc vòng múa. Xốp màu nan tre tạo ra những chiếc quạt múa. Mũ chóp, mũ các loại hoa, mũ các con vật bằng bìa cứng, xốp màu.... Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động âm nhạc ở các ngày lễ, ngày hội hoặc các buổi biểu diễn: Tận dụng vải vụn để may, khâu, cắt dán trang trí một số bộ váy hay ghép các cành khô, gắn lá xanh tạo thành các cây xanh với các kiểu dáng khác nhau làm cảnh trang trí ở các ngày lễ, ngày hội. Tóm lại các đồ dùng, đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm, rẻ tiền cả giáo viên và trẻ đều có thể tham gia làm. Giáo viên làm phần chính, trẻ làm các phần phụ như: cắt trang trí mũ, làm hoa...Khi sử dụng giải pháp này đã giúp tôi thu hút được sự tập trung, hứng thú của trẻ vào các hoạt động âm nhạc. Từ đó, kết quả hoạt động âm nhạc của lớp luôn được cải thiện về môi trường sư phạm và chất lượng. *Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi âm nhạc Trẻ mầm non rất thích chơi các trò chơi âm nhạc thông qua trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng nhạy bén của cơ thể. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được xem như một trong các hình thức vận động theo nhạc của hoạt động giáo dục âm nhạc, có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố kĩ năng ca hát, cảm nhận nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ tốt âm nhạc. Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động, nghe...tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động. Khi chơi trẻ có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ: Để chơi trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” tôi thiết kế một ngôi nhà có 4 ô cửa có gắn thẻ số trên máy tính. Và cho trẻ lựa chọn ô cửa mà trẻ thích. Khi trẻ chọn ô cửa nào thì giai điệu của bài hát ở ô cửa đó sẽ được phát ra và trẻ sẽ đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào? Đoán đúng thì mặt cười sẽ xuất hiện và nếu đoán sai thì mặt mếu xuất hiện. Ví dụ: Trò chơi “ Nghe thấu hát tài” Cách chơi: Mỗi đội cử 1 bạn đại diện ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của hai đội một câu hát giống nhau. Sau đó hai trẻ đại diện hai đội có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ hai, bạn thứ hai nói thầm vào tai cho bạn thứ ba...và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc. *Giải pháp 5:Tạo tình huống bất ngờ, sáng tạo. Để giúp trẻ hứng thú học trong các hoạt động âm nhạc thì việc sử dụng các thủ thuật gây bất ngờ cho trẻ ở phần mở đầu là hết sức quan trọng. Như chúng ta biết trẻ mầm non rất nhanh chán, trẻ dễ bị phân tán, không tập trung học nếu cô giáo không sáng tạo, lôi cuốn trẻ vào bài học. Vì vậy việc sáng tạo trong hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ là vô cùng cần thiết để giúp trẻ không bị nhàm chán và lôi cuốn trẻ vào bài học Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát: “Gọi bướm”( sáng tác: Đào Ngọc Dung) chủ điểm Thế giới động vật, tôi tạo tình huống bất ngờ bằng cách cho trẻ đoán hôm nay là sinh nhật một bạn trong lớp. Trẻ tự do đoán tên từng bạn trong lớp như
Tài liệu đính kèm: